2007 2008 2009 Chỉ tiêuSố tiềnThay
2.2.3. Thực trạng cho vay DNVVN của HDBank chi nhánh Hà Nộ
Cho vay luôn là hoạt động chính mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt khi có nhiều ngân hàng mới được thành lập, các ngân hàng cũ lâu năm thì mở rộng chi nhánh, điểm giao dịch, các ngân hàng đua nhau trong việc tung ra các chương trình khuyến mãi gây hấp dẫn khách hàng. Tuy thế chi nhánh HDBank Hà Nội vẫn luôn chứng tỏ dược mình là một ngân hàng lớn, tình hình cho vay không vì thế mà giảm sút. Cụ thể trong năm 2009 vừa qua thu nhập từ cho vay chiếm 60% tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2009 doanh số cho vay của chi nhánh là 3850 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu và tốc độ tăng trưởng của tín dụng ngắn hạn vẫn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tín dụng trung và dài hạn. Xét về đối tượng khách hàng thì trong thời gian qua, có xu hướng giảm dần cho vay các doanh nghiệp lớn và khoản vay đối với các DNVVN tăng lên một cách rõ rệt. Số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng lớn. Chứng tỏ ngân hàng đang có chính sách tập trung vào nhóm đối tượng các DNVVN.
Thực trạng cho vay của ngân hàng đối với các DNVVN ngày càng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu về quy mô cho vay đối với DNVVN sau đây
Số doanh nghiệp khách hàng
Mỗi ngân hàng có một lợi thế riêng, đối với HDBank nói chung và chi nhánh HDBank Hà Nội nói riêng, hoạt động tín dụng vẫn là một thế mạnh trong cạnh tranh được kết hợp với việc không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ và đối tượng khách hàng. Ngân hàng chủ trương mở rộng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế và đối tượng khách hàng, đặc biệt chú trọng vào nhóm khách hàng DNVVN. Số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Cụ thể là năm 2009, số lượng này là 500 doanh nghiệp, năm 2008 là 405 doanh nghiệp, năm 2007 là 339 doanh nghiệp.
Số lượng món vay đối với các DNVVN
Do đặc điểm các món vay của DNVVN thường với quy mô nhỏ và thời hạn ngắn do đó số món vay đối với nhóm doanh nghiệp này trong một thời kỳ thường lớn, tốc độ quay vòng của các món vay cao. Số lượng món vay đối với các DNVVN so với các DN lớn được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.6: Số lượng món vay đối với DNVVN
Đơn vị: món vay
Đối tượng khách hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
DNVVN 200 248 226
% so với tổng món vay 83.33% 85.52% 88.96%
Doanh nghiệp lớn 40 42 28
% so với tổng món vay 16.67% 14.48% 11.04%
Tổng món vay 240 290 254
Doanh số cho vay
Bảng 2.7: Doanh số cho vay đối với DNVVN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh nghiệp lớn 796.4 654.7 397.3 % so với tổng doanh số cho vay 43% 32% 26% DNVVN 1055.6 1391.3 1130.7 % so với tổng doanh số cho vay 57% 68% 74%
Doanh số cho vay 1852 2046 1528
(Nguồn: Phòng tín dụng HDBank chi nhánh Hà Nội)
Có thể thấy doanh số cho vay đối với các DNVVN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Doanh số cho vay đối với các DNVVN tăng từ 57% năm 2007 lên 74% năm 2009. Từ những năm 2005 trở về trước, nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn mà chủ yếu là các DNNN vẫn đang là nhóm cạnh tranh trọng điểm của các NHTM, do vậy mà tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng lớn. Trong những năm gần đây, các DNVVN ra đời ngày càng nhiều, các doanh nghiệp lớn đồng loạt tiền hành cổ phần hoá, huy động vốn trên thị trường chứng khoán thì khu vực doanh nghiệp này đã không còn là khu vực khách hàng tiềm năng của các NHTM. Thay vào đó các DNVVN đang ngày càng mở rộng về chất lượng và số lượng và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay của các ngân hàng.
Doanh số cho vay của ngân hàng biến động mỗi năm do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế nhưng tỷ trọng cho vay đối với các DNVVN thì luôn tăng đều đặn qua các năm. Năm 2008 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế, các NHTM cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi đa số các chỉ tiêu đều giảm so với năm 2007, quy mô tín dụng cũng bị giảm. Tuy nhiên chi nhánh HDBank Hà Nội là một chi nhánh có quy mô và uy tín lớn nên mặc dù bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế xã hội nhưng chi nhánh vẫn chú trọng tăng trưởng bền vững bằng
các biện pháp giữ chân các khách hàng cũ và thu hút ngày càng nhiều các khách hàng mới. DNVVN là một khu vực khách hàng tiềm năng nhất được chú trọng tập trung phát triển không những về số lượng mà còn về cả chất lượng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được hướng đi đúng đắn của chi nhánh.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ của ngân hàng được thực hiện một cách tổng quát trong mối tương quan với doanh số cho vay của ngân hàng ở chỉ số thu nợ. Dưới đây là bảng doanh số thu nợ đối với DNVVN của ngân hàng:
Bảng 2.8:Doanh số thu nợ đối với DNVVN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh số thu nợ 918.4 1182.6 735 Doanh số cho vay 1055.6 1391.3 1130.7
Chỉ số thu nợ 0.87 0.85 0.65
(Nguồn: Phòng tín dụng HDBank chi nhánh Hà Nội)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của chi nhánh là không ổn định. Năm 2007, 2008 chỉ số thu nợ lần lượt là 0.87 và 0.85 do tình hình kinh tế xã hội ổn định, các doanh nghiệp làm ăn có lãi và có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Năm 2008 chi nhánh cũng thực hiện các biện pháp thắt chặt tín dụng nên rủi ro của các món vay cũng giảm xuống dẫn đến chỉ số thu nợ tăng lên. Năm 2009 chỉ số thu nợ chỉ còn 0.65 do ảnh hưởng của lạm phát, chi phí đầu vào tăng lên, nhiều DNVVN đã phải thu hẹp sản xuất thậm chí đóng cửa nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hồi các món nợ của ngân hàng.
Dư nợ cho vay cuối kỳ
Theo định hướng phát triển của HDBank, các chi nhánh trong hệ thống nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã chú trọng mở rộng dư nợ đối với tất cả
các đối tượng khách hàng, đặc biệt DNVVN, đặc biệt trên địa bàn Hà Nội, trung tâm văn hoá kinh tế của cả nước, là địa bàn tập trung nhiều DNVVN ra đời.
Bảng 2.9:Dư nợ cho vay đối với các DNVVN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ 3036 3564 2582
Doanh nghiệp lớn 1336 1354 656
% so với tổng dư nợ 44% 38% 25.4%
DNVVN 1700 2210 1926
% so với tổng dư nợ 56% 62% 74.6%
(Nguồn: Phòng tín dụng HDBank chi nhánh Hà Nội)
Ta có thể thấy cơ cấu dư nợ chuyển dịch rõ rệt giữa hai khu vực DNVVN và các doanh nghiệp. Năm 2007 dư nợ đối với khu vực DNVVN chỉ chiếm tỷ trọng 56% trong tổng dư nợ thì đến năm 2009 con số này đã lên tới 74.6%. Theo đó tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp lớn giảm từ 44% năm 2007 xuống còn 25.4% năm 2009. Như vậy từ năm 2007 đến 2009 tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNVVN luôn lớn hơn 50%. Có được điều đó là do trong những năm gần đây các DNVVN được khuyến khích thành lập và phát triển. Các văn bản pháp luật về doanh nghiệp ra đời hoàn thiện cơ chế làm ăn cho doanh nghiệp cũng như được sự hỗ trợ từ Nhà nước và Chính phủ. DNVVN ngày càng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, nhu cầu vốn lớn, sản xuất kinh doanh hiệu quả do vậy mà dễ dàng vay vốn từ ngân hàng hơn. Cùng với đó là do chính sách của các ngân hàng. Chi nhánh HDBank Hà Nội cũng luôn luôn chủ trương mở rộng cho vay đối với các DNVVN vì mục tiêu phát triển kinh tế và trên hết đây là khu vực khách hàng tiềm năng đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.
Tăng trưởng dư nợ đối với DNVVN: Tuy ra đời muộn nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay của các DNVVN hiện nay đã chiếm đến 74.5% và tỷ lệ này ngày
càng tăng. Năm 2007 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ là 19.3% trong đó tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đối DNVVN là 25%. Năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ là 17.4% trong đó dư nợ cho vay DNVVN tăng 30%. Năm 2009 tổng dư nợ giảm do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, dư nợ đối với các DNVVN cũng giảm nhưng vẫn giảm với tỷ lệ nhỏ hơn so với tỷ lệ giảm của tổng dư nợ. Như vậy cơ cấu dư nợ đã chuyển dịch mạnh vào khối DNVVN. Năm 2007,Việt Nam gia nhập WTO nên có nhiều thay đổi về môi trường hoạt động, chính sách ưu đãi cũng như cơ chế quản lý doanh nghiệp ngày càng hiệu quả tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. DNVVN là thành phần kinh tế đang được Nhà nước khuyến khích phát triển. Họ đã mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nên nhu cầu về vốn ngân hàng là rất lớn. Do vậy mà dư nợ cho vay đối với DNVVN có quy mô tăng trưởng rất nhanh.
Đánh giá về cho vay DNVVN tại HDBank chi nhánh Hà Nội Những kết quả đạt được
Chi nhánh HDBank Hà Nội trong thời gian qua đã không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động tín dụng đối với các thành phần kinh tế góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Trong thành tích chung đó thì hoạt động cho vay đối với DNVVN của chi nhánh cũng đã được mở rộng và phát triển.
Ta có thể nhận thấy, quy mô về hoạt động cho vay đối với các DNVVN đã ngày càng được mở rộng. Chi nhánh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế, cũng như góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Với sự tăng trưởng này, chi nhánh hàng năm luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận được giao và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp Ngân sách của mình.
Chi nhánh cũng đã tạo lập và duy trì tốt mối quan hệ tín dụng với các khách hàng truyền thống và ngày càng chuyển dịch theo hướng tập trung chủ yếu vào khách hàng sản xuất kinh doanh hiệu quả, có uy tín cao. Đặc biệt chi nhánh đã thiết lập được mối quan hệ thường xuyên, lâu dài và có sự tín nhiệm nhất định với một số doanh nghiệp. Có thể nói đây là một trong những yếu tố đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới.
Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN, đồng thời ngân hàng cũng đã rất chú trọng vào việc đảm bảo chất lượng của việc mở rộng ấy. Chi nhánh đã hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh, còn những khoản nợ quá hạn của các năm trước ngân hàng đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để xử lý và thu hồi lại vốn, thực hiện giãn nợ, giảm lãi suất nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn có khả năng sẽ trả hết các món nợ quá hạn. Và thực tế, nợ quá hạn của các DNVVN đã ngày càng giảm một cách rõ rệt. Chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNVVN đã từng bước được nâng cao. Ngoài ra, đối với nhóm khách hàng đáng chú ý, nghi ngờ không có khả năng trả nợ thì ngân hàng cũng có những biện pháp thích đáng cùng với ban xử lý nợ tồn đọng để có cách thu hồi vốn, góp phần hạn chế tổn thất cho ngân hàng, lành mạnh tình hình tài chính, nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Ngoài ra, ngân hàng cũng đã tiến hành thẩm định, tổ chức quản lý các hoạt động tín dụng ngày càng hoàn thiện hơn bằng cách nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng cũng như hiện đại hoá hệ thống thông tin trong quản lý. Nhờ vậy mà chi nhánh đã quản lý, giám sát các khoản tín dụng một cách chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khi thẩm định dự án, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng cho đến khi khách hàng trả hết nợ và lãi cho ngân hàng.
Và một kết quả đạt được rất đáng ghi nhận đó là công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới: hoạt động marketing phát triển mạnh mẽ cùng phong
cách phục vụ giao dịch văn minh, lịch sự của đội ngũ cán bộ đã thực sự tạo được ấn tượng tốt và tạo niềm tin cho khách hàng về một văn hoá kinh doanh của ngân hàng qua đó đã tăng số lượng khách hàng và mở rộng thị phần trên thị trường.
Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế sau:
Chi nhánh Hà Nội đang áp dụng rất nhiều hình thức cho vay đối với các DNVVN nhưng hiện nay việc mở rộng cho vay vẫn chỉ áp dụng hình thức cho vay trực tiếp và cho vay từng lần, chưa tạo được sự đa dạng và chưa đáp ứng hết được nhu cầu vay vốn của các DNVVN.
Doanh số cho vay tuy cao nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra của năm 2009. Doanh số cho vay DNVVN là 1130.7 tỷ đồng, trong khi đó mục tiêu đề ra là 1413 tỷ đồng. Dư nợ cho vay năm 2009 là 1926 tỷ đồng đã giảm so với năm 2008 và chỉ bằng 75.3% kế hoạch năm 2009. Chỉ số thu nợ chưa cao, không đạt kế hoạch đề ra. Chỉ số thu nợ là 0.65% trong khi đó lế hoạch đề ra là 0.72%.
Những hạn chế về cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan về phía ngân hàng cũng như một số nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân từ phía ngân hàng:
- Cơ chế chính sách cho vay, quy trình cho vay còn rườm rà, thủ tục chưa đơn giản hiệu quả khoa học. Đó là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hạn chế trong cho vay đối với DNVVN. Cơ chế cho vay chưa thông thoáng thể hiện ở cơ chế đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay, phạm vi cho vay, thời gian cho vay, phương thức cho vay. Ngân hàng mới chỉ tập trung cho vay ngắn hạn là
chính và cũng chỉ mới áp dụng phương thức cho vay từng lần và theo hạn mức. Quy trình cho vay còn khá bất cập, nhiều công đoạn, thủ tục hành chính rườm rà không linh động.
- Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, cơ chế điều hành tín dụng theo hướng thắt chặt và quản lý bằng các chỉ tiêu giảm dư nợ đã tác động không tốt tới công tác thu hút khách hàng tín dụng.
- Công tác marketing chưa thực sự hấp dẫn và thu hút khách hàng. Công tác này tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến doanh số cho vay của ngân hàng. Ngân hàng chưa hoàn thiện công tác marketing trên các phương diện: kênh phân phối, thị trường và khách hàng. Hệ thống kênh phân phối, giới thiệu quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng chưa nhiều, hiệu quả chưa cao.
- Công tác thẩm định khách hàng, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng chưa chặt chẽ. Công tác thẩm định khách hàng để đưa ra quyết định cho vay còn sơ sài, việc kiểm tra hoạt động sử dụng vốn của khách hàng sau khi cấp