1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình bằng việc sử dụng một số chất liệu từ thiên nhiên đối với trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non nghĩa ninh thành phố đồng hới quảng bình

112 269 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Qua nghiên cứu về vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhận thức của trẻ, có thể khẳng định rằng hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động tạo tích cực cho sự phát

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trân trọng cảm ơn trường Đại học Quảng Bình cùng toàn thể các giảng viên trong Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non đã trực tiếp chỉ dẫn cho tôi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS Nguyễn Chiêu Sinh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cô và cháu trường Mầm non Nghĩa Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác nghiên cứu

Bước đầu làm công tác nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy

cô, bạn bè để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn !

Đồng Hới, tháng 5 năm 2017 Sinh viên : Đinh Thị Thanh Hiếu

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

3.1 Khách thể : 2

3.2 Đối tượng nghiên cứu : 2

4 Nhiệm vụ của đề tài 2

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

7.1 Nghiên cứu lý luận : 3

7.2 Phương pháp quan sát tự nhiên: 3

7.3 Phương pháp điều tra : 3

7.4 Phương pháp thực nghiệm 4

7.4.1 Thực nghiệm khảo sát : 4

7.4.2 Thực nghiêm hình thành 4

7.4.3 Thực nghiệm kiểm chứng : 4

7.5 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ 5

8 Cấu trúc của đề tài 5

B PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.2 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trong nước 7

1.2 Lịch sử nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong hoạt động tạo hình 9

1.2.1 Khái niệm sáng tạo 9

1.2.2 Tâm lý của sáng tạo 11

1.2.3 Bản chất của sáng tạo 12

1.2.4 Đặc điểm của sáng tạo 15

Trang 3

1.2.5.Quá trình sáng tạo 17

1.2.6 Tiêu chí sáng tạo 18

1.3 Tính sáng tạo của trẻ MG 20

1.3.1 Vai trò của tính sáng tạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ MGL 5 – 6 tuổi 20

1.4 Đặc điểm sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình 21

1.4.1 Bản chất hoạt động tạo hình của trẻ MG 5 – 6 tuổi 21

1.4.2 Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của trẻ thông qua sản phẩm 22

1.5 Nguyên vật liệu từ thiên nhiên đối với sự phát triển trong hoạt động tạo hình của trẻ 24

1.5.1 Một số lựa chọn nguyên vật liệu từ thiên nhiên cho trẻ trong hoạt động tạo hình 24

1.5.2 Sự tác động của nguyên vật liệu từ thiên nhiên đối với sự phát triển trong hoạt động tạo hình của trẻ 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH BẰNG VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ CHẤT LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA NINH 28

2.1 Vài nét về trường Mầm non Nghĩa Ninh- TP Đồng Hới 28

2.2 Thực trạng tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình bằng việc sử dụng một số chất liệu thiên nhiên ở trường Mầm non Nghĩa Ninh- TP Đồng Hới 29

2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 29

2.2.2 Khách thể khảo sát 29

2.2.3 Nhiệm vụ và nội dung khảo sát 30

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.5 Kết quả nghiên cứu thực trạng 32

CHƯƠNG 3: NÂNG CAO TÍNH SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH THÔNG QUA MỘT SỐ CHÂT LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA NINH- TP.ĐỒNG HỚI 50

3.1 Mục đích thực nghiệm 50

Trang 4

3.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 50

3.3 Nội dung thực nghiệm 50

3.4 Quy trình thực nghiệm 53

3.4.1 Tiêu chí và thang đánh giá về tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình 53

3.4.2 Các bước tiến hành thực nghiệm 55

3.4.3 Các bài soạn thực nghiệm 55

3.5 Kết quả thực nghiệm 62

C KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 80

1 Kết luận chung 80

2 Kiến nghị sư phạm 82

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

E PHỤ LỤC 86

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Mô tả khách thể khảo sát của cuộc nghiên cứu 32 Bảng 2.2: Quan điểm của giáo viên về sáng tạo 33 Bảng 2.3: Quan điểm của giáo viên về những biểu hiện sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 34 Bảng 2.4: Nhận thức về việc cần thiết sử dụng một số chất liệu thiên nhiên trong hoạt đông tạo hình 35 Bảng 2.5 :Các vật liệu được giáo viên sử dụng trong giờ tạo hình 35 Bảng 2.6: Mức độ sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên trong giờ hoạt động tạo hình của giáo viên 36 Bảng 3.1: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ nhóm ĐC và TN trước khi

TN (Tính theo tỉ lệ %)……….……… 69 Bảng 3.2: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ nhóm ĐC và TN trước khi

TN (Tính theo nội dung) 63 Bảng 3.3: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi nhóm TN trước và sau khi TN (Tính theo tỉ lệ %) 66 Bảng 3.4: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm TN trước và sau khi TN (Tính theo nội dung) 66 Bảng 3.5: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhóm ĐC trước và sau khi TN (Tính theo tỉ lệ %) 71 Bảng 3.6: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhóm ĐC trước và sau khi TN (Tính theo nội dung) 73 Bảng 3.7: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhóm ĐC và

TN sau khi TN (Tính theo tỉ lệ %) 74 Bảng 3.8: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhóm ĐC và

TN sau khi TN (Tính theo nội dung) 75

Trang 6

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 3.1: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ nhóm ĐC và TN trước khi TN (Tính theo tỉ lệ %)……… ………….70 Biểu đồ 3.2: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ nhóm ĐC và TN trước khi TN (Tính theo nội dung) 64 Biểu đồ 3.3: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm TN trước

và sau khi TN (Tính theo tỉ lệ %) 66 Biểu đồ 3.4: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm TN trước

và sau khi TN (Tính theo nội dung) 67 Biểu đồ 3.5: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhóm ĐC trước và sau khi TN (Tính theo tỉ lệ %) 72 Biểu đồ 3.6: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhóm ĐC trước và sau khi TN (Tính theo nội dung) 73 Biểu đồ 3.7: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhóm ĐC

và TN sau khi TN (Tính theo tỉ lệ %) 75 Biểu đồ 3.8: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhóm ĐC

và TN sau khi TN (Tính theo nội dung) 79

Trang 8

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế giới đang bước vào thời đại văn minh của trí tuệ sự sáng tạo của con người đã mang đến cho xã hội những giá trị vật chất và tinh thần rất phong phú Tính sáng tạo được coi là phẩm chất quan trọng không thể thiếu của người lao động mới Giáo dục mầm non là bậc đầu tiên trong quá trình giáo

dục “ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cẩm, trí tuệ, thẩm mỹ Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1” Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm

lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển tâm lý, khả năng sáng tạo sau này của trẻ

Hoạt động tạo hình của trẻ là một lĩnh vực mang tính thẩm mỹ và nó không thể thiếu ở lứa tuổi mầm non Qua nghiên cứu về vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhận thức của trẻ, có thể khẳng định rằng hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động tạo tích cực cho sự phát triển khả năng tư duy sáng tạo của trẻ

Muốn kích thích được tính sáng tạo của trẻ thì giáo viên phải tạo những yếu tố mới lạ để hấp dẫn trẻ, thu hút trẻ tạo ra được sự chú ý có tính chất kiên định với những đối tượng cần miêu tả nào đó Một trong những yếu tố rất quan trọng, luôn hấp dẫn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê sáng tạo chính là thiên nhiên và các vật liệu tạo hình lấy từ thiên nhiên Thiên nhiên xung quanh chúng ta rất phong phú và đa dạng, đó là cả thế giới của những sắc màu, hình dạng, ánh sáng Thiên nhiên không bị bó hẹp trong các khuôn mẫu thô cứng

mà nó là tất cả những gì sinh động nhất, phong phú nhất và đẹp nhất Giáo viên có thể sử dụng vật liệu phong phú từ thiên nhiên làm nguồn tư liệu để tạo

ra ở trẻ vốn biểu tượng mới Qua thiên nhiên, trẻ có thể học được nhiều cách thể hiện khác nhau Hơn nữa những vật liệu thiên nhiên đa số là gần gũi với trẻ dễ tìm, dễ kiếm và không tốn kém

Tuy nhiên, trên thực tế, trong giáo dục mầm non người ta vẫn chưa khai thác hết vai trò và khả năng vô tận của thiên nhiên đối với việc giáo dục trẻ trong hoạt động tạo hình Hầu hết các trường mầm non vẫn chưa cho trẻ

Trang 9

hoạt động tự do với vật liệu thiên nhiên, trong thiên nhiên gần gũi xung quanh Sự hạn chế trong việc đưa vật liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình của trẻ đã làm hạn chế sự phát triển tính tích cực nhận thức và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình

Những lý do trên cùng với niềm say mê và yêu thích trong hoạt động

tạo hình của trẻ, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu về : Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình bằng việc sử dụng một số chất liệu từ thiên nhiên đối với trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Nghĩa Ninh - Thành phố Đồng Hới - Quảng Bình

Kết quả của nghiên cứu sẽ góp một phần vào việc nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình đối với trẻ mầm non

- Giáo viên : 25 cô

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu một số hình thức sử dụng chất liệu từ thiên nhiên vào việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm nâng cao tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình

4 Nhiệm vụ của đề tài

- Đọc sách, thu thập tài liệu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan tới đề tài nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động tạo hình và việc sử dụng các vật liệu tạo hình ở một số trường mầm non hiện nay

Trang 10

- Tổ chức thực nghiệm đưa vật liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình và kiểm tra kết quả thực nghiệm trong việc kích thích sự sáng tạo và nâng cao hiệu quả của hoạt động tạo hình

- Đề xuất một số ý kiến, một số hình thức nâng cao chất lượng của hoạt động tạo hình trong giáo dục mầm non

5 Giả thuyết khoa học

Nếu tìm ra những hình thức thích hợp việc sử dụng chất liệu từ thiên nhiên vào hoạt động tạo hình đối với trẻ mẫu giáo lớn có thể nâng cao được tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình và phát triển khả năng tạo hình cho trẻ

6 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động tạo hình bằng việc sử dụng chất liệu thiên nhiên trên một số tiết học và ngoài tiết học của trẻ mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi )

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nghiên cứu lý luận :

Đọc và tìm hiểu, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu tâm lý học, giáo dục về tính sáng tạo, về hoạt động tạo hình của trẻ, nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề liên quan

7.2 Phương pháp quan sát tự nhiên:

- Quan sát giờ tạo hình của giáo viên và trẻ để tìm hiểu mức độ sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình và tìm hiểu các hình thức tổ chức hoạt động từ phía giáo viên Qua đó nắm được một số đặc điểm tình hình và kết quả tổ chức hoạt động tạo hình cũng như các điều kiện tổ chức hoạt động ở trường mầm non hiện nay

- Nghiên cứu sản phẩm của trẻ qua các tiết tạo hình vẽ nặn, xé dán theo mẫu, đề tài và theo ý thích Phân tích khả năng tạo hình của trẻ đối với loại chất liệu khác nhau

7.3 Phương pháp điều tra :

- Đàm thoại với giáo viên

- Dùng phiếu câu hỏi để tìm hiểu

Trang 11

- Việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tiết học tạo hình

- Các cách thức sử dụng vật liệu thiên nhiên trong các loại tiết tạo hình

- Mức độ sáng tạo của trẻ trong tiết học tạo hình có sử dụng chất liệu từ thiên nhiên

- Tại nhóm thực nghiệm : Sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên vào quá trình dạy học :

+ Tăng cường tổ chức cho trẻ được dạo chơi và quan sát thiên nhiên

Để từ đó thấy trẻ gần gũi với thiên nhiên cũng như phát hiện và tìm kiếm ra những nét mới lạ, vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng Điều này kích thích trí

tò mò, từ đó trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh và trẻ sẽ tham gia hoạt động tạo hình một cách hứng thú và say mê

+ Sử dụng vật liệu thiên nhiên một cách tích cực trên tiết học tạo hình

và các hoạt động tạo hình ngoài tiết học để hình thành ở trẻ thái độ tích cực, sáng tạo với hoạt động tạo hình, lòng yêu thích và ham muốn được hoạt động tạo hình

Trang 12

+ Bài 2 : Làm tranh những con vật sống dưới nước

Từ đó đi đến nhận xét và kết luận sự khác biệt về mức độ sáng tạo giữa hai nhóm trẻ

7.5 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá để phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

8 Cấu trúc của đề tài

- Phần mở đầu

- Phần nội dung: Gồm 3 chương

+ Chương 1: Cơ sở lý luận

+ Chương 2: Thực trạng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động tạo hình bằng việc sử dụng một số chất liệu từ thiên nhiên ở Trường mầm non Nghĩa Ninh

+ Chương 3: Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình thông qua một số chât liệu từ thiên nhiên đối với trẻ mẫu giáo lớn tại Trường mầm non

Nghĩa Ninh- TP.Đồng Hới

- Phần kết luận

Trang 13

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới

a Những nghiên cứu về tính sáng tạo

Trước đây khi nói đến sáng tạo là người ta thường đề cập tới những thiên tài trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật như: Wolfgang AmadeusMozart, Albert Einstein, Lev Nikolayevich Tolstoy, Isaac Newton, Leonardo da Vinci…, vì vậy vấn đề bản chất và quy luật của hoạt động sáng tạo chưa được đi sâu nghiên cứu trên cơ sở các hồi ký, tiểu sử, các tác phẩm văn học mang tính tự thuật của các danh nhân, do vậy, cũng mới chỉ được mô

tả, giải thích sơ bộ

Vấn đề sáng tạo thực chất chỉ được nghiên cứu có hệ thống từ những năm 50 của thế kỷ XX mà người có công lớn nhất là J.P.Guilfort – nguyên là giáo sư của một trường đại học tổng hợp ở Miền nam California, được đề cử

là Chủ tịch hội Tâm lý học Mỹ năm 1950 Trong bài phát biểu tại buổi lễ nhận chức, ông đã dành rất nhiều thời gian để nói về vấn đề sáng tạo Ông cũng khuyến khích các nhà tâm lý học tham gia nghiên cứu hoạt động sáng tạo Từ đó vấn đề sáng tạo được đầu tư và cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể Một số các công trình nghiên cứu về sáng tạo đã được xuất bản như: May (1961), Mackinon (1962), Yamamoto (1963), P.Torance (1965)… Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian này đã được xuất bản nội dung

đề cập tới những vấn đề cơ bản của hoạt động sáng tạo, các thuộc tính của nhân cách sáng tạo, bản chất, quy luật của hoạt động sáng tạo, các giai đoạn

của quá trình sáng tạo, vấn đề kích thích năng lực sáng tạo…

b Những nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ

Hoạt động tạo hình của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là một trong những hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà tâm lý học và giáo dục học trong nước và nước ngoài

Trang 14

Các nhà nghiên cứu như L.xưgootxki, B.cheplov, G.kerschensteiner, V.bakusinxki, E.florina Đã có những công trình nghiên cứu về hoạt động tạo hình ở trẻ em Họ đã đi sâu vào tìm hiểu để tìm kiếm khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong rất đặc thù của trẻ, đồng thời tìm ra những hình thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thẩm mỹ, phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ Theo nhiều tác giả, con đường thuận lợi nhất để phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ là tổ chức môi trường nghệ thuật và tổ chức cho trẻ học tập một cách có định hướng theo sự hướng dẫn của người lớn nhằm tiếp thu kinh nghiệm của xã hội

1.1.2 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trong nước

a Những nghiên cứu về tính sáng tạo

Bên cạnh sự phát triển, nghiên cứu về vấn đề sáng tạo của các nước trên thế giới thì ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động sáng tạo và các tài năng sáng tạo Nhiều hoạt động thể hiện sự chăm lo, bồi dưỡng, khuyến khích những tài năng sáng tạo được tổ chức hàng năm: Hội thi sáng chế kỹ thuật, tổ chức hỗ trợ sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam thuộc Viện Khoa học Việt Nam và Trung tâm sáng chế khoa học kỹ thuật thuộc ĐHQG TPHCM và nhiều hội thi tài năng được tổ chức trong các trường học Năm 1990, Viện khoa học giáo dục thuộc Bộ giáo dục và đào tạo là cơ quan khoa học đầu tiên ở Việt Nam tiến hành nghiên cứu về “khả năng sáng tạo” của học sinh Các công trình nghiên cứu này quan tâm tới bản chất, cấu trúc tâm lý của sáng tạo, phương pháp chẩn đoán, đánh giá khả năng sáng tạo

và con đường giáo dục, phát huy khả năng sáng tạo của người Việt Nam Mãi cho đến nay, chúng ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu của các Tiến

sĩ, Thạc sĩ đóng góp cho hoạt động sáng tạo như:

• Luận án Tiến sĩ của Lê Thanh Thủy nghiên cứu “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi”

• Luận án Tiến sĩ của Trương Thị Bích Hà nghiên cứu về “Tưởng tượng sáng tạo hành động của sinh viên trường Đại học sân khấu điện ảnh”

• Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hương nghiên cứu “Tiềm năng sáng tạo và biểu hiện của nó trong vận động theo nhạc của trẻ MG 5 – 6 tuổi”,

Trang 15

của Trần Thị Nga, Phạm Thị Thu Hoa nghiên cứu “Khả năng sáng tạo của trẻ

MG và học sinh tiểu học thông qua hoạt động vui chơi và qua môn kể chuyện”

• Luận văn Thạc sĩ của Vũ Thị Kiều Trang nghiên cứu về “Phát huy tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ các NVL thiên nhiên và phế liệu”… Ngoài ra, một số tác giả như: PGS – TS Nguyễn Huy Tú, TS Đức Uy, TS Trần Tuấn Lộ, TS Vũ Kim Thanh… có bài giảng

về Tâm lý học sáng tạo

b Những nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ

Hiện nay, cùng với sự đổi mới sâu và rộng các hình thức giáo dục trẻ ở trường MN, các nhà giáo dục cũng đã quan tâm nhiều hơn đến môi trường hoạt động của trẻ Ở trẻ MG, hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, môi trưòng chơi có tác động rất nhiều tới quá trình và kết quả chơi Việc tổ chức môi trưòng chơi được các tác giả xem nó như là hình thức trong tổ chức hoạt động chơi để phát triển một năng lực nào đó hay một số phẩm chất như: tính tích cực, tính sáng tạo, tính tự lập… nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ Một số công trình nghiên cứu về môi trường hoạt động như:

• Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Anh nghiên cứu “Biện pháp phát triển tính tích cực sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề”

• Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Hà nghiên cứu về “Phuơng pháp hướng dẫn trẻ 2 – 3 tuổi chơi trò chơi phản ánh sinh hoạt”

• Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Hươngnghiên cứu về “Một số biện pháp hình thành kỹ năng chơi đóng vai”, của Nguyễn Thị Vinh nghiên cứu về “Tổ chức môi trường chơi nhằm phát triển tính tự lập cho trẻ MG 5 –

6 tuổi ởtrường MN”

• Báo cáo toàn văn đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Tp HCM của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Phượngvề “Xây dựng và tổ chức môi trường giáo dục thúc đẩy trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực trong môi trường MN” Các bài giảng của TS Hoàng Thị Phương và TS Nguyễn Thị Hồng Phượng với chuyên đề cao học “Tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ MN”, của ThS

Trang 16

Hoàng Thị Thu Hương với bài giảng “Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động”–Vụ GDMN “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GVMN chu kỳ II (2004 – 2007)”, của CN Trần Thị Hồng Sương với đề tài Khoa học Công nghệ “Thực trạng trang bị, sắp xếp NVL hoạt động trong lớp của trẻ 3 – 4 tuổi”… Ngoài ra còn có các bài viết liên quan đến tổ chức môi trường cho trẻ

MN như: ThS Nguyễn Thị Thanh Thủy với bài “Tổ chức môi trường thúc đẩy học tập và khám phá thế giới xung quanh theo hướng đổi mới trong trường MN” và “Sắp xếp góc hoạt động ở các lớp trong trường MN”…

1.2 Lịch sử nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong hoạt động tạo hình

1.2.1 Khái niệm sáng tạo

Cho đến nay, chúng ta có nhiều quan niệm khác nhau về sáng tạo.Theo

S Freud, “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hành, là sự tiếp tục và sự thay thế trò chơi trẻ con cũ” [34, Tr28]

Chu Quang Tiềm, giáo sư đại học Bắc Kinh, trong cuốn sách “Tâm lý văn nghệ” đã định nghĩa sáng tạo là: “Căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén gạt bỏ chọn lọc tổng hợp để tạo thành một hình tượng mới” [23, Tr295]

Ia.A.Ponomariov (Nga):“Sáng tạo là nét đặc trưng riêng cho cả thế giới

vô sinh và hữu sinh từ khi xuất hiện loài người, hình thành nên xã hội loài người Sáng tạo là điều kiện thiết yếu để phát triển vật chất và cùng với sự xuất hiện của chúng thì bản thân các hình thức sáng tạo cũng thay đổi” Ông còn nhấn mạnh thêm: “Sáng tạo của con người chỉ là một trong những hình thức đó”

Đối với L.X Vygotsky hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của con người Theo ông,“Bộ não không những là một cơ quan giữ lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó còn là cơ quan phối hợp, chỉnh lý một cách sáng tạo và xây dựng nên những tình thế mới và hành vi mới bằng những yếu tố của kinh nghiệm cũ đó” [38, Tr8]

Thông thường chúng ta thường cho rằng sáng tạo là hoạt động chỉ có ở một số ít những thiên tài, những tài năng xuất chúng như: Mozart, Newton,

Trang 17

Einstein, Tolstoy… đã tạo ra những tác phẩm vĩ đại hoặc phát minh ra những cái mới về khoa học kỹ thuật Nhưng theo L.X Vygotsky: “Sự sáng tạo thật

ra không phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài” [36, Tr10] Ông quan niệm rằng: “Sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người tạo ra được một cái gì mới, không kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống

và biểu lộ trong bản thân con người” Như vậy, sáng tạo ở đây được hiểu là hoạt động và hoạt động này tạo ra cái mới

Ở Việt Nam, cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về sáng tạo Trong từ điển Tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên): “Sáng tạo là tạo ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có”

Từ điển Tiếng Việt của tác giả Như Ý: “Sáng tạo là tìm thấy và làm nên cái mới” Khi đề cập đến quá trình sáng tạo, Nguyễn Đức Uy cho rằng “Đó là

sự đột khởi thành hành động của một sản phẩm liên hệ mới mẻ nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân một đằng và những tư liệu biến cố, nhân sự hay những hoàn cảnh của đời người ấy, đằng khác” [30, Tr4]

PGS – TS Nguyễn Huy Tú định nghĩa:“Sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề Quá trình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình, và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội Ở đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra” [25, Tr5]

Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau về sáng tạo và các quan niệm này có đặc điểm chung là nhấn mạnh đến cái mới

và ý nghĩa xã hội của sáng tạo Tuy nhiên mỗi tác giả lại nhìn nhận nó ở những góc độ khác nhau Có tác giả quan tâm tới cái mới của sản phẩm hoạt động, có tác giả quan tâm đến cách thức, đến quá trình tạo ra cái mới đó Ngay cả cái mới cũng nhiều cấp độ, có cái mới đối với toàn xã hội, lại có cái

Trang 18

mới đối với chính bản thân người tạo ra nó Các tác giả cũng đều nhấn mạnh

ý nghĩa xã hội của sản phẩm sáng tạo

Qua tìm hiểu các khái niệm trên về sáng tạo của các nhà nghiên cứu,

theo chúng tôi sáng tạo có thể hiểu là: Quá trình con người vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, độc lập đưa ra những ý tưởng mới lạ hoặc cải tạo

và biến đổi những sản phẩm có sẵn để tạo ra những sản phẩm mới nhằm phục vụ cho lợi ích chính đáng của bản thân và của xã hội

1.2.2 Tâm lý của sáng tạo

Có thể nói, nguồn gốc của hoạt động sáng tạo là nhu cầu sáng tạo của xã hội, của con người Trong những hoàn cảnh, tình huống khó khăn, con người

có nhu cầu giải quyết nhiệm vụ mới Do đó, con người phải nổ lực, tìm kiếm, khám phá, phải nổ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đó Chính

vì vậy mà xuất hiện hoạt động sáng tạo Do nhu cầu phát triển của nền văn minh công nghiệp, của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin… đã xuất hiện cụ thể như: máy hơi nước (James Walt), động cơ Diesel (Diessel), ứng dụng phần mềm Microssoff trong tin học (Bill Gates)…

Quá trình sáng tạo diễn ra một cách có quy luật tức là tuân theo những thời kỳ, những giai đoạn nhất định Chẳng hạn như L.X.Xumbaev chia hoạt động sáng tạo làm 3 giai đoạn:

- Hoạt động cảm hứng, tưởng tượng, ở giai đoạn này xuất hiện ý tưởng sáng tạo

- Sắp đặt logic những suy nghĩ, tư tưởng nhờ các thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa của tư duy

- Thực hiện ý tưởng ấy

Năm 1926, Wallas đã mô tả quá trình sáng tạo gồm 4 giai đoạn kế tiếp nhau như sau:

- Giai đoạn chuẩn bị (Preparation): Một người đang tìm kiếm cách giải quyết sáng tạo đối với một vấn đề quan trọng thì nói chung phải tiêu tốn một thời gian dài nung nấu với vấn đề đó, thu thập các tri thức có liên quan và nghiền ngẫm nó

Trang 19

- Giai đoạn ấp ủ (Incubation): Những cách giải quyết sáng tạo thường nảy sinh sau một thời gian ấp ủ - đó là khoảng thời gian mà trong đó con người ngừng suy nghĩ tích cực về vấn đề cần giải quyết và chuyển sang những việc khác Thời gian ấp ủ có thể làm cho con người có cơ hội để phục hồi sau giai đoạn chuẩn bị căng thẳng, mệt nhọc trong giai đoạn ấp ủ, hoạt động bổ sung với vấn đề được quan tâm có thể diễn ra thậm chí trong trạng thái vô thức, ví dụ trong giấc ngủ

- Giai đoạn chiếu sáng (Illumination): sáng tạo thường xuất hiện trong

sự bừng sáng bất ngờ (Insight) Tại thời điểm đó, con người đột nhiên nhìn thấy, dưới dạng chưa hoàn chỉnh, sự le lói ban đầu của giải pháp mà họ đang phải tìm kiếm trong hàng tháng, thậm chí trong hàng năm trời

- Giai đoạn xác minh (Verification): giai đoạn chiếu sáng chưa phải là giai đoạn kết thúc quá trình sáng tạo, thường phải có sự sàng lọc cẩn thận tiếp theo Ý tưởng mới mẻ phải được tôi luyện, phải được chuyển sang dạng có thể thử nghiệm được, rồi thử nghiệm thực sự Chỉ khi nào các chứng cứ chỉ ra rằng nó là đúng, thì giải pháp sáng tạo mới được khẳng định

Mô hình 4 giai đoạn của Walles về quá trình sáng tạo cho chúng ta một cái khung quan niệm (Conceptual framework) để phân tích sự sáng tạo một cách có hiệu quả [24, Tr3]

Trong thực tế, quá trình sáng tạo diễn ra rất linh hoạt Không phải giai đoạn sau bao giờ cũng được bắt đầu sau khi hoàn thành giai đoạn trước Tuy rằng mỗi giai đoạn là một thành phần trọn vẹn và cần thiết của quá trình sáng tạo nhưng chúng thường đan xen vào nhau, có khi ở giai đoạn kết thúc công việc có thể lại có sự điều chỉnh ý đồ ban đầu và khi có được kết quả ở một mức độ nào đó lại gây bất ngờ cho nhà sáng tạo mà ta không nhìn thấy từ trước hoặc lường trước Kết quả của bất kỳ một hoạt động nào cũng đều tạo ra sản phẩm, chỉ khác nhau ở chỗ sản phẩm sáng tạo hay không sáng tạo

Trang 20

Một xã hội phát triển luôn là tiền đề và là cơ hội có một không hai cho sáng tạo phát triển, có thể nói sáng tạo được nảy sinh từ chính sự phát triển không ngừng đó của xã hội và góp phần làm cho cuộc sống xã hội ngày càng tốt đẹp hơn Như vậy, hoạt động sáng tạo xuất phát từ chính nhu cầu của bản thân mỗi con người và nhu cầu xã hội nhằm giải quyết các tình huống đặt ra Khi xã hội phát triển, các điều kiện thực tiễn không còn đáp ứng một cách phù hợp cho nhu cầu xã hội thì buộc con người phải tìm ra cách giải quyết mới, hướng đi mới hoặc cải biến cáí cũ để phục vụ cho nhu cầu ấy Khả năng sáng tạo của con người không phải do trời phú, thiên bẫm Nó

là sản phẩm của việc lĩnh hội và biến đổi những kinh nghiệm xã hội lịch sử do loài người tạo ra trước đó Do đó, bất kỳ một sản phẩm, một cách thức nào được tạo ra cho dù là bởi cá nhân, cũng đều mang bản chất xã hội

Goethe đã nhận định:“Đăng tơ là vĩ đại đối với chúng ta, song ông có ở phía sau mình cả một nền văn hóa của nhiều thế kỷ” và “những con người như Raphaen không sinh ra trên một chỗ trống rỗng, họ đều dựa vào nghệ thuật cổ đại và tất cả những gì tốt đẹp đã được sử dụng trước họ Nếu như họ không biết sử dụng những ưu thế của thời đại mình thì về sau họ chẳng còn điều gì để nói nữa” [16, Tr338]

Như vậy có thể khẳng định, hoạt động sáng tạo của con người bao giờ cũng mang bản chất xã hội Sáng tạo xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của

xã hội và phục vụ cho chính nhu cầu của xã hội đó

Thứ hai, bản chất của quá trình sáng tạo là do các yếu tố tâm lý tham gia

Có nhiều quan điểm khác nhau bàn về vấn đề bản chất của quá trình sáng tạo là do các yếu tố tâm lý tham gia Tuy nhiên, để xác định yếu tố tâm lý nào

là mắt xích trung tâm của quá trình sáng tạo thì còn nhiều ý kiến khác nhau

Một là, các nhà nghiên cứu như B.M Kedrow, M.A Blok, K

Chikomiop, V.N Puskin, L.A Aponomation … cho rằng chính cảm hứng, linh cảm, vô cảm là những khả năng đã giúp con người giải quyết đúng đắn trước một tình huống khó khăn hay nguy cấp mà có khi con người lại không biết chính xác tại sao mình lại làm được như vậy Thực tế có nhiều nhà văn,

Trang 21

nhà sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau cũng đã tạo ra các tác phẩm mà không cần đến sự nổ lực của lao động

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều câu chuyện ly kỳ về những phát minh của các nhà khoa học nổi tiếng mà trực giác đã đưa họ đến nhiều thành công vang dội như Acsimet (Thế kỉ 13 trước Công nguyên) với câu chuyện

“Ơrêka” nổi tiếng Hay A Eintein nói rằng đã mơ thấy “Thuyết tương đối”…

đã chứng minh cho quan điểm này

Thực tế, để có được những linh cảm, cảm hứng hay trực giác trong sáng tạo đó chính là kết quả của sự lao động không mệt mỏi của bản thân mỗi con người

Sự bừng sáng của tư duy ấy là kết quả của sự tích lũy kiến thức, của sự say mê, kiên trì suy nghĩ sáng tạo Phát minh không nằm ngoài tầm hoạt động kiên trì với định hướng khoa học nghiêm túc Linh cảm, trực giác không đến với người lười biếng, đó chỉ là yếu tố bổ sung tuyệt vời cho kinh nghiệm và hiểu biết

Hai là, những ý kiến cho rằng tư duy, tưởng tượng mới là mắt xích trung

tâm của sáng tạo Đại diện cho quan điểm này là các nhà nghiên cứu như: L.X.Vygotsky, A.N Leonchiev, X.L Rubinstein, M Arnauđôp… Hầu hết họ cho rằng hoạt động có ý thức của con người có vai trò quan trọng trong hoạt động sáng tạo

Theo L.X.Vygotsky “Hoạt động sáng tạo dựa trên năng lực, phối hợp của

bộ não chúng ta được khoa học tâm lý gọi là tưởng tượng” Chúng ta thường quan niệm tưởng tượng là những gì không có thực, không thực tế, nhưng ông

đã khẳng định “Trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạt động sáng tạo nào, biểu hiện hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa,

nó làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật có khả năng thực hiện” [33, Tr8 - 9]

A N.Leonchiev cũng đã đề cập đến vấn đề này trong các nghiên cứu của mình, ông cho rằng tư duy là vấn đề chính tham gia vào công việc sáng tạo chứ không phải là linh cảm Vậy có thể thấy rằng, cả hai quan niệm đưa ra ở trên đều đúng, nhưng chưa trọn vẹn Vì thực tế, các yếu tố như linh cảm, tư

Trang 22

duy, tưởng tượng không thể tách rời nhau trong hoạt động sáng tạo Các yếu

tố này thường có mối quan hệ mật thiết với nhau Linh cảm cung cấp cho lý trí những dữ kiện quý giá để lý trí phân tích, sàng lọc, thử nghiệm và khẳng định Và ngược lại, sự nổ lực nghiêm túc, kiên trì tư duy và tưởng tượng sẽ tạo điều kiện cho linh cảm xuất hiện

Rõ ràng nếu chúng ta làm việc thực sự căng thẳng và nghiêm túc trong một thời gian dài thì đến một thời điểm nào đó chúng ta sẽ giải quyết được nhiệm vụ một cách tốt nhất như một sự lóe sáng

Tóm lại, bản chất hoạt động sáng tạo của con người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan và mang bản chất xã hội Sáng tạo là một hoạt động khó khăn, vất vả của con người nhằm cải thiện cuộc sống và thúc đẩy xã hội phát triển Nó là hoạt động có ý thức và có mục đích của con người chứ không phải là một hoạt động mang tính chất huyền bí hay là sự may rủi nào đó

1.2.4 Đặc điểm của sáng tạo

Đặc điểm của tính sáng tạo được bộc lộ ở 3 thuộc tính cơ bản đó là: tính mới mẻ, tính độc lập và tính hiện thực

Thứ nhất, tính sáng tạo bộc lộ ở tính mới mẻ trong sản phẩm của tư duy

hay hành động, tính mới mẻ này có thể là đối với cá nhân hoặc đối với xã hội Khi đề cập đến sự sáng tạo của người trưởng thành, của nhà khoa học, nhà phát minh sáng chế, sáng tác… là nói đến tính mới mẻ trên bình diện xã hội

Ở lứa tuổi học sinh, trong quá trình sáng tạo, cái mới được phát hiện không nhất thiết phải có ý nghĩa toàn xã hội mà chỉ là đối với bản thân mình Tuy nhiên, bản thân quá trình sáng tạo đó có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với xã hội

Tâm lý học đã xác định được tính tương tự giữa quá trình sáng tạo của học sinh và quá trình sáng tạo của các nhà khoa học, sáng chế sáng tác Sự khác nhau ở đây chỉ là vấn đề cần giải quyết ở trình độ tự lập trong diễn tiến các giai đoạn của quá trình sáng tạo Còn cơ chế dẫn đến cái mới về nguyên tắc không có sự khác biệt nào giữa sáng tạo của học sinh và người lớn Do đó

sự sáng tạo của học sinh thường không mang lại cái mới cho toàn xã hội,

Trang 23

nhưng hoạt động này thường có ý nghĩa xã hội rất lớn vì ở đó nhân cách trẻ được rèn luyện để trở thành những người sáng tạo sau này cho xã hội

Thứ hai, tính sáng tạo thể hiện ở tính độc lập trong tư duy và hành động

Tư duy độc lập làm tiền đề để nảy sinh những ý tưởng mới, giải pháp và phương pháp mới

Ở cả trẻ em và người lớn muốn phát triển tính độc lập tư duy, cần đặt cho

họ trước những vấn đề buộc họ đi đến đích bằng con đường giải quyết vấn đề

đó Khi đi vào giải quyết vấn đề, nếu chúng ta thử nghiệm độc lập để tìm ra giải pháp và càng khác lạ với thông thường thì càng được đánh giá là có tính sáng tạo Người sáng tạo có khuynh hướng tránh lập lại cách giải quyết cũ, họ hoài nghi, muốn từ bỏ cái truyển thống, có khi từ bỏ cả mục đích truyền thống Họ thường đưa ra các ý tưởng mới, cách thực hiện mới để thực hiện ý tưởng độc đáo, mới lạ của mình

Thứ ba là tính hiện thực, nó được thể hiện trong giá trị sản phẩm mới

Quá trình sáng tạo ra sản phẩm mới luôn có mối liên quan đến hiện thực Sáng tạo không phải là sự đoạn tuyệt của hiện thực mà là sự phản ánh hiện

thực tối đa nhưng trong tình huống mới, chất lượng mới và mục đích mới

Người ta thường quan niệm rằng: sáng tạo bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu của hiện thực khách quan nhằm vươn tới việc tạo ra cái mới, độc đáo, tốt hơn, có lợi hơn cho sự phát triển của xã hội Điều này có vẻ trái ngược khi người ta nghiên cứu các sản phẩm sáng tạo của trẻ: không độc đáo hơn, không đẹp hơn, không có lợi hơn cho xã hội

Các nhà khoa học cho rằng, nếu xem xét một cách nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của một sản phẩm sáng tạo thì trẻ nhỏ chưa có sáng tạo Vì vậy có nhà khoa học đã đề xuất bỏ thuật ngữ “sáng tạo của trẻ” thay bằng thuật ngữ “tiền sáng tạo” Do đó, cần phân biệt giá trị sáng tạo theo hai cấp độ:

- Sản phẩm sáng tạo có giá trị khách quan: những sản phẩm mới, độc đáo, có ý nghĩa xã hội thực sự Đó là những phát minh, sáng chế, cải tiến khoa học kỹ thuật… của các nhà khoa học

- Sản phẩm khoa học có giá trị chủ quan: đó là những sản phẩm chưa có

ý nghĩa xã hội thực sự, chưa mang đến cho xã hội cái mới, cái độc đáo nhưng

Trang 24

nó có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nhân cách, đặc biệt là trong phát triển trí tuệ Nó là cái mới với chính người tạo ra nó Đây là sản phẩm chủ yếu

do trẻ nhỏ tạo ra trong quá trình chơi và học tập Chúng ta tập cho trẻ học cách sáng tạo, được thể hiện nhu cầu tự nhiên vốn có ở trẻ, không bị phụ thuộc vào một công thức, một giải pháp, một đường mòn có sẵn Chúng ta giúp cho trẻ trở thành người sáng tạo

Lợi ích này chính bản thân của trẻ cũng chưa ý thức được, nhưng nó mang một ý nghĩa xã hội to lớn

Tóm lại, xét trên bình diện toàn xã hội thì hoạt động chơi và học tập là hoạt động tái tạo, nhưng trên bình diện cá nhân thì hoạt động chơi và học tập

là hoạt động sáng tạo, sáng tạo cho bản thân mình Vì vậy được gọi là sáng tạo đặc biệt Do đó, chúng ta phải động viên, chỉ dẫn và khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục sáng tạo và đó là điều kiện rất tốt cho sự sáng tạo thực sự sau này

của trẻ

1.2.5 Quá trình sáng tạo

Sáng tạo là sản phẩm hoạt động của con người, là quá trinh tạo ra sản phẩm mới về chất trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa văn nghệ và hoạt động thực tiễn Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu hoạt động sáng tạo

có nhiều quan điểm về “ mắt xích trung tâm” của sáng tạo Nhiều nhà Tâm lý học quan niệm rằng, sáng tạo là kết quả của cảm hứng, linh cảm hay trực giác Đại diện là B.M Kedrop, V.N Puskin, K Chikhomirop, họ cho rằng linh cảm, vô thức là khả năng con người có thể hành động một cách đúng đắn trước một tình huống hoặc có thể tạo ra một tác phẩm trong khi không biết chính xác tại sao mình hoạt động như vậy Theo quan niệm này, thì linh cảm (trực giác) có liên hệ với hoạt động vô thức của con người và nóp quyết định hoạt động sáng tạo Các nhà Tâm lý học khác cho rằng, tư duy, tưởng tượng

là nội dung cơ bản của hoạt động sáng tạo Đại diện cho xu hướng là A.N Leonchiep, L.X.Vuwgotxki, X.L Rubistein

Theo quan điểm này, hoạt động có ý thức của con người có vai trò quyết định trong hoạt động sáng tạo Cả hai quan điểm trên đều đúng nhưng chưa

đủ Trực giác, tư duy, tưởng tượng là các yếu tố không thể tách rời nhau trong

Trang 25

hoạt động sáng tạo Chỉ một mình yếu tố trực giác tự thân chưa phải là sáng tạo Chính nhờ có quá trình tư duy, tưởng tượng tích cực, thậm chí căng thẳng lâu dài mà có được giây phút “ lóe sáng” được gọi là linh cảm (trực giác), những người có linh cảm lại không biết được nguyên nhân nên đã gọi là sự may mắn Chẳng hạn như chúng ta biết quả táo rơi trúng đầu mà Newton đã phát minh ra định luật Vạn vật hấp dẫn vũ trụ, hoặc kỹ sư Samuen Braun nảy

ra ý định thiết kế chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới từ mạng nhện giăng trên cây Những điều đó không phải bỗng nhiên trực giác có được, mà là nhờ kết quả lao động đầy khó khăn và miệt mài.Vậy trực giác là kết quả của tư duy, tưởng tượng và nó chỉ là một phút “ lóe sáng” bất ngờ đến nỗi người ta nhầm tưởng là sự ngẫu nhiên hay may rủi

Theo PGS Trần Trọng Thúy “ vô thức (trực giác, bừng sáng) không phải đối lập, tách rời, không liên quan với ý thức, mà trái lại nó có quan hệ qua lại với ý thức, tác động và chuyển hoá lẫn nhau Trực giác là kết quả của chuyển hóa của ý thức thành vô thức” Có thể kết luận rằng, mắt xích trung tâm của hoạt động sáng tạo chính là linh cảm (trực giác) và tư duy, tưởng tượng Từ việc nghiên cứu “ mắt xích trung tâm” của hoạt động sáng tạo, các nhà khoa

học đã đề xuất cách phân chia các giai đoạn của quá trình sáng tạo

1.2.6 Tiêu chí sáng tạo

Kết quả của hoạt động sáng tạo là tạo ra sản phẩm (tinh thần và vật chất) Tuy nhiên, khi nào một hoạt động và sản phẩm của nó được gọi là sáng tạo? Nói cách khác, những tiêu chí nào để khẳng định một hoạt động và sản phẩm của hoạt động đó được gọi là sáng tạo

Nhà Tâm lý học người Nga X.L Rubistein cho rằng hoạt động sáng tạo

là hoạt động tạo ra những cái mới, cái độc đáo Cái mới, cái độc đáo này không chỉ đi vào lịch sử của cá nhân người sáng tạo mà còn đi vào lịch sử Khoa học kỹ thuật, Nghệ thuật Một số nhà Tâm lý học người Mỹ như Claus Meier, Ripple, Taylor, Kogan quan niệm cấu trúc năng lực sáng tạo gồm các yếu tố:

a Tính linh hoạt: Là khả năng biến đổi những thông tin đã thu nhận

được, khả năng thay đổi dễ dàng và nhanh chóng trật tự của hệ thống tri thức,

Trang 26

chuyển từ góc độ quan niệm này sang góc độ quan niệm khác, khả năng định nghĩa lại sự vật, gạt bỏ mô hình tư duy đã có sẵn để xây dựng những mối quan hệ khác nhau để tạo nên hình ảnh mới Tính linh hoạt bột phát (khả năng cấu trúc lại cái đã có) và linh hoạt thích ứng (khả năng tạo ra cái độc đáo)

b Tính mềm dẻo: Là năng lực tổng hợp nhanh chóng dẫn tới ý tưởng mới

để kết hợp các yếu tố riêng của tình huống, hoàn cảnh của sự vật, hiện tượng Tính mềm dẻo thể hiện:

- Lưu loát trong ý tưởng: Tìm ra được cách trả lời phù hợp, các giải pháp phù hợp với các điều kiện cho trước

- Lưu loát trong từ ngữ: Từ một số từ, một số chữ, các tổ hợp từ có thể nhanh chóng tạo ra được các câu văn

- Lưu loát trong liên tưởng: Đó là sự nhanh chóng tìm ra mối liên tưởng giữa các sự vật với hoàn cảnh cho trước Là khả năng tìm ra nhiều giải pháp khi có một vấn đề đặt ra nhờ sự liên tưởng đến các giải pháp đã có trong vốn kinh nghiệm

- Lưu loát trong biểu đạt: Là khả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt các

ý tưởng, các khái niệm một cách chình xác, sinh động và nhanh chóng

c Tính độc đáo: Khả năng này cho phép con người nhìn nhận sự vật,

hiện tượng một cách khác la, mới Tính độc đáo được tạo bởi hai yếu tố:

- Sự hiếm lạ, duy nhất: “ Hiếm” được hiểu trên căn cứ của thống kê Đó

là khả năng cá nhân lựa chọn những tình huống, những sự vật để giải quyết vấn đề khác hẳn với mọi người

- Sự liên tưởng xa: Đó là khả năng đưa ra các liên tưởng mới lạ đối với

sự vật hiện tượng có quan hệ không gần gũi với nhau Càng đưa ra nhiều giải thích hoặc giải thích càng xa với tình huống ban đầu thì chứng tỏ tính độc đáo càng cao

d Tính cấu trúc giải pháp từ những ý tưởng mới, xây dựng cấu trúc mới

từ những thông tin đã có

e Tính nhảy cảm vấn đề: Là sự phát hiện nhanh chóng những sai lầm,

mâu thuẫn, thiếu hụt hay thiếu logic, thiếu ngắn gọn, chưa tối ưu của những

Trang 27

vấn đề, và từ đó nảy sinh ý muốn cấu trúc lại chúng cho phù hợp hơn, hài hòa hơn, thích hợp hơn để tạo ra cái mới

g Tính định nghĩa lại sự vật, hiện tượng: Là khả năng tìm ra những dấu

hiệu tương đồng giữa sự vật, hiện tượng để có thể định nghĩa, đặt tên lại cho các sự vật hiện tượng mà vẫn không làm mất ý nghĩa, bản chất của nó

Nhìn chung đề cập đến tiêu chí của sản phẩm sáng tạo (hoặc ở dạng vật chất hoặc ở dạng tinh thần) các tác giả đều đưa ra chỉ số: Nhanh, mới, độc đáo, linh hoạt Những điều này đều bộc lộ qua các quá trình tư duy sáng tạo, hành động sáng tạo, mà sản phẩm của chúng là cái mới có thể được đánh giá theo các mức độ Mức độ này chính là mức độ khả năng sáng tạo

1.3 Tính sáng tạo của trẻ MG

1.3.1 Vai trò của tính sáng tạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ MGL

5 – 6 tuổi

Lứa tuổi MG là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lý, do

đó mọi tác động đến trẻ lúc này đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nhân cách về sau của chính đứa trẻ Cho nên việc phát hiện và bồi dưỡng tính sáng tạo cho trẻ cần phải được quan tâm thích đáng bởi vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Mặc dù những nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ còn ít, nhưng thông qua các nghiên cứu của một số nhà tâm lý, giáo dục học thì chúng ta đã phần nào thấy được vai trò của tính sáng tạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ Điều này thể hiện ở một số điểm:

Một là, hoạt động sáng tạo là một hình thức giúp trẻ tự do thể hiện cái tôi

của mình Đề cặp đến vấn đề này, X.L.Rubinstein cho rằng: “Mặc dù vốn kiến thức kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế, nhưng trẻ có nhiều cơ hội để bộc lộ sự sáng tạo mang tính chủ quan của mình Điều quan trọng là phải xem cái gì là cái mới chủ quan của trẻ Sứ mệnh của sự sáng tạo với vị trí là bậc thang cao nhất ở hoạt động của con người, có liên quan không chỉ những giá trị khách quan và sự phát triển xã hội mà còn có giá trị chủ quan đối với sự phong phú

đa dạng trong cuộc sống cá nhân”[25, Tr22]

Trang 28

Như vậy, ý nghĩa sự sáng tạo của trẻ không chỉ được xem xét ở kết quả trong sản phẩm sáng tạo mà còn được nhìn nhận trong bản thân quá trình sáng tạo Điều quan trọng không hẳn là ở cái mới mà trẻ tạo ra, mà là trẻ đang được sáng tạo, đang được bộc lộ và rèn luyện trong hoạt động sáng tạo đó Sáng tạo của trẻ như một trò chơi nảy sinh từ một nhu cầu cấp bách tự nhiên Trẻ tự mình khám phá, tìm tòi, nghĩ ra một cái mới và thể hiện cái mới

đó với niềm vui sướng vô biên

Hai là, hoạt động sáng tạo giúp trẻ hình thành và phát triển những xúc

cảm, tình cảm thẩm mỹ ở trẻ

Khi trẻ sáng tạo, những xúc cảm ở trẻ lay động, qua đây trẻ có thể nhìn thấy cái đẹp, yêu cái đẹp và cố gắng tạo ra cái đẹp trong khuôn khổ vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình Cho dù những gì mà trẻ tạo ra không mang giá trị xã hội lớn lao, không mang tính độc đáo hay mới đối với xã hội, nhưng khi được hoạt động, được sáng tạo và trải nghiệm cảm xúc đã mang lại cho trẻ niềm vui thích vô biên cũng là món quà vô giá mà sáng tạo mang lại cho chúng

Ba là, hoạt động sáng tạo giúp phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cho trẻ Với

trẻ, muốn cho trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển phải cho nó được tham gia vào các hoạt động, trong đó hoạt động vui chơi là hoạt động cơ bản Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được tiếp xúc với thế giới xung quanh, xác lập được quan hệ của mình với hoàn cảnh và với người khác Trẻ được giao lưu, trao đổi, trình bày ý kiến của mình và thỏa sức tưởng tượng

Do vậy có thể nói, thông qua những ý tưởng và sự tưởng tượng sáng tạo của mình, đã giúp cho các nét tâm lý xã hội, những tri thức, kinh nghiệm và ngôn ngữ của trẻ có nhiều cơ hội phát triển

1.4 Đặc điểm sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình 1.4.1 Bản chất hoạt động tạo hình của trẻ MG 5 – 6 tuổi

Bản chất hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là hoạt động tự nhiên theo nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu và bộc lộ hiểu biết của bản thân trẻ, cũng là niềm say mê ham thích, sáng tạo của trẻ

- Hoạt động tạo hình là một hoạt động tự nhiên theo nhu cầu hoạt động Qúa trình vận động với những sản phẩm được tạo ra từ những nét nguệc

Trang 29

ngoạc và tô màu xanh, đỏ, hay những viền đất đã bị biến dạng làm cho trẻ thấy lạ mắt, thích thú vì đã có kết quả và trẻ càng tích cực vận động hơn Trẻ càng hoạt động tích cực thì các thao tác càng thuần thục, dần dần trẻ có khả năng tạo ra những sản phẩm theo ý muốn

- Hoạt động tạo hình là nhu cầu tìm hiểu và bộc lộ hiểu biết của bản thân trẻ Trong quá trình tiếp xúc, làm quen với môi trường xung quanh, trẻ nhìn thấy thế giới xung quanh rất mới lạ và hấp dẫn Trẻ tò mò tìm hiểu, muốn xem hết những gì nhìn thấy Đồng thời trẻ cũng muốn trình bày với người khác những điều mình nhìn thấy, mình biết Vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế nên trẻ dùng lời nói để miêu tả, diễn đạt rất khó khăn Chính vì vậy, trẻ vẽ hoặc nặn ra những sản phẩm thay cho lời nói Sản phẩm tạo hình của trẻ rất đơn giản những đã giúp trẻ nói lên rất nhiều những hiểu biết hay tình cảm, cảm xúc của trẻ, lúc này hoạt động vẽ, nặn không còn là hoạt động tự nhiên nữa Ở đây, đã có sự kết hợp, tác động bên ngoài với nhu cầu hiện tại Lúc này, ta nói trẻ đã vẽ, đã nặn đúng nghĩa và đúng với bản chất của nghệ thuật tạo hình

- Hoạt động tạo hình là niềm say mê, ham thích sáng tạo của trẻ Hoạt động tạo hình có vai trò như một phương tiện truyền đạt, biểu lộ nhận thức của thế giới xung quanh Trẻ khó có thể truyền đạt hết những suy nghĩ, tất cả nguyện vọng của mình bằng lời nói để người khác hiểu được Thế nhưng, hoạt động tạo hình đã giúp trẻ làm được điều đó Trẻ rất phấn khởi khi nói ra được suy nghĩ, hiểu biết của mình thông qua sản phẩm tạo hình Trẻ càng phấn khởi và thích thú hơn khi thấy những người khác đọc được đúng những điều mà trẻ định nói Trong hoạt động tạo hình, trẻ phải suy nghĩ tìm ra cách thức hoạt động nào đó mà giúp trẻ nói được điều hay nhất và nhiều nhất Đây chính là cơ sở cho sự say mê sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ Nhận thức của trẻ càng cao thì nhu cầu thể hiện càng nhiều, sản phẩm càng phong phú, đa dạng và gần gũi với thế giới xung quanh Sản phẩm tạo hình mang lại cho trẻ niềm vui, sự ham thích và lòng tin, niềm tự hào và sự say mê sáng tạo

1.4.2 Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của trẻ thông qua sản phẩm

* Ðường nét

Trang 30

Ðường nét, hình dạng là những dấu hiệu đầu tiên của hình vẽ giúp trẻ nhận ra và hiểu được mối liên hệ giữa sự vật thật và hình ảnh biểu đạt sự vật

đó Lúc đầu, do khả năng thao tác để tạo ra các đường nét còn hạn chế nên hình vẽ của trẻ còn mang tính sơ đồ, lắp ráp từ những hình học Do sự phát triển nhanh về thể lực, co bắp và khéo léo của vận động, trẻ mẫu giáo lớn đã

có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp Với trình độ phát triển của năng lực nhận thức thẩm mỹ và ki năng vận động, trẻ ở tuổi này có thể cảm nhận được tính nguyên thể của các hình ảnh đối tượng miêu tả và biết dùng đường nét liền mạch, mềm mại, uyển chuyển để truyền đạt hình dáng trọn vẹn của mọi sự vật trong cấu trúc hợp lý, đồng thời thể hiện tư thế vận động, hành động phù hợp với nội dung sáng tạo Ðặc biệt trẻ 5-6 tuổi đã có vốn kinh nghiệm phong phú cho nên các biểu tuợng hình thành khá đầy đủ về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm riêng biệt, khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và hình để thể hiện vẻ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể Hình tượng của trẻ đến gần với hiện thực, mất dần tính chủ quan

* Màu sắc

Trong tranh vẽ của trẻ em, hình vẽ là dấu hiệu hàng đầu để tạo nên hình ảnh sự vật, nhưng màu sắc mới là yếu tố mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho hình ảnh và gây tác động thẩm mỹ nhất đến trẻ cũng như người xem tranh Màu sắc chính là phương tiện quan trọng thể hiện sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình

Trẻ mẫu giáo bé thường sử dụng màu theo ý thích và theo cảm xúc, trẻ

có khả năng phân biệt và sử dụng được nhiều màu Những màu có chung một gốc thường được trẻ quy lại thành một màu đại diện Sang tuổi mẫu giáo lớn, trẻ tiếp tục sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu: “màu bắt chước” và “màu không bắt chước” Trẻ có thể thuộc lòng các màu quy định theo chuẩn mẫu như đất thì màu nâu, bầu trời thì màu xanh dương, cỏ thì màu xanh lá…, trẻ

có thể sử dụng màu tự do nhưng tình trạng vẽ màu kiểu tự do, ngẫu nhiên không liên hệ với nội dung ý đồ mô tả vẫn còn phổ biến Tuy nhiên, một số trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong phú về màu sắc, đã có khả năng độc lập

Trang 31

quan sát để thấy được vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực và làm quen qua quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó mà biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình Vì thế, giáo viên cần kích thích hứng thú về vẻ đẹp của sự vật hiện tượng thông qua màu sắc, điều đó sẽ làm cho màu sắc và sự phối hợp màu trong bài vẽ của trẻ sẽ rất truyền cảm

1.5 Nguyên vật liệu từ thiên nhiên đối với sự phát triển trong hoạt

Nguyên vật liệu tạo hình là những đồ dùng, dụng cụ được trẻ sử dụng để thể hiện bản thân một cách thoải mái, tự nhiên và tự phát trong hoạt động tạo hình Những hoạt động tạo hình giúp ích cho việc hoc tập các khái niệm cũng

như tạo cho trẻ cảm giác tự hào với kết quả mình dạt đươc

Nguyên vật liệu từ thiên nhiên rất phong phú và đa dạng Để thực hiện hoạt động tạo hình đạt hiệu quả giáo viên phải tiến hành sưu tầm và tích lũy Trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu từ sản phẩm của nghề nông lại càng đa dạng như: Các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, lá cây, các loại vỏ trai, sò, hến… Các loại lấy từ cây cối như: lá, cành… hay cả đất sét, đất màu, cát, sỏi… cũng là những nguyên liệu rất hữu ích trong tạo hình Các nguyên vật liệu mà GVMN có thể cùng trẻ sưu tầm và tích lũy trong hoạt động tạo hình, góc tạo hình như sau ( Phụ lục 9 ):

Cành cây

Lá cây, hoa

Đá cuội, sỏi

Rơm Bọt biển Quả khô

Trang 32

Vỏ bào Lông gia cầm

Gỗ Đất sét Tre

- Dễ bảo quản và cất giữ; dễ phục hồi hoặc sửa chữa

- Cung cấp những kinh nghiệm trực tiếp bao gồm các giác quan

- Đặc biệt đòi hỏi trí nhớ, sự tưởng tượng và óc quan sát của trẻ và tạo cơ hội để trẻ lựa chọn, sắp xếp nguyên vật liệu

Để có được các nguyên vật liệu phong phú và đa dạng giáo viên cần tuyên truyền với phụ huynh về các nguyên vật liệu cần thu gom, tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên vật liệu khác nhau

1.5.2 Sự tác động của nguyên vật liệu từ thiên nhiên đối với sự phát triển trong hoạt động tạo hình của trẻ

Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo Những ảnh hưởng tích cực của thiên nhiên chính là những nguồn gốc của những hiểu biết, những ấn tượng, những xúc cảm tình cảm thẩm mỹ đầu tiên của trẻ

Thiên nhiên chính là nguồn cảm hứng vô tận đối với trẻ , mọi sự việc, hiện tượng của thiên nhiên đều làm cho trẻ ngạc nhiên và thích thú như : Một bông hoa vừa nở, một con bướm bay qua Bà Lê Thị Ninh cũng đã chỉ ra vai trò to lớn của việc trẻ em làm quen với thiên nhiên trong quá trình giáo dục trẻ Bà cho rằng : Thiên nhiên xung quanh thật đẹp đẽ, đa dạng hài hòa, nên thơ và đầy thú vị Khi giáo viên và người lớn cho trẻ tìm hiểu về thiên nhiên

Trang 33

thì phải luôn hướng tới mục đích giúp trẻ nhận biết cái đẹp trong sự phong phú, đa dạng và hài hòa của thiên nhiên, trên cơ sở ấy, giáo dục trẻ lòng yêu thích cái đẹp trong thiên nhiên và thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên Chúng ta có thể nói thiên nhiên luôn bao bọc con người Cây đa, bến nước ở một làng quê Việt Nam, không chỉ có ý nghĩa như một cây cổ thụ và một bến bờ của một dòng sông mà chúng còn là hình ảnh tiêu biểu trong tâm khảm của con người những kỷ niệm mãi mãi truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác về quê hương

Những màu sắc hình thể đa dạng, hương vị của hoa lá cỏ cây, đồng lúa, dòng sông, những âm thanh của các loài đều là cho trẻ thích thú và chú ý

Nó làm phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng và vốn sống thực tiễn của trẻ, phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ và làm cho tâm hồn trẻ phong phú Trường mầm non cần tổ chức rộng rãi và đa dạng các hình thức cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên Đúng vậy, không gì hấp dẫn hơn đối với trẻ bằng tri giác trực tiếp Chỉ cần một vài lần dẫn trẻ dạo chơi và hướng dẫn trẻ quan sát một vài đối tượng cần thiết là giáo viên có thể tiến hành một giờ học tạo hình sôi nổi Trong giờ học cô hệ thống hóa chính những hiểu biết của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo vào sản phẩm của mình Do đó năng lực trí tuệ cũng phát triển

Khả năng nghe thấy, nhìn thấy thiên nhiên như nó có trong hiện thực, nếu được hình thành từ thửa ấu thơ sẽ gợi lên ở trẻ hứng thú tìm hiểu thiên nhiên, sẽ giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết và góp phần hình thành nên tính cách của trẻ

Thiên nhiên giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất Do vậy, vai trò của thiên nhiên với hoạt động tạo hình là rất quan trọng Nó nâng cao hứng thú, khả năng tạo hình cũng như chất lượng sản phẩm của trẻ rất nhiều,

nó làm giầu cho tâm hồn trẻ thơ Do vậy cần bắt đầu dạy trẻ quan sát và cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên ngay từ lứa tuổi rất nhỏ

Đối với trẻ mẫu giáo làm quen với các vật liệu thiên nhiên và sử dụng trong hoạt động tạo hình Cụ thể là các trò chơi lắp ghép, nặn

Trang 34

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển ở trẻ trí tưởng tượng sáng tạo, thị hiếu thẩm mỹ Đi đôi với nó trẻ sẽ có hứng thú vì được tiếp xúc với loại vật liệu phong phú về màu sắc đa dạng về hình dáng Từ đây, trẻ sẽ tạo ra các sản phẩm tạo hình mang tính sáng tạo

Ví dụ : Tranh đính, ghép bằng lá, cánh hoa khô, hột, hạt

- Đính, ghép con cú, con cá voi bằng hạt cà phê ( Hình 7, 8, Phụ lục 8)

- Đính, ghép con cá bằng vỏ sò, vỏ ốc ( Hình 4,5, Phụ lục 8)

- Xếp, dán hoa và bướm bằng lá cây ( Hình 11, Phụ lục 8)

Và cũng có thể tạo nên các vật thể ở dạng khối thể hiện trong không gian

đa chiều

Ví dụ : Các mô hình đồ chơi, đồ dùng bằng que, cành, quả

- Làm con rùa bằng những quả dừa khô ( Hình 13, Phụ lục 8)

- Làm những chú vịt bằng đá cuội, sỏi ( Hình 14, Phụ lục 8)

- Làm những chú cá xinh đẹp bằng vỏ ốc ( Hình 3,4, Phụ lục 8)

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH BẰNG VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ CHẤT LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA

NINH 2.1 Vài nét về trường Mầm non Nghĩa Ninh- TP Đồng Hới

Mầm non Nghĩa Ninh là một ngôi trường có bề dày truyền thống nên có thế mạnh về cơ sở vật chất cũng như chăm sóc nuôi dạy trẻ trường chia tách thành hai điểm trường Hiện tại trường có quy mô 10 nhóm , lớp với số lượng

367 cháu, trong đó: 2 nhóm trẻ, 2 lớp mẫu giáo bé, 3 lớp mẫu giáo nhỡ, 3 lớp mẫu giáo lớn, Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng , giáo dục được nhà trường quan tâm hàng đầu Cơ sở vật chất của trường khá đảm bảo đáp ứng các nhu cầu học và chơi của trẻ, 100% trẻ đến trường đều được đảm bảo an toàn về sức khỏe, tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thấp và giảm hàng năm

Đội ngũ giáo viên khá trẻ và năng động Trường có 35 cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Về trình độ đào tạo: 3 cán bộ quản lý đạt trên chuẩn chiếm tỷ lệ: 100% (3/3)

- 22 Giáo viên đạt trên chuẩn chiếm tỷ lệ: 86,3% ( 19/22)

- Các vị trí việc làm hợp đồng:

+ Giáo viên: 3 (1 giáo viên hợp đồng dự phòng; 2 giáo viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế)

+ Nhân viên nấu ăn: 6; nhân viên bảo vệ: 2

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, tận tụy với công việc

Về mặt chuyên môn trường đang thực hiện chương trình mầm non mới dựa trên chương trình đổi mới gồm 5 lĩnh vực: phát triển thể chất (vận động) phát triển nhận thức ( làm quen với toán,môi trường xung quanh), phát triển ngôn ngữ ( nhận biết tập nói , văn học và làm quen chữ cái), phát triển thẩm

mỹ ( tạo hình và âm nhạc), phát triển tình cảm xã hội ( lồng ghép các lĩnh vực) Các giáo viên xây dựng các hoạt động bám sát các chủ đề, chủ điểm xuyên suốt trong ngày Xây dựng các tiết học một cách sáng tạo phù hợp với

Trang 36

nội dung chương trình mà nhất thiết không theo chương trình của mầm non mới Trường đã có sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng về dự giờ kiến tập để học hỏi kinh nghiệm Hằng năm các giáo viên đều được đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Hoạt động tạo hình là một trong hoạt động của lĩnh vực phát triển thẩm

mỹ được bố trí phù hợp trong các tuần học của trẻ Tuy nhiên hoạt động này chưa được chú trọng bằng hoạt động âm nhạc Giáo viên đã biết lồng ghép các nội dung của âm nhạc, văn học vào trong hoạt động tạo hình làm cho hoạt động này có hiệu quả hơn Bên cạnh đó các giáo viên đã biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau, các phế liệu sáng tạo thành nững đồ dùng dạy học thu hút được sự chú ý của trẻ Tuy nhiên hoạt động này còn tồn tại nhiều vấn đề dẫn đến việc chưa phát triển được những trẻ có năng khiếu cũng như nhiều trẻ chưa thấy thích thú với hoạt động tạo hình

2.2 Thực trạng tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình bằng việc sử dụng một số chất liệu thiên nhiên ở trường Mầm non Nghĩa Ninh- TP Đồng Hới

2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng

Mục đích nghiên cứu thực trạng nhằm tìm hiểu:

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc sử dụng một số nguyên vật liệu từ thiên nhiên trong hoạt động tạo hình

- Thực trạng biểu hiện sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá khách quan, khoa học thực trạng đó để đưa ra một số hình thức nâng cao tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình bằng việc sử dụng chất liệu từ thiên nhiên

Trang 37

- 60 trẻ trong độ tuổi 5 – 6 tuổi tại trường MN Nghĩa Ninh ( gồm trẻ 3 lớp lớn A,B,C Trường mầm non Nghĩa Ninh) Trẻ có sức khỏe tốt, điều kiện chăm sóc giáo dục tương đương nhau

* Thời gian khảo sát: Thực trạng được tiến hành khảo sát từ tháng 02/

2017 – 04/ 2017

2.2.3 Nhiệm vụ và nội dung khảo sát

2.2.3.1 Khảo sát với giáo viên

Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc sử dụng một số nguyên vật liệu từ thiên nhiên trong dạy học mầm non

- Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết của việc sử dụng một

số nguyên vật liệu từ thiên nhiên trong hoạt động tạo hình

- Thực trạng về mức độ sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên trong hoạt động tạo hình

- Nhận thức của giáo viên về hiệu quả mang lại khi sử dụng nguyên vật

liệu thiên nhiên trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

2.2.3.2 Khảo sát với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

- Thực trạng biểu hiện sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.2.4.1 Đối với giáo viên

a Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đề tài thiết kế bảng hỏi dành cho khách thể chính là giáo viên ở trường mầm non Nghĩa Ninh

Mô tả chung về bảng hỏi: nội dung bảng hỏi chính thức gồm hai phần chính

- Phần thông tin khách thể khảo sát: phần này gồm các câu hỏi về thông tin cơ bản của khách thể khảo sát bao gồm nơi công tác, trình độ chuyên môn

và thời gian công tác trong ngành

- Phần nội dung khảo sát: gồm các câu hỏi xoay quanh nhận thức nhận thức của giáo viên mầm non về sáng tạo của trẻ và việc sử dụng một số nguyên vật liệu từ thiên nhiên trong dạy học mầm non

Trang 38

b Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu giáo án của giáo viên các trường mầm non được tiến hành khảo sát thực trạng nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế để làm căn cứ từ

đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nhận thức của giáo viên mầm non

trong việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong giờ tạo hình

2.2.4.2 Đối với trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

a Phương pháp trò chuyện

Những thông tin qua trò chuyện khi hoàn thành bức tranh là rất quan trọng, nó cho phép làm rõ tâm tư cửa trẻ được phóng chiếu qua tranh vẽ và gợi ý giải thích thêm những thông tin mà trẻ muốn bày tỏ

Chúng tôi tiến hành trao đổi với trẻ một số câu hỏi như:

Con có thể giới thiệu cho cô và các bạn về bức tranh của mình?

Có thể gợi ý cho trẻ một số câu hỏi như:

- Tên bức tranh con vẽ ( nặn) là gì?

- Con có thể kể tên các đồ vật, nhân vật trong tranh?

- Con dùng gì để tạo nên bức tranh?

- Con có thể nêu mối quan hệ giữa các nhân vật trong tranh?

Thấp Trẻ không nêu được ý tưởng Ý

tưởng đã được gợi ý nhưng chỉ tạo ra được một sản phẩm

Trung bình Trẻ có thể nêu lên ý tưởng nhưng

chưa tạo hình theo ý tưởng được, tạo

ra ít sản phẩm

Cao Trẻ có thể nêu lên ý tưởng và thể

hiện sản phẩm theo ý tưởng của mình

Trang 39

Thực hiện thao tác

Thấp In chuẩn rời Trung bình So hình Cao Tri giác bằng mắt Tóm lại, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách nhịp nhàng và cẩn trọng sẽ mang lại hiệu ứng bổ trợ và gia tăng tính tường minh

của kết quả khảo sát

2.2.5 Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.2.5.1 Khái quát chung về khách thể nghiên cứu thực trạng nâng cao tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình bằng việc

sử dụng một số chất liệu thiên nhiên ở trường mầm non Nghĩa Ninh

Khách thể khảo sát của đề tài gồm 25 giáo viên của trường mầm non Nghĩa Ninh Có thể khái quát sơ bộ đặc điểm của các khách thể trên một số phương diện sau:

Bảng 2.1 Mô tả khách thể khảo sát của cuộc nghiên cứu

Trung cấp

1 đến

5 năm

6 đến

10 năm

11 đến

15 năm

16 đến

20 năm

Trên

20 năm

Trang 40

- Về trình độ của giáo viên mầm non được khảo sát: tất cả các giáo viên mầm non được khảo sát đều có trình độ cụ thể như sau : có 60% giáo viên có trình độ đại học, 28% giáo viên có trình độ cao đẳng, 12% giáo viên có trình

độ trung cấp

- Xét về thâm niên công tác: chiếm số lượng lớn là giáo viên trẻ với 36% trên tổng số, tiếp theo chiếm 24% là giáo viên có thâm niên trong nghề từ 6 đến 10 năm, còn lại là giáo viên có tuổi nghề là 11 đến 15 năm và 16 đến 20 năm với tỉ lệ 20% Nhìn chung, với 25 khách thể ở mẫu khảo sát không có sự chênh lệch nhiều về trình độ chuyên môn, và tỉ lệ giữa giáo viên có thâm niên công tác dưới 10 năm và trên 10 năm cũng không cách biệt quá xa Kết quả này có thể mang lại những nhận định tương đối đáng tin cậy khi so sánh trên các bình diện đã nêu

2.2.5.2 Thực trạng nâng cao tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình bằng việc sử dụng một số chất liệu thiên nhiên ở trường mầm non Nghĩa Ninh

a Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc sử dụng một số chất liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình

 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bảng 2 2: Quan điểm của giáo viên về sáng tạo

trả lời

Tỷ lệ

%

1 Sáng tạo là sự tạo ra giá trị mới 6 24%

2 Sáng tạo là sáng tạo ra cái mới, cách giải quyết

mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có

3 Sáng tạo là một khả năng được thể hiện bằng

sự lựa chọn và sử dụng phương tiện mới, cách

giải quyết mới

20 80%

Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy, có 80% các GVMN quan niệm sáng tạo là một khả năng được thể hiện bằng sự lựa chọn và sử dụng phương tiện mới, cách giải quyết mới 52% các GVMN quan niệm sáng tạo là tạo ra giá trị

Ngày đăng: 03/11/2017, 15:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Kim Anh (2004), Biện pháp phát triển tính tích cực sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm quốc gia Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp phát triển tính tích cực sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Anh
Năm: 2004
2. Nguyễn Lăng Bình (1997), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
3. Lê Thị Thanh Bình (7/ 1993), Lý luận và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình trong nhà trẻ - mẫu giáo, Nxb Giáo dục, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình trong nhà trẻ - mẫu giáo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng Tiếng Việt , Nxb Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: Nxb Văn Hoá Thông Tin
Năm: 1999
6. Bộ GD & ĐT (2009), Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
Tác giả: Bộ GD & ĐT
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
7. Ung Thị Châu, Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiền (1998), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ
Tác giả: Ung Thị Châu, Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiền
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
8. Jean Marc Denomme & Madeleine Roy (2003), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác
Tác giả: Jean Marc Denomme & Madeleine Roy
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2003
9. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, Nxb Giáo dục, Trường CĐSPTW3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
10. Nguyễn Thị Hòa (2011), Giáo trình Giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2011
11. Lê Xuân Hồng (2002), Giáo dục nghệ thuật cho trẻ lứa tuổi mầm non, Nxb Phụ Nữ, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nghệ thuật cho trẻ lứa tuổi mầm non, Nxb Phụ Nữ
Tác giả: Lê Xuân Hồng
Nhà XB: Nxb Phụ Nữ"
Năm: 2002
12. Nguyễn Thị Thanh Hương (2006), Tuyển tập các bài viết về giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục, Trường CĐSPTW3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các bài viết về giáo dục mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
13. Lê Thu Hương (11/ 2007), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 5 – 6 tuổi),Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 5 – 6 tuổi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Phạm Thu Hương (2008), Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc ở trường mầm non, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
Tác giả: Phạm Thu Hương
Năm: 2008
15. Edward Roy Krisnan (Mission College – Thailand) (08/ 2005), “Hãy để sinh viên học trong bầu không khí ồn ào”, Tạp chí Giáo dục, (119), tr. 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy để sinh viên học trong bầu không khí ồn ào
16. A.N. Leonchiev (1980), Sự phát triển tâm lý trẻ em, Nxb Giáo dục, Trường CĐSPTW3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển tâm lý trẻ em
Tác giả: A.N. Leonchiev
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1980
17. Kay Margetts (2009), Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay, Nxb Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Kay Margetts
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
23. Lê Thanh Thủy (2/ 2002), ‘Sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ em trong hoạt động tạo hình”, Tạp chí giáo dục số 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ em trong hoạt động tạo hình
24. Lê Thanh Thủy (2004), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non
Tác giả: Lê Thanh Thủy
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
25. Chu Quang Tiềm (1999), Tâm Lý học văn nghệ, Nxb Giáo dục, TP.HCM. 26. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, Nxb Giáo dục, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm Lý học văn nghệ", Nxb Giáo dục, TP.HCM. 26. Nguyễn Cảnh Toàn (1997"), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo
Tác giả: Chu Quang Tiềm (1999), Tâm Lý học văn nghệ, Nxb Giáo dục, TP.HCM. 26. Nguyễn Cảnh Toàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
33. Lê Hồng Vân (2002), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em
Tác giả: Lê Hồng Vân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w