Cơ hội và thách thức đối với Hải Phòng trong việc thu hút FDI.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng (Trang 33 - 34)

Hải Phòng là thành phố công nghiệp lâu đời, có hải cảng lớn, là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), là điểm cuối của 2 hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Nam Ninh-Lạng Sơn- Hà Nội-Hải Phòng và vành đai kinh tế ven biển từ phía Nam Trung Quốc sang Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của Hải Phòng gắn liền với cảng biển. Qua hàng trăm năm phát triển, thành phố đã hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ, hàng không, là cửa chính ra biển của vùng Bắc bộ, giao lưu thuận lợi với cả trong và ngoài nước. Trong những năm tới, song song với việc đầu tư nâng cấp hệ thống cảng container, nạo vét luồng vào cảng và xây dựng một số cầu cảng tại bán đảo Đình Vũ, việc đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ tăng năng lực thông qua hàng hóa của cảng Hải Phòng lên tới 60 triệu tấn vào năm 2020 và 150 triệu tấn vào năm 2030.

Cùng với việc đầu tư hiện đại hóa hệ thống cảng biển, mạng lưới giao thông huyết mạch trên bộ nối Hải Phòng với thủ đô Hà Nội bằng tuyến quốc lộ 5 và các tỉnh vùng duyên hải Bắc bộ thông qua tuyến quốc lộ 10 đã được nâng cấp tiêu chuẩn quốc tế, góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ. Tháng 5/2008, tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng kéo dài tới Đình Vũ với tổng chiều dài 105,5km sẽ khởi công xây dựng, hoàn thành và đi vào khai thác sử dụng vào năm 2010; cùng với việc hoàn thành cây cầu biển dài nhất Việt Nam: cầu Đình Vũ – Cát Hải sẽ tạo thành một trục giao thông hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu lưu thông, vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá cho khu vực phía Bắc Việt Nam và các tỉnh khu vực Tây Nam - Trung Quốc. Hệ thống đường sắt phục vụ chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển quốc tế Hải Phòng đến Hà Nội và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đang được Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ xem xét đầu tư vốn để nâng cấp và điện khí hóa thành đường sắt hai chiều tiêu chuẩn quốc tế, nhánh đường sắt nối cảng Chùa Vẽ với khu kinh tế Đình Vũ đang khẩn trương triển khai. Sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp trở thành Cảng hàng không quốc tế là những điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ,

các tỉnh phía Nam Trung Quốc, đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam Á và thế giới.

Để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại thành phố. Trong những năm gần đây, thành phố đã tập trung quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, sẵn sàng mặt bằng cho các nhà đầu tư để xây dựng nhà máy sản xuất. Ngoài 3 khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như KCN Nomura Hải Phòng (liên doanh với tập đoàn Nomura của Nhật Bản), KCN Đình Vũ và KCN Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng đã quy hoạch và tích cực huy động các nguồn vốn trong nước và tập trung vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp khác như: Vĩnh Niệm, Sài Gòn - Hải Phòng, Vinashin-Shinec, Nam Cầu Kiền, Tân Liên, …. Năm 2007, thành phố đã rà soát lại toàn bộ quỹ đất cho phát triển các khu công nghiệp, trong đó sẽ loại bỏ một số khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng không còn phù hợp và đề xuất Chính phủ xem xét phê duyệt một loạt các khu công nghiệp quy mô lớn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Hải Phòng còn được biết đến là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Ngoài 2 khu du lịch nổi tiếng là Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển thế giới đã được UNESCO công nhận vào cuối năm 2004 và Đồ Sơn, một số thắng cảnh liền kề như Hạ Long (Quảng Ninh) và Đồng Châu (Thái Bình) đã và đang tạo nên hệ thống quần thể du lịch khu vực gắn kết với Hải Phòng.

Những điều kiện đó tạo cho thành phố có được nhiều cơ hội để thu hút vốn từ các nhà ĐTNN. Tuy nhiên, từ những hạn ché được trình bày trong phần thực trạng bên trên cũng cho chúng ta thấy được những khó khăn thách thức của thành phố trong việc thu hút FDI. Bởi vậy, để thu hút được tối đa nguồn lực đầu tư từ nước ngoài cần có những chính sách nhằm cố gắng khắc phục những hạn chế yếu kém của thành phố đã chỉ ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w