thành phố Hải Phòng.
Năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP Hải Phòng bình quân trên 10.000 tỷ đồng. Nhu cầu này đòi hỏi thành phố phải cân đối, huy động tối đa các nguồn vốn trong nước đảm bảo tỷ trọng 70%, bao gồm các nguồn vốn từ ngân sách tập trung, vốn tín dụng, vốn do doanh nghiệp đầu tư và vốn do dân đầu tư; đồng thời, cần thu hút và khai thác triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo chiếm 30% tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, thành phố đã xác định một trong những nhiệm vụ cấp bách và trọng tâm là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thu hút đầu tư phát triển. Theo đó, các giải pháp đưa ra bao gồm:
4.1. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Phát triển hệ thống cảng. Tiếp tục xây dựng phát triển cảng khu vực Đình Vũ, hoàn thành giai đoạn II Cảng Đình Vũ, xây dựng thêm cảng dầu; xây dựng khu chuyển tải Bến Gót - Lạch Huyện; xây dựng hệ thống các cảng nội địa, trước tiên là cảng ICD - Lào Cai. Triển khai, đẩy nhanh xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng để đến năm 2010 bắt đầu đưa vào khai thác; phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân nghiên cứu, báo cáo Chính phủ cho xây dựng quân cảng Nam Đồ Sơn kết hợp với hoạt động kinh tế. Quy hoạch, đầu tư sớm bến tàu du lịch quốc tế.
Phát triển hệ thống giao thông sắt - bộ. Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây mới hệ thống giao thông đối nội, nhất là tuyến Đình Vũ - Cát Bà, xây dựng tuyến đường vành đai 3, hoàn thành xây dựng Cầu Rào II, Cầu Khuể, nghiên cứu sớm triển khai xây dựng cầu Niệm II; xây dựng tuyến đường sắt từ cảng Chùa Vẽ đến Đình Vũ; xây dựng ga lập tàu tại Cam Lộ và các tuyến đường sắt Cam Lộ - Minh Đức, Cam Lộ - Đình Vũ, Cam Lộ - Đồ Sơn. Phát triển hệ thống giao thông đối ngoại: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu nối Đình Vũ với Cát Hải; nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng thành tuyến đường đôi và điện khí hoá; sớm triển khai xây dựng đường cao tốc ven biển Thanh Hoá - Quảng Ninh qua Hải Phòng... Nâng cấp, mở rộng sân bay Cát Bi thành Cảng hàng không quốc tế.
Đẩy nhanh phát triển các khu, cụm công nghiệp: Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp Tân Liên, Tràng Duệ, Shinec, Đình Vũ để có sẵn mặt bằng sạch với đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi cho sản xuất- kinh doanh. Thực hiện tốt quy hoạch hình thành một số khu, cụm công nghiệp chuyên ngành quy mô lớn, xây dựng quy hoạch chi tiết những khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 180/QĐ-Ttg về điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp của Hải Phòng đến năm 2020 bằng các nguồn vốn khác nhau.
Tiếp tục phát triển hạ tầng mạng lưới điện, nguồn cung cấp điện đáp ứng yêu cầu đủ, ổn định, an toàn, chất lượng: Đảm bảo tiến độ xây dựng nhà máy nhiệt điện Tam Hưng, giai đoạn 1 công suất 600MVA đưa vào hoạt động cuối năm 2008. Xây dựng thêm các trạm biến áp mới; cải tạo nâng cấp, xây dựng lưới điện cao thế (220KV và 110 KV), lưới điện trung thế (22KV) và lưới điện hạ áp trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục đẩy nhanh xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, ổn định, chất lượng, giảm thất thoát, giá cả hợp lý: Cải tạo nâng cấp, mở rộng nhà máy nước An Dương, Cầu Nguyệt, Hoà Bình... cải tạo nâng cấp mạng lưới truyền dẫn, phân phối nước, đặc biệt đến chân hàng rào các KCN
4.2. Cải thiện môi trường pháp lý.
Rà soát các văn bản thành phố đã ban hành, điều chỉnh, huỷ bỏ để đảm bảo phù hợp văn bản pháp luật Trung ương, phù hợp những cam kết với WTO.
Các cấp chính quyền tăng cường đối thoại, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất- kinh doanh. Tiếp tục giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
4.3. Nâng cao hiệu quả vận động thu hút FDI.
Nâng cao tính chuyên nghiệp trong tuyên truyền xúc tiến đầu tư, bổ sung kịp thời những thông tin phục vụ thiết thực cho xúc tiến, vận động đầu tư trên các công cụ, tài liệu cả giấy và điện tử, bằng các ngôn ngữ thông dụng như: Anh, Trung, Nhật, Hàn... nhằm kip thời quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư Hải Phòng ra ngoài nước. Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả các trang thông tin điện tử: Website của UBND thành phố, Website về đầu tư nước ngoài của Sở Kế hoạch và Đầu tư phục vụ tốt nhất nhu cầu tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, du lịch tại thành phố của các nhà đầu tư từ nước ngoài.
Chú trọng tranh thủ phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, văn phòng đại diện của các tổ chức xúc tiến đầu tư và thương mại quốc tế đặt tại Việt Nam, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư, các doanh nghiệp FDI hoạt động thành
công trên địa bàn để tổ chức các hoạt động triển lãm, hội thảo về xúc tiến đầu tư, chiến dịch quảng bá hình ảnh của thành phố.
Kết hợp chặt chẽ giữa xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch tại các nước có tiềm năng về thương mại như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Bắc Mỹ, ASEAN, các nước Châu Phi và vùng lãnh thổ Đài Loan; các nước có tiềm năng về du lịch (khách du lịch tới Việt Nam) như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước ASEAN, EU, Bắc Mỹ, Nga... Kết hợp xúc tiến đầu tư FDI với vận động nguồn ODA, nguồn viện trợ NGO, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Cần tranh thủ sự hỗ trợ, kết hợp với các bộ, ngành Trung ương, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư để tổ chức các hoạt động triển lãm, hội thảo về xúc tiến đầu tư, chiến dịch quảng bá hình ảnh của thành phố.
KẾT LUẬN
Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài) đã và đang trở thành bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng hàng đầu của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát triển. Nhu cầu đầu tư ngày càng trở nên bức thiết trong điều kiện của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng tăng. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế và là một trong những chỉ số cơ bản đánh giá khả năng phát triển.
Những năm vừa qua, tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố khá lạc quan nhưng không vì thế mà Hải Phòng coi nhẹ công tác này. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, thành phố Hải Phòng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, nhưng cũng không đánh giá thái quá vai trò của nó dẫn tới tình trạng ưu tiên một cách quá mức cho hoạt động này.
So với trước đây, môi trường đầu tư của thành phố đang được cải thiện tốt hơn, đặc biệt trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài cũng trở nên thông thoáng hơn rất nhiều. Bởi vậy, ngoài các nhà đầu tư đến từ các quốc gia truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đã xuất hiện thêm các nhà đầu tư mới đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như: Hoa Kỳ, Singapo, các nước thuộc liên minh Châu Âu EU.
Như vậy, bằng chính nỗ lực của mình, Hải Phòng đang cố gắng rất nhiều để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm phát triển cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng CNH- HĐH, góp phần đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS. Từ Quang Phương.
2. Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 về tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố.
3. Đề án XTĐT của thành phố (giai đoạn 2007- 2010).
4. Báo cáo thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000- 2005, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2006- 2010 và đến 2020.
5. Luật Đầu tư 2005.
6. Kế hoạch XTĐT của thành phố Hải Phòng 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. 7. Các trang web:
www.haiphong.gov.vn www.haiphongdpi.gov.vn 8. Một số tài liệu tham khảo khác