1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Khóa luận tốt nghiệp Một số hình thức tổ chức hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non

62 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 28,2 MB

Nội dung

Hoạt động tạo hình là một trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Xã hội có văn minh, hiện đại như ngày nay là có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình ra đời từ rất sớm. Từ xa xưa con người đã biết mô tả cuộc sống của mình qua những bức tranh, những hình vẽ trên các vách đá với rất nhiều hình ảnh sống động như săn bắn, cảnh trồng trọt hay nhảy múa, những đàn súc vật muông thú cỏ cây… các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những tượng đá, tượng đồng những đền đá có hình chạm trổ nằm trong lòng đất đó là kết quả tạo hình của loài người từ hàng nghìn năm về trước. Nó gắn liền với nền văn minh, văn hóa, tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Trong đời sống con người hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật góp phần đem đến cái đẹp làm phong phú cho đời sống con người. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện quan trọng giáo dục trẻ. Nó có tác động to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Mầm non. Tác động tích cực đến 5 mặt giáo dục: đức, trí, thể, mỹ, lao động của trẻ ở tuổi mầm non. Một nhà giáo dục xô viết đã nói: “ Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì đó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người” Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn tạo hình nói chung và hoạt động vẽ theo ý thích nói riêng đối với sự phát triển của trẻ nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một số hình thức tổ chức thực hiện hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non ” Do điều kiện và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy kính mong được sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu nhà trường, các cán bộ chuyên môn để đề tài của tôi được hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả cao. 1. Lý do chọn đề tài Tạo hình là một loại hình nghệ thuật xuất hiện từ rất sớm trong sự phát triển của xã hội loài người. Nó trở nên gần gũi, cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống. Nó có sức hấp dẫn thu hút hầu hết các lứa tuổi, nhất là lứa tuổi mầm non. Hoạt động tạo hình trong chương trình mẫu giáo nhằm cho trẻ tiếp xúc, làm quen với nghệ thuật tạo hình ở mức độ sơ đẳng đơn giản gần gũi quen thuộc với cuộc sống hàng ngày mà trẻ được tiếp xúc. Từ đó trẻ thấy được vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh, có thái độ tích cực đối với những đối tượng xung quanh. Chức năng cơ bản của hoạt động tạo hình là phản ánh hiện thực bằng hình tượng, nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ, hình thành tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và nghệ thuật… Trẻ biết yêu quý cái đẹp, cảm nhận cái đẹp và biết giá trị, biết sáng tạo ra cái đẹp. Chính vì vậy mà hoạt động tạo hình đã hình thành ở trẻ những kỹ năng, khả năng quan sát, phát triển khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng nhằm giúp trẻ nhận biết hình dạng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Khi tham gia qua các hình thức hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại hình tượng các đồ vật, hình ảnh quen thuộc mà trước đó chúng đã tri giác được. Góp phần đáng kể trong việc tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, phát huy tính tích cực và khả năng tư duy trực quan hình tượng. Qua đó nhằm giúp trẻ hình thành ngôn ngữ và phát triển hoàn thiện dần cảm xúc, thẩm mỹ và tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo. Chính vì vậy đối với trẻ cái đẹp được cảm nhận qua hình thức bên ngoài, tình cảm đó không phải là bẩm sinh, không có sẵn trong mỗi con người. Từ khi lọt lòng mẹ, một em bé sẽ không có tình yêu cái đẹp nếu chúng ta không tạo điều kiện để em bé đó được tiếp xúc với nhiều cái đẹp xung quanh, không làm cho những điểm sinh động, phong phú của các sự vật hiện tượng lọt vào các giác quan của trẻ để trẻ dễ chịu. Nếu chúng ta không biết khêu gợi ở trẻ em cảm xúc tốt lành về con người thì sẽ không thể thúc đẩy trong các em những gì thân thiết, gần gũi khi tiếp xúc với cái đẹp. Đây là một môn học được nghành học rất quan tâm và trở thành chuyên đề cho những năm học sau. Nghành giáo dục đào tạo rất quan tâm tới hoạt động tạo hình đã chỉ đạo cho nghành học mầm non đi sâu vào chuyên đề này. Mở các cuộc thi giáo viên giỏi chuyên đề tạo hình và các cuộc thi “Bé khéo tay” các cấp cho trẻ. Đặc biệt đã thực hiện trong bộ môn này trong chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Thế nên trong chương trình giáo dục mầm non tạo hình là một môn học rất quan trọng góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Để trẻ có thể biết cách sử dụng đường nét, sắp xếp bố cục tranh và phối hợp màu sắc để tạo nên những bức tranh đẹp thì người giáo viên ngoài lòng yêu nghề mến trẻ cần phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn và những biện pháp giảng dạy phù hợp. Khi trẻ được vẽ sẽ góp phần hình thành cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ đó là sự rung cảm trước cái đẹp của nghệ thuật, của sáng tạo, là sự thỏa mãn, thích thú khi làm nên một cái gì đó bởi đôi tay nhỏ bé của chính mình. Thông qua hoạt động vẽ bước đầu giúp trẻ làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình: Giấy vẽ, sáp màu, đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục… Từ đó phát triển khả năng quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sự sáng tạo ở trẻ. Trẻ còn học được cách lập kế hoạch hoạt động như : Sẽ vẽ gì? Dùng màu gì? Vẽ trong thời gian bao lâu? Nó góp phần đem lại hiệu quả công việc cao hơn. Ngoài ra khi hoạt động tập thể trẻ còn biết đánh giá sản phẩm tạo hình của bạn và của mình. Được các bạn góp ý sẽ quen dần với việc khen chê của người người khác, đồng thời kỹ năng xã hội được hình thành như: Chờ đến lượt, Chia nhau đồ dùng, Cùng nhau bàn bạc… Cùng nhau tham gia tích cực hoạt động tạo hình bao nhiêu thì trẻ càng tự tin trong việc sử dụng bút, giá vẽ, màu sắc và rất có lợi cho việc học tập. Tất nhiên dạy vẽ ở bậc học mầm non không nhằm đào tạo cho trẻ thành các họa sỹ mà chủ yếu thông qua đó nhằm khơi dậy và phát triển năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Là một giáo viên mầm non dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn (5- 6) tuổi, tôi nhận thấy trẻ rất thích học tạo hình đặc biệt trẻ rất thích thể hiện những tưởng tượng của mình về thế giới xung quanh qua những bức tranh mà chính mình vẽ nên. Chính sự say mê đó đã thôi thúc tôi tìm tới những biện pháp dạy sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Đó cũng là lí do thúc đẩy tôi thực hiện đề tài: “ Một số hình thức tổ chức hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Đồng Phú” với mong muốn giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động vẽ theo ý thích nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy- học ở trường mầm non.

Trang 1

Lời cảm ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đạihọc Quảng Bình

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại họcQuảng Bình đặc biệt là những thầy cô khoa sư phạm Tiểu học- Mầmnon và những thầy cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thờigian học tập tại trường

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đên ThS Nguyễn Chiêu Sinh,người thầy kính mến đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướngdẫn nghiên cứu tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốtnghiệp

Đồng thời cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên trườngMầm non Đồng Phú đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát để hoàn thànhkhóa luận này

Xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, 5/2016 Tác giả: Lương Thị Hồng Thúy

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng

dẫn khoa học của ThS Nguyễn Chiêu Sinh Các số liệu, kết quả trong khóa luận làtrung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây

Ngoài ra trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệucủa các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nộidung khóa luận của mình

Đồng Hới, 5/2016Tác giả: Lương Thị Hồng Thúy

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3 Mục đích nghiên cứu: 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Nội dung nghiên cứu 4

7 Giả thuyết khoa học 4

8 Các phương pháp nghiên cứu 4

9 Cấu trúc của khóa luận 5

NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON 6 1 Cơ sở lý luận 6

2 Cơ sở thực tiễn 6

3 Đặc điểm tâm sinh lý 7

3.1 Hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo lớn 7

3.2 Sự phát triển chú ý và ghi nhớ của trẻ mẫu giáo 8

3.3 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn 8

3.4 Sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn 9

3.5 Sự phát triển hoạt động cảm nhận của trẻ mẫu giáo lớn 9

3.6 Sự phát triển tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn 9

3.7 Sự phát triển xúc cảm, tình cảm và ý chí của trẻ mẫu giáo lớn 10

4 Hoạt động vẽ theo ý thích 10

4.1 Khái niệm hoạt động vẽ theo ý thích 10

4.2 Đặc điểm hoạt động vẽ theo ý thích của trẻ mẫu giáo lớn 11

4.3 Một số đặc điểm trong tranh vẽ của trẻ 11

4.5 Ý nghĩa của hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ 13

4.6 Vai trò của hoạt động vẽ đối với việc phát triển giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ 14

4.7 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển hoạt động vẽ của trẻ em 15

4.8 Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình trong tranh vẽ của trẻ 16

Trang 4

5 Các thể loại vẽ trong chương trình Giáo dục Mầm non 18

5.1 Vẽ theo mẫu 18

5.2 Vẽ theo đề tài 18

5.3 Vẽ tự do 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG VẼ THEO Ý THÍCH CỦA TRẺ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 20 1 Vài nét về hình thức giáo dục trẻ ở trường mầm non 20

2 Khảo sát thực tế để xác định khả năng 20

3 Những thuận lợi và khó khăn: 21

3.1 Thuận lợi: 21

3.2 Khó khăn: 21

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG VẼ THEO Ý THÍCH ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON 23 1 Cho trẻ làm quen với kỹ năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng và tạo cảm xúc, hứng thú để trẻ tiến hành vẽ 23

2 Đề xuất các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ 5- 6 tuổi 25

2.1 Hình thức 1: Giáo viên tổ chức cho trẻ các trò chơi “ tưởng tượng có định hướng” nhằm giúp trẻ hình thành thói quen độc lập trong việc tìm kiếm ý tưởng, tạo ra những biểu tượng theo ý thích của trẻ 25

2.2 Hình thức 2: Tổ chức quá trình tri giác cho trẻ với giáo cụ trực quan đa dạng về chủng loại và hình thức nhằm làm phong phú vốn biểu tượng về đối tượng sắp vẽ 26

2.3 Hình thức 3: Tạo hứng thú phát triển ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ 29

2.4 Hình thức 4: Tạo môi trường cho trẻ thể hiện cảm xúc và sáng tạotrong hoạt động vẽ theo ý thích 33

3 Thực nghiệm một số hình thức thực hiện hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn: 34

3.1 Khái quát về tổ chức thực nghiệm: 34

PHẦN KẾT LUẬN41 1 Kết luận 41

2 Một số đề xuất 42

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG KHẢO SÁT

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát ban đầu qua 3 nội dung trên 21

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tổ chức thực hiện hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ

5-6 tuổi trước thực nghiệm 37

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tổ chức thực hiện hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ 5- 6tuổi sau thực nghiệm 39

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động tạo hình là một trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội Xã hội có vănminh, hiện đại như ngày nay là có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động tạo hình.Hoạt động tạo hình ra đời từ rất sớm Từ xa xưa con người đã biết mô tả cuộcsống của mình qua những bức tranh, những hình vẽ trên các vách đá với rất nhiều hìnhảnh sống động như săn bắn, cảnh trồng trọt hay nhảy múa, những đàn súc vật muôngthú cỏ cây… các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những tượng đá, tượng đồng những đền

đá có hình chạm trổ nằm trong lòng đất đó là kết quả tạo hình của loài người từ hàngnghìn năm về trước Nó gắn liền với nền văn minh, văn hóa, tồn tại và phát triển cùngvới xã hội loài người Trong đời sống con người hoạt động tạo hình là một hoạt độngnghệ thuật góp phần đem đến cái đẹp làm phong phú cho đời sống con người Hoạtđộng tạo hình còn là phương tiện quan trọng giáo dục trẻ Nó có tác động to lớn trongviệc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Mầm non Tác động tích cựcđến 5 mặt giáo dục: đức, trí, thể, mỹ, lao động của trẻ ở tuổi mầm non Một nhà giáo

dục xô viết đã nói: “ Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì đó là cơ

sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người”

Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn tạo hình nói chung vàhoạt động vẽ theo ý thích nói riêng đối với sự phát triển của trẻ nên tôi đã mạnh dạn

nghiên cứu đề tài: “ Một số hình thức tổ chức thực hiện hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non ”

Do điều kiện và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậykính mong được sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu nhà trường, các cán bộchuyên môn để đề tài của tôi được hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả cao

1 Lý do chọn đề tài

Tạo hình là một loại hình nghệ thuật xuất hiện từ rất sớm trong sự phát triển của

xã hội loài người Nó trở nên gần gũi, cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống Nó cósức hấp dẫn thu hút hầu hết các lứa tuổi, nhất là lứa tuổi mầm non

Hoạt động tạo hình trong chương trình mẫu giáo nhằm cho trẻ tiếp xúc, làm quenvới nghệ thuật tạo hình ở mức độ sơ đẳng đơn giản gần gũi quen thuộc với cuộc sốnghàng ngày mà trẻ được tiếp xúc Từ đó trẻ thấy được vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh,

có thái độ tích cực đối với những đối tượng xung quanh

Chức năng cơ bản của hoạt động tạo hình là phản ánh hiện thực bằng hình tượng,nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ, hình thành tình yêu cáiđẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và nghệ thuật…

Trẻ biết yêu quý cái đẹp, cảm nhận cái đẹp và biết giá trị, biết sáng tạo ra cái đẹp.Chính vì vậy mà hoạt động tạo hình đã hình thành ở trẻ những kỹ năng, khả năng quansát, phát triển khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng nhằm giúp trẻ nhận biết hình dạng,

Trang 10

cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích Khi tham gia qua cáchình thức hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại hình tượng các đồ vật, hình ảnh quen thuộc

mà trước đó chúng đã tri giác được Góp phần đáng kể trong việc tổng hợp, so sánh,khái quát hóa, phát huy tính tích cực và khả năng tư duy trực quan hình tượng Qua đónhằm giúp trẻ hình thành ngôn ngữ và phát triển hoàn thiện dần cảm xúc, thẩm mỹ vàtính kiên trì, bền bỉ, khéo léo Chính vì vậy đối với trẻ cái đẹp được cảm nhận qua hìnhthức bên ngoài, tình cảm đó không phải là bẩm sinh, không có sẵn trong mỗi conngười Từ khi lọt lòng mẹ, một em bé sẽ không có tình yêu cái đẹp nếu chúng ta khôngtạo điều kiện để em bé đó được tiếp xúc với nhiều cái đẹp xung quanh, không làm chonhững điểm sinh động, phong phú của các sự vật hiện tượng lọt vào các giác quan củatrẻ để trẻ dễ chịu Nếu chúng ta không biết khêu gợi ở trẻ em cảm xúc tốt lành về conngười thì sẽ không thể thúc đẩy trong các em những gì thân thiết, gần gũi khi tiếp xúcvới cái đẹp Đây là một môn học được nghành học rất quan tâm và trở thành chuyên đềcho những năm học sau

Nghành giáo dục đào tạo rất quan tâm tới hoạt động tạo hình đã chỉ đạo chonghành học mầm non đi sâu vào chuyên đề này Mở các cuộc thi giáo viên giỏi chuyên

đề tạo hình và các cuộc thi “Bé khéo tay” các cấp cho trẻ Đặc biệt đã thực hiện trong

bộ môn này trong chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Thế nên trong chương trình giáo dục mầm non tạo hình là một môn học rất quantrọng góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Để trẻ có thể biết cách sử dụngđường nét, sắp xếp bố cục tranh và phối hợp màu sắc để tạo nên những bức tranh đẹpthì người giáo viên ngoài lòng yêu nghề mến trẻ cần phải có năng lực sư phạm, trình

độ chuyên môn và những biện pháp giảng dạy phù hợp

Khi trẻ được vẽ sẽ góp phần hình thành cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ đó là sự rung cảmtrước cái đẹp của nghệ thuật, của sáng tạo, là sự thỏa mãn, thích thú khi làm nên mộtcái gì đó bởi đôi tay nhỏ bé của chính mình Thông qua hoạt động vẽ bước đầu giúp trẻlàm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình: Giấy vẽ, sáp màu, đường nét,hình dáng, màu sắc, bố cục… Từ đó phát triển khả năng quan sát, phát triển trí nhớ, trítưởng tượng, sự sáng tạo ở trẻ Trẻ còn học được cách lập kế hoạch hoạt động như : Sẽ

vẽ gì? Dùng màu gì? Vẽ trong thời gian bao lâu? Nó góp phần đem lại hiệu quả côngviệc cao hơn

Ngoài ra khi hoạt động tập thể trẻ còn biết đánh giá sản phẩm tạo hình của bạn vàcủa mình Được các bạn góp ý sẽ quen dần với việc khen chê của người người khác,đồng thời kỹ năng xã hội được hình thành như: Chờ đến lượt, Chia nhau đồ dùng,Cùng nhau bàn bạc… Cùng nhau tham gia tích cực hoạt động tạo hình bao nhiêu thìtrẻ càng tự tin trong việc sử dụng bút, giá vẽ, màu sắc và rất có lợi cho việc học tập

Trang 11

Tất nhiên dạy vẽ ở bậc học mầm non không nhằm đào tạo cho trẻ thành các họa

sỹ mà chủ yếu thông qua đó nhằm khơi dậy và phát triển năng khiếu thẩm mỹ vốn có ởtrẻ, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ, đồng thời góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện

Là một giáo viên mầm non dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn (5- 6) tuổi, tôi nhận thấy trẻrất thích học tạo hình đặc biệt trẻ rất thích thể hiện những tưởng tượng của mình về thếgiới xung quanh qua những bức tranh mà chính mình vẽ nên

Chính sự say mê đó đã thôi thúc tôi tìm tới những biện pháp dạy sao cho phù hợp

và đạt hiệu quả cao Đó cũng là lí do thúc đẩy tôi thực hiện đề tài: “ Một số hình thức

tổ chức hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Đồng Phú” với mong muốn giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động vẽ theo ý thích nhằm góp

phần nâng cao chất lượng dạy- học ở trường mầm non

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua thời gian tìm hiểu tôi nhận thấy chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đềnày Do vậy tôi muốn nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số hình thức tổ chức hoạtđộng vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động vẽ ởtrường Mầm non, đây cũng là mảng đề tài cần được quan tâm nghiên cứu hiện nay

3 Mục đích nghiên cứu:

- Tìm ra “Một số hình thức tổ chức thực hiện hoạt động vẽ theo ý thích” cho trẻ

mẫu giáo lớn tại trường Mầm non

- Trẻ biết tạo ra các đường nét, hình dáng cơ bản, sắp xếp bố cục hợp lý, biết ứngdụng luật xa gần trong bài vẽ để bức tranh có nội dung phong phú

- Trẻ biết sử dụng màu sắc hài hòa, sinh động…

- Nghiên cứu thực trạng của đề tài

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Hình thức tổ chức thực hiện hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn ởtrường Mầm non Nâng cao tính tích cực vẽ cho trẻ

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hình thức tổ chức thực hiện hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn ởtrường Mầm non Đồng Phú Nâng cao tính tích cực vẽ cho trẻ

4.2 Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu về việc tổ chức HĐTH cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường Mầm non Đồng Phú

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng hệ thống lý thuyết liên quan đến hình thức tổ chức hoạt động vẽ theo

ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non Đồng Phú

- Tìm hiểu khả năng vẽ theo ý thích của trẻ thông qua các giờ học vẽ

Trang 12

- Đề xuất và thực nghiệm một số hình thức tổ chức thực hiện hoạt động vẽ theo ýthích cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non.

6 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý thuyết: Một số hình thức tổ chức họat động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫugiáo lớn tại trường Mầm non Tìm hiểu khả năng vẽ theo ý thích của trẻ đối với hoạtđộng tạo hình

- Nghiên cứu thực trạng của đề tài, tìm hiểu thực trạng trong việc tổ chức HĐTHcủa trẻ ở trường Mầm non

7 Giả thuyết khoa học

Trong quá trình tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn tích cực tham gia hoạt động vẽtheo ý thích ở trường Mầm non giáo viên cần có các hình thức nhằm kích thích trítưởng tượng sáng tạo của trẻ Nên áp dụng một số biện pháp tác động như: Tổ chứccho trẻ các bài tập, trò chơi “tưởng tượng có định hướng” nhằm giúp trẻ hình thànhthói quen độc lập trong việc tìm kiếm ý tưởng, tạo ra những biểu tượng, những cáchbiểu đạt linh hoạt, độc đáo Tổ chức quá trình tri giác với dụng cụ trực quan đa dạng

về chủng loại và hình thức Tạo hứng thú, phát triển ở trẻ những xúc cảm, tình cảmthẩm mỹ có thể nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ để hoạt động vẽ theo ýthích đạt hiệu quả cao hơn

8 Các phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài

- Phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tàinghiên cứu

8.2 Quan sát tự nhiên

Quan sát HĐTH của cô và trẻ từ đó nhận xét, phân tích thực trạng của nghiêncứu Quan sát trẻ về tốc độ vẽ, độ tập trung, sự bình luận, sự biểu hiện cảm xúc trongquá trình vẽ

8.3 Phương pháp điều tra

- Điều tra gián tiếp: Điều tra bằng phiếu câu hỏi, đưa ra hệ thống câu hỏi xoayquanh HĐTH và cách tổ chức tiết HĐTH ra sao tại trường Mầm non đối tượng MGL

Hệ thống câu hỏi đưa ra cho giáo viên đánh dấu vào những phần mình đã thực hiệnđược và ý kiến đề xuất các hình thức biện pháp nhằm nâng cao HĐTH

- Điều tra trực tiếp: gặp gỡ trực tiếp các cô giáo, trò chuyện tìm hiểu về nhữngtâm tư của họ về vấn đề, những khó khăn đang mắc phải…

8.4 Phương pháp nghiên cứu hoạt động tạo hình của trẻ

Thu thập sản phẩm tạo hình của trẻ, xem xét, phân tích quá trình hoạt động vẽcủa trẻ

Trang 13

8.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Đây là phương pháp dùng để kiểm nghiệm những phương pháp đã thiết kế trongviệc xây dựng đề tài

8.6 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Thống kê và tính % nhằm sử dụng số liệu thu thập được và đưa ra kết quả nghiêncứu

9 Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận gồm có 54 trang, gồm 3 phần: Mở đầu; Kết luận; Phần nội dung đượcchia làm ba chương sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về đặc điểm tâm sinhh lý và hoạt động vẽ của trẻ Mẫugiáo lớn ở trường Mầm non

- Chương 2: Thực trạng vẽ theo ý thích của trẻ Những thuận lợi và khó khăn

- Chương 3: Một số hình thức tổ chức hoạt động vẽ theo ý thích đạt hiệu quả tốtđối với trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non

Phần cuối khóa luận có một danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục

Trang 14

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON

1 Cơ sở lý luận

Hoạt động tạo hình đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ ởtrường Mầm non Với mục đích chung của giáo dục Mầm non thì hoạt động tạo hình làmột bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và thểhiện nghệ thuật Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp vànhững cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người Nó làmột trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ MG, tạo hình giúp trẻ tìm hiểu,khám phá và tái hiện lại một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giớixung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng xúc cảm, tìnhcảm tích cực HĐTH là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác độngtoàn bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hìnhthành các kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tíchcực, sáng tạo HĐTH phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, trí tưởng tượng, sáng tạo, khảnăng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé, cắtdán)

Chính vì thế là một GVMN tương lai tôi luôn mong muốn được mở rộng kiếnthức của bản thân, đồng thời góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượnggiáo dục trẻ Hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ những chức năng tâm lý, cơ sởban đầu của nhân cách, năng lực làm người và một số kỹ năng cơ bản để trẻ chuẩn bịbước vào trường phổ thông

GVMN ngày càng đòi hỏi chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng kịp thời sự thayđổi của đất nước Nhu cầu của phụ huynh cũng đặt hi vọng vào thầy cô Hơn nữa đốivới trẻ MGL trong việc hoạt động “tạo hình” cũng là một vấn đề cần thiết nhằm pháttriển kiến thức và kỹ năng thể hiện nghệ thuật

Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những giải pháp, phương pháp tốtnhất để giúp trẻ yêu thích nghệ thuật và hứng thú tham gia các hoạt động trong lĩnhvực này

2 Cơ sở thực tiễn

Hoạt động tạo hình trong chương trình mẫu giáo nhằm cho trẻ được tiếp xúc, làm quen với nghệ thuật tạo hình ở mức độ sơ đẳng, đơn giản, gần gũi và quen thuộcvới cuộc sống hàng ngày mà trẻ được tiếp xúc Từ đó trẻ thấy được vẻ đẹp của cảnhvật xung quanh, có thái độ tích cực với những đối tượng xung quanh Kết quả của hoạtđộng tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng phụ thuộc vào kiến thức, kinhnghiệm mà trẻ tích lũy được trong các hoạt động khác nhau Việc tham gia vào các

Trang 15

hoạt động trẻ tạo nguồn cảm hứng nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo nhằm phát triểntoàn diện về trí tuệ, đạo đức, lao động đặc biệt về giáo dục thẩm mỹ.

Đối với trẻ MGL hoạt động tạo hình còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc chuẩn

bị điều kiện thuận lợi cho trẻ bước vào tiểu học HĐTH có ý nghĩa, vai trò rất to lớn,ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ 5- 6 tuổi Bởi khi tạo ra sản phẩmtạo hình trẻ tham gia một cách tích cực, kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thểlực Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo sử dụng các dụng cụ và phương tiện tạo hìnhvới trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo để tạo nên sản phẩm thông qua lao động Thựchiện tốt HĐTH trong trường Mầm non sẽ góp phần nâng cao giáo dục trẻ một cáchtoàn diện

Đặc điểm chung của trẻ mầm non là rất thích vẽ và đây là nhu cầu nên trẻ rất saysưa nhưng phần lớn sản phẩm của trẻ có khi thiếu cũng có khi thừa các chi tiết nhỏhoặc tỷ lệ bố cục tranh dễ bị sai lệch Chính vì sự say mê của trẻ nên trẻ không quantâm lắm đến tư thế thực hiện hoạt động, cách cầm bút… Muốn tạo cho trẻ có niềm say

mê hứng thú khám phá, quan sát tìm tòi sáng tạo sau đó tự mình muốn thể hiện đượcsản phẩm Trước hết giáo viên phải xây dựng một môi trường phong phú, hấp dẫn đểkích thích hứng thú trẻ lần sau đến lớp những hình ảnh chủ đích đập vào mắt trẻ để trẻmuốn lên quan sát, sờ lên bức tranh, tự trò chuyện về cảnh vật trong tranh qua đó pháthuy được tính sáng tạo cũng như ngôn ngữ đồng thời giáo dục được tính thẩm mỹ chotrẻ

3 Đặc điểm tâm sinh lý

3.1 Hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo lớn

Trẻ mẫu giáo lớn học tập vẫn là “học mà chơi, chơi mà học” Học theo nghĩa làchơi nhưng vẫn theo một trình tự hành động gần giống như học Nội dung học vừa nhẹnhàng, vừa hấp dẫn trẻ tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, không bị gò bó, khó chịu Cáctrình tự học tập diễn ra giống với tiết học nhưng không nghiêm ngặt, căng thẳng nhưtiết học Nhưng tiết học vẫn đủ các bước lên lớp như: tổ chức lớp, tiến hành tiết dạy(vào bài, nêu câu hỏi đặt vấn đề, giảng giải khái niệm), kết thúc tiết dạy bằng cách chotrẻ nhắc lại những khái niệm đã được học

Những chức năng tâm lý trong tiết học giống như tiết học ở lớp một, học sinhphải chú ý nghe giáo viên hướng dẫn bài, nghe giáo viên giảng giải, phải sử dụng cáchình thức nhớ, các thao tác tư duy diễn ra theo yêu cầu của tiết học

Quan hệ bạn bè trong khi “học mà chơi” cũng được thiết lập gần như quan hệ bạn

bè ở lớp một, quan hệ giữa giáo viên và trẻ cũng tương tự như giáo viên và học sinh ởlớp một giáo viên có thể đứng giảng bài nhưng cũng có thể ngồi cùng trẻ để giải thích,phân tích cho trẻ hiểu

Trang 16

Trẻ tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội những tri thức đơn giản, gần gũi đốivới trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp 1 Trẻ dần dần nhận thức được nhiệm vụ họctập, bổn phận, trách nhiệm của học sinh phải làm gì cho giáo viên vui lòng, bạn bè yêumến.

3.2 Sự phát triển chú ý và ghi nhớ của trẻ mẫu giáo

Bồi dưỡng sự tập trung chú ý và làm tăng trí nhớ cho trẻ vào tập trung chú ý vàghi nhớ là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của trẻ sau này Vìthế cần có những phương pháp thích hợp để bồi dưỡng sự tập trung chú ý và làm tăngtrí nhớ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ

Chú ý của trẻ vẫn là chú ý không chủ định, cuối tuổi mẫu giáo chú ý có chủ địnhcủa trẻ tiến bộ hẳn, bên cạnh đó trí nhớ có một bước biến đổi về chất, trí nhớ có chủđịnh xuất hiện và phát triển mạnh

Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37- 51 phút, đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiềuthay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ

Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2- 3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thờigian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động

Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt Sự phân tán chú

ý ở trẻ còn mạnh, nhều khi trẻ không tự chủ được do năng lực bản năng chi phối Dovậy cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn

Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ đã chú ý nhiều Từ âm thanhbên ngoài trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong óc trẻ Cần luyệntập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò chơi và các tiết học

3.3 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn

Dạy học ngôn ngữ tập trung vào việc tạo dựng khả năng giao tiếp trong các tìnhhuống khác nhau và với các mục đích khác nhau Trẻ phải được đặt trong những tìnhhuống giao tiếp cụ thể và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống đó

Phát triển ngôn ngữ là phát triển ở trẻ cả 4 kỹ năng ( nghe, nói đọc, viết) Ởtrường Mầm non đặc biệt chú ý đến kỹ năng nghe hiểu và nói, đồng thời cho trẻ làmquen với tranh ảnh, sách (mở sách, xem tranh) Đối với trẻ mẫu giáo không dạy trẻ các

kỹ năng đọc và viết thật sự, mà dạy trẻ những kỹ năng cơ bản như: xem tranh, mô tảtranh, kể chuyện theo tranh, biết cách ngồi đúng, biết cách cầm bút tô, đồ

Khả năng ngôn ngữ của trẻ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và trảinghiệm của trẻ, vốn từ của trẻ phong phú, hiểu được một số từ khái quát, …Tuy nhiênkhả năng ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ ở độ tuổi này vẫn còn có sự khác biệt lớn vềmức độ phong phú của từ, về cách diễn đạt mạch lạc, nói đúng ngữ pháp và thể hiệnlời nói đúng với hoàn cảnh giao tiếp, vì vậy giáo viên cần cung cấp vốn từ và tích cựchóa vốn từ cho trẻ

Trang 17

3.4 Sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn

Tất cả các kỹ năng xã hội đều là những hành vi được học Trẻ mẫu giáo sẽ họccác kỹ năng xã hội thông qua quan sát cha mẹ và những người xung quanh giao tiếp.Trẻ ở độ tuổi này có vốn từ vựng tăng lên mỗi ngày, vì vậy việc nói chuyện với cha mẹ

và bạn bè là rất quan trọng Trẻ trong độ tuổi này thường có những phát triển vượt bậc

về mọi mặt, những kỹ năng trẻ học được trong thời điểm này sẽ đi theo trẻ suốt đời.Phát triển các kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến thế giới xung quanh đểgiúp trẻ hòa nhập và từng bước có những hoạt động độc lập trong môi trường gần gũi

Ví dụ như phát triển các kiến thức và kỹ năng cơ bản về tự nhiên ( nước, động thựcvật…), phát triển các kiến thức và kỹ năng cơ bản về xã hội (mối quan hệ của trẻ vớinhững người gần gũi, phương tiện giao thông, các nghề cơ bản…), phát triển các kiếnthức và kỹ năng cơ bản về thẩm mỹ (âm nhạc, tạo hình) Người lớn cần hiểu đượcvùng phát triển gần nhất của trẻ mẫu giáo lớn là gì, đặc biệt là trong lĩnh vực nhậnthức, để có thể đưa ra các biện pháp giáo dục có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ bướcvào lớp 1

3.5 Sự phát triển hoạt động cảm nhận của trẻ mẫu giáo lớn

Tri giác của trẻ bắt đầu chuyển từ ngoài vào trong, khi tiếp xúc với sự vật hiện tượng mới nhưng đã biết kiềm chế lại sự tò mò của mình

Ví dụ như khi nhìn thấy ổ điện thì không thò tay vào vì biết rất nguy hiểm, sau đóbiết khảo sát, mô tả chi tiết đối tượng Khi tiếp xúc với đồ vật, trẻ cầm lên tay, nhìnngắm, sờ mó và chú ý đến đặc điểm nổi bật của đồ vật đó

Trẻ đã biết tri giác không gian rõ ràng, nhận ra các hướng phức tạp như góc bênphải, góc dưới bên trái, biết định hướng không gian mà không cần dựa vào vị trí củabản thân

Trẻ tri giác thời gian khá hoàn chỉnh, có thể nhận ra các buổi trong ngày cũngnhư các ngày trong tuần

3.6 Sự phát triển tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn

Một trí tưởng tượng phong phú giúp trẻ thông minh hơn để thỏa sức sáng tạo.Tưởng tượng được hình thành thông qua những hình dung về sự vật, sự việc, conngười… Tất cả những chất liệu này được gom góp từ những năm đầu đời của trẻ vềvạn vật xung quanh Bằng mọi hoạt động thường nhật, các hình ảnh được ghi nhận, lặplại và trở thành biểu tượng được lưu trữ trong trí não của trẻ Một lúc nào đó trẻ sẽ vậndụng những biểu tượng này để xâu chuỗi thành một sự kiện của trí tưởng tượng và đó

là cách để hình thành nên một đứa trẻ có trí tưởng tượng phong phú

So với người lớn, trẻ nhỏ giàu trí tưởng tượng hơn Khi chúng ta đọc cho trẻ nghemột câu chuyện nào đó phù hợp với lứa tuổi, khơi gợi sự tò mò, kích thích sự khámphá, mang tính phiêu lưu, huyền bí hoặc cổ tích… trẻ sẽ hết sức lắng nghe và bắt đầu

Trang 18

tưởng tượng trong đầu mình về những nhân vật và vùng đất mà câu chuyện đề cậpđến

3.7 Sự phát triển xúc cảm, tình cảm và ý chí của trẻ mẫu giáo lớn

Các loại tình cảm bậc cao của trẻ phát triển ngày càng rõ nét hơn Tình cảm đạođức ngày càng được phát triển do lĩnh hội được các chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng

xử Trẻ bối rối, cảm thấy có lỗi khi hành vi phạm sai lầm Trẻ biết đòi người lớn đánhgiá đúng mức hành vi đúng, sai, tốt, xấu của mình

Tình cảm trí tuệ cũng phát triển theo hướng tìm hiểu các nguyên nhân, cội nguồncác hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộc sống xung quanh trẻ

Tình cảm thẩm mỹ tổng hợp nhiều xúc cảm cùng loại khi rung cảm trước vẻ đẹpcủa thiên nhiên, con người, cỏ cây, hoa lá… tình cảm thẩm mỹ xuất hiện ở trẻ

Nhìn chung xúc cảm và tình cảm của trẻ phong phú nhưng có những đặc điểmsau đây:

Dễ dao động, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười

Xúc cảm chi phối mạnh vào các hoạt động tâm lý, vì vậy hiện thực đối với trẻbao giờ cũng mang màu sắc cảm xúc mạnh mẽ, thích cái gì thì đòi bằng được cái đó,không thích thì vứt đi…

Ý chí:

Tính mục đích phát triển từ tuổi lên hai khi trẻ đã làm chủ được một số hành vicủa mình Từng bước một, trẻ 6 tuổi có thể điều khiển được quá trình ghi nhớ và nhớlại một tài liệu nào đó do người lớn giao cho, ghi nhớ một bài thơ ngắn trẻ thích

Do hiểu được nhiều hành vi ngôn ngữ và biết sử dụng những hành vi ngôn ngữ,trẻ có thể bước đầu vận dụng để lập kế hoạch hành động và chỉ đạo hành động, trẻthường nói to khi hành động

Việc phát triển, bộc lộ ý chí của trẻ mẫu giáo lớn phụ thuộc vào các nhiệm vụ màngười lớn giao cho trẻ (nhiệm vụ phải vừa sức với trẻ)

Để giáo dục ý chí cho trẻ cần phải giáo dục động cơ cho trẻ Thường ở lứa tuổinày mục đích và động cơ trùng nhau chưa tách ra được

4 Hoạt động vẽ theo ý thích

4.1 Khái niệm hoạt động vẽ theo ý thích

Vẽ theo ý thích là vẽ những gì mà trẻ thích, không theo một đề tài cho trước Trẻđược quyền lựa chọn nội dung đề tài mà mình thích Vẽ theo ý thích nhằm rèn luyệntrí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo

Vẽ theo ý thích một hoạt động tạo hình được nhiều trẻ yêu thích, trẻ có điều kiệnthể hiện những ấn tượng của mình về thế giới xung quanh ở mọi lúc, mọi nơi màkhông phải chờ đến khi có điều kiện mới thực hiện được Cụ thể như khi đang chơi ở

Trang 19

sân trẻ muốn thể hiện một ấn tượng nào, trẻ chỉ việc dùng viên phấn, cục gạch, cái que

để vẽ là trẻ có thể thực hiện được ý thích của mình

Theo từ điển tiếng Việt thì: “ Vẽ là dùng bút mà tả hình dạng các vật cho được như thực bằng đường nét hoặc màu sắc” [47, 1807]

Theo từ điển mở Wiktionary: “ Vẽ là tạo hoặc gợi ra hình ảnh sự vật trên mặt phẳng bằng các đường nét, màu sắc”

Theo tác giả Nguyễn Quốc Toản: “ Hoạt động vẽ là hoạt động tạo ra sản phẩm trên mặt phẳng bằng nhiều chất liệu khác nhau” [36, 127] Đối với trẻ mẫu giáo, ở

hoạt động này trẻ phải quan sát đối tượng, nhận xét thông qua ước lượng bằng mắt vềhình dáng, tỉ lệ… và diễn tả lại trên nền giấy bằng cảm nhận riêng của mình

Khi bàn về hoạt động vẽ của Mầm non tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã cho rằng:

“Vẽ là hoạt động mà ở đó tập những cảm nhận mà trẻ có về cơ thể mình và về thế giới xung quanh được phỏng chiếu vào đường nét, hình dạng do nó tạo ra”.

Khi nghiên cứu về hoạt động tạo hình tác giả Lê Thanh Thủy cho rằng: “Hoạt động vẽ là dùng đường nét, hình mảng, màu sắc tạo bố cục thể hiện trên mặt phẳng hai chiều”.

Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về hoạt động

vẽ nhưng nhìn chung đều có những điểm giống nhau đó là hoạt động tạo ra sản phẩmtrên mặt phẳng bằng đường nét và màu sắc Đây cũng là nội dung mà tôi chọn lọc đểnghiên cứu hoạt động vẽ theo ý thích

4.2 Đặc điểm hoạt động vẽ theo ý thích của trẻ mẫu giáo lớn

Sản phẩm sáng tạo của trẻ MG không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩmnhằm phục vụ xã hội, cải tạo xã hội mà nhằm biến đổi và phát triển chính bản thân củatrẻ

- Tính duy kỉ

- Dễ dàng lựa chọn đối tượng miêu tả

- Thể hiện thái độ của mình một cách rõ ràng bằng cách tô màu

- Các ý định miêu tả thường nảy sinh một cách tình cờ

- Khi vẽ xong các chi tiết hầu như trẻ không quay trở lại quan tâm tới chúng nữa

và không biết sửa sang, tô vẽ lại

- Hoạt động vẽ theo ý thích là một trong những hoạt động làm cho trẻ thấy thích,

lý thú và say mê

4.3 Một số đặc điểm trong tranh vẽ của trẻ

Hoạt động vẽ có sức hấp dẫn đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo Thông qua tranh vẽ,trẻ mô tả những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh Vì thế tranh vẽ của trẻ đãlôi cuốn được sự nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học như N.P.Xaculina,T.X.Comarôva , G.G.Grigorieva, đưa ra những đặc điểm nổi bật trong tranh vẽ của trẻmẫu giáo như sau:

Trang 20

- Tính duy kỷ: Trong quá trình vẽ trẻ quan tâm đến “ việc vẽ cái gì”, chứ khôngphải vẽ như thế nào? Tính duy kỷ làm cho trẻ tiến đến hoạt động vẽ một cách dễ dàng.Trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì mà không cảm thấy sợ hãi hay khó khăn Đối tượng trẻ vẽthường là cái gì mà trẻ thích, trẻ muốn chứ không phải là cái dễ vẽ Mối quan tâm củatrẻ trong hoạt động này là trẻ cố gắng truyền đạt giúp người xem hiểu được những suynghĩ, thái độ, tình cảm mà trẻ miêu tả chứ không phải là sự đánh giá về thẩm mỹ, do

đó trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ thương hài lòng với cáchình vẽ sơ đồ đơn giản Sự hạn chế và khả năng biểu cảm bằng ngôn ngữ tạo hìnhthường được trẻ bù đắp tích cực bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ Trẻ càng biết nhiều vềthế giới xung quanh, nội dung vẽ của trẻ càng phong phú, đa dạng và sinh động Tuynhiên càng về cuối tuổi mẫu giáo, ở trẻ có sự thay đổi, trẻ dần có sự thận trọng hơn bởichúng ý thức được khả năng của mình

- Tính không chủ định:

Trong hoạt động vẽ chưa có khả năng suy tính sắp xếp công việc một cách chitiết, các ý định miêu tả thường nảy sinh một cách tình cờ Đôi khi để thực hiện ý địnhmiêu tả trẻ cũng hình dung ra kế hoạch chung song các kế hoạch này thường nhanhchóng bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình quan sát, trí nhớ, xúc cảmhay tưởng tượng Chú ý vào việc nội dung thể hiện các “ý tưởng”, trẻ thường miêu tảrất say sưa Nhưng mỗi khi vẽ xong các chi tiết, trẻ hầu như không quan tâm đếnchúng nữa, không quay trở lại sửa sang hay tô vẽ lại

Tranh vẽ của trẻ giống như một câu chuyện đồ họa “Câu chuyện” ấy thường bắtđầu từ một chi tiết bất kì nào đó, sau đó thêm thắt dần các chi tiết mới Đôi khi trẻ liênkết vào một bức tranh vài hành động, vài sự việc xảy ra cùng với một nhân vật (nhânvật đó được vẽ nhiều lần, ở nhiều vị trí khác nhau trong bức tranh)

- Tính chân thật, hồn nhiên:

Tính chân thật, hồn nhiên, đầy cảm xúc trong tranh vẽ của trẻ được thể hiện rõnét qua hình thức và cách thức mô tả, đôi khi trong tranh vẽ tồn tại những cái phi lýđối với người lớn nhưng rất hợp lý trong cái nhìn của trẻ Phân tích những tranh vẽ củatrẻ em đuợc hình thành bằng con đường tự phát, người ta thấy trẻ thể hiện trong đóphần nhiều cái trẻ biết, trẻ cảm nhận, trẻ nghĩ chứ không hẳn là cái trẻ nhìn thấy Bêncạnh đó, cùng với việc vẽ ra những hình ảnh nhìn thấy, trẻ còn vẽ ra những cái nó biếtđược khi hành động với đối tượng Mặt khác, khi vẽ dù trẻ đã cố gắng vẽ cẩn thậnnhưng vẫn mang đến cho chúng ta cảm nhận được sự vụng về thật dễ thương qua nét

vẽ của trẻ Bởi vậy tranh vẽ của trẻ có vẻ ngây thơ hồn nhiên đối với người lớn

Đối với trẻ mẫu giáo bé, tranh vẽ chỉ là sự lặp lại hiện thực Trẻ thường cho rằngnhững gì vẽ trong tranh đều giống như thật, đều là hiện thực chứ không phải là sự thểhiện hiện thực Dần dần trẻ mới hiểu được rằng chỉ có một số thuộc tính của sự vật

Trang 21

mới thể hiện trên tranh và không thể hiện hành động với các vật vẽ trong tranh như vớivật thật được.

- Tính xúc cảm:

Tất cả các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, những gì gần gũi, quenthuộc gây cho trẻ xúc cảm đều là những đề tài được trẻ thể hiện trong tranh vẽ củamình Vì thế tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực vừa mang tính chủ quan cảm xúc

rõ nét

Trẻ thể hiện cảm xúc yêu ghét của mình đối với các hình ảnh trong tranh vẽ quaviệc tô màu Thông thường khi trẻ vẽ những đối tượng mà trẻ yêu thích, trẻ thườngdùng màu sắc sặc sỡ và vẽ cẩn thận, còn khi trẻ vẽ các đối tượng mà trẻ ghét, khó chịu

và sợ hãi thì trẻ dùng màu tối và vẽ không cẩn thận vì trẻ nghĩ những nhân vật đókhông xứng đáng được vẽ cẩn thận Ngoài ra bố cục và độ lớn của hình ảnh trongtranh thể hiện thái độ của trẻ, các đối tượng quan trọng đối với trẻ thường được vẽ tohơn các đối tượng khác

Phần lớn sự tri giác của trẻ về đối tượng xung quanh thật đơn giản và tươi vui,điều này được thể hiện qua những hình ảnh được mô tả rất rực rỡ Mặc dù các hìnhảnh trong tranh vẽ của trẻ còn khá sơ lược dưới con mắt của trẻ rất sống động và “nhưthật”

4.5 Ý nghĩa của hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong đó con ngườikhông chỉ nhận thức cái đẹp của thế giới xung quanh mà còn cải tạo nó theo quy luậtcủa cái đẹp

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động thú vị nhất đối với trẻ lứa tuổiMầm non Nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gìchúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động và gây cho trẻnhững xúc cảm, tình cảm đích thực

Hoạt động tạo hình là một phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện.Các giờ vẽ, nặn… có ảnh hưởng đến việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể lực

và hình thành các phẩm chất, kỹ năng lao động giản đơn đối với trẻ mẫu giáo

- Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với giáo dục trí tuệ, ngôn ngữ:

Trong quá trình hoạt động tạo hình trẻ có nhiều cơ hội để tìm hiểu, khám phá các

sự vật, hiện tượng, biết quan sát, phân tích, so sánh, đánh giá vật này với vật khác.Ngoài ra, trẻ còn tìm hiểu bản chất của các vật liệu tạo hình và sự liên quan giữa kếtquả thu được và vật liệu tạo hình

Hoạt động tạo hình là môi trường thuận lợi hình thành ở trẻ các phẩm chất trí tuệnhư tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo

Trang 22

Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Trong quá trình nhận biếtcác đối tượng, so sánh và nhận xét sản phẩm tạo hình sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ, lờinói, hình tượng - truyền cảm và ngôn ngữ mạch lạc hơn.

- Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với giáo dục đạo đức:

Thông qua các giờ tạo hình các đức tính tốt được hình thành như tính tích cựcchủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, kiên nhẫn từ đầu đến cuối, biết lắng nghe ýkiến của cô và các bạn

Ngoài những biểu tượng, kinh nghiệm mà trẻ thu nhận được từ thế giới xungquanh qua hoạt động tạo hình, trẻ còn biểu lộ những tình cảm, xúc cảm thái độ đối vớinhững gì mà trẻ thể hiện Tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ có điều kiện tiếp thuchuẩn mực thẩm mỹ- đạo đức trong xã hội Trải nghiệm các xúc cảm tình cảm, học hỏicác kỹ năng xã hội qua các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, các sự kiệnđược miêu tả

Hoạt động tạo hình của trẻ có nguồn gốc xã hội và thể hiện sự định hướng xã hộicho sự phát triển nhân cách của trẻ em Hoạt động tạo hình là một phương tiện giaotiếp, trẻ luôn mong muốn được người khác tiếp nhận và cảm nhận, hiểu được nhữngđiều mà trẻ muốn gửi gắm trong sản phẩm Đồng thời trẻ luôn chờ đợi ở người khác sựđộng viên, khuyến khích, khen ngợi và rất thích thú nhận được sự đồng cảm từ ngườikhác Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ phản ánh những sự vật, hiện tượng có trongthiên nhiên, những gì làm trẻ rung động, suy nghĩ và có tình cảm yêu ghét đối vớichúng Khi tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ còn trải nghiệm những xúc cảm- tìnhcảm khi có mong muốn sẽ tạo ra sản phẩm thật đẹp cho người khác Chính những điều

đó là điều kiện hình thành ở trẻ ý thức cộng đồng, luôn quan tâm, nghĩ đến người kháctrong giao tiếp xã hội

- Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ:

Hoạt động tạo hình tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cảm giác,tri giác thẩm mỹ Ở trường Mầm non hoạt động tạo hình chiếm khá nhiều thời lượng

và được thực hiện thông qua các loại hình như vẽ, xé dán, nặn, chắp ghép

Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ độc đáo,hấp dẫn của các đối tượng Khi quan sát các sự vật, hiện tượng của cuộc sống xungquanh, trẻ em thường hồi hộp xúc động Sự tri giác một màu sắc rực rỡ hay một phongcách tuyệt diệu làm trẻ xúc động, vui mừng

4.6 Vai trò của hoạt động vẽ đối với việc phát triển giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ

Từ ngay những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ đã bị lôi cuốn một cách vô thứcvào tất cả những gì trong sáng và hấp dẫn, chúng thích thú với những đồ chơi và màu

Trang 23

sắc rực rỡ, những âm thanh và nhịp điệu rộn rã vui tươi Tất cả những cái đó gây chotrẻ cảm giác vui sướng.

Từ “đẹp” sớm đi vào cuộc sống của trẻ, tình yêu, cái đẹp trong thiên nhiên, trongcuộc sống và trong nghệ thuật, thực chất đó là hình được khêu gợi bởi những xúc cảm

về cái đẹp Quá trình tri giác cho hoạt động vẽ tạo điều kiện cho trẻ trực tiếp tiếp xúcvới cái đẹp, nghĩa là trẻ phải tập trung quan sát, tập nhận biết, cảm nhận các đặc điểmthẩm mỹ của đối tượng (hình dáng, màu sắc, kích thước, cấu trúc, tỷ lệ, vị trí, khônggian…)

Trong quá trình này trẻ nắm bắt đầy đủ, chính xác các đặc điểm, các vẻ bên ngoàicủa đối tượng và xuất hiện cảm xúc về cái đẹp trong hình dáng, màu sắc, nhịp điệu…

Đó chính là cảm xúc thẩm mỹ

Từ những cảm xúc này dần dần hình thành ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, quá trình thểhiện cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc và trí tưởng tượng mang tínhnghệ thuật của trẻ ngày càng trở nên phong phú hơn

Do đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo mà ở lứa tuổi này được coi là thời

kỳ “hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ Vì vậy vai trò của hoạt động tạo hình đối vớiviệc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mầm non là vô cùng quan trọng Xúc cảm qua hoạtđộng vẽ sẽ trở thành những tài sản riêng của những tài năng cho tương lai

Bước sang tuổi thứ 6 trẻ cần được cung cấp biểu tượng và tạo hứng thú cho trẻ

Mở rộng hiểu biết về những vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh qua màusắc, hình dáng, đường nét, bố cục, tỉ lệ, không gian… Nhằm tạo cho trẻ có nhiều biểutượng đa dạng, phong phú về thế giới xung quanh

Hoạt động tạo hình càng được tổ chức phong phú bao nhiêu đứa trẻ sẽ có cơ hộigiao lưu, tiếp xúc với thế giới xung quanh bấy nhiêu Nhờ đó trẻ sẽ tích lũy thêm chomình vốn hiểu biết phong phú hơn, củng cố những hiểu biết về thế giới xung quanh.Tất cả những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ lĩnh hội được trẻ vận dụng trên sảnphẩm của mình theo trí tưởng tượng sáng tạo

4.7 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển hoạt động vẽ của trẻ em

Sự hình thành và phát triển thể chất, trí tuệ ở trẻ em có những cái chung mangtính quy luật Sự phát triển mọi mặt ở trẻ em rất hài hòa, do vậy sự hình thành, pháttriển ngôn ngữ tạo hình của trẻ em cũng có những nét chung cho tất cả biểu hiện ở:

- Hoạt động vẽ của trẻ em rất sớm, rất tự nhiên

Thấy trẻ em cầm cái que, viên phấn, bút chì vạch ngang dọc, vòng vèo trên nềnnhà, mặt bàn, trên giấy,… ta nói trẻ đang vẽ? Nói vậy e rằng hơi sớm, vẽ là “từ” củangười lớn, còn trẻ cầm chì ngược cũng không hay sao gọi là vẽ được Đó là sự luôn taycủa cảm nhận về đường nét và màu sắc

Trang 24

Khi trẻ cầm phấn, que vạch lung tung, nhưng rất may là hoạt động đó tạo ra nét

rõ ràng, loằng ngoằng, có thể là màu trắng, đỏ,… làm cho trẻ thấy lạ, thấy thích vì cókết quả Càng thích thú trẻ càng hoạt động tích cực! Cho nên ta thấy trẻ chăm chú miệtmài kéo ngang, kéo dọc, liên hồi chẳng ra hình thù gì Như vậy, hoạt động vẽ là mộttrong những hoạt động làm cho trẻ vui thích là hoạt động tự thân, có bản năng hay donhu cầu cho sự phát triển

Nhận thức của trẻ ngày càng phong phú về thế giới xung quanh, đối với trẻ vẽkhông chỉ là hoạt động thích thú, mà còn là phương tiện để diễn đạt (thay lời nói), làphương tiện để biểu lộ nhận thức của mình về thế giới xung quanh Hình vẽ của trẻngày phức tạp, nhiều chi tiết, càng gần với những gì chúng thấy ở xung quanh, chứng

tỏ trẻ em nhận thức ngày càng phong phú hơn Hình vẽ đã đem lại cho trẻ niềm vui, và

từ đó trẻ thích vẽ hơn Trẻ rất tự tin vào hình vẽ của mình: “cháu vẽ đấy”, “cháu vẽcon mèo”, “cháu vẽ có đẹp không nào”,…Đó là những câu nói của trẻ sau khi hoànthành “tác phẩm” Ở những câu nói ngây thơ ấy, ta thấy chứa đựng niềm tin, niềm tựhào và niềm vui của trẻ

4.8 Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình trong tranh vẽ của trẻ

và kỹ năng vận động trẻ ở lứa tuổi này có thể cảm nhận được tính nguyên thể của cáchình ảnh đối tượng miêu tả và biết dùng đường nét liền mạch, mềm mại, uyển chuyển

để truyền đạt hình dáng trọn vẹn của mọi sự vật trong cấu trúc hợp lý, đồng thời thể

Trang 25

hiện tư thế vận động, hành động phù hợp với nội dung sáng tạo Đặc biệt trẻ 5- 6 tuổi

đã có vốn kinh nghiệm phong phú cho nên các biểu tượng hình thành khá đầy đủ vềhình dáng, cấu trúc và đặc điểm riêng biệt, khá linh hoạt trong việc biến đổi, phù hợptính chất của đường và hình thể để thể hiện sự độc đáo rất riêng của mỗi hình tượng sựvật cụ thể Hình tượng của trẻ đến gần với hiện thực, mất dần tính chủ quan

cỏ thì màu xanh lá , trẻ có thể sử dụng màu tự do nhưng tình trạng vẽ màu kiểu tự do,ngẫu nhiên không liên hệ với nội dung ý đồ miêu tả vẫn còn phổ biến Tuy nhiên một

số trẻ đã có vốn hiểu biết phong phú về màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát đểthấy được vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiệnthực và làm quen quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc Tính tích cựcquan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinhđộng để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó mà biểu lộ suy nghĩ, tìnhcảm và ước mơ của mình Vì thế giáo viên cần kích thích hứng thú về vẻ đẹp của sựvật hiện tượng thông qua màu sắc, điều đó sẽ làm cho màu sắc và sự phối hợp màutrong bài vẽ của trẻ sẽ rất truyền cảm

- Bố cục:

Ngoài đường nét, hình dạng, màu sắc, trẻ mẫu giáo còn sử dụng một phương tiệntruyền cảm khác là sự sắp xếp các vị trí hình ảnh trong không gian tranh vẽ hay còngọi là xây dựng bố cục Bố cục là một phương thức tổ chức nghệ thuật của một tácphẩm nghệ thuật

Ngoài khả năng tạo nhịp điệu trẻ MGL đã biết tạo nên bố cục tranh với thế cânbằng qua cách sắp xếp đối xứng Để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung với hìnhthức của tranh, nhiều trẻ biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động vàcác mối quan hệ giữa các sự vật, nhân vật để tạo ra một không gian có chiều sâu vớinhiều tầng cảnh Tính nhịp điệu trong bố cục tranh vẽ của trẻ 5- 6 tuổi thể hiện ở nhiềuvẻ: bằng sự sắp xếp lặp đi lặp lại của các hình cùng loại, bằng sự phân biệt thể hiện

Trang 26

quan hệ chính- phụ… Tuy nhiên tranh vẽ thường mang tính liệt kê, trẻ trải đều cáchình vẽ trên mặt giấy, ít có trước, sau, xa, gần và ít tuân theo tỉ lệ trong thực tế.

Hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện tạo hình trong tranh vẽ của trẻ phụthuộc rất nhiều vào khả năng tri giác hình tượng, sự lựa chọn góc độ nhìn và khả năngcảm nhận vẻ đẹp, đa dạng của thế giới xung quanh đồng thời phụ thuộc vào khả năngtưởng tượng sáng tạo biến đổi hình tượng mà mức độ phong phú sâu sắc của xúc cảm,tình cảm thẩm mỹ của trẻ

5 Các thể loại vẽ trong chương trình Giáo dục Mầm non

Các bài mẫu dành cho trẻ là các bài phối hợp các kỹ năng đã học ở lớp dưới Ởthể loại này giáo viên cần nắm vững yêu cầu của từng bài để chuẩn bị mẫu và giớithiệu rõ ràng, hướng dẫn trẻ quan sát cụ thể Tiết vẽ theo mẫu phải có mẫu, mẫu dogiáo viên vẽ hoặc dùng vật thật để trẻ quan sát từ đầu đến cuối tiết học, trẻ vẽ theo mẫu

Điều cần thiết cho vẽ theo đề tài là trẻ nêu càng nhiều sự vật, hiện tượng sốngđộng, phong phú về hình dạng, màu sắc, đường nét bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.Không nên bắt trẻ phải phản ánh lại những hình ảnh gợi ý đơn giản của tiết mẫu mà đểtrẻ phản ánh vào trong bài vẽ tất cả những gì trẻ thu nhận được ở xung quanh

5.3 Vẽ tự do

Tranh vẽ tự do là tranh vẽ theo ý thích không theo một đề tài cho trước Người vẽđược quyền lựa chọn nội dung đề tài mà mình thích Vẽ tự do nhằm rèn luyện trí nhớ,trí tưởng tượng, sáng tạo

Trang 27

Giáo viên có thể cho trẻ suy nghĩ và nêu ý tưởng của mình ra trước lớp nhưngtrong quá trình thực hiện giáo viên cần đến với từng trẻ để tìm hiểu xem trẻ định vẽ gì,

vẽ như thế nào… Gợi mở cho trẻ sự sáng tạo cũng có thể hướng dẫn nội dung cụ thểcho trẻ nào còn lung túng, chưa chọn được đề tài Hoạt động của giáo viên với cá nhântrẻ sẽ giúp cho mọi trẻ tự tin với hoạt động vẽ của mình

Như vậy hoạt động vẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ Vì vậy,

tổ chức hướng dẫn sao cho phù hợp, hấp dẫn để duy trì hứng thú cho trẻ, để trẻ vừa thểhiện được cảm xúc thẩm mỹ của mình vừa phát triển khả năng sáng tạo và các nănglực, kỹ năng cơ bản, vừa thưởng thức đánh giá được sản phẩm của mình và của bạncòn phụ thuộc rất nhiều vào sự nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên Mầm non

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG VẼ THEO Ý THÍCH CỦA TRẺ.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1 Vài nét về hình thức giáo dục trẻ ở trường mầm non

Đối với nghành giáo dục mầm non Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Bình nói chung

và Phòng Giáo dục thành phố Đồng Hới nói riêng luôn chú trọng việc mở rộng mạnglưới trường lớp và nâng cao chất lượng giảng dạy và chăm sóc trẻ thông qua các hoạtđộng như tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, hội thi đồ dùng dạy học- đồ chơi, hội thi nấu

ăn, mở các lớp tập huấn chương trình đổi mới cho giáo viên, động viên khen thưởngnhững tập thể đạt thành tích xuất sắc… Vì thế trong những năm gần đây giáo dục mầmnon của Tỉnh có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực

Sự phát triển trí tuệ của trẻ diễn ra trong đời sống hàng ngày của chúng, trong quátrình giao tiếp với người lớn, chơi với các bạn cùng tuổi, trong lao động, trong cácbuổi dạo chơi cũng như trong quá trình dạy học có hệ thống trên các tiết học ở trường

MG Do hình thức hoạt động của trẻ ở trường phổ thông là học tập, còn ở MG hoạtđộng chủ yếu là vui chơi nên nội dung và cách tổ chức các hình thức dạy học ở trường

MN cũng khác so với trường phổ thông Các tiết học ở trường MN có nhiệm vụ cungcấp cho trẻ những tri thức xác thực về khoa học, nhưng rất sơ đẳng về các sự vật hiệntượng xung quanh Đó là những tri thức văn hóa chung nhất biểu hiện dưới dạngnhững biểu tượng gần gũi, dễ hiểu đối với trẻ em, những mối liên hệ, quan hệ đơngiản, những nguyên nhân gần gũi giữa các sự vật hiện tượng xung quanh Khối lượngtri thức và kỹ năng cung cấp cho trẻ MG trên các tiết học không đáng kể so với phổthông, song khối lượng tri thức có ý nghĩa quan trọng để phát triển trí tuệ

Có thể nói hình thức dạy học cơ bản ở MG là “tiết học” song số lượng tiết học ởmỗi ngày là rất ít từ (1- 2 tiết), với thời gian dành cho tiết học cũng ngắn (25- 30 phúttùy theo độ tuổi) Do đó ngoài các hình thức cơ bản của dạy học, bên cạnh còn cáchình thức hoạt động ngoài tiết học nhằm bổ trợ cho trẻ vốn hiểu biết và hệ thống trithức phong phú hơn

2 Khảo sát thực tế để xác định khả năng

Tiến hành đề tài này tôi thực hiện trên 30 trẻ mẫu giáo lớn, tất cả đều có nề nếptrong học tập nhưng một số trẻ còn lúng túng khi sử dụng đồ dùng học tập Khi tiếpxúc với các sản phẩm tạo hình trẻ chưa tập trung tư duy, chưa biết cách cảm nhận,đánh giá ý nghĩa sản phẩm mà trẻ chỉ cảm nhận bằng cách nhìn trực quan về màu sắc,chưa chú ý đến đường nét, bố cục, ý nghĩa của hình ảnh

Khả năng thể hiện cảm xúc của trẻ vào sản phẩm tạo hình còn hạn chế: Trẻ chưa

có kỹ năng cơ bản để vẽ những hình mà trẻ muốn, chưa biết chọn màu sắc phù hợp,chưa có kỹ năng vẽ, sắp xếp, lựa chon để vẽ tranh, trẻ nhàm chán khi tham gia các

Trang 29

hoạt động vì chưa tự mình tạo ra một sản phẩm đẹp như ý, điều này làm cho trẻ chưamạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động tạo hình.

Qua khảo sát chất lượng ở 32 trẻ qua 3 nội dung

- Kỹ năng tạo đường nét, hình dáng cơ bản

- Khả năng bố cục tạo hình bức tranh

- Kỹ năng phối hợp màu sắc hợp lý

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát ban đầu qua 3 nội dung trên

Số trẻ 30/30

Trung bình (%)

3 Những thuận lợi và khó khăn:

3.1 Thuận lợi:

Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, sạch sẽ, thoáng mát nằm ở trung tâm địabàn thành phố nên tiện lợi cho việc đi lại của các cháu, bàn ghế đầy đủ cho trẻ ngồihọc, các giá để đồ dùng, đồ chơi, tủ, tư trang của trẻ đều được cấp

Trường Mầm non luôn được sự quan tâm của Phòng giáo dục, được sự quan tâm,giúp đỡ của giáo viên đã đóng góp, ủng hộ kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi phục

vụ cho môn học

Bên cạnh đó, hàng năm giáo viên đứng lớp còn được tham gia dự các buổichuyên đề của phòng, của trường tổ chức để học hỏi nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ 70- 80% phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyênđưa đón con em mình đến lớp và trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe, khảnăng tiếp thu bài của các cháu để cùng nhà trường có phương pháp giáo dục cháu tốthơn Các cháu ở lớp có cùng độ tuổi mạnh dạn thích học môn tạo hình

Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho tôi trau dồikiến thức bằng cách đi dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân

3.2 Khó khăn:

* Thực trạng từ trẻ

Trang 30

Do số lượng trẻ trong lớp còn đông, trẻ bây giờ hay được gia đình phục vụ nêncòn nhiều trẻ chưa được mạnh dạn, tự giác tham gia vào các hoạt động, trẻ chưa cóthói quen, nề nếp, kỹ năng sinh hoạt tập thể Trẻ hay thích tự ý làm những gì mìnhmuốn, chưa tập trung chú ý lắng nghe và thực hiện những yêu cầu hướng dẫn của cô,chưa biết kết hợp cùng các bạn để hoạt động theo nhóm.

Trẻ thường được gia đình cưng chiều nên rất muốn khám phá mọi thứ xungquanh, trẻ muốn mọi thứ mình thích thuộc về riêng mình, chưa có ý thức giữ dìn môitrường chung Khi tiếp xúc với môi trường mới trẻ ngắm nhìn, muốn tự tay sờ vàohình ảnh, đồ dùng, tự tay bóc khám phá, thậm chí còn xé tự ý lấy những gì mà nó thíchthuộc về mình

* Thực trạng từ phía giáo viên

Giáo viên đa số chưa qua đào tạo chuyên sâu về Mỹ thuật tạo hình

Giáo viên còn mới nên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nói chung và kinhnghiệm tổ chức HĐTH nói riêng

Quá trình tổ chức còn nặng nề về kết quả sản phẩm, ít tạo điều kiện để trẻ có sựhứng thú phát huy tính sáng tạo

Chưa tận dụng hết môi trường xung quanh để tạo cảm hứng cho trẻ

* Thực trạng về phía phụ huynh

Mặc dù quan tâm con nhưng đa số phụ huynh còn mải mê công việc, xem nhẹbậc học MN, ít giành thời gian cho con, phần lớn đều ỉ lại cho ông bà và người giúpviệc, vì vậy việc trao đổi phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynhcòn gặp nhiều khó khăn

Còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc tạo hình của con trẻ, chưa tạođiều kiện cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo cá nhân

Trang 31

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG

VẼ THEO Ý THÍCH ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở

đồ vật, con người bằng đường nét đậm nhạt, màu sắc và cảm xúc của người vẽ trênmặt phẳng của giấy vẽ, tạo cho người xem một cảm giác như thật

Trẻ càng vẽ nhiều thì càng phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, tổnghợp từ tổng thể đến chi tiết, rèn luyện kỹ năng miêu tả đồ vật, làm giàu vốn biểutượng, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mỹ Trong quá trình quan sát giáo viên cầnđàm thoại với trẻ để hướng cho trẻ biết liên tưởng giữa sự vật này với sự vật khác.Nắm bắt những đặc điểm chính để trẻ khắc ghi trong đầu để khi vừa nhắc đến thì nộidung đó sẽ hiện lên trong đầu trẻ

Ở mẫu giáo lớn, việc cho trẻ quan sát đồ vật sống động trong thiên nhiên, trongcuộc sống càng cần thiết hơn, để cung cấp biểu tượng chính xác về đồ vật, hiện tượng

và làm giàu cảm xúc cho trẻ Khi đi dạo hoặc giờ chơi ngoài sân trường cô giáo có thểmang theo phấn và bảng để trẻ có thể vừa quan sát thiên nhiên, vừa vẽ lên bảng Đểhướng trẻ chú ý quan sát đồ vật phải luôn tạo những tình huống bất ngờ một cách tựnhiên Ví dụ: Muốn trẻ quan sát đàn gà khi đi đến đàn gà giáo viên nói: “Ồ các chú gàđang làm gì thế nhỉ?” giáo viên nói tiếp: “Chúng ta thử đếm xem có bao nhiêu chú gànào?” Trẻ đếm Giáo viên và trẻ vừa quan sát vừa đàm thoại về đàn gà để kích thích

sự tập trung chú ý của trẻ

Quan sát nhận xét là việc làm đầu tiên của người vẽ Cần quan sát, nhận xét, phântích đặc điểm, cấu trúc, hình dáng của sự vật, hiện tượng Những cảm xúc và nhận xétban đầu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiến hành bài vẽ

Đối với vẽ theo ý thích là thể loại mang tính tổng hợp nhất bởi khi trẻ thích vẽ gìtrẻ tự chọn đề tài cho mình và đòi hỏi trẻ phải có trí tưởng tượng phong phú, có sángtạo, biết phối hợp các đường nét cơ bản để tạo nên hình dáng các đồ vật để sắp xếpchúng thành một bức tranh theo đề tài đã chọn Trẻ còn phải biết cảm thụ về màu sắc,biết cách sắp xếp bố cục một bức tranh sao cho cân đối Do đó, cần phải dạy trẻ biếtcách quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng Nếu như một bài vẽ theo ý thích mà trẻ khôngđược trực tiếp quan sát, so sánh, ghi nhớ thì kết quả sẽ rất thấp, thậm chí có trẻ khôngbiết vẽ gì Vì vậy, áp dụng hình thức cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xungquanh trẻ mọi lúc, mọi nơi là rất cần thiết bởi hàng ngày trẻ rất gần gũi với thiên nhiên,

Ngày đăng: 13/04/2017, 13:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Thanh Bình, Hoạt động tạo hình với sự phát triển toàn diện của trẻ em, tạp chí GDMN số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động tạo hình với sự phát triển toàn diện củatrẻ em
2. Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Thế Hùng, Vũ Kim Nguyên, Nguyễn Thị Hiên, Hình họa và điêu khắc, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hìnhhọa và điêu khắc
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Lê Thị Thanh Bình (1997), Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ MG 5- 6 tuổi trong giờ vẽ, Luận văn thạc sĩ khoa học GDMN Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thứccủa trẻ MG 5- 6 tuổi trong giờ vẽ
Tác giả: Lê Thị Thanh Bình
Năm: 1997
4. Vũ Minh Tâm (1998), Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ
Tác giả: Vũ Minh Tâm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
5. Lê Thanh Thủy (2010), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầmnon
Tác giả: Lê Thanh Thủy
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2010
6. Nguyễn Ánh Tuyết (1996), Tâm lý học trẻ em. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
8. Hồ Hoàng Yến (2011), Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường mầm non tại thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ tâm lí học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5- 6tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường mầm non tại thành phố Biên Hòa, Tỉnh ĐồngNai
Tác giả: Hồ Hoàng Yến
Năm: 2011
9. Xaculina N.P Comaroova T.X Phương pháp dạy hoạt động tạo hình, Nxb Gáo dục 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy hoạt động tạo hình
Nhà XB: Nxb Gáodục 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w