0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giải pháp chung của nhà nước nhằm tăng cường thu hút FDI.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 35 -37 )

Chiến lược FDI phải phù hợp và phục vụ cho chiến lược phát triển KT- XH cũng như chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, các vùng quan trọng. Cần có chiến lược hợp lý không chỉ để kêu gọi mà còn giám sát việc thu hút FDI cho đúng trọng tâm, đúng yêu cầu dài hạn của nước nhà.

3.1. Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp.

Để thu hút các nhà ĐTNN, Chính phủ cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến FDI theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng thiết lập một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tưu nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh, đồng thời áp dụng các quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kì. Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh đầu tư mới, nghiên cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn…. Nâng cao trình độ thực thi luật pháp của các cấp chính quyền, thể chế hoá các quy định về đầu tư sang hình thức luật để có giá trị pháp lý cao hơn.

Nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính, cải tiến hệ thống tài chính ngân hàng, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả chính sách tiền tệ. Thủ tục hành chính rắc rối, phiền hà được xem như một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Do đó, cần xây dựng cơ chế quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung Ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, theo các nhà đầu tư, các quy định liên quan đến hệ thống tài chính là ít hiệu quả. Như việc ngân hàng quốc doanh nắm giữ nguồn tiền lớn và ít cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay, các khoản vốn vay thường ngắn hạn và ít các nguồn vốn dài hạn.

Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tăng thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chính phủ còn thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Các trung tâm xúc tiến tại các lĩnh vực phải được kết nối để đảm bảo thông tin được cập nhập và luôn được chia sẻ giữa văn phòng thị trường và các văn phòng khu vực nhằm đạt được hiệu quả nhờ tính thống nhất và liên kết giữa các địa phương.

3.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng.

Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

3.4. Đào tạo nguồn nhân lực.

Thời gian tới, chính phủ sẽ đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước mở các trung tâm đào tạo lao động kĩ thuật cao. Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.5. Một số giải pháp khác.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư,

đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 35 -37 )

×