Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN

26 329 0
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN

LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Ngày nay,trong xu thế quốc tế hoá,toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới,thu hút FDI là một tất yếu khách quan. Vốn đầu trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọngcho đầu phát triển,có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá,tạo điều kiện khai thác lợi thế so sánh ,mở ra nhiều ngành nghề,sản phẩm mới,nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ,tạo them nhiều việc làm và chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Nhu cầu về vốn FDI đối với Việt Nam lại càng trở nên cấp thiết. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đã được Đảng và nhà nước ta khởi xướng từ Đại hội Đảng VI,tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng IX” Đẩy mạnh CNH,HĐH,xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp…”.Việc lựa chọn con đường CNH,HĐH để phát triển lực lượng sản xuấtvừa tuần tự vừa đi tắt, đón đầu và bằng nhiều phương thức khác nhau là rất cần thiết. Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam đã không ngừng củng cố quan hệ ngoại giao với các nước cũng như cải thiện môi trường đầu nhằm thu hút ngày càng nhiều FDI. Vốn đầu trực tiếp nước ngoài đã có những đóng góp đáng kể cho sự thành công của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Trong năm 2008,vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng mạnh. Đó là dấu hiệu đáng mừng với nền kinh tế nước ta.Nhưng bên cạnh đó những yếu tố như cơ sở hạ tầng yếu kém,thủ tục hành chính phiền hà…làm ảnh hưởng đến tôc độ giải ngân vốn dẫn đến kết quả là nước ta chưa khai thác hết được hiệu quả kinh tế do nguồn vốn lớn đem lại. Trong tổng số vốn FDI đổ vào nước ta thì ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số hơn 6000 dự án có vốn FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 4500 dự án ( chiếm hơn 67% tổng số dự án đầu ) với tổng số vốn đăng ký khoảng 28,9 tỷ USD ( chíêm 60% tổng vốn đăng ký ), tổng vốn thực hiện gần 18 tỷ USD. Vì vậy em đã chọn vấn đề” Thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN” để làm đề tài cho Đề án môn học chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp. Mục đích khi lựa chọn đề tài: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu trực tiếp nước ngoài - Phân tích thực trạng thu hút FDI tại các DNCNVN - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN trong thời gian tới Kết cấu đề án Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án gồm có 3 phần sau: Phần I : Lý luận chung về FDI Phần II : Thực trạng thu hút FDI trong các DNCNVN Phần III : Một số giải pháp Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Ngô Thị Việt Nga,cảm ơn các thầy cô trường ĐH Kinh tế quốc dân,cảm ơn bè bạn và gia đình đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề án này. Trong quá trình làm đề án,do trình độ có hạn nên sẽ ko tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI 1.1.Tổng quan về FDI 1.1.1. Khái niệm FDI Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về FDI, mỗi định nghĩa tiếp cận FDI từ một góc độ nhất định. Luật đầu trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam định nghĩa:” Đầu trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư.” Như vậy có thể hiểu FDI là một loại hình đầu quốc tế được thực hiện thông qua việc thành lập các công ty con để mở rộng phạm vi hoạt động của các công ty quốc tế ra toàn cầu và làm chủ từng phần hay toàn bộ công ty con đó. Việc mở rộng sản xuât thong qua các hình thức FDI không chỉ đơn thuần là sự chu chuyển tài chính quốc tế mà cùng với nó là sự chuyển giao công nghệ,bí quyết quản lý và các tài sản vô hình khác. FDI là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử dụng vốn. Khái niệm đầu trực tiếp nước ngoài do quỹ tiền tệ Quốc tế đưa ra năm 1977 cũng được thừa nhận rộng rãi. Đó là: “Đầu trực tiếp nước ngoài là quá trình mà nhà đầu thực hiện công việc đầu kinh doanh hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của mình nhằm thu về những lợi ích lâu dài. Mục đích của nhà đầu là giành được tiếng nói hiệu quả trong việc quản lý donah nghiệp.” Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế(Organisation for Economic Cooperation and Development – OECD) thì” Đầu trực tiếp nước ngoài phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thể kinh tế tại một nước đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư.” Nói tóm lại, đầu trực tiếp nước ngoài được Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau : “Đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoàicác cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". “ 1.1.2. Đặc điểm của đầu trực tiếp nước ngoài FDI có những đặc điểm nhất định,phân biệt với các hình thức đầu nước ngoài khác,thể hiện ở những nội dung sau: a). FDI không để lại gánh nặng nợ nần cho Chính Phủ nước tiếp nhận đầu như hỗ trợ phát triển chính thức( ODA) hoặc các hình thức đầu nước ngoài khác như vay thương mại,phát hành cổ phiếu ra nước ngoài… Khi thực hiện hình thức đầu trực tiếp nước ngoài,các nhà đầu tự bỏ vốn kinh doanh,trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu các điều kiện ràng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như tiếp nhận ODA. Do vậy FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư. Đây là điều nhiều nước đang phát triển và chậm phát triển rất quan tâm,vì khả năng trả nợ của họ thường là yếu kém,trong khi đó sử dụng hình thức đầu này còn giúp họ khai thác được tối đa nguồn lực của đất nước về tài nguyên,con người… b). FDI là hình thức đầu mà nhà đầu không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 cho thấy nước chịu tác động nặng nề của khủng hoảng thường là những nước tiếp nhận nhiều vốn đầu gián tiếp nước ngoài. Ngược lại,những nước thu hút nhiều FDI thì chịu tác động của cuộc khủng hoảng ít hơn,nhẹ hơn.Chính vì vậy ,sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ,các nước đang phát triển được khuyến cáo nên thay đổi chính sách theo hướng thận trọng hơn với đầu gián tiếp,chú trọng hơn đến việc thu hút và sử dụng FDI.Trong trường hợp không muốn đầu tiếp nhà đâu cũng không thể rút vốn dễ dàng,nhanh chóng như đầu gián tiếpvốn của họ nằm trực tiếp trong nhà xưởng,thiết bị trên đất nước tiếp nhận đầu tư,phải chuyển đổi thành tiền bằng cách bán hoặc thanh lý nhà máy mới thu hồi vốn và chuyển về đc c). FDI không chỉ đơn thuần là vốn mà kèm theo đó là công nghệ,kỹ thuật,phương thức quản lý tiên tiến cho phép tạo ra những sản phẩm mới,mở ra thị trường mới…cho nước tiếp nhận đầu tư. Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI vì hầu hết các nước đang phát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp,trong khi phần lớn các kỹ thuật mới được phát minh trên thế giới vẫn chủ yếu xuất phát từ các nước công nghiệp phát triển. Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của mình,mỗi nước có cách đi riêng để nâng cao trình độ công nghệ của mình nhưng thông qua FDI là cách tiếp cận nhanh,trực tiếp và thuận lợi. FDI có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận,thúc đẩy quá trình này trên nhiều phương diện:chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,cơ cấu vùng lãnh thổ,cơ cấu các thành phần kinh tế,cơ cấu đầu tư,cơ cấu công nghệ… d). Thông qua tiếp nhận FDI,nước tiếp nhận đầu có điều kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất,phân phối,trao đổi quốc tế,thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước này Chủ thể chủ yếu của hoạt động đầu trực tiếp nước ngoài trên thế giới hiện nay là các công ty,tập đoàn xuyên quốc gia với mạng lưới chân rết toàn cầu; thông qua tiếp nhận đầu của các công ty,tập đoàn này,nước sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế,mở rộng thị trường xuất khẩu,làm quen với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên thị trường thế giới…Đó là vai trò làm cấu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế rất quan trọng của FDI, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới 1.1.3. Vai trò của FDI với nước tiếp nhận - FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI. - FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu hay không. - FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ. - FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc. - FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước. Tuy vậy, FDI cũng có mặt trái, đó là: (1) Nhà đầu nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài; (2) FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước; (3) Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước; (4) Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham nhũng . 1.2. Những nhân tố thúc đẩy thu hút FDI 1.2.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận. 1.2.2.Chu kỳ sản phẩm Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI. Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. 1.2.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. 1.2.4. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. 1.2.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy. 1.2.6. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự. 1.3. Lợi ích của thu hút FDI 1.3.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước1.3.2Tiếp th ngoài, trong đó có vốn FDI 1.3.2. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. 1.3.3. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. 1.3.4.Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu nước ngoài. 1.3.5. Nguồn thu ngân sách lớn Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. 1.4. Các hình thức FDI 1.4.1. Phân theo bản chất đầu Đầu phương tiện hoạt động Đầu phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu vào. Mua lại và sáp nhập Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu vào. 1.4.2. Phân theo tính chất dòng vốn Vốn chứng khoán Nhà đầu nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. Vốn tái đầu Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu thêm. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. 1.4.3. Phân theo động cơ của nhà đầu Vốn tìm kiếm tài nguyên Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. Vốn tìm kiếm hiệu quả Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v . Vốn tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. PHẦN II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm về doanh nghiệp công nghiệp,chúng ta sẽ xem xét các khái niệm về doanh nghiệp, công nghiệp: Theo Lu ật doanh nghi ệp:”Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có t ên riêng,có tài sản,có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. C ông nghi ệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Ta có khái niệm về doanh nghiệp công nghiệp: Doanh nghiệp công nghiệp theo nghĩa chung nhất là đơn vị sản xuất hàng hoá và dịch vụ với qui mô lớn. Ở nghĩa hẹp hơn, doanh nghiệp công nghiệp là đơn vị sản xuất hàng hoá vật chất với qui mô lớn 2.1.2. Thực trạng các doanh nghiệp công nghiêp Việt Nam hiện nay Theo s ố li ệu c ủa t ổng c ục th ống k ê ta c ó b ảng sau: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế Doanh nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 TỔNG SỐ 42288 51680 62908 72012 91755 Nông nghiệp và lâm nghiệp 925 875 972 939 1015 Nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan 595 584 657 671 726 Lâm nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan 330 291 315 268 289 Thuỷ sản 2453 2563 2407 1468 1354 Công nghiệp khai thác mỏ 427 634 879 1029 1192 Khai thác than cứng, than non và than bùn 38 41 46 52 58 Khai thác dầu thô và khí tự nhiên 2 2 2 2 5 Khai thác quặng kim loại 25 34 51 64 85 Khai thác đá và khai thác các mỏ khác 362 557 780 911 1044 Công nghiệp chế biến 10399 12353 14794 16916 20531 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 3485 3592 3954 4114 4484 Sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào 24 28 24 26 25 Dệt 408 491 626 708 843

Ngày đăng: 05/08/2013, 16:18

Hình ảnh liên quan

Theo số liệu của tổng cục thống kê ta có bảng sau: - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN

heo.

số liệu của tổng cục thống kê ta có bảng sau: Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2.1 (nguồn:tổng cục thống kê) - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN

Bảng 2.1.

(nguồn:tổng cục thống kê) Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.2 (nguồn:tổng cục thống kê) - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN

Bảng 2.2.

(nguồn:tổng cục thống kê) Xem tại trang 13 của tài liệu.
Dưới đây là bảng thống kê Đầu tưtrực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/01- 01/01-22/5/2008  - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN

i.

đây là bảng thống kê Đầu tưtrực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/01- 01/01-22/5/2008 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2.3 (nguồn:tổng cục thống kê) - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN

Bảng 2.3.

(nguồn:tổng cục thống kê) Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan