Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Đặng Ngọc Đức LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang ngày càng phát triển và hội nhập, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Nói đến sự phát triển của nền kinh tế, chúng ta không thể không nói đến sự đóng góp của các doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay trong số các doanh nghiệp thì 95% là các DNVVN. Hoạt động của các DNVVN đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế. Việc tạo điều kiện về mọi mặt để các DNVVN hoạt động tốt là một việc rất cần thiết. Một trong những khó khăn đối với các DNVVN hiện nay chính là nguồn vốn. Nguồn vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng để doanh nghiệp có thể mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Không một DNVVN nào không vay vốn ngân hàng nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Nguồn tín dụng ngân hàng đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải tất cả các DNVVN đều được tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng. Do đó việc mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay đối với các DNVVN là vấn đề hết sức cần thiết đối với tất cả các NHTM. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội, nhận thấy đối tượng cho vay chủ yếu của chi nhánh hiện nay chính là các DNVVN. Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa tương xứng với quy mô của chi nhánh. Do đó đề tài: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội” được chọn nghiên cứu hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ SV: Hữu Thị Bích Lớp: TCDNK21 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Đặng Ngọc Đức Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội SV: Hữu Thị Bích Lớp: TCDNK21 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Đặng Ngọc Đức Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp là tế bào quan trọng của nền kinh tế, là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Theo các hình thức phân chia khác nhau đều tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp. Phân loại theo quy mô (lao động và vốn đầu tư) thì có 2 loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn. Không có một khái niệm chung nào thống nhất trên thị trường quốc tế về những gì cấu thành nên một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các khái niệm và sự phân loại thay đổi từ nước này sang nước khác. Quy mô của doanh nghiệp thường được xác định bởi nhiều chỉ tiêu bao gồm quy mô của tài sản, số người lao động, cơ cấu sở hữu, nguồn và loại hình tài chợ, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. Đối với Việt Nam theo nghị định số 90/2001/NĐ- CP ngày 23/11/2001 thì DNVVN được định nghĩa như sau: “DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh theo pháp luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình không quá 300 người”. Đối với một số lĩnh vực cụ thể thì lại có những quy định riêng. 1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng. Các DNVVN rất năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường đặc biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ có tính địa phương bởi khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất việc làm. SV: Hữu Thị Bích Lớp: TCDNK21 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Đặng Ngọc Đức DNVVN có tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra điều hành được thực hiện trực tiếp qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. DNVVN có vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh điều đó tạo sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó DNVVN cũng có một số hạn chế nhất định như cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thường lạc hậu, nhà xưởng, trụ sở giao dịch nhỏ hẹp, trình độ quản lý nói chung còn hạn chế, đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được đào tạo cơ bản đặc biệt là những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh, họ quản lý chủ yếu bằng kinh nghiệm và thực tiễn. DNVVN với tiềm lực to lớn, sự đa dạng về nhiều mặt đã và đang khẳng định được vai trò ngày càng quan trọng của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế. Các đặc điểm của DNVVN còn thể hiện rõ ở vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế: Thu hút và phát triển tốt các nguồn lực trong nền kinh tế: Thứ nhất là vốn đầu tư, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình các DNNQD sử dụng đa dạng các phương thức huy động vốn trong nền kinh tế. Đặc biệt là thu hút được lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội. Với điều kiện kinh tế thị trường đang phát triển như nước ta hiện nay thì việc huy động được nguồn vốn nhàn rỗi vào sản xuất kinh doanh là việc hết sức cần thiết tạo nên động lực cho tăng trưởng kinh tế. Đối với các doanh nghiệp lớn, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ Nhà nước hoặc từ các tổ chức kinh tế còn nguồn vốn đầu tư vào các DNVVN chủ yếu từ khu vực dân cư. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Thứ hai là thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động. Thất nghiệp là một trong những vấn đề nan giải bức xúc ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở SV: Hữu Thị Bích Lớp: TCDNK21 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Đặng Ngọc Đức nông thôn ngày càng tăng. Hệ thống các DNVVN đang từng bước mở rộng và phát triển tạo thêm việc làm mới. Các doanh nghiệp lớn đòi hỏi lao động có chuyên môn, học vấn cao. Chỉ sự phát triển mạnh mẽ của DNVVN đã tạo thêm nhiều việc làm thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp. DNVVN sử dụng đa dạng các loại lao động bao gồm cả lao động phổ thông, lao động trí óc, lao động bậc thấp và lao động bậc cao… với số lượng lớn. Hàng năm, các DNVVN thu hút và sử dụng một số lượng lớn lao động, giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn dân cư trong nước. Thứ ba là sử dụng đa dạng các yếu tố đầu vào, đổi mới kỹ thuật công nghệ tạo động lực cho tăng trưởng. Với số lượng lớn, đa dạng về quy mô và ngành nghề sản xuất kinh doanh, các DNVVN sử dụng ngày càng hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào: nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế. Các loại sản phẩm mà DNVVN tiêu thụ là các sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như nông, lâm nghiệp, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vận tải, bảo hiểm…Các DNVVN tận dụng được nguồn nhiên liệu dôi thừa, tạo điều kiện để các ngành khác phát triển. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các DNVVN phải không ngừng nâng cao, đổi mới công nghệ kĩ thuật, mua sắm trang thiết bị, tạo động lực cho quá trình phát triển. Cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu: DNVVN không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ lớn cho nền kinh tế mà còn đóng góp vai trò không nhỏ vào quá trình sản xuất, tái sản xuất xã hội, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế. Sử dụng các yếu tố đầu vào, các DNVVN tiếp tục quá trình tái sản xuất xã hội để tạo ra nhiều hàng hóa phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu cách, có chất lượng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Do yêu cầu tồn tại, phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh các DNVVN ra sức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu xã hội, đổi mới công nghệ, tiến hành những phương pháp sản xuất kinh SV: Hữu Thị Bích Lớp: TCDNK21 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Đặng Ngọc Đức doanh mới, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Với giá thành rẻ, chất lượng cao, hàng hóa, dịch vụ phong phú đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phục vụ các yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng thu Ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của các DNVVN đã đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân. Hàng năm, DNVVN đóng góp khoảng 42% vào GDP, năm 2008 tỷ trọng đóng góp vào GDP là 38%. Các DNVVN sản xuất kinh doanh khá hiệu quả, doanh thu trung bình hàng năm tăng 33%. Năm 2008 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế với tỷ lệ lạm phát cao cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hầu hêt các doanh nghiệp đều lâm vào tình trạng khó khăn khi nguồn vốn khan hiếm, chi phí đầu vào đắt đỏ. Trong đó bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là các DNVVN do đặc điểm về quy mô và cũng do các DNVVN chủ yếu nằm ở khu vực ngoài quốc doanh nên không nhận được sự hỗ trợ và ưu tiên từ phía Nhà nước. Tuy nhiên các DNVVN đều cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp một khoản thuế thu nhập đáng kể vào Ngân sách Nhà nước. Đây là khoản thuế lớn có ý nghĩa kinh tế quan trọng phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế về quy mô và hiệu quả. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Các DNVVN đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước về nhiều mặt, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Đặc trưng kinh tế đa dạng của DNVVN tạo ra khả năng tác động lớn quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành. Trước đây, DNVVN chủ yếu sản xuất kinh doanh các mặt hàng công nghiệp, SV: Hữu Thị Bích Lớp: TCDNK21 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Đặng Ngọc Đức các ngành khác rất ít. Nhưng 24 năm đổi mới loại hình DNVVN được Nhà nước khuyến khích phát triển đã xâm nhập hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh: nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ…đặc biệt phát triển mạnh trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ, thực hiện đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế “giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ”, “phát triển sản xuất theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu”. DNVVN tập trung ở lĩnh vực dịch vụ là 56.9%, công nghiệp là 25.1%, xây dựng là 12.6%. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng: các DNVVN là một khu vực kinh tế năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Cùng với quá trình đô thị hóa các DNVVN phát triển ở các trung tâm kinh tế lớn thành phố, đô thị và vươn cánh tay của mình tới các vùng tiềm năng, cả những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đến những nơi gần vùng nguyên liệu, nhân công dồi dào…Các DNVVN tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc. Những doanh nghiệp tư nhân, những công ty quy mô nhỏ tận dụng được nguồn lực kinh tế, tận dụng thị trường…giúp các vùng này phát triển, tăng thu nhập, góp phần ổn định xã hội, giảm bất cân đối phát triển giữa các vùng miền. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Xuất phát từ đặc điểm kinh tế nước ta, để tối đa hóa nguồn lực dư thừa trong xã hội phải phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Việc khuyến khích phát triển các DNVVN đảm bảo cho chính sách này đi đúng hướng và đạt được kết quả. Phát triển DNVVN không những thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn ngày càng phát triển hơn nữa. Một doanh nghiệp ban đầu được thành lập khó có thể trở thành một doanh nghiệp lớn luôn do hạn chế về nguồn vốn và lao động. Do đó các doanh nghiệp khi mới thành lập thường là các DNVVN, sau một thời gian hoạt động sản xuất SV: Hữu Thị Bích Lớp: TCDNK21 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Đặng Ngọc Đức kinh doanh, khi quy mô về vốn cũng như lao động tăng lên sẽ trở thành các doanh nghiệp lớn. Còn DNVVN tăng rất nhanh, nhất là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Sự phát triển của các DNVVN là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ tính độc quyền của kinh tế Nhà nước, thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các DNVVN luôn đi đầu trong việc thay đổi công nghệ sản xuất, cải tiến sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Những sản phẩm mà DNVVN cung cấp phục vụ nhu cầu lớn trong nước cũng như xuất khẩu. DNVVN phát triển mạnh mẽ trong các ngành, các vùng miền, thích ứng với xu hướng đô thị hóa tạo ra nhiều cơ hội phân công lại lao động, thu nhập giữa các vùng miền góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta không thực hiện được nếu không có sự tham gia của các DNVVN 1.1.3. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ Khối DNVVN ngày càng khẳng định vị trí của mình, nhiều thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc ở cả thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do đa phần là DNVVN, nên muốn tồn tại và cạnh tranh họ rất cần vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, dời nhà xưởng. Đói vốn đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của thành phần kinh tế này. Hầu hết các DNVVN thì khi có nhu cầu phát triển, họ thường chỉ huy động vốn từ bạn bè, người thân, thậm chí cả vốn vay nặng lãi bên ngoài còn việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng rất khó khăn. Vì sao nhiều ngân hàng lại ngại cho đối tượng DNVVN vay vốn? Theo các chuyên gia ngân hàng, do môi trường kinh doanh ở phần lớn doanh nghiệp này còn nhiều rủi ro, tính khả thi của phương án và dự án của DNVVN còn chưa cao; cách tổ chức quản lý và điều hành chưa chuyên nghiệp; SV: Hữu Thị Bích Lớp: TCDNK21 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Đặng Ngọc Đức các báo cáo tài chính không đầy đủ và thiếu minh bạch nên các ngân hàng rất ngại rót vốn khi chưa nắm rõ hoạt động của các doanh nghiệp này. Mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng là cho vay dựa trên tính hiệu quả của dự án kinh doanh và hiện nay có nhiều DNVVN hoạt động hiệu quả nhờ áp dụng phương pháp quản lý - kinh doanh hiện đại, có chiến lược phát triển lâu dài. Không ít nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến liên kết, liên doanh, hợp tác đầu tư với các DNVVN để phát triển mặt hàng hoặc mở rộng thị trường và đó là những đối tượng mà các ngân hàng nhắm đến. Hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ do NHTM cung cấp. Không một DNVVN nào không vay vốn ngân hàng nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Nguồn tín dụng ngân hàng đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Thông qua việc vay vốn doanh nghiệp còn được ngân hàng cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí do thiếu thông tin, có quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn. Mặt khác, các doanh nghiệp còn được sử dụng những dịch vụ đi kèm với khoản vay như dịch vụ thanh toán, ngân hàng thu hộ tiền bán hàng, chi trả các khoản chi phí, chi trả lương thưởng…Ngân hàng đóng vai trò là thủ quỹ của doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng còn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các DNVVN. Bởi vì đặc trưng của tín dụng là tính hoàn trả, các doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh hợp lý, phải tính toán nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong tất cả các hoạt động (giảm chi phí, tăng nguồn thu). Như vậy tín dụng ngân hàng thực sự có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. DNVVN ở nước ta ra đời trong môi trường pháp luật mới tạo dựng còn nhiều vướng mắc. Vì lý do đó vai trò tín dụng của các NHTM đối với DNVVN càng trở nên quan trọng và cần thiết. Ở nước ta hiện nay số lượng DNVVN ngày SV: Hữu Thị Bích Lớp: TCDNK21 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Đặng Ngọc Đức càng tăng chiếm trên 95% trong tổng số các doanh nghiệp, trong đó chỉ có 30% các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn tín dụng của ngân hàng. Tốc độ tăng bình quân gấp 1.3 lần qua các năm, bình quân mỗi năm có trên 7000 DNVVN được thành lập. DNVVN phát triển mạnh đặc biệt ở các đô thị trung tâm, thành phố lớn. Các NHTM thực hiện chức năng cho vay đối với DNVVN chính là góp phần thúc đẩy nền kinh tế đồng thời các DNVVN cũng chính là đầu ra tín dụng lớn, là thị trường tiềm năng của các NHTM. Thứ nhất, DNVVN là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên nhu cầu vay vốn thường với thời hạn ngắn và trung hạn. Nguồn huy động của NHTM chủ yếu cũng là ngắn hạn do đó thời hạn tín dụng không dài đối với DNVVN là phù hợp với nguồn vốn của ngân hàng, tạo thuận lợi lớn trong cho vay. Tính chất các khoản vay của các DNVVN quy mô thường không lớn và với thời gian không dài nên mức độ phức tạp, mức độ rủi ro của phương án sản xuất kinh doanh không cao khiến cho công tác thẩm định và giám sát được nhanh chóng, chính xác và tốn kém ít chi phí hơn so với những món vay có quy mô lớn, thời gian dài. Tuy nhiên các ngân hàng còn e ngại cho vay các DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, vì các doanh nghiệp này chưa có mấy tiếng tăm, không có sự “hậu thuẫn” của Nhà nước, cho vay những doanh nghiệp này ngân hàng thường gặp rủi ro nhiều hơn, nguy cơ về khả năng mất vốn cao hơn nên ngân hàng khó khăn hơn để đưa ra các quyết định cho vay. Thứ hai, các DNVVN có nguồn vốn hạn chế: Các DNVVN chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân do một người hay một nhóm người làm chủ do đó nguồn vốn huy động được ban đầu thường là quy mô nhỏ. Muốn mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh thì việc sử dụng nguồn vốn vay là không thể tránh khỏi. Thực tế cho thấy, có đến 75% DNVVN hiện nay có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu và hoạt động chủ yếu ở những lĩnh vực giá trị thấp như chế biến và gia công. Chính vì vậy, các DNVVN đang rất khát vốn để có thể tăng cường cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DNVVN luôn mong SV: Hữu Thị Bích Lớp: TCDNK21 10