MỤC LỤC
- Cho vay kinh doanh: Ngân hàng cho doanh nghiệp vay nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh như: mua thêm hàng hoá, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…Do có nhiều loại hình doanh nghiệp nên tương ứng với nó là các khoản vay khác nhau đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau trong kinh doanh. - Cho vay không cần TSĐB: đối với những khách hàng truyền thống, có mối quan hệ tín dụng tốt và lâu dài với Ngân hàng thì Ngân hàng có thể cho vay không cần TSĐB; mà dựa vào uy tín của khách hàng, uy tín của bên thứ ba (các TCTD, các công ty tài chính lớn, các công ty lớn, công ty mẹ…) hoặc theo chỉ định của Chính phủ.
Chính sách marketing: Ngân hàng thực hiện quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình về những ưu thế vượt trội nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu về vốn cũng như các dịch vụ khác của Ngân hàng đối với DNNQD bằng các chính sách, biện pháp như: Marketing trực tiếp, quảng cáo, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, khuyến mãi, PR…Trong đó quan trọng nhất là chất lượng mỗi giao dịch với khách hàng. - Môi trường xã hội: Các yếu tố xã hội như nguồn nhân lực, trình độ quản lý, yếu tố đạo đức, nhu cầu của khách hàng đều ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu, phân tích đánh giá và xủ lý thông tin khách hàng để Ngân hàng có thể đưa ra kết luận cho vay đúng đắn, đề phòng và hạn chế rủi ro có thể xảy ra. - Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố khí hậu, năng lượng, nguyên nhiên liệu trong tự nhiên…tác động lớn tới các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp…Các điều kiện tự nhiên thay đổi sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các thành viên, của các khách hàng vay vốn.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững cả chiều sâu và chiều rộng Chi nhánh luôn chú trọng đến công tác đào tạo và mở rộng nguồn nhân lực.Tổng số cán bộ của Chi nhánh 113 người, đa số là các cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc. Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh Đông Hà Nội luôn cố gắng tạo môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, thân thiện để các thành viên phát huy được khả năng của mình, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, thuê địa điểm, mua sắm trang thiết bị chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các chi nhánh trong cùng hệ thống, nhất là trong những năm đầu Chi nhánh đi vào hoạt động, mở rộng quy mô kinh doanh.
(Báo cáo tổng kết tín dụng của Chi nhánh). Biểu đồ: Doanh số cho vay DNNQD. Doanh số cho vay DNNQD ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh số cho vay. Tỷ trọng doanh số cho vay DNNQD tăng lên đáng kể đến năm 2007 đã chiếm 75% tổng doanh số cho vay. Hoạt động cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh đang được chú trọng, mở rộng. Điều này phù hợp với định hướng phát triển của Chi nhánh và của cả hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Xét theo thời hạn cho vay. Bảng 2.2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay. Đơn vị: Tỷ đồng Năm. CTCP, CTTNHH). (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng của Chi nhánh). Doanh số cho vay ngắn hạn DNNQD ngày càng tăng cả về lượng tuyệt đối và tương đối, chiếm tỷ trọng ngày càng quan trọng. Các DNNQD vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu để tài trợ vốn lưu động thiếu hụt, giúp cho việc quay vòng vốn nhanh. Các doanh nghiệp thướng sử dụng vốn tự có của mình để tài trợ cho các dự án dài hạn như: xây dựng phân xưởng, mua máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng khác. Doanh số cho vay DNNQD dài hạn cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay dài hạn và tăng khá đều qua các năm, chủ yếu là cho vay đối với công ty cổ phần, công trách nhiệm hữu hạn. Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội đã chú trọng mở rộng tín dụng đối với DNNQD, đặc biệt là đối với các DNNQD trên cơ sở khách hàng truyền thống có uy tín, có phương án khả thi song song với việc điều chỉnh cơ cấu tín dụng. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung hạn đối với DNNQD có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, chất lượng các khoản cho vay trung hạn hiện nay vẫn tốt, Chi nhánh cố gắng duy trì những khoản vay hiện có, tìm kiếm những dự án đầu tư trung hạn có hiệu quả, an toàn, phù hợp. Phần lớn các DNTN vẫn còn khó tiếp cận được với nguồn vốn của Chi nhánh, doanh số cho vay DNTN có xu hướng tăng lên nhưng tăng rất chậm;. Chi nhánh thường đầu tư cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn rất hạn chế, không cho vay dài hạn. Trong khi đó số lượng các DNTN tăng lên nhanh chóng và đối tượng khách hàng này đang rất cần vốn để tiến hành hoạt động. Vì vậy Chi nhánh cần có biện pháp mở rộng Chi nhánh nhiều hơn đối với loại hình doanh nghiệp này. Doanh số thu nợ DNNQD. Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu từ khách hàng trả cho khoản vay của mình trong một thời kỳ xác định. Doanh số thu nợ tăng thể hiện chất lượng của khoản tín dụng. Với doanh số thu nợ nhận được Chi nhánh có thể dùng số tiền này để thanh toán những khoản nợ đến hạn hoặc để tiếp tục cho vay - tạo sự tuần hoàn giữa cho vay và thu nợ. Doanh số thu nợ của Chi nhánh thể hiện qua bảng sau:. Bảng 3: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn. Đơn vị: triệu đồng Năm. CTCP, CTTNHH). Xét về dư nợ VND thì dư nợ cho vay DNNQD đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn Chi nhánh; ngoài ra hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đối với DNNQD tại Chi nhánh cũng khá sôi nổi với tỷ trọng tín dụng ngoại tệ liên tục tăng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ.
Việc mở rộng cho vay DNNQD, chi nhánh đã tài trợ giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về vốn, tư vấn về kỹ thuật, cung cấp dịch vụ thanh toán đã đem lại cho các doanh nghiệp này những kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tiếp tục tháo gỡ những khó khăn đặc thù của DNNQD, tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Về loại hình, DNNQD nhận tài trợ chủ yếu là các công ty cổ phần, công ty TNHH với dư nợ cho vay chiếm trên 95% tổng dư nợ cho vay các DNNQD, cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng thấp, số doanh nghiệp tư nhân có quan hệ với chi nhánh quá ít chỉ có 5-6 doanh nghiệp, công ty hợp doanh, công ty cổ phần có vốn nhà nước nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ không có doanh nghiệp nào. Các văn bản pháp lý chưa thực hiện thực sự đồng bộ, chặt chẽ : những văn bản pháp luật NHNN, luật các TCTD, luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp…có liên quan đến vấn đề cho vay chưa đồng bộ, còn có mâu thuẫn, chồng chéo, còn tồn tại phân biệt đối xử giữa DNNN và DNNQD hoạt động theo những khung pháp lý khác nhau gây khó khăn cho Chi nhánh khi thực hiện đánh giá dự án, các báo cáo tài chính, giá trị TSĐB, phân định trách nhiệm và quyền lợi tín dụng.
Như vậy Ngân hàng đang đứng trước những cơ hội lớn cho sự phát triển nhưng cũng phải đối đầu với những khó khăn thách thức Ngân hàng cần có một số biện pháp như: Sắp xếp cơ cấu lại hoạt động Ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng Ngân hàng hiện đại, đổi mới công nghệ, đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngân hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, từng bước khẳng định thương hiệu và vị trí của mình, chú trọng phát triển những dịch vụ đặc thù có tính cạnh tranh cao…. Gia tăng sự khác biệt về sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh như cung cấp thông tin tư vấn cho các DNNQD về phương thức vay vốn, tư vấn lập và điều chỉnh dự án, tư vấn thông tin về thị trường các yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra; có thể giới thiệu đối tác cho khách hàng, sử dụng những dịch vụ đi kèm như Chi nhánh thực hiện công tác quản lý ngân quỹ hộ doanh nghiệp, cung cấp tiện ích Ngân hàng tự động, Ngân hàng trực tuyến… Hơn nữa, Chi nhánh cần có sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng, xu hướng biến động của thị trường tín dụng DNNQD, từ đó cải tiến sản phẩm đang cung cấp, thiết kế sản phẩm mới. Mở rộng cơ chế đảm bảo tiền vay: không chỉ thực hiện đảm bảo khoản vay bằng đất đai mà Chi nhánh còn chấp nhận những hình thức bảo đảm khác như: bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, hàng hoá, phương tiện vận chuyển, giấy tờ có giá…Với mỗi phương thức đảm bảo tiền vay, Chi nhánh cần tiến hành phân tích định giá TSĐB hợp lý, chính xác để giúp các DNNQD vay được lượng vốn cần thiết theo nhu cầu mà vẫn đảm bảo khả năng xảy ra rủi ro cho các khoản vay là nhỏ nhất.