Kiến nghị với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội (Trang 67 - 72)

tại HDBank chi nhánh Hà Nộ

3.3.3. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước

Kiến nghị với NHNN

NHNN là cơ quan đứng đầu hệ thống ngân hàng. Để NHTM có thể mở rộng cho vay DNVVN, NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò của mình.

 NHNN cần không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo sự thống nhất

giữa các văn bản, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để NHTM cũng như doanh nghiệp thống nhất thực hiện.

 NHNN nên tăng cường hỗ trợ NHTM trong đó có hoạt động cho vay. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). Trung tâm này đã phần nào đáp ứng được nhu càu thông tin đầu vào không thể thiếu của các NHTM. Tuy nhiên về cơ bản mới chỉ cung cấp thông tin về mặt số liệu chưa có thông tin về khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Trung tâm cần thu thập thông từ nhiều nguồn khác nhau, nâng cao chất lượng phân tích và tổng hợp thông tin thu thập được để cung cấp cho các NHTM, cảnh báo về những khách hàng có vấn đề.

Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng ở các ngân hàng. Thu hút hơn nữa những dự án, chương trình của các tổ chức quốc tế như WB, IMF,ADB…hỗ trợ cho ngành ngân hàng Việt Nam về đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, điều hành hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao trình độ thẩm định dự án, phân tích đánh giá rủi ro cho cán bộ ngân hàng. Đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình cải tổ, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng dưới sự tư vấn và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

 Ngân hàng cần tăng trưởng hiệu quả thanh tra, kiểm soát các NHTM nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro.NHNN cần có các quy định pháp lý, các biện pháp hữu hiệu, kịp thời đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Nhiều khi một số ngân hàng bất chấp hiệu quả kinh doanh mà mà nâng lãi suất tiền gửi bất hợp lý nhằm lôi kéo khách hàng. Việc làm đó không chỉ làm giảm lợi nhuận của bản thân ngân hàng mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.

Kiến nghị với cơ quan Nhà nước khác

Nền kinh tế - xã hội là một tổng thể với các thành phần có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Sự thay đổi tích cực của bộ phận này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều bộ phận khác. Do vậy, để mở rộng cho vay DNVVN của NHTM không chỉ cần những hành động tích cực của NHTM và NHNN mà cần cả sự quan tâm từ các cơ quan Nhà nước khác.

 Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật về công chứng. Hầu hết những hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo tiền vay đều phải được công chứng. Nhưng khi có tranh chấp xảy ra thì nhiều trường hợp quyền lợi của ngân hàng theo các hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản đã công chứng đã không được đảm bảo. Vì vậy chính quyền phường, xã và công chứng Nhà nước cần chịu trách nhiệm trước pháp luật về công chứng của mình. Nhà nước có thể nghiên cứu tham khảo, giải quyết vấn đề này bằng cách thiết lập, một cơ quan đăng ký thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

 Nhà nước cần xây dựng khung giá thống nhất làm căn cứ định giá tài sản thế chấp. Tiêu thức đánh giá tài sản thế chấp cần được xây dựng có căn cứ thực tế và có cơ sở pháp lý để vừa có thể thuyết phục doanh nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng. Nhà ở, đất đai là loại tài sản được đem thế chấp chủ yếu nhưng lại rất đa dạng, phong phú đòi hỏi phải có quy định riêng.

 Các cơ quan Nhà nước cần tích cực phối hợp, giúp đỡ NHTM trong các hoạt động liên quan. Cơ quan thuế và ngân hàng cần có sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ đối chiếu, xác thực những thông tin trong báo cáo tài chính được khách hàng cung cấp. Nhà nước cần xây dựng cơ chế thuận lợi cho ngân hàng giải quyết tài sản thế chấp, cầm cố, để có thể thu hồi nợ nhanh nhất và ít tốn kém nhất. Các cơ quan như công an, toà án…cần có sự quan tâm hỗ trợ ngân hàng trong việc thu hồi nợ đối với những khách hàng chây ì, lừa đảo.

Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Thiết lập sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau để tạo sự cân bằng trong việc ngân hàng đánh giá và lựa chọn doanh nghiệp cho vay.

KẾT LUẬN

Việc phân tích thực trạng cho vay DNVVN tại chi nhánh HDBank Hà Nội đã chỉ ra một số kết quả của việc mở rộng cho vay của chi nhánh. Đồng thời cũng có thể thấy rằng, cho vay DNVVN của chi nhánh chưa được mở rộng so với mục tiêu cả về số DNVVN vay vốn và doanh số cho vay DNVVN.

Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trên cơ sở các nguyên nhân chủ quan, đưa ra một số giải pháp mở rộng cho vay DNVVN tại chi nhánh HDBank Hà Nội: cải thiện chính sách cho vay đối với DNVVN, thực hiện tốt chính sách khách hàng đối với DNVVN, tăng cường huy động vốn, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên…

Ngoài ra để mở rộng cho vay DNVVN không chỉ cần những nỗ lực của chi nhánh, mà cần cả sự hỗ trợ, quản lý của các cơ quan, đơn vị liên quan và nỗ lực của bản thân DNVVN. Từ những nhân tố và nguyên nhân khách quan, một số kiến nghị với các chủ thể này đã được đưa ra. Đó là các kiến nghị với HDBank về việc thường xuyên đổi mới, chỉnh sửa chính sách tín dụng phù hợp với diễn biến thị trường, hỗ trợ chi nhánh trong đào tạo cán bộ nhân viên, đổi mới trang thiết bị, công nghệ… DNVVN cố gắng xây dựng, trình bày dự án khả thi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, uy tín trong sản xuất kinh doanh và vay vốn… Cơ quan Nhà nước tăng cường hơn nữa việc kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật, việc hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và DNVVN.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w