Mở rộng cho vay đối với DNNQD

91 212 0
Mở rộng cho vay đối với DNNQD

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các DNNQD ở nước ta hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và đầu tư ngày càng lớn

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Danh mục các chữ viết tắt DNNQD : Doanh Nghiệp ngoài quốc doanh DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước DNTN: Doanh nghiệp tư nhân CTCP: Công ty cổ phần CTTNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước CNH – HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá TLSX: Tư liệu sản xuất Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời nói đầu Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Với tiềm lực to lớn, sự đa dạng về nhiều mặt ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, công nghệ… các DNNQD đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển cho nền kinh tế, góp phần vào những thành tựu sau hai mươi mốt năm đổi mới và phát triển của đất nước. Tăng trưởng kinh tế cao thúc đẩy hoạt động ngân hàng, sức nóng cuả nền kinh tế thị trường đang lan toả, nhu cầu vốn trong tình trạng “nóng” và diễn ra khẩn trương. Các DNNQD ở nước ta hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và đầu tư ngày càng lớn. Vì vậy, việc thúc đẩy cho vay DNNQD là một giải pháp tăng tín dụng có hiệu quả, là đầu ra tín dụng lớn, là đối tượng khách hàng tiềm năng của các NHTM trong thời gian tới. Hơn nữa, nguồn tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn huy động quan trọng để các DNNQD có thể giữ vững sân nhà, và vươn ra thị trường quốc tế trong xu thế hội nhập như hiện nay. Tuy nhiên, các DNNQD ở nước ta vẫn đang khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và các NHTM cũng gặp một số khó khăn khi cho vay các DNNQD. Vậy làm thế nào để “Mở rộng cho vay đối với DNNQD”là vấn đề được các NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội nói riêng quan tâm. Vì thời gian thực tập không dài, kiến thức có hạn nên trong bài viết này, em chỉ đề cập tới thực trạng hoạt động cho vay DNNQD qua các năm 2005-2007 tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội, đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để mở rộng hoạt động cho vay DNNQD tại Chi nhánh. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Qua chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo; em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng tín dụng và toàn thể Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương I:Tổng quan về cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Ngân hàng thương mại 1.1. Khái quát về Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp là tế bào quan trọng của nền kinh tế. Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện một, một số hoặc tất cả các khâu của quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường, nhằm mục đích kiếm lời. Ở nước ta hiện nay tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp, theo hình thức chủ sở hữu có ba loại hình doanh nghiệp chính: - DNNN: là loại hình doanh nghiệp do Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần vốn góp chi phối được tổ chức ( > 50% vốn điều lệ ) dưới hình thức: công ty Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. - DNNQD: là loại hình doanh nghiệp có nguồn vốn trong nước thuộc sở hữu của một tập thể, tư nhân, một người hoặc một nhóm người, hoặc có vốn góp của Nhà nước không vượt quá 50% vốn điều lệ. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không phân biệt tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài gồm có: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa đối tác nước ngoài với đối tác trong nước. Các DNNN có xu hướng ngày càng giảm, chỉ nắm giữ những ngành kinh tế then chốt của đất nước hoặc những lĩmh vực mà các loại hình doanh nghiệp khác không muốn đầu tư. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nước ngoài đang phát triển khá nhanh, tuy nhiên sự phát triển của loại hình này bị giới hạn bởi sự hấp dẫn, thu hút các đối tác nước ngoài, môi trường pháp lí của mỗi nước. Còn loại hình DNNQD được Nhà nước khuyến khích phát triển, đóng góp to lớn đến sự phát triển nhanh và ổn định nền kinh tế. 1.1.2. Phân loại Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Để thuận tiện cho công việc giám sát, quản lí người ta phân chia DNNQD thành các loại khác nhau theo từng loại tiêu chí. 1.1.2.1. Phân loại theo loại hình doanh nghiệp ( phân định trách nhiệm và quản lí hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp ) gồm có: - Doanh nghiệp tư nhân ( DNTN ): là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp ( Theo Luật doanh nghiệp 2005 ) - Công ty hợp danh: là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài ra còn có thể có các thành viên góp vốn ( Theo Luật doanh nghiệp 2005 ) - Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn góp của mình. - Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần, người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba người, không hạn chế số lượng tối đa. 1.1.2.2. Phân loại theo quy ( lao động và vốn đầu tư ) gồm: - Doanh nghiệp nhỏ và vừa: số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người và vốn đầu tư không quá 10 tỷ đồng. - Doanh nghiệp lớn: số lượng lao động trung bình hàng năm trên 300 người và vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Ở Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.1.2.3. Phân loại theo thành phần kinh tế Theo Nghị quyết của của Đại hội Đảng khoá X thì DNNQD được hình thành từ hai thành phần kinh tế là: - Thành phần kinh tế tư bản Nhà nước thì DNNQD gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần có sự tham gia góp vốn của Nhà nước với tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 50%. - Thành phần kinh tế tư nhân thì DNNQD gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không có sự góp vốn của Nhà nước. 1.1.2.4. Phân loại theo ngành nghề kinh doanh. Các doanh nghiệp kinh doanh theo các ngành nghề khác nhau, được chia thành ba nhóm chính là: - Doanh nghiệp nông nghiệp: là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh các nông phẩm, cây trồng, vật nuôi… - Doanh nghiệp công nghiệp: là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Ở nước ta chủ yếu là sản xuất các mặt hàng công nghiệp nhẹ. - Doanh nghiệp thương mại dịch vụ: là các doanh nghiệp mua bán hàng hoá và cung ứng các dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng tài chính, du lịch, khách sạn… 1.1.3. Vai trò của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNNQD với tiềm lực to lớn, sự đa dạng về nhiều mặt đã và đang khẳng định được vai trò ngày càng quan trọng của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế. Vai trò của các DNNQD thể hiện ở một số khía cạnh sau: 1.1.3.1. Thu hút và phát triển tốt các nguồn lực trong nền kinh tế Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thứ nhất là vốn đầu tư, các DNNQD sử dụng đa dạng các phương thức huy động vốn để khai thác hiệu quả mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Đặc biệt là thu hút được lượng vốn nhàn rỗi lớn trong xã hội. Với điều kiện kinh tế thị trường đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì việc huy động được nguồn vốn nhàn rỗi vào sản xuất kinh doanh là tác động tích cực, cần thiết tạo nên động lực cho tăng trưởng. Tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp thu hút năm 2007 là 2439 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực ngoài quốc doanh thu hút được 487 nghìn tỷ đồng, chiếm 20% trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp, tăng 43% so với năm 2006. Vốn đầu tư của các DNNQD đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế của nhiều vùng, địa phương. Thứ hai, thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động.Thất nghiệp là một trong những vấn đề nan giải, bức xúc ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng tăng. Hệ thống các DNNN đang từng bước cổ phần hoá, tinh giảm biên chế, không tạo thêm nhiều việc làm mới. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, học vấn cao. Chỉ sự phát triển mạnh mẽ của DNNQD đã tạo thêm nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. DNNQD sử dụng đa dạng các loại lao động bao gồm cả lao động phổ thông, lao động trí óc, lao động bậc thấp và lao động bậc cao…với số lượng lớn. Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp đến nay trên 5,3 triệu người. Trong đó, số lao động làm việc tại các DNNQD khoảng 2,2 triệu người; chiếm trên 41% tổng số lao động trong các doanh nghiệp; tăng 20% so với năm 2006. Lao động trong khu vực DNNQD tăng mạnh với tốc độ nhanh đã giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn dân cư trong nước. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thứ ba, sử dụng đa dạng các yếu tố đầu vào, đổi mới kỹ thuật công nghệ tạo động lực cho tăng trưởng. Với số lượng lớn, đa dạng về quy và ngành nghề sản xuất kinh doanh, các DNNQD sử dụng ngày càng hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào: nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế. Các loại sản phẩm mà DNNQD tiêu thụ là các sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như nông lâm nghiệp, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vận tải, bảo hiểm… Các DNNQD tận dụng được nguồn nguyên liệu dôi thừa, tạo điều kiện để các ngành khác phát triển. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các DNNQD phải không ngừng nâng cao, đổi mới công nghệ- kỹ thuật, mua sắm TSCĐ, trang thiết bị máy móc, tạo động lực cho quá trình phát triển. Như vậy, nếu được tổ chức tốt, quan tâm tạo điều kiện phát triển thì các DNNQD sẽ phát huy tốt vai trò của mình, trở thành khu vực kinh tế có tiềm lực lớn. 1.1.3.2. Cung cấp hàng hoá – dịch vụ đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân trong nước và xuất khẩu. DNNQD không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ lớn cho nền kinh tế mà còn đóng góp vai trò không nhỏ vào quá trình sản xuất, tái sản xuất xã hội, cung cấp hàng hoá dịch vụ cho nền kinh tế. Sử dụng các yếu tố đầu vào DNNQD tiếp tục quá trình tái sản xuất xã hội để tạo ra nhiều hàng hoá phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu cách, có chất lượng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của dân cư và xuất khẩu ra nước ngoài. Do yêu cầu tồn tại, phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh các DNNQD ra sức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu xã hội, đổi mới công nghệ, tiến hành những phương pháp sản xuất kinh doanh mới, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Với giá thành rẻ, chất lượng cao, hàng hoá dịch vụ phong phú đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phục vụ các yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.1.3.3. Góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của các DNNQD đã đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân. Khu vực DNNQD luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối doanh nghiệp đóng góp vào GDP. Các DNNN đóng góp trung bình 39% GDP hàng năm; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp trung bình 4.5% GDP hàng năm; DNNQD trung bình hàng năm đóng góp khoảng 46% GDP, năm 2007 tỷ trọng đóng góp vào GDP là 50%. Các DNNQD sản xuất kinh doanh khá hiệu quả, doanh thu trung bình hàng năm tăng 33%, năm 2007 đạt 857 nghìn tỷ đồng. Doanh thu cao dẫn tới khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước càng tăng. Năm 2007, số thuế nộp NSNN của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 8.615 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2006. Đây là khoản thuế lớn, có ý nghĩa kinh tế quan trọng phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế về quy và hiệu quả. 1.1.3.4. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. DNNQD đóng góp vào quá trình CNH – HĐH đất nước về nhiều mặt, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm: chuyển dịch cơ cầu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành. Đặc trưng kinh tế đa dạng của DNNQD tạo ra khả năng tác động lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành. Trước đây, DNNQD chủ yếu sản xuất kinh doanh các mặt hàng công nghiệp, còn các ngành khác rất ít. Nhưng 22 năm đổi mới khu vực này được Nhà nước khuyến khích phát triển đã xâm nhập hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh: nông nghiêp, lâm nghiệp, xây dựng, thươnh mại, dịch vụ… đặc biệt phát triển mạnh trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ; thực hiện đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: “ giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ”, “ phát triển sản xuất theo hướng đẩy mạnh xuất khẩư, thay thế hàng nhập khẩu”. DNNQD tập trung ở lĩnh vực dịch vụ là 56.9%, công nghiệp là 25.2%, xây dựng là 12.5%. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu vùng: khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Cùng với quá trình đô thị hoá các DNNQD phát triển ở các trung tâm kinh tế lớn, thành phố, đô thị và còn vươn cánh tay của mình tới các vùng tiềm năng, cả những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đến những nơi gần vùng nguyên liệu, có giá đất rẻ, nhân công dồi dào, giá rẻ…Các DNNQD tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, tiếp đến là đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp đến là Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc. Những doanh nghiệp tư nhân, những công ty quy nhỏ tận dụng được nguồn lực kinh tế, tận dụng thị trường…giúp các vùng này phát triển, tăng thu nhập, góp phần ổn định xã hội, giảm bất cân đối phát triển giữa các vùng miền. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Xuất phát từ đặc điểm nền kinh tế nước ta, để tối đa hoá nguồn lực dư thừa trong xã hội phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc khuyến khích phát triển các DNNQD đảm bảo cho chính sách này đi đúng hướng và đạt được kết quả. Phát triển tốt DNNQD không những thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn hỗ trợ cho thành phần kinh tế Nhà nước có vốn đầu tư nước ngoài phát huy đầy đủ vai trò của mình. Hiện nay, chỉ còn hơn 4.000 DNNN và đang tiến hành từng bước cổ phần hoá. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhưng tốc độ chậm. Còn DNNQD tăng rất nhanh, nhất là các công ty cổ phần, công ty TNHH. Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ tính độc quyền của kinh tế Nhà nước, thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 [...]... mở rộng cho vay về quy Ngoài việc đánh giá mức tăng trưởng tuyệt đối của dư nợ cho vay người ta còn xem xét cả mức tăng trưởng tương đối dư nợ cho vay: Mức tăng trưởng tương đối Dư nợ cho vay kỳ này = Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay kỳ trước Tỷ số này tăng cũng phản ánh việc mở rộng cho vay tại NHTM 1.3.2.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD = Dư nợ cho vay DNNQD ∑ Dư nợ cho vay. .. dư nợ cho vay DNNQD tăng khi dư nợ cho vay DNNQD tăng nhiều hơn dư nợ cho vay các loại hình khác hoặc dư nợ cho vay DNNQD không tăng hoặc giảm ít hơn mức giảm dư nợ cho vay các loại hình khác Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD tăng chứng tỏ Ngân hàng mở rộng cho vay DNNQD 1.3.2.4 Tốc độ tăng dư nợ cho vay DNNQD Tốc độ tăng dư nợ cho vay (K) = Dư nợ cho vay kỳ này – Dư nợ cho vay kỳ trước Dư nợ cho vay kỳ... sự mở rộng cho vay đối với DNNQD Số lượng các DNNQD được Ngân hàng tài trợ càng tăng càng chứng tỏ sự mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này Ngoài các chỉ tiêu trên còn sử dụng một số chỉ tỉêu khác như số lượng món cho vay, lĩnh vực cho vay, phạm vi cho vay, phương thức cho vay Để đánh giá đúng mức độ cho vay đối với DNNQD tại NHTM cần kết hợp tổng hợp các chỉ tiêu trên Mở rộng cho vay. .. khoản cho vay của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ) Dư nợ cho vay là chỉ tiêu tích luỹ qua các thời kỳ Mức tăng trưởng tuyệt đối Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay kỳ này Dư nợ cho vay kỳ này Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay doanh số cho vay kỳ này = kỳ trước + trong kỳ - doanh số thu nợ trong kỳ Dư nợ cho vay DNNQD kỳ này tăng so với kỳ trước phản ánh sự mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTM Nếu doanh số cho vay. .. Tel : 0918.775.368 Mở rộng cho vay DNNQD có nghĩa là NHTM thực hiện cho vay nhiều hơn đối với các DNNQD về mặt quy vốn vay và số lượng doanh nghiệp vay 1.3.2 Một số tiêu chí mở rộng cho vay DNNQD Việc mở rộng cho vay đối với DNNQD là rất cần thiết, nó không chỉ mang lại lợi ích cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việc mở rộng cho vay DNNQD có thể căn cứ... xã hội khác 1.3 Mở rộng cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.3.1 Khái niệm mở rộng cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Mở rộng cho vay được hiểu là việc NHTM tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ cho vay, tăng số lượng khách hàng vay, đa dạng hơn đối tượng khách hàng vay, phương thức cho vay, mở rộng phạm vi cho vay (ngành nghề sản xuất kinh doanh, địa bàn), tăng tỷ trọng cho vay đối với một nhóm khách... tăng dư nợ cho vay đối với các loại hình khác thì đó không phải là mở rộng cho vay DNNQD - Trường hợp K ≤ 0 và tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD tăng thì mới kết luận được là Ngân hàng vẫn mở rộng cho vay DNNQD mặc dù đang thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng 1.3.2.5 Số lượng DNNQD vay vốn tại NHTM Số lượng DNNQD vay vốn tại Ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng cho vay theo bề rộng Đây là chỉ tiêu... tiêu chí sau đây: 1.3.2.1 Doanh số cho vay trong kỳ Doanh số cho vay trong kỳ là số tiền mà Ngân hàng đã cho vay ra trong kỳ Doanh số cho vay lớn thể hiện cho vay tại Ngân hàng khá sôi nổi Doanh số cho vay nhỏ chứng tỏ các khoản vay không nhiều hoặc quy của các món vay nhỏ 1.3.2.2 Dư nợ cho vay cuối kỳ Dư nợ cho vay cuối kỳ là số tiền mà Ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ (chính... vai trò quan trọng đối với hoạt động của DNNQD Đối với Ngân hàng, cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, mang lại phần thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng Cho vay thường được định lượng theo hai chỉ tiêu: doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ Các NHTM trong quá trình mở rộng thị phần, nâng cao năng lực tài chính luôn chú trọng đến công tác cho vay; bằng cách mở rộng phạm vi cho vay, tìm cách tăng... Các Ngân hàng thực hiện cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau, các nghiệp vụ cho vay không ngừng được mở rộng, hoàn thiện hơn mang lại tiện ích cho người vay vốn đồng thời đảm bảo tính an toàn và lợi nhuận cho Ngân hàng Các hình thức cho vay phổ biến tại NHTM Việt Nam hiện nay là thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay tài trợ dự ám, cho vay hợp vốn 1.2.4 Những . khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và các NHTM cũng gặp một số khó khăn khi cho vay các DNNQD. Vậy làm thế nào để Mở rộng cho vay đối với DNNQD là vấn. 0918.775.368 vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua phát hành thẻ, cho vay hợp

Ngày đăng: 12/04/2013, 10:30

Hình ảnh liên quan

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội. - Mở rộng cho vay đối với DNNQD

2.1.3..

Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội Xem tại trang 42 của tài liệu.
Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối, phản ánh tình hình hoạt động cho vay DNNQD tại Chi nhánh trong những thời kỳ nhất định - Mở rộng cho vay đối với DNNQD

oanh.

số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối, phản ánh tình hình hoạt động cho vay DNNQD tại Chi nhánh trong những thời kỳ nhất định Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay - Mở rộng cho vay đối với DNNQD

Bảng 2.2.

Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 4.1: Dư nợ cho vay DNNQD theo kỳ hạn bằng VNĐ - Mở rộng cho vay đối với DNNQD

Bảng 4.1.

Dư nợ cho vay DNNQD theo kỳ hạn bằng VNĐ Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 4.2: Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ (đã quy đổi) - Mở rộng cho vay đối với DNNQD

Bảng 4.2.

Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ (đã quy đổi) Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 4.3: Dư nợ cho vay DNNQD phân theo ngành kinh tế - Mở rộng cho vay đối với DNNQD

Bảng 4.3.

Dư nợ cho vay DNNQD phân theo ngành kinh tế Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 6: Số lượng DNNQD có quan hệ tín dụng với Chi nhánh - Mở rộng cho vay đối với DNNQD

Bảng 6.

Số lượng DNNQD có quan hệ tín dụng với Chi nhánh Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 7: Dư nợ của một số DNNQD tiêu biểu - Mở rộng cho vay đối với DNNQD

Bảng 7.

Dư nợ của một số DNNQD tiêu biểu Xem tại trang 62 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan