1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện môi trường đầu tư với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng

44 355 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 352 KB

Nội dung

Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của Hải Phòng đến năm 2010, kinh tế đối ngoại luôn được xem là lĩnh vực kinh tế động lực của thành phố. Trong đó hoạt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực để thúc đẩy phát triển KT- XH của thành phố theo định hướng CNH – HĐH.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, vốn là một nhân tố không thểkhông được đề cập Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần cóvốn hơn nhiều hơn nữa Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ cầnphải có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).FDI được xem như chiếc chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế Nó đã vàđang đóng góp một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nướcđang phát triển trên thế giới Tại các quốc gia có chính sách đầu tư nước ngoàihợp lý, FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩychuyển giao công nghệ, đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người - mộtnhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của Hải Phòng đến năm 2010,kinh tế đối ngoại luôn được xem là lĩnh vực kinh tế động lực của thành phố.Trong đó hoạt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực

để thúc đẩy phát triển KT- XH của thành phố theo định hướng CNH – HĐH.Những năm gần đây, Thành Phố Hải Phòng luôn đứng trong “top” các tỉnh -thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất cả nước Đầu tư trựctiếp nước ngoài đem lại tốc độ phát triển nhanh cho nền kinh tế thành phố HảiPhòng cần thu hút FDI không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng Với kết quảđạt được trong thu hút FDI thời gian qua mở ra cho thành phố khả năng, triểnvọng lớn trong tương lai về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Xuất phát từ tìnhhình thực tiễn nói trên cùng với triển vọng phát triển của thành phố trong tương

lai, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện môi trường đầu tư với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng”

Trang 2

Chương I: Lý luận chung.

1.Lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.1 Khái niệm và đặc điểm.

a.Khái niệm đầu tư.

Cho đến nay, đầu tư không còn là một khái niệm mới đối với nhiều người, nhất

là với những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội Tuy nhiên, thuậtngữ này lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Có người cho rằng đầu tư là phải

bỏ một cái gì đó vào một hoạt động nhất định nhằm thu lại một lợi ích trong tươnglai Nhưng cũng không ít người lại quan niệm đầu tư là các hoạt động sản xuất kinhdoanh để thu lợi nhuận Thậm chí thuật ngữ này còn được sử dụng rộng rãi như câucửa miệng để nói lên chi phí về thời gian, sức lực và tiền bạc vào mọi hoạt động củacon người trong cuộc sống

Theo Jonh Marnad Keynes: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định đểtiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi nhuận Đầu tư, theocách dùng thông thường là việc cá nhân hoặc công ty mua một tài sản tại sở giaodịch chứng khoán” Trong khái niệm của mình ông đã nói đến mua tài sản tài chính,song chủ yếu tập trung vào khái niệm đầu tư tạo thêm tài sản vật chất mới (như máymóc, thiết bị, nhà xưởng…), kéo theo các hoạt động khác, tạo thêm việc làm mới đểthu về một khoản lợi nhuận trong tương lai, “khi một người mua hoặc đầu tư một tàisản, người đó mua quyền để được thu một loạt các khoản lợi tức trong tương lai màngười đó hy vọng dành được qua việc bán tài sản cố định làm ra…” Theo quanniệm của ông: kết quả đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ratài sản mới về mặt giá trị, kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra

Có nhiều những quan niệm khác nhau về đầu tư nhưng có thể coi khái niệmsau đây là đầy đủ nhất: đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại đểtiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lailớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạtđược các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải

bỏ ra khi tiến hành đầu tư Kết quả đầu tư là năng lực sản xuất mới tăng thêm, tàisản cố định mới được đưa vào sử dụng, số lượng và chất lượng nhân lực tăng thêm,tiềm lực khoa học, công nghệ được tích lũy…

b.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) tuy không còn

là hình thức quá mới mẻ ở Việt Nam nhưng để đưa ra một khái niệm tổng quát về

Trang 3

FDI cũng không phải là dễ Xuất phát từ nhiều khía cạnh, góc độ, quan điểm khácnhau trên thế giới đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về FDI.

Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF – International Monetary Fund), đầu tư trực tiếpnước ngoài là một công cuộc đàu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu

tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dàimột doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc giakhác Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận

là FDI

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: một doanhnghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tưcách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thườnghoặc có quyền biểu quyết

Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) lại đưa ra định nghĩa về FDI như sau: Đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước( nước chủ đầutư) có được một tài sản ở một nước khác( nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản

lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chínhkhác

Từ những khái niệm trên có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại mộtquốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sảnnào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát mộtthực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình Như vậy,FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài

1.2 Các hình thức FDI cơ bản.

FDI không chỉ là sự lưu chuyển vốn mà còn thường đi kèm theo công nghệ,kiến thức kinh doanh và mạng lưới phân phối rộng khắp toàn cầu Do vậy FDI làhình thức có ưu thế đối với các nước đang phát triển FDI có nhiều hình thức nhưngtrong phạm vi của chuyên đề tôi chỉ đề cập đến 3 hình thức chủ yếu và đây cũng là 3hình thức cơ bản được áp dụng ở Việt Nam Đó là: hình thức hợp đồng hợp tác kinhdoanh, hình thức doanh nghiệp liên doanh, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài

a Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

BCC là hình thức đầu tư mà các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận đểcùng nhau tiến hành thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh ở nước sở tại,trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên.Trên thế giới, biểu hiện của hình thức BCC cũng khác nhau về tên gọi, địa vị pháp

Trang 4

lý và mục tiêu áp dụng Theo luật ĐTNN Việt Nam, BCC là văn bản được ký kếtgiữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không hình thành phápnhân mới Quy định này thực tế làm nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc vì có thể hạnchế khả năng khuyếch trương thương hiệu ra bên ngoài.

b Hình thức doanh nghiệp liên doanh.

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghệp được thành lập tại nước nhận đầu tư(nước chủ nhà) giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà trong đó các bên cùngđóng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ gópvốn Nó có thể dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hoặc Hiệp định ký giữa chínhphủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài, hoặc là do doanh nghiệp có vốn FDI hợptác với doanh nghiệp Việt Nam

Đặc điểm pháp lý, tỷ lệ góp vốn pháp định và điều kiện áp dụng hình thứcdoanh nghiệp liên doanh giữa các nước có sự khác nhau nhất định Trung Quốc quyđịnh trong doanh nghiệp liên doanh, bên nước ngoài không được góp vốn ít hơn25% ở Malaysia đưa ra nhiều mức vốn góp cho bên nước ngoài tùy theo tỷ lệ xuấtkhẩu Nếu tỷ lệ xuất khẩu đạt trong khoảng 51- 79% thì chỉ được sở hữu vốn tối đađến 79%, đối với các dự án có tỷ lệ xuất khẩu 20- 25% thì mức sở hữu vốn của bênnước ngoài chỉ từ 30- 51% Trong khi đó, Luật pháp Việt Nam quy định tỷ lệ gópvốn pháp đinh tối thiểu của bên nước ngoài là 30%

Lựa chọn hình thức doanh nghiệp liên doanh có thể mang lại cho nhà đầu tưmột số lợi thế nhất định Thứ nhất, thông qua các đối tác sở tại, các nhà ĐTNN cóthể am hiểu thêm về môi trường đầu tư tại nước sở tại Thứ hai, các nhà ĐTNN cóthể chia sẻ bớt chi phí và rủi ro với các đối tác ở nước sở tại Thứ ba, do một số quốcgia bắt buộc áp dụng hình thức doanh ngiệp liên doanh khi đầu tư vào một số ngành

và lĩnh vực nhất định, khi đó doanh nghiệp liên doanh được xem là phương thứcthâm nhập thị trường duy nhất khi muốn đầu tư vào lĩnh vực đó

Bên cạnh đó, đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có nhữngnhược điểm nhất định Thứ nhât, đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh cónguy cơ bị lộ bí quyết công nghệ cho đối tác về lâu dài Thứ hai, hạn chế khả năngkiểm soát đối với các chi nhánh ở nước ngoài trong một số trường hợp Ngoài ra,nước chủ nhà cũng có thể gặp bất lợi nếu trình độ quản lý yếu kém hơn nhiều so vớiphía nước ngoài vì khi đó sẽ dế bị phía nước ngoài chi phối, hiệu quả đầu tư có thểkhông cao như dự kiến

c Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nướcngoài Có quan điểm cho rằng doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh

Trang 5

nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà ĐTNN, được thành lập và hoạt động tạinước sở tại, do nhà ĐTNN trực tiếp quản lý đối tượng bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm

về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Cũng có quan điểm cho rằng doanh nghiệp100% vốn đầu tư nước ngoài là thực thể kinh doanh quốc tế, có tư cách pháp nhântrong đó nhà ĐTNN góp 100% vốn pháp định, tự quản lý hoạt động kinh doanh và

tư chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có những đặc điểm cơ bản nhưthuộc quyền sở hữu của nhà ĐTNN, do nhà ĐTNN thành lập tại Việt Nam, tự quản

lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, có tư cách pháp nhân theo phápluật Việt Nam Sự khác nhau giữa các quốc gia là đưa ra những điều kiện cho cácnhà ĐTNN khi lựa chọn hình thức này Malaysia quy định muốn áp dụng hình thứcdoanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự án đó phải có từ 80% sản phẩm xuấtkhẩu; hay Trung Quốc, Hàn Quóc và Thái Lan quy định chỉ áp dụng hình thức nàycho các dự án FDI trong các ngành kỹ thuật cao và phần lớn sản phẩm xuất khẩu.Chính vì vậy mà hình thức này ít được khuyến khích ở một số quốc gia và vùng lãnhthổ

1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

a.Vai trò của FDI với nước đi đầu tư.

Trong thời đại và bối cảnh thế giới hiện nay, trên cơ sở đem lại lợi ích cho cảhai bên, vai trò của hoạt động FDI được hiểu là do sự tác động đồng thời của bảnthân hoạt động đầu tư đối với cả nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư Bài viết nàychủ yếu đề cập đến vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước pháttriển khi ở vị trí các nước đi đầu tư và các nước đang phát triển khi ở vị trí các nướcnhận đầu tư

Trang 6

Thứ hai, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm thông qua chuyển giao công nghệ.Thông qua đầu tư trực tiếp, các công ty của các nước phát triển chuyển được mộtphần các sản phẩm công nghiệp (chủ yếu là các máy móc thiết bị) ở giai đoạn cuốicủa chu kỳ sống của chúng sang nước nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng chúng như làsản phẩm mới ở các nước này hay ít ra cũng như các sản phẩm đang có nhu cầu trênthị trường nước nhận đầu tư, nhờ đó mà tiếp tục duy trì việc sử dụng các sản phẩmnày, tạo thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư Với sự phát triển như vũ bão của khoahọc – kỹ thuật ngày nay thì bất cứ một trung tâm kỹ thuật tiên tiến nào cũng cầnphải luôn luôn có thị trường công nghệ loại hai, có như vậy mới đảm bảo thườngxuyên thay đổi công nghệ, kỹ thuật mới.

Thứ ba, bành trướng sức mạnh kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phépchủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế nhờ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư khi xuất khẩu sảnphẩm là máy móc thiết bị sang nước nhận đầu tư để góp vốn và xuất khẩu sản phẩmtại đây sang các nước khác (do chính sách xuất khẩu ưu đãi của các nước nhận đầu

tư nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chuyển giao công nghệ vàsản xuất hàng xuất khẩu của các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài) nhờ đó mà giảmđược giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu tư nước khác

*Tác động tiêu cực

Mặc dù có rất nhiều lợi ích như vậy nhưng FDI vẫn có những ảnh hưởng tiêucực đối với nước chủ đầu tư FDI làm vốn đầu tư chảy ra nước ngoài dẫn tới giảmtăng trưởng GDP và việc làm trong nước Việc đầu tư cho quốc gia khác sẽ dẫn đếnchảy các nguồn lực của quốc gia ra bên ngoài, do đó các nguồn lực tập trung chophát triển và tăng trưởng quốc gia sẽ ngày càng ít đi

Vốn được đầu tư ra bên ngoài nên không được đầu tư trong nước sẽ không tạothêm việc làm, dễ làm gia tăng thất nghiệp trong nước Tuy nhiên, cũng cầnxem xét cụ thể từng trường hợp vì có thể việc đầu tư ra bên ngoài lại có tácđộng làm gia tăng việc làm trong nước nếu nó làm tăng các hoạt động xuất khẩuphục vụ cho hoạt động đầu tư đó

Vốn chảy ra bên ngoài có thể ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia vìmất thị trường xuất khẩu Bởi vì, nếu đầu tư một nhà máy ở nước ngoài sản xuất mặthàng bán cho thị trường đó thì coi như nước đầu tư sẽ mất luôn thị trường xuất khẩu

mà trước đây mình xuất hàng sang, thu ngoại tệ, nghĩa là mất đi một nguồn thungoại tệ quan trọng

Trang 7

b.Vai trò của FDI với nước tiếp nhận đầu tư.

*Tác động tích cực

Để phát triển kinh tế xã hội, các nước đang phát triển trước hết phải đương đầuvới sự thiếu thốn gay gắt các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển Việc tiếp nhậnđầu tư trực tiếp nước ngoài có những ưu điểm sau đây:

Thứ nhất, giải quyết tình trạng thiếu vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế FDI

có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Tuynhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhấtcủa việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp

lý Các nước đang phát triển thường có cơ cấu kinh tế bất hợp lý, chủ yếu phát triểnkhu vực một do không có nhiều vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ cung cấp vốn đểđầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, dần dần mang tính chất của một nềnkinh tế phát triển

Thứ ba, thúc đẩy chuyển giao công nghệ Các nước đi đầu tư thường có tiềmlực về vốn, có điều kiện nghiên cứu triển khai công nghệ kỹ thuật cao, luôn xuấthiện công nghệ kỹ thuật mới dẫn tới xuất hiện công nghệ hạng hai, hạng ba và nhucầu chuyển giao công nghệ Trong khi đó, nước sở tại khan hiếm vốn không có điềukiện nghiên cứu nên mặt bằng công nghệ thường thấp hơn, luôn có nhu cầu tiếpnhận công nghệ song cũng rất hạn chế việc tiếp nhận công nghệ thông qua conđường thương mại vì không có vốn Do đó, việc thông qua FDI để tiếp nhận côngnghệ là một ưu điểm lớn Với hình thức này, các nước tiếp nhận có điều kiện tiếpnhận công nghệ mới và tận dụng được các công nghệ hạng hai đã lỗi thời ở các nướcđối tác song vẫn còn tiên tiến hơn so với công nghệ trong nước với chi phí thấp, tiếtkiệm được thời gian nghiên cứu, có điều kiện đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách

về mặt bằng công nghệ kỹ thuật

Thứ tư, tạo việc làm phát triển nguồn nhân lực FDI giúp các nước đang triểntận dụng được lợi thế về nguồn lao động dồi dào Ở nhiều nước, khu vực có vốn FDItạo ra số lượng lớn việc làm cho người lao động đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo.Nhìn chung, số lượng việc làm trong khu vực có vốn FDI và tỷ trọng trong tổng laođộng ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng lên Bên cạnh đó, FDI còn gópphần vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động

Ngoài các tác động đã trình bày ở trên, FDI còn có nhiều ảnh hưởng tích cựcđến các nước nhận đầu tư như: FDI góp phần ổn định các cân đối vĩ mô của nềnkinh tế (cân bằng cung – cầu hàng hóa trong nước, xuất – nhập khẩu, thu – chi ngânsách nhà nước…), mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 8

trên thị trường thế giới, củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanhtiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới…

* Tác động tiêu cực

Thứ nhất, FDI cạnh tranh với sản xuất trong nước Cái hại rõ nhất là FDI sẽcạnh tranh và nhiều khả năng “bóp chết” sản xuất trong nước nếu cùng một kỹ nghệvới nhau vì công ty FDI có khả năng khoa học kỹ thuật và tính hiệu quả cao hơn.Giá thành sản phẩm có thể rẻ hơn mà chất lượng tốt hơn trong nước

Thứ hai, FDI có thể gây ra lạm phát Hiện nay các công trình nghiên cứu tậptrung nhiều vào hiện tượng các quốc gia có lạm phát thấp và tỉ giá hối đoái ổn định

là môi trường tốt nhất để thu hút nguồn FDI Điều này cũng dễ hiểu vì doanh nghiệpFDI lo ngại nếu lạm phát cao và tỉ giá hối đoái không ổn định, lợi nhuận tạo ra cóthể bị triệt tiêu khi chuyển đổi trở lại ngoại tệ mạnh

Thứ ba, FDI ảnh hưởng đến môi trường và làm khánh kiệt tài nguyên thiênnhiên Một trong những chi phí lớn của doanh nghiệp nước ngoài là chi phí bảo toànmôi trường và luật lệ của các quốc gia phát triển rất nghiêm ngặt về vấn đề này Thứ tư, tác động tới đời sống xã hội Điều đầu tiên dễ thấy là sự cách biệt giàunghèo giữa các khu công nghiệp có doanh nghiệp FDI trú đóng và phần còn lại củaquốc gia sẽ tăng dần lên và người dân có thể sẽ bỏ dần nông thôn và di chuyển vềcác nơi thành thị

2 Lý luận cơ bản về môi trường đầu tư.

2.1 Khái niệm và đặc điểm môi trường đầu tư.

a Khái niệm về môi trường đầu tư

Môi trường được hiểu một cách đơn giản là một không gian hữu hạn baoquanh những hiện tượng sự vật, yếu tố hoặc một quá trình hoạt động nào đó như:môi trường khí, môi trường nước, môi trường văn hóa, môi trường thể chế, môitrường sống, môi trường làm việc… Nói một cách khác chính xác hơn, môi trường

là tập hợp các yếu tố, những điều kiện tạo nên khung cảnh tồn tại và phát triển củamột chủ thể Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu tronglĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới Tại Việt Nam khichuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới, mở cửa nềnkinh tế hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đề môi trườngđầu tư mới được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn và vấn đề cải thiện môi trường đầu

tư được đặt ra như là một giải pháp cho phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới

và thực thi các cam kết của Việt Nam với quốc tế

Trang 9

b Đặc điểm của môi trường đầu tư

* Tính khách quan của môi trường đầu tư: bất kỳ một nhà đầu tư nào hay mộtdoanh nghiệp nào muốn tồn tại một cũng phải đặt mình trong một môi trường đầu tưkinh doanh nhất định, ngược lại cũng không thể có môi trường đầu tư nào mà lạikhông có một nhà đầu tư hay một đơn vị sản xuất kinh doanh Nói cách khác, ở đâu

có hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh thì ở đó sẽ hình thành môi trường đầu tư.Môi trường đầu tư tồn tại một cách khách quan, nó có thể tạo điều kiện thuận lợihoặc gây khó khăn cho các nhà đầu tư Môi trường đầu tư một mặt tạo ra các ràngbuộc cho các hoạt động đầu tư, mặt khác lại tạo ra những cơ hội thuận lợi cho cácnhà đầu tư

* Tính tổng hợp: tính tổng hợp thể hiện ở chỗ nó bao gồm nhiều yếu tố cấuthành có mối quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau Tùy thuộc vào trình độ phát triểnkinh tế xã hội, trình độ quản lý mà số lượng và những bộ phận cấu thành cụ thể củamôi trường đầu tư có sự khác nhau

* Tính đa dạng: môi trường đầu tư là sự đan xen của các môi trường thànhphần, các yếu tố của các môi trường thành phần có tác động ảnh hưởng qua lại lẫnnhau Do đó, khi nghiên cứu và phân tích môi trường đầu tư phải xem xét tổng thểtrong mối tương quan giữa các môi trường thành phần và giữa các yếu tố với nhau

* Môi trường đầu tư có tính động: môi trường đầu tư và các yếu tố cấu thànhluôn luôn vận động và biến đổi Sự ổn định của môi trường đầu tư chỉ mang tínhtương đối hay ổn định trong sự vận động Môi trường đầu tư luôn vận động và biếnđổi bởi ngay nội tại của hoạt động đầu tư cũng là một quá trình vận động và biến đổikhông ngừng Các nhà đầu tư muốn nâng cao hiệu quả đầu tư của mình cần có đượcmột dự báo về sự thay đổi của môi trường đầu tư để từ đó có các quyết định đầu tưchuẩn xác, phù hợp với môi trường đầu tư Để cải thiện môi trường đầu tư phải tìmcách ổn định các yếu tố của môi trường đầu tư trong xu thế vận động của nó và phảicải thiện nó liên tục Nói cách khác là khi nghiên cứu và phân tích môi trường đầu tưphải đứng trên quan điểm động, phải xem xét và phân tích các yếu tố của môitrường đầu tư trong trạng thái vừa vận động, vừa tác động tương hỗ lẫn nhau, tạothành những tác lực chính cho sự vận động và phát triển của môi trường đầu tư

2.2 Nội dung của môi trường đầu tư

Nghiên cứu môi trường đầu tư là rất cần thiết cho công tác quản lý vĩ mô của nhà

nước Hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư đều chịu sự tác động của các yếu tốcấu thành môi trường đầu tư, các yếu tố của môi trường đầu tư lại luôn biến động,luôn thay đổi theo từng thời điểm, từng ngành, từng khu vực và từng quốc gia Các

Trang 10

yếu tố của môi trường đầu tư có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen lẫnnhau, có những yếu tố vừa thuộc phạm vi kinh tế, vừa thuộc phạm vi chính trị Dovậy, việc phân chia thành các nhóm yếu tố môi trường chỉ có tính chất tương đối vàkhi phân tích sẽ khó tránh khỏi trùng lặp Sau đây sẽ là các nhóm yếu tố môi trường

cơ bản của môi trường đầu tư quốc gia hay còn gọi là môi trường đầu tư kinh doanhtổng quát

a Môi trường chính trị xã hội.

Sự ổn định về chính trị, thể chế chính trị, sự nhất quán trong chủ trương, đườnglối, chính sách cơ bản của nhà nước luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sựthu hút ĐTNN bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong cácvấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triểnđầu tư của một nước Ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảmbớt độ rủi roc ho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài Đặc trưng nổi bật

về sự tác động của những yếu tố chính trị đối với hoạt động đầu tư thể hiện ở nhữngmục đích mà thể chế chính trị nhắm tới Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chiphối toàn bộ các hoạt động trong xã hội trong đó các hoạt động đầu tư kinh doanhcủa các nhà đầu tư thông qua vai trò của nhà nước cầm quyền

b Môi trường cơ sở hạ tầng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải, đường

sá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp năng lượng, phương tiệnvận chuyển, mạng lưới thông tin – bưu chính – viễn thông, tính hữu hiệu của cácdịch vụ môi giới, dịch vụ ngân hàng, tài chính… Những yếu tố này có ảnh hưởngquan trọng đối với hoạt động của các nhà đầu tư, các nhà đầu tư có thể sẽ không đầu

tư vào khu vực nhiều nhân công giá rẻ nhưng chưa qua đào tạo chuyên môn hoặcnhững nơi mà hệ thống giao thông khó khăn, thiếu phương tiện vận chuyển, liên lạchay không đủ các ngành dịch vụ hỗ trợ cho quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh.Ngoài ra, yếu tố công nghệ cũng được phản ánh trong môi trường cơ sở hạ tầng kỹthuật thông qua các chỉ số như trình độ phát triển công nghệ, các yếu tố hạ tầng côngnghệ, nền tảng kiến thức khoa học – công nghệ, tốc độ đổi mới công nghệ, nguồnnhân lực cho khoa học công nghệ… Hiện nay, công nghệ là nhân tố có sự thay đổimạnh nhất trong môi trường kinh doanh có sức thách thức lớn và hấp dẫn mạnh đốivới các nhà đầu tư Do đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là điều kiện mangtính tiên quyết đối với sự phát triển của một nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhàđầu tư hoạt động có hiệu quả

Trang 11

c Môi trường kinh tế.

Môi trường kinh tế phản ánh những đặc trưng của một hệ thống kinh tế sẽ chiphối và tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư Trong môi trường kinh tế, cácyếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách kinh tế, chu kỳ kinh doanh, tỷ

lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, hệ thống tài chính… sẽ được tập trung nghiên cứu Tăngtrưởng kinh tế được coi là việc mở rộng sản lượng tiềm năng của một quốc gia trongmột giai đoạn nhất định, hay tăng trưởng kinh tế là một sự gia tăng khả năng sảnxuất hàng hóa – dịch vụ nhằm nâng cao mức sống của toàn xã hội Khi kinh tế tăngtrưởng thì các yếu tố và điều kiện kinh tế sẽ rất thuận lợi cho các nhà đầu tư pháttriển, nó sẽ tạo rất nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh và ngược lại nếu nền kinh tế kémphát triển với tỷ lệ lạm phát cao sẽ có tác động tiêu cực đến các nhà đầu tư Chu kìphát triển kinh tế là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải nền kinh tế trong nhữnggiai đoạn nhất định Mỗi chu kỳ thường trải qua bốn thời kì: thời kì phát triển, thời

kì hưng thịnh, thời kì suy thoái và thời kì phục hồi Thời kì phát triển là giai đoạnnền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và quy mô mở rộng, dung lượng và sứcmua của thị trường lớn, trong giai đoạn này môi trường đầu tư rất thuận lợi, các nhàđầu tư có nhiều cơ hội để kinh doanh Thời kì hưng thịnh là thời kì mà nền kinh téphát triển đạt đến mức cao nhất và chuẩn bị bước vào giai đoạn suy thoái, nó thườngxảy ra khi nền kinh tế đã đạt tới mức toàn dụng về mọi tiềm năng Thời kì suy thoái

là thời kì nền kinh tế có mức tăng trưởng chậm, hàng hóa không tiêu thụ được, dunglượng và sức mua thị trường giảm, các nhà đầu tư phải thu hẹp sản xuất, quy môhoạt động của các nhà đầu tư và nền kinh tế bị giảm sút, môi trường đầu tư chứađựng nhiều rủi ro và không có sự hấp dẫn Thời kì phục hồi là thời kì nền kinh tế đãxuống tới mức thấp nhất của chu kì, các hoạt động đầu tư kinh doanh bị ngưng trệ

để chuẩn bị cho sự chuyển tiếp sang một chu kì phát triển kế tiếp Chu kì kinh tế cóthể diễn ra ngắn hay dài tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố và chu kì kinh tế có ảnhhưởng rất mạnh đến các quyết định quản trị doanh nghiệp của các nhà đầu tư Nhiềunhà kinh tế cho rằng các yếu tố kinh tế của nước nhận đầu tư là những yếu tố cóảnh hưởng quyết định trong thu hút FDI

d Môi trường luật pháp, chính sách.

Mỗi quốc gia đều có một hệ thống luật quy định rõ các nhà đầu tư hay cácdoanh nghiệp được đầu tư kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ gì, cấm các mặthàng gì, nghĩa vụ và quyền lợi của các nhà đầu tư… Hệ thống các công cụ chínhsách và những quy định của nhà nước có liên quan đến những hoạt động đầu tư kinhdoanh như: chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách xuất nhập

Trang 12

khẩu, chính sách bảo vệ môi trường, chính sách lao động – tiền lương, chính sáchphát triển kinh tế nhiều thành phần… Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm, địnhhướng phát triển nền kinh tế của nhà nước, thông qua các chủ trương và chính sách,nhà nước, thông qua các chủ trương và chính sách, nhà nước điều hành và quản lýnền kinh tế và các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư trên phương diện quản lý nhànước về kinh tế Các chính sách kinh tế thể hiện những ưu đãi, khuyến khích đối vớimột số khu vực, ngành, lĩnh vực kinh tế nào đó, đồng thời các chính sách cũng sẽ làcác biện pháp, chế tài để kiểm soát các lĩnh vực đó.

Nhìn chung các chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào những nước cóhành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh bạch

và có thể dự đoán được Điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư

e Môi trường lao động, tài nguyên.

Một trong những yếu tố quan trọng trong môi trường đầu tư là nguồn nhân lực

và giá cả sức lao động, đây là những yếu tố rất cần thiết để các nhà đầu tư lập kếhoạch kinh doanh Một nhà đầu tư muốn mở một nhà máy thì trên phương diệnnguồn nhân lực nhà đầu tư sẽ chọn những khu vực đáp ứng được những yêu cầu về

số lượng, chất lượng lao động và giá cả sức lao động Chất lượng lao động là một lợithế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệcao hoặc có sử dụng công nghệ hiện đại Như vậy, yếu tố lao động là một trongnhững điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tiến hành kinh doanh của cácnhà đầu tư, tuy nhiên để có một lực lượng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thốnggiáo dục và đào tạo cơ bản, đào tạo nghề và chiến lược phát triển nguồn nhân lựccủa Chính phủ

Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên bao gồm đất đai,không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng đất… Đểthỏa mãn những nhu cầu đa dạng của mình con người đã khai thác và sử dụngnhững ích lợi do tài nguyên thiên nhiên ban tặng Tuy nhiên, các nguồn tài nguyênthiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất, phụ thuộc cấu tạođịa chất, thời tiết, khí hậu từng vùng Nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm cùngvới sự lạm dụng tài nguyên đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng buộc các chínhphủ phải có những chính sách quản lý chặt chẽ tài nguyên thiên nhiên

2.3 Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư.

Môi trường đầu tư có vai trò rất quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của cácdoanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ quyết định bỏ vốn đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tưkinh doanh nếu như họ tìm được một môi trường đầu tư thuận lợi, các quốc gia sẽ

Trang 13

thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nếu tạo lập được một môi trường đầu tưtốt, khi thu hút được nhiều vốn đàu tư, các chính phủ sẽ giải quyết được nhiều vấn

đề liên quan tới tăng trưởng và phát triển kinh tế

Với mục đích thu lợi nhuận, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn đầu tư sản xuất kinhdoanh với những ý tưởng mới, với những cơ sở vật chất mới và đó chính là nhữngyếu tố cấu thành cho phát triển kinh tế Các doanh nghiệp là nơi tạo ra khoảng 90%việc làm, là nơi để mọi người thể hiện khả năng, trình độ của mình để tăng thu nhập,cải thiện mức sống, là nguồn thu thuế chủ yếu của các chính phủ, là nhân tố chínhtham gia vào quá trình cung cấp hàng hóa nói chung và hàng hóa công cộng cho mọingười như đào tạo, sức khỏe, y tế… Như vậy, các doanh nghiệp là nhân tố chính,đóng vai trò nòng cốt cho quá trình tạo dựng một nền kinh tế tăng trưởng và pháttriển, nhưng sự tham gia của các doanh nghiệp cho xã hội lại phụ thuộc hoàn toànvào môi trường đầu tư Như vậy, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn sẽ là một trongnhững biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trang 14

Chương II:Thực trạng môi trường đầu tư với

việc thu hút FDI tại Hải Phòng.

1.Khái quát về điều kiện tự nhiên của thành phố Hải Phòng.

Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại

1 của Việt Nam Ngoài tên gọi chính thức là thành phố Hải Phòng ra thì nơi đây cònđược biết đến với những tên gọi không chính thức khác như: Thành phố Hoaphượng đỏ, Thành phố Cảng hay Thành Tô Hải Phòng ở vị trí giao thông quan trọngnhất của giao thông quốc tế miền Bắc, là đầu mối của nhiều hệ thống giao thông trong

và ngoài nước

* Vị trí địa lý

Hải Phòng là một thành phố nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, với tổng diệntích lên đến 1507,57km2 Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, Tây Bắcgiáp Hải Dương, Tây Nam giáp Thái Bình và Đông là bờ biển chạy dài theo hướngTây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình Là mộttrong ba đỉnh của tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh),thuộc vùng kinh tế trọng điểm 8 tỉnh phía Bắc; có hệ thống đường thủy cùng vớimạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và hàng không Đặc biệt quốc lộ 5 quốc

lộ 10 đã nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng và luồng vào cảng HảiPhòng được nâng cấp, mở rộng; sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp… Chínhphủ đã phê duyệt dự án xây dựng đường cao tốc mới Hà Nội – Hải Phòng, đang có

kế hoạch nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng thành đường sắt hai chiềutiêu chuẩn quốc tế… là những điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hóa xuất nhậpkhẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh nam Trung Quốc, đồng thời có khả năngthiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam Á

và thế giới

Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong đó, từ tháng 11năm trước đến tháng 4 năm sau là khí hậu của một mùa đông lạnh và khô; từ tháng 5đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè, nồm mát và mưa nhiều Lượng mưa trung bình

từ 1600 đến 1800 mm/năm Nhiệt độ trung bình trong năm 23-26 0C Trong đó,tháng nóng nhất (tháng 6, tháng 7) nhiệt độ có thể lên đến 44 0C và tháng lạnh nhất(tháng 1, 2) nhiệt độ có thể xuống dưới 5 0C Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 –85%, cao nhất vào tháng 7,8,9; thấp nhất vào tháng 1, 12

Trang 15

Địa hình, địa chất, đất đai: Phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùngtrung du với những đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển Cấu tạo địa chất của HảiPhòng gồm những loại đá cát kết, phiến sét, đá vôi Diện tích đất canh tác khoàng62.127 ha, hình thành phần lớn từ hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biểnnên chủ yếu mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình đan xen cao thấp vànhiều đồng trũng Diện tích bãi bồi ven biển 23000 ha gồm bãi triều đá nổi và ngậpnước, trong đó khoảng 13000 ha bãi nổi, xú, vẹt,…chưa khai thác.

Sông ngòi: Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ 0.65 – 0.8km/km2 và đều là các chí lưu của sông Thái Bình đổ ra Vịnh Bắc Bộ với 5 cửa sôngchính Trong đất liền có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn với độ dài hơn 300km

và những sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố

Bờ biển, biển, hải đảo: Biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnhBắc Bộ với đường bờ biển dài hơn 125km (kể cả bờ biển quanh các đảo khơi) cóhình là một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và bằng phẳng Mũi Đồ Sơnnhô ra biển như một bán đảo, tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng vàthắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảorải rác, quan trọng nhất là đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ Trong đó, Cát Bà làhòn đảo có diện tích lớn thứ hai trong Vịnh Bắc Bộ với nhiều hang động và rừngnguyên sinh, thung lũng màu mỡ Bạch Long Vĩ là đảo nhỏ tiền tiêu giữa Vịnh BắcBộ

* Tài nguyên thiên nhiên

Khoáng sản, chủ yếu là đá vôi tập trung ở Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Cát Bà,

… với trữ lượng trên 200 triệu tấn Khoáng sản gốc kim loại không nhiều với một số

mỏ sắt Dương Quan (Thủy Nguyên), kẽm (Cát Bà), than (Vĩnh Bảo),… Muối và cáttập trung ở vùng bãi giữa sông và bãi biển Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, KiếnThụy, Đồ Sơn… Năm 2004, một số nghiên cứu đã phát hiện có tiềm năng dầu khí ởngoài khơi Hải Phòng

Tài nguyên sinh vật, nhất là sinh vật biển với gần 1000 loài tôm cá, hàng chụcloại rong biển với nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: tôm he, tôm rồng, đồi mồi,của biển, sò huyết, ngọc trai, bảo ngư… cùng nhiều bãi cá thuận lợi cho khai thácnhư: bãi giữa vịnh Bắc Bộ, bãi Bạch Long Vĩ, hòn Mê, hòn Mát… với độ rộng hơn10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định (có trên 100 loài có giá trị kinh tế, sảnlượng có thể khai thác trên 2 triệu tấn/năm) Hải Phòng được Bộ Thủy sản xác định

là 1 trong 4 ngư trường lớn của toàn quốc, là vùng trọng điểm phát triển kinh tế thủysản của Việt Nam Ngoài ra, còn có hơn 12 nghìn ha vừa phục vụ cho khai thác, vừa

có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và lợ

Trang 16

Tài nguyên rừng: Hải Phòng còn có rừng ngập mặn và rừng cây lấy gỗ, cây ănquả, tre, mây… với diện tích 17.000 ha Rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vậtphong phú, đa dạng, nhiều loại thảo mộc quý hiếm như lát hoa, kim giao, đinh,… hệđộng vật đa dạng với 36 loài chim (đại bang, hải âu, đa đa, én…) Đặc biệt là loàivọc đầu trắng, trên thế giới chỉ thấy ở Cát Bà Chính sự đa dạng về chủng loại, chi

họ của hệ động thực vật nơi đây đã biến vườn quốc gia Cát Bà và các danh thắngtrên đảo trở thành một khu du lịch nổi tiếng Cát Bà được UNESCO công nhận làkhu dự trữ sinh quyển quốc tế

2.Thực trạng môi trường đầu tư với việc thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng.

2.1.Môi trường đầu tư.

a Môi trường chính trị xã hội

Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng có an ninh chính trị ổnđịnh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; an ninh biên giới cảng, biển được đảmbảo; đảm bảo an toàn tuyệt đối các sự kiện văn hóa, xã hội quan trọng của thànhphố; tình hình khiếu kiện vượt cấp giảm, nhiều điểm khiếu kiện phức tạp đã đượctập trung giải quyết ổn định, không để phát sinh, hình thành “điểm nóng” Phongtrào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc phát triển cả bề rộng và chiều sâu, góp phần giữvững an ninh chính trị Phạm pháp hình sự được kiềm chế; đã triệt phá được nhiềuđường dây ma túy lớn và nhiều điểm phức tạp về ma túy Năm 2009, phát hiện và

xử lý 182 vụ tội phạm kinh tế với 260 đối tượng; bắt giữ, xử lý 426 vụ tội phạm về

ma tuý Xảy ra 857 vụ phạm pháp hình sự, giảm 2,7% so với năm 2008 Tai nạngiao thông từng bước được kiềm chế và giảm trên cả 3 tiêu chí: số vụ tai nạn, sốngười chết và người bị thương

Về công tác đối ngoại, an ninh biên giới cảng biển được giữ vững; chủ độngphòng ngừa đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”,bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch và trấn áp các loại tội phạm; giải quyết kịpthời, kiên quyết một số vụ việc vi phạm gây nhiều bức xúc trong xã hội Năm 2009,thành phố đã đón tiếp 150 đoàn khách quốc tế Mở rộng quan hệ hợp tác với các đốitác, các địa phương như: Quảng Đông, Thiên Tân (Trung Quốc), Kitakyushu (NhậtBản), Queensland (Australia)… Tổ chức nhiều đoàn công tác xúc tiến đầu tư,thương mại, du lịch tại: Australia, New Zealand, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,Ca-ta, Cô-oét) Ký văn bản hợp tác 3 bên về đầu tư xây dựng 2 cảng tại cửa ngõquốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện với tổng mức đầu tư 250 triệu USD và xây dựngkhu dịch vụ hậu cần cảng hiện đại, diện tích 400 ha với tổng mức đầu tư 250 triệu

Trang 17

USD Tổ chức tốt các hoạt động tham gia Lễ hội và Hội chợ toàn cầu năm 2009 tạiIncheon, Hàn Quốc Hiện nay trên địa bàn thành phố có trên 20 doanh nghiệp, dự ánliên doanh có sự tham gia của bà con Việt kiều, với tổng số vốn 45,5 triệu USD vàgần 100 tỷ đồng Việt Nam; lượng kiều hối ước đạt 150 triệu USD, tăng 5% so vớinăm 2008 Tổ chức Hội nghị gặp gỡ các nhà tài trợ phi Chính phủ nước ngoài và đã

ký cam kết tài trợ với tổng trị giá gần 2,2 triệu USD; đến nay trên địa bàn có 103 dự

án và phi dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài với tổng giá trị thực hiện ước đạt

4 triệu USD, bằng 85% kế hoạch

Về mặt an sinh xã hội đã có nhiều tiến bộ, nhiều chính sách hỗ trợ an sinh xãhội của Chính phủ và thành phố đã được triển khai kịp thời có hiệu quả Tích cựctriển khai các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của thành phố và đất nước tạo đượckhông khí phấn khởi, tin tưởng và tự hào về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”;thực hiện tốt Chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng quỹ Bảo trợ trẻ em thànhphố, Quỹ vì người nghèo đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ.Tập trung cao trong công tác phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội như matuý, mại dâm Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, quản lý quyhoạch, đô thị, quản lý đất đai được quan tâm chỉ đạo, có chuyển biến tích cực

Về công tác giáo dục - đào tạo, năm học 2008 – 2009 tỷ lệ học sinh đỗ tốtnghiệp Trung học phổ thông của thành phố đứng thứ 6 toàn quốc, tỷ lệ học sinh đỗtốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông đứng thứ 4 toàn quốc; số học sinh giỏi quốc

tế của Hải Phòng đứng đầu toàn quốc Tổ chức thành công ngày Hội công nghệthông tin ngành Giáo dục và Đào tạo lần thứ 4 Tổ chức các lớp bồi dưỡng Hiệutrưởng theo chương trình phối hợp Việt Nam - Singapore cho 100% Hiệu trưởng cáctrường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở Triển khai giảng dạy Luật thuế, Luậtgiao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội trong các trường học Triển khai xâydựng đề án “ổn định và phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2009 – 2015 và địnhhướng đến năm 2020” trình Kỳ họp 17 Hội đồng nhân dân thành phố Đến nay toànthành phố đã có 207/733 trường đạt chuẩn quốc gia tỷ lệ 28,24%

b Môi trường cơ sở hạ tầng.

Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tếcủa Hải Phòng ngày càng được cải thiện nhờ sự quan tâm của Trung ương và sự tíchcực của thành phố trong việc huy động mọi nguồn lực cho phát triển, đẩy mạnh đầu

tư vào các công trình trọng điểm Cụ thể như sau:

Trang 18

b1 Hệ thống giao thông

Cảng: Cảng là một trong các hoạt động kinh tế chủ yếu của Hải Phòng CảngHải Phòng là cảng biển lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam Cảng gồm 3 khu vực riêngbiệt nằm trên bờ nam sông Cấm: Cảng Vật Cách, Cảng Hoàng Diệu (cảng chính) vàCảng Chùa Vẽ - Đoạn Xá Năng lực bốc dỡ và khối lượng hàng hóa được xử lý tạiCảng trong những năm thập niên 80 tương đối ổn định Vào đầu thập niên 90 sốlượng hàng hóa được xử lý tại Cảng giảm đi, song sang những năm đầu thế kỷ 21khối lượng hàng dần được tăng lên, nhất là trong những năm gần đây, khối lượnghàng hóa được xếp dỡ tại cảng càng tăng lên rõ rệt Năm 2009 khối lượng hàng hóaluân chuyển là 32,5 triệu tấn, tăng 13,7% vượt kế hoạch (kế hoạch 32 triệu tấn, tăng10,0 – 11,0%); trong đó Cảng Hải Phòng 14,6 triệu tấn, tăng 4,5% Thời gian qua,thành phố đã tập trung nâng cấp Cảng Hải Phòng, hoàn thành việc đầu tư xây dựngcảng Đình Vũ, tạo đà hơn nữa cho việc phát triển năng lực vận tải của thành phố.Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ hiện đang được đầu tư một cách cóhiệu quả Thành phố đã có các tuyến giao thông liên tỉnh cũng như giao thông nộithành bước đầu đáp ứng được các nhu cầu về vận tải, giao thương của thành phố.Đặc biệt là các công trình mang tính chất huyết mạch sau:

- Quốc lộ 5 nối liền TP Hải Phòng với Hà Nội qua các tỉnh thành Hải Dương,Hưng Yên Đây là cửa ngõ chính để vào thành phố

- Đường quốc lộ 10 nối Hải Phòng với các tỉnh duyên hải phía Bắc

- Đường 353 nối Hải Phòng với khu du lịch Đồ Sơn

- Cầu Bính nối trung tâm Hải Phòng với khu đô thị mới và KCN Bắc ThủyNguyên

- Tuyến đường xuyên đảo Đình Vũ đi Cát Hải, Cát Bà

Đường sắt: Tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội dài 106 km Đây là tuyếnquan trọng vận chuyển hành khách và hàng hóa từ cảng Hải Phòng lên Hà Nội.Tuyến đường sắt này góp phần tăng cường khả năng vận tải của thành phố đến cáctỉnh lân cận như: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội Tuy nhiên, tuyến đường sắt chạycắt qua thành phố gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông

Đường thủy: Thành phố Hải Phòng được bao bọc bởi các con sông lớn nên rấtthuận lợi cho việc khai thác vận tải thủy Trên địa bàn thành phố có các cảng sônglớn vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh lân cận và toàn quốc

Nhìn chung, hệ thống giao thông của thành phố đã được quan tâm đúng mức,đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật cũng như đảm bảo khả năng thông qua các phươngtiện Đặc biệt, tạo điều kiện phát triển vận tải trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:

Trang 19

Tình hình vận chuyển hành khách và hàng hóa vài năm gần đây

Năm Khối lượng hàng hóa vận chuyển

(1000 tấn)

Khối lượng hành khách vận chuyển (1000 người)

hệ thống truyền dẫn và phân phối nước giữa các vùng đã được nối mạng nhưng hiệntại, các tuyến truyền dẫn đang ở trong tình trạng xấu nên thực tế nước không đượclưu thông giữa các vùng Hệ thống cấp nước trung tâm được xác định là khu vực nộithành của Hải Phòng chủ yếu gồm các quận nội thành Lê Chân, Hồng Bàng và NgôQuyền, tổng cộng hệ thống mạng lưới đường ống là 104 km ống có đường kính từ

150 đến 600 mm Tại nội thành có 4 trạm bơm tăng áp, các trạm này hoạt động vàothời gian nhu cầu dùng nước lên đến đỉnh điểm nhằm cải thiện mức độ dịch vụ Cáctrạm bơm tăng áp là Đinh Tiên Hoàng ở trung tâm thành phố, ngã Năm ở khu vựcĐông Bắc trung tâm thành phố, Đổng Quốc Bình và Cầu Rào ở phía Nam trung tâmthành phố Một trạm bơm tăng áp mới được xây dựng tại sân vận động Máy Tơ làmột hạng mục công trình của dự án cấp nước 1A đã được đưa vào sử dụng từ cuốinăm 2000 đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện đáng kể về áp lực vàlưu lượng của khu vực trung tâm thành phố

Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống cấp nước tại khu vực nội thành cơ bản đãđược mở rộng và cải tạo tương đối hoàn chỉnh trong các dự án về cấp nước và môitrường Hệ thống phục vụ đã có cải thiện đáng kể, khách hàng hầu như đã đượccung cấp nước theo nhu cầu cả về chất lượng và lưu lượng

b3.Hệ thống cấp điện

Trang 20

Điện lấy cho Hải Phòng là điện lấy từ hệ thống điện quốc gia Hải Phòng có 2trạm nguồn 220/110 KV công suất 375 MVA Từ trạm này, điện được cấp cho 8trạm 110 KVA công suất 267 MVA và 25 trạm 35KV công suất 182,9 MVA và1.142 trạm phân tổng công suất 196,5 MVA nằm trên 10 quận, huyện.

Lưới điện: lưới trung áp của Hải Phòng có 4 cấp: 35, 22/10, 6 KV Mạng nàychưa đảm bảo khả năng cấp điện cho thành phố Lưới hạ áp tuy đã cải tạo, nâng cấpmột số đường trục nhưng phần lớn còn lại vẫn là lưới cũ, chắp vá, quá tải, chưa đảmbảo an toàn cấp điện

b4.Hệ thống thoát nước và vệ sinh

Cũng như hệ thống thoát nước các đô thị lớn ở Việt Nam, hệ thống thoát nướcHải Phòng đã được xây dựng từ nhiều thập kỷ nay, mạng lưới đường cống thoátnước trong thành phố phục vụ chung cho 2 mục đích là thoát nước mưa và nướcthải Đây chính là hệ thống thoát nước chung Nước mưa và nước thải được xả trựctiếp ra sông hoặc ra hồ điều hòa sau đó ra sông qua các kênh dẫn và cống ngăn triều.Hiện tại chưa có công trình xử lý nước thải của thành phố Một số xí nghiệp và bệnhviện có hệ thống xử lý cục bộ nhưng hầu như không hoạt động Tình trạng ô nhiễmmôi trường do thải nước bẩn ra ao hồ, sông ngòi đang ở mức báo động Việc xảnước thải trực tiếp vào trong hồ, kênh gây bồi lắng cũng như việc người dân xâydựng nhà cửa, cầu tạm, đổ rác làm lấn chiếm lòng kênh, giảm tiết diện thiết kế dẫnđến tình trạng ngập lụt trong khu vực và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Thờigian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thành phố đã chủ động tập trungđầu tư nhằm cải thiện hệ thống thoát nước của thành phố bằng các nguồn vốn ODAcủa Ngân hàng thế giới, Phần Lan… Tuy việc đầu tư chưa xử lý được triệt để tìnhtrạng ngập lụt cũng như ô nhiễm môi trường của thành phố nhưng cũng phần nàocải thiện được điều kiện vệ sinh môi trường của thành phố

c Môi trường kinh tế.

Năm 2009 là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Đại hộiXIII Đảng bộ thành phố, kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, mặc dù gặprất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thời tiết, dịch bệnhdiễn biến phức tạp đã ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh, song với sựquyết tâm, nỗ lực cao của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố, thực hiệnđược mục tiêu lớn là góp phần cùng cả nước ngăn chặn suy giảm, duy trì tăngtrưởng kinh tế hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội; tình hình kinh tế - xã hội thành phốvẫn duy trì được sự ổn định và phát triển, kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng ởhầu hết các ngành và lĩnh vực; an sinh xã hội được tập trung quan tâm, đời sống

Trang 21

nhân dân từng bước được ổn định, những kết quả tích cực trên tạo đà thuận lợi choviệc thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 đã đề ra Tổng sản phẩmtrong nước đạt 21.657,3 tỷ đồng, tăng 7,57% so với năm 2008 đạt kế hoạch (kếhoạch tăng 7,5 – 8%), trong đó nhóm ngành nông lâm thuỷ sản tăng 4,57% vượt kếhoạch (kế hoạch tăng 3,7 – 4,0%), nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 6,15%không đạt kế hoạch (kế hoạch tăng 7,0 – 7,3%), nhóm ngành dịch vụ tăng 9,29% đạt

kế hoạch (kế hoạch tăng 8,6 – 9,3%) Tốc độ tăng trưởng GDP đạt kế hoạch đề ra,cao gần gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP chung của cả nước

Trên lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có sự phát triển đột phá và thể hiện tính vữngchắc, quy mô không ngừng mở rộng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế thành phốđược nâng lên, ngày càng phát huy rõ vai trò là cực tăng trưởng trong vùng kinh tếtrọng điểm Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng, tỷtrọng nhóm ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm dần

Không tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu,nền kinh tế thành phố Hải Phòng vẫn tồn tại một số khó khăn, hạn chế GDP tăngtrưởng thấp nhất so với 10 năm trở lại đây Cơ cấu kinh tế bộc lộ một số bất cập,phát triển thiếu bền vững, tăng trưởng còn dựa nhiều vào xuất khẩu và sự giatăng năng lực sản xuất của các dự án mới; ô nhiễm môi trường gia tăng chưađược khắc phục Một số ngành kinh tế của thành phố đã hồi phục nhưng cònchậm như giá trị sản xuất công nghiệp tăng không đạt kế hoạch (+7,7% so với kếhoạch + 10-11%), làm tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp - xây dựng tăngtrưởng không đạt kế hoạch (+6,15% so với kế hoạch +7-7,3%)

d Môi trường luật pháp, chính sách.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợinhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,thành phố Hải Phòng đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạomọi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và đặc biệt ban hành các cơchế chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn Đối vớithu hút Đầu tư nước ngoài: ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, thành phố đãxác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế đối ngoại là động lực và giảipháp quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố Trước tình hìnhnhu cầu vốn đầu tư cho phát triển của thành phố ngày càng tăng mà nhiều lợi thếtrong thu hút đầu tư như chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, giá thuê đất, chi phísan lấp mặt bằng…ngày càng giảm sút, ngày 8/2/2002, Ủy ban nhân dân thành phố

đã ra Quyết định số 369/QĐ-UB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi và

Trang 22

khuyến khích đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hải Phòng Tất cả những chính sách ưuđãi nêu trong Quyết định đều nhằm giảm bớt các chi phí đầu tư cho chủ đầu tư, rútngắn thời gian đưa dự án vào hoạt động, khuyến khích mọi thành phần cùng thamgia tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, khuyến khích phát triển các lĩnh vực mà thành phố

có lợi thế

Công tác cải cách hành chính: Triển khai thực hiện Đề án 30 của Thủ tướngChính phủ về rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thành phố đã ban hànhQuyết định công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp huyện (gồm 286thủ tục), Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp xã (gồm 204 thủ tục) và 19

Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của 19 sở, ngành thành phố (gồm 1.150 thủtục) Tiếp tục triển khai mô hình “một cửa” liên thông, hiện đại tại 7 quận, huyện.Kiểm tra và dự thảo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về cảicách hành chính Thực hiện tinh giản biên chế và tuyển dụng công chức năm 2009.Tiếp tục triển khai một số nội dung bước tiếp theo về thí điểm không tổ chức Hộiđồng nhân dân cấp huyện, quận, phường Đến nay đã có 92 cơ quan hành chính nhànước trên địa bàn thực hiện áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào quản lý;tăng 55 đơn vị so với năm 2008 Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” theoQuyết định 181/2003/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ, Kế hoạch 431/KH-UB vàQuyết định số 293/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố đến các khối Sở, ngành;khối các Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; khối ủy ban nhân dân phường, xã, thịtrấn Qua đó, đạt được nhiều kết quả như nhân dân được tiếp chu đáo hơn, thủ tụchành chính đơn giản hóa, thời gian giải quyết nói chung nhanh hơn Thay vì phảimất nhiều thời gian thực hiện các thủ tục rườm rà như trước đây thì bây giờ cácdoanh nghiệp chỉ việc gửi và nhận hồ sơ tại một cửa chính là có thể nhận được giấyphép kinh doanhh Vì vậy, thời gian cấp giấy phép đầu tư chỉ còn từ 1 đến 3 ngày(theo quy định là 15 ngày làm việc), việc cấp giấy phép cho người lao động nướcngoài cũng được rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 2 ngày Nề nếp của cơ quan hànhchính có tiến bộ rõ và trách nhiệm, năng lực cán bộ, công chức được nâng lên mộtbước

Thành phố cũng đã tiếp nhận và triển khai các chính sách, quy định từ trungương Đó là các chính sách kiểm soát các hoạt động của các nhà đầu tư, các chínhsách liên quan đến thuế, lệ phí, chính sách quản lý ngoại hối quy định về việc mở tàikhoản ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài…

e Môi trường lao động, tài nguyên.

Ngày đăng: 19/07/2013, 13:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS. Từ Quang Phương Khác
2. Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 về tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố Khác
3. Đề án XTĐT của thành phố (giai đoạn 2007- 2010) Khác
4. Báo cáo thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000- 2005, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2006- 2010 và đến 2020 Khác
6. Kế hoạch XTĐT của thành phố Hải Phòng 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 Khác
7. Các trang web:www.haiphong.gov.vn www.haiphongdpi.gov.vn 8. Một số tài liệu tham khảo khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w