Quy trình cho vay đối với DNVVN

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội (Trang 42 - 43)

2007 2008 2009 Chỉ tiêuSố tiềnThay

2.2.2.Quy trình cho vay đối với DNVVN

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc quy định của ngân hàng trong việc cho vay. Quy trình này bao gồm nhiều khâu, theo một trật tự nhất định. Quy trình cho vay của ngân hàng có thể được khái quát theo sơ đồ sau:

Quy trình cho vay

(Nguồn: Phòng tín dụng HDBank chi nhánh Hà Nội)

Lập hồ sơ vay vốn: Đây là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiên ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng vay vốn. Đây là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau.

Phân tích tín dụng: Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra.

Quyết định tín dụng: Là quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng nó có ảnh hưởng đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Lập hồ sơ vay vốn Phân tích tín dụng Quyết định tín dụng Giải ngân Giám sát tín dụng Thanh lý hợp dồng

Giải ngân: Là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng khách hàng đã ký trong hợp đồng. Nguyên tắc giải ngân luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hoá hoặc dịch vụ đối ứng đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Giám sát tín dụng: Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.

Thanh lý hợp đồng tín dụng: Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này có các việc quan trọng cần xử lý là thu nợ cả gốc và lãi, tái xét hợp đồng tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội (Trang 42 - 43)