Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng
Trang 1Trờng đại học kinh tế quốc dân
Giáo viên hớng dẫn : PGS.TS Từ Quang Phơng
Sinh viên thực hiện : Đinh Ngọc Diệp
HÀ NỘI – 12/2009LỜI MỞ ĐẦU
Cựng với sự phỏt triển của xó hội, đầu tư ngày càng đúng vai trũ vụ cựng quantrọng, là một hoạt động quyết định sự sống cũn, sự tăng trưởng, phỏt triển của mộtquốc gia Một quốc gia sẽ khụng thể phỏt triển, tăng trưởng và khai thỏc đượcnhững tiềm lực sẵn cú của mỡnh nếu khụng cú hoạt động đầu tư Nú gúp phần làmtăng thờm tài sản vật chất, tài sản trớ tuệ và tài sản vụ hỡnh từ đú gúp phần làm tăng
Trang 2năng lực sản xuất của xã hội Hòa cùng xu thế phát triển và hội nhập, ban lãnh đạothành phố Hải Phòng cũng sớm nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu
tư Đặc biệt, để Hải Phòng xứng đáng là “một trong những trung tâm công nghiệp,thương mại, dịch vụ của cả nước và vùng Duyên hải Bắc Bộ; là thành phố cảng, cửangõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và cả nước…” thì nhiệm vụ của hoạt độngđầu tư càng trở nên nặng nề Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu đầu tư của thànhphố đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và đang có xu hướng gia tăng liên tục qua cácnăm Nguồn vốn hạn hẹp trong nước không thể gồng mình lên, đảm nhận trọngtrách lớn lao đó Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng lanrộng thì vai trò của nguồn vốn trực tiếp nước ngoài càng trở lên quan trọng, đặc biệt
là hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO mở ra nhiều
cơ hội và tiềm năng thu hút một khối lượng ngày càng lớn nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài, bổ sung lượng vốn thiếu hụt cho nền kinh tế
Hải Phòng cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó Nguồn vốn trực tiếpnước ngoài là vô cùng quan trọng nhưng thu hút bằng cách nào và bằng những công
cụ gì? Làm thế nào để có thể thu hút một lượng vốn lớn như vậy? Hàng loạt câu hỏiđược đặt ra Để trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã lựa chọn phòng Kinh tế đốingoại của Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng để có cơ hội tìm hiểu về hoạt động xúctiến đầu tư và giải đáp cho những thắc mắc của mình Được sự hướng dẫn nhiệt tìnhcủa thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương cùng sự giúp đỡ của các cán bộ phòngKinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng, qua 15 tuần thực tập tôi đã tìmhiểu và nắm bắt được tình hình hoạt động xúc tiến đầu tư nói riêng và tình hình đầu
tư nói chung Trong giai đoạn này tôi cũng lựa chọn được đề tài cho chuyên đề tốtnghiệp của mình với đề tài:
“Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng”
Trang 3Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương
và các anh chị phòng Kinh tế đối ngoại- Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Phòng đã giúp đỡtôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề này!
Trang 41 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động XTĐT và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng
1.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Có thể nói, nguồn vốn trực tiếp nước ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọngđối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Để thực hiện thành công
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố, Hải Phòng phải huy độngnguồn vốn rất lớn cho đầu tư phát triển, trong đó, nguồn vốn FDI chiếm gần 20%,vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh chiếm 35,5% trong tổng vốn đầu tư Trongkhi đó, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho cả nước nói chung vàcác tỉnh thành nói riêng ngày một tăng, vì vậy, bên cạnh những ưu đãi đầu tưchung của cả nước thì ngay các địa phương cũng đã đề ra những cơ chế, môitrường đầu tư mang tính cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn vốn Tuy nhiên,
để các thông tin liên quan đến chính sách ưu đãi, các ngành nghề, lĩnh vực kêu gọivốn đầu tư… đến được với các nhà đầu tư đang có nhu cầu hoặc các nhà đầu tưtiềm năng thì việc tổ chức xúc tiến đầu tư một cách chuyên nghiệp bằng các công
cụ xúc tiến như ấn phẩm giới thiệu về thành phố, tổ chức các hội nghị, hội thảochuyên đề về đầu tư, tổ chức các đoàn đi vận động đầu tư là một trong những yếu
tố đóng vai trò quyết định trong việc thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triểnkinh tế- xã hội của thành phố Hoạt động xúc tiến đầu tư được tiến hành hiệu quả
sẽ mang lại cho thành phố nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu học hỏi đồng thời thu hútđược nguồn vốn lớn từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển tại địaphương, bổ sung nguồn vốn thiếu hụt cho nền kinh tế Có thể nói, hoạt động xúctiến đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò, vị trí vô cùng quan trọng và cần thiếtđặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay
Thứ nhất, XTĐT giúp tạo hình ảnh và ấn tượng tốt đẹp về thành phố trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Hải Phòng- một thành phố trẻ, năng động với tiềm năng dồi dào cho sự pháttriển kinh tế- xã hội và nhiệm vụ của hoạt động xúc tiến đầu tư chính là mang nhữnghình ảnh tốt đẹp đó đến với các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanhcũng như các nhà đầu tư đang hoạt động tại đây Với sự quan tâm của các cấp, các
Trang 5ngành cũng như nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác xúc tiến , thành phốHải Phòng mang trong mình những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộicũng như con người đang ngày càng khẳng định hình ảnh và vị trí của mình trongmắt các nhà đầu tư nước ngoài
Thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, Hải Phòng đãsớm xác định tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI đối với sự nghiệp pháttriển kinh tế-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố Tính đến nay,toàn thành phố có 277 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 4,2 tỷ USD,trong đó, vốn điều lệ gần 1,5 tỷ USD Tổng vốn đầu tư đưa vào thực hiện chiếm43,5% tổng vốn đầu tư Nhờ sự thành công của các doanh nghiệp đang thực hiện dự
án trên địa bàn thành phố, Hải Phòng đang là điểm đến là lựa chọn số một của nhiềunhà đầu tư
Để tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp như vậy, phải nói đến công lao rất lớn của
cơ quan xúc tiến đầu tư thành phố và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp, các ngành cóliên quan Thành phố đã không ngừng hoàn thiện các chính sách liên quan đến đầu
tư nước ngoài, cải thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày càng thuận lợi hơn, liêntục đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính ngày càng tinh gọn tạo điều kiệnthuận lợi cho cơ quan xúc tiến hoạt động một cách hiệu quả góp phần tạo dựngmột ấn tượng tốt đẹp về Hải Phòng- một thành phố không chỉ anh hùng trong chiếnđấu mà còn không ngừng vươn lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóađất nước
Tóm lại, để tạo dựng một hình ảnh đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc đối với cácnhà đầu tư nước ngoài thì tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài là vô cùng cần thiết, quan trọng và cần phải được quan tâm đúngmức
Thứ hai, hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài nhằm bổ sung lượng vốn thiếu hụt cho sự phát triển kinh tế- xã hội thành phố.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như ngày nay, nguồn vốn FDI ngàycàng khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của nó như một nguồn vốn dài hạn
bổ sung cho lượng vốn hạn chế trong nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế Thựcvây, một thành phố không thể phát triển nếu chỉ dựa vào nguồn vốn ít ỏi của địaphương Đặc biệt, hiện nay cần tập trung vào hoạt động XTĐT nhằm thu hút vốn
Trang 6FDI vào các ngành công nghiệp, dịch vụ tiềm năng, các khu chế xuất, khu côngnghệ cao để phát huy lợi thế so sánh và tiềm năng sẵn có của địa phương Không chỉđóng góp đáng kể trong việc tạo ra nguồn vốn quan trọng cho đầu tư, FDI còn thúcđẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong việc huy động vốn
cho đầu tư phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
Biểu đồ 1.1: Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế
0 2000 4000 6000 8000 10000
( Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Có thể thấy vốn FDI ngày càng chiến một vị trí quan trọng trong tổng nguồnvốn cho đầu tư phát triển của thành phố và có xu hướng tăng hàng năm và đặc biệttăng mạnh từ những năm 2003 Tỷ lệ vốn FDI luôn chiếm tỷ lệ cao cho thấy chínhsách thu hút nguồn vốn này đang từng bước đạt được những kết quả khả quan vàđáng ghi nhận
Bảng1.1: Tỷ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội thành phố Hải Phòng
Trang 7Vốn khác 86,8 83 84,7 79,8
Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100 100 100
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Hơn thế nữa, nhu cầu vốn đầu tư của thành phố trong thời gian qua và dựkiến trong thời gian tới ngày càng tăng theo cấp số nhân để đáp ứng đầy đủ nhu cầuđầu tư, phát triển của thành phố, nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đạihóa, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO thì đó
là một vấn để tất yếu, mở ra cho thành phố nhiều cơ hội và cũng không ít thách thứctrong hoạt động XTĐT thu hút vốn FDI Để thu hút được đủ nguồn vốn cho đầu tưphát triển, thành phố cần huy động tất cả mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tếcho đầu tư Trong đó đầu tư trong nước là quyết định, đầu tư nước ngoài là quantrọng với: tỷ lệ huy động từ nội lực chiếm 80% và ngoại lực chiếm 20% tổng nhucầu vốn đầu tư
Như vậy, việc xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làmột hoạt động không thể thiếu nhằm thu hút được lượng vốn cần thiết đóng góp vào sựphát triển chung Để lượng vốn FDI tiếp tục tăng trong thời gian tới cần có một chínhsách cũng như phướng hướng, chiến lược thu hút hợp lý và có trọng điểm
Thứ ba, hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Có thể nói, khu vực kinh tế có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào vào tốc độtăng trưởng GDP của thành phố Trong giai đoạn 2004-2008, tốc độ tăng trưởng củakhối FDI luôn xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn tốc độ tăng GDP và chiếm ở mức 15 – 16%GDP của thành phố Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI đóng góp gần 45% giá trị sảnxuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Cũng nhờ các doanh nghiệp FDI mà cácngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp của thành phố được mở rộng, hướng tớinhững ngành công nghiệp có thế mạnh của thành phố như công nghiệp nặng, vậtliệu xây dựng, sản xuất sắt thép, máy móc thiết bị
Biểu đồ 1.2: So sánh tốc độ phát triển FDI với tốc độ phát triển GDP
Trang 8So sánh tốc độ phát triển FDI so với tốc độ phát
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
FDI GDP
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Có thể thấy, tốc độ phát triển FDI hầu hết cao hơn tốc độ phát triển GDP của thành phố và có xu hướng tăng lên qua các năm thể hiện sự đóng góp đáng kể của nguồn vốn FDI vào sự tăng trưởng của thành phố Đây là một nguồn vốn hứa hẹn sẽphát triển cao trong tương lai, bổ sung lượng vốn cho quá trình tăng trưởng và phát triển của thành phố trong thời gian tới
Thứ tư, hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu, tạo thêm việc làm và đóng góp vào nguồn thu ngân sách của thành phố
Thứ nhất, với lợi thế về nguồn vốn, trình độ công nghệ cũng như kỹ năng
quản lý, các doanh nghiệp FDI góp phần quan trọng vào chiến lược xuất khẩu củathành phố, cải thiện nguồn thu ngoại tệ với nhiều loại mặt hàng phong phú, chấtlượng cao, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của thị trường Giá trị kim ngạch xuấtkhẩu của các doanh nghiệp FDI ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạchxuất khẩu của toàn thành phố, khối doanh nghiệp FDI cũng góp phần làm đa dạnghoá không chỉ chủng loại sản phẩm xuất khẩu mà còn mở rộng thị trường vào tạo racác thị trường mới cho sản phẩm xuất khẩu của Hải Phòng Tốc độ tăng kim ngạchxuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng cao và ổn định đạt bình quânkhoảng 20%/ năm, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu của thành phố.Ngoài ra, sự có mặt của các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài là
Trang 9một yếu tố góp phần khuyến khích các công ty trong nước cùng thâm nhập vào thịtrường xuất khẩu
Biểu đồ 1.3: Giá trị XK khu vực FDI so với khu vực kinh tế trong nước
78 79
258
60 110 311
46159
396
52 265 392
70 314 435
108 441 474 214
604 425 200
867 685
02004006008001000
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Thứ hai, doanh nghiệp FDI còn góp phần tạo thêm nhiều việc làm góp phần
cải thiện đời sống của người dân thành phố, giảm bớt các tệ nạn xã hội Mặc dù sốviệc làm gia tăng là khác nhau phù hợp với quy mô đầu tư và bản thân quy trình sảnxuất, nhưng trong thời gian qua, doanh nghiệp FDI tạo gần 60354 việc làm (tínhđến năm 2008), tăng bình quân 32,1%/năm cũng như việc làm gián tiếp cho hàngvạn lao động của các đơn vị có liên quan như xây dựng, dịch vụ, vận tải, sản xuấtphụ kiện, nguyên liệu
Biểu đồ 1.4: Tổng số lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI
Trang 10Tổng số lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI
2000 2004 2005 2006 2007 2008
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Thứ ba, các doanh nghiệp FDI còn góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân
sách và tăng cả về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ lệ trong nguồn thu ngân sách Thậmchí nếu các nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế trong một giai đoạn ngắn thôngqua các ưu đãi đầu tư thì việc trả thuế thu nhập các nhân vẫn góp phần làm tăng thucho ngân sách Cụ thể, các doanh nghiệp FDI đóng góp vào thu ngân sách 2004 đạt771,7 tỷ đồng chiếm 9.7 %, năm 2005 nộp 850,3 tỷ đồng chiếm 10.6% thì năm 2008tăng mạnh đạt 100 triệu USD tăng 35,32% so với cùng kỳ năm trước
Ngoài ra, một số lợi ích khác mà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
mang lại cho thành phố có thể kể đến như: chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý,cải thiện các kỹ năng cho người lao động, tăng cường tính cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trong việc tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được nhucầu của người tiêu dùng…
Sau đây là bảng thống kê một số chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài:
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của khu vực
Trang 11Một số chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị sản xuất Tỷ đồng
10762,3
13452,9
16544,9
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Thực tế cho thấy, nguồn vốn FDI đã khẳng định được vai trò của mình trong
sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, cùng với các nguồn lực khác,nguồn vốn FDI đã tham gia cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và môi trường sốngcho người dân thành phố Việc thu hút FDI là đúng định hướng phát triển kinh tế- xãhội và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng Hải Phòng thành một thànhphố cảng hiện đại, trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ
Mục tiêu quan trọng phát triển thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2006
-2010 và tầm nhìn 2020 được xác định là: 'Chủ động và sáng tạo phát huy tiềmnăng, lợi thế của thành phố cảng, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, huy động và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và hội nhậpkinh tế quốc tế, phát triển nhanh và bền vững; cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạtầng kỹ thuật và xã hội theo tiêu chí thành phố cảng, công nghiệp hiện đại, đô thịtrung tâm cấp quốc gia, xứng đáng vai trò, vị trí là cực tăng trưởng quan trọng củavùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng tạo nền tảngvững chắc để Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại
Trang 12trước năm 2020' Để đạt được mục tiêu đó, không thể thiếu sự đóng góp của cácdoanh nghiệp FDI Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn FDI đối với sựphát triển kinh tế- xã hội, chúng ta càng hiểu rõ hơn bao giờ hết sự cần thiết phảiđẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài.
1.2 Các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hải Phòng - mảnh đất có từ hàng triệu năm trải qua quá trình phát triển lâu dàicủa lịch sử, là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước Trải qua nhiều bướcthăng trầm, Hải Phòng từ một thành phố nghèo nàn, lạc hậu, lại gần như bị phá huỷ,ngừng trệ sau chiến tranh đã không ngừng vươn lên, khẳng định được vị trí và tiềmnăng phát triển dồi dào Với sự năng động, sáng tạo và sự phát triển nhanh chóng vềkinh tế, Hải Phòng đã trở thành thành phố công nghiệp, trung tâm thương mại, dulịch, dịch vụ lớn của cả nước Và Hải Phòng vẫn đang không ngừng nỗ lực để ngàycàng phát triển, quy mô đô thị ngày càng khang trang, hiện đại và ngày càng phát huyđược những thế mạnh của mình Chúng ta hãy cùng nhìn lại vài nét về Hải Phòng vớinhững tiềm năng, lợi thế; các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến côngtác xúc tiến đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Môi trường tự nhiên.
Vị trí địa lý
Nói đến Hải Phòng, điều đầu tiên tạo điều kiện cho hoạt động xúc tiến
mà chúng ta cần nhắc tới đó chính là vị trí vô cùng thuận lợi để có thể tăng cường hoạt động XTĐT nhằm thu hút đầu tư nước ngoài
Điều kiện về vị trí địa lý
của Hải Phòng
Ảnh hưởng đến hoạt động XTĐT
Hải Phòng - thành phố ven biển, nằm
phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ
với bờ biển trải dài 125km, cách thủ
đô Hà Nội 102 km, có huyện đảo
Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc bộ
Vị trí thuận lợi như một cửa ngõ chính
ra biển Đông, Hải Phòng hội tụ đủ mọiđiều kiện cho việc phát triển và khaithác các ngành kinh tế biển như du lịch,đóng tàu, thuỷ sản, chế biến, Đây cũng
Trang 13Phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng
Ninh; Tây Bắc giáp Hải Dương; Tây
Nam giáp Thái Bình; và Đông là bờ
biển chạy dài theo hướng Tây Bắc
-Đông Nam từ phía đông đảo Cát Hải
đến cửa sông Thái Bình
là những ngành hết sức tiềm năng màHải Phòng cần phải chú ý khai thác đểđẩy mạnh hoạt động XTĐT nhằm thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàitrong thời gian tới
Hải Phòng còn là chiếc cầu nối cực kỳ
quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi
để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp
tác giữa nước ta với Tây Nam Trung
Quốc và các nước trên thế giới, đặc
biệt là với các nước trong khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương Cách
biên giới Vệt- Trung 200km, Hải
Phòng trở thành đầu mối giao thông
quan trọng, phục vụ việc giao lưu với
các tỉnh trong nước và quốc tế.
Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi choviệc giao lưu, hợp tác kinh tế với cácnước, mở rộng thị trường tiêu thụ cũngnhư tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năngtạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngXTĐT trong việc quảng bá hình ảnhcũng như giới thiệu về những lợi thế,tiềm năng của thành phố Đặc biệt, trongđiều kiện hội nhập kinh tế khu vực vàquốc tế ngày càng mở rộng, 70% lượnghàng hoá vận chuyển giữa các quốc gia
là vận chuyển bằng đường biển thì cảngbiển lại càng có vai trò quan trọng
Tóm lại, Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ ra biển của các
tỉnh phía Bắc, với vị trí điạ lý thuận lợi Hải Phòng đã có cảng biển phát triển khásớm, cảng Hải Phòng có lợi thế cạnh tranh vượt trội do nằm ở trung tâm duyên hảiBắc bộ, cho phép giảm thiểu tổng quãng đường vận chuyển hàng hoá của các địaphương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả miền Bắc Điều đó sẽ giúp giảmchi phí vẫn chuyển cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút được sự quan tâmcủa các nhà đầu tư tiềm năng, giúp hoạt động XTĐT được thuận lợi hơn Biển HảiPhòng khá thuận lợi để tiếp cận tuyến đường hàng hải quốc tế, giàu tài nguyên vớicác ngư trường chủ yếu của Vịnh Bắc bộ, cảnh quan bãi biển, đảo đẹp; có tiềm năngdầu khí, khoáng sản trong thềm lục địa Hệ thống giao thông thuận lợi và cảng biểnngày càng được phát triển là một yếu tố hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư trong nước
Trang 14và nước ngoài đầu tư vào Hải Phòng với mục đích trước hết giảm thiểu chi phí vậnchuyển, mở rộng giao lưu hợp tác với các nước và từ đó mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm, dịch vụ Trong thời gian sắp tới, chúng ta cần nỗ lực: “Tập trung xâydựng để Hải Phòng xứng đáng là thành phố Cảng, công nghiệp hiện đại; là đô thịcấp quốc gia; đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phíaBắc ”(Nghị quyết 32/NQ- TƯ của Bộ chính trị ngày 5/8/2003) để ngày càng thuhút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại Hải Phòng.
Tài nguyên thiên nhiên
Hải Phòng- thành phố biển với nguồn tài nguyên phong phú, được thiên nhiên ưuđãi với những mỏ khoáng sản, dầu khí mà đặc kiệt là tài nguyên biển dồi dào, phongphú Tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên, nhiên vật liệu dồi dào với giá thànhhợp lý và tiềm năng tiêu thụ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quátrình đầu tư, hỗ trợ đặc lực cho việc xây dựng một hình ảnh tốt đẹp của thành phố trongmắt các nhà đầu tư, giúp cho hoạt động XTĐT diễn ra thuận lợi hơn, thu hút được ngàycàng nhiều nhà đầu tư đến với Hải Phòng với mục đích là tìm kiếm nguyên liệu và thịtrường tiêu thụ Chúng ta có thể điểm qua vài nét về nguồn tài nguyên phong phú củaHải Phòng đặc biệt là tài nguyên biển và tài nguyên du lịch- những nguồn tài nguyênrất được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm
Tài nguyên thiên nhiên của Hải Phòng Ảnh hưởng đến hoạt động XTĐT
Tài nguyên biển
- Tại Hải Phòng có 3 ngư trường
lớn có vị trí đặc biệt quan trọng với trữ
lượng khai thác từ 5-7 vạn tấn/ năm
gồm: ngư trường Bạch Long Vĩ, Long
Châu và khu vực Cát Bà- Long
Châu-Ba lạch Hải Phòng có nhiều bãi cá mà
lớn nhất phải kể đến là bãi cá quanh
đảo Bạch Long Vĩ với độ rộng trên
10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và
ổn định Hải Phòng được Bộ Thuỷ sản
xác định là 1 trong 4 ngư trường lớn
của toàn quốc, là vùng trọng điểm phát
- Nằm dọc bờ biển với hai đảo Cát Bà,Bạch Long Vĩ tạo điều kiện cho HảiPhòng trong việc XTĐT các nghành tiềmnăng như khai thác, nuôi trồng và đánhbắt hải sản Ở đây có những hải sản đượcthị trường thế giới ưa chuộng và có tiềmnăng xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu, thịhiếu cũng như yêu cầu về chất lượng củađông đảo người tiêu dùng trong và ngoàinước
Trang 15triển kinh tế thuỷ sản của Việt Nam
- Nằm dọc bờ biển, có thể nói tài
nguyên biển là một trong những nguồn
tài nguyên dồi dào của Hải Phòng với
gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục
loài rong biển có giá trị kinh tế cao như
tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, cá
heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư
Tài nguyên du lịch
- Bãi biển đồ Sơn từ lâu đã trở thành
điểm đến của nhiều lượt khách du lịch
trong và ngoài nước với rừng thông xanh
mướt, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng
và một nền khí hậu mát mẻ Các khu
resort, khách sạn được trang bị hiện đại,
tiện nghi với casino địa diểm giải trí lý
tưởng cùng các lễ hội giàu màu sắc và
đậm nét văn hóa như lễ hội chọi
trâu Đồ Sơn luôn để lại ấn tượng đẹp
đẽ trong mỗi lượt khách tham quan
- Cát Bà với hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ
xen những bãi cát trắng trải dài, nước
biển trong xanh và một khu rừng quốc
gia với nhiều loại động vật quý hiếm
cũng đã níu chân nhiều du khách và năm
2004 Cát Bà đã được Unessco công nhận
là khu dự trữ sinh quyển Với vẻ đẹp
nguyên sơ và vị trí ngay sát Vịnh Hạ
Long, Cát Bà có lợi thế vô cùng lớn
trong việc thu hút khách du lịch với việc
phát triển các loại hình du lịch biển, du
lịch mạo hiểm và nghỉ dưỡng
- Với tiềm năng du lịch với những danhlam thắng cảnh và những nét văn hoánhiều màu sắc, đa dạng, Hải Phòng luôn
là một trong những lựa chọn hấp dẫnđối với khách du lịch trong và ngoàinước Điều đó tạo thuân lợi cho hoạtđộng XTĐT trong các ngành du lịch,khách sạn và các dịch vụ khác như vuichơi, giải trí…
1.2.2 Môi trường pháp lý
Trang 16Môi trường pháp lý cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngXTĐT nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài rất cầnmột môi trường pháp lý hợp lý và ổn định Một môi trường pháp lý bình đẳng và cóhiệu lực cao trong thi hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trongviệc triển khai dự án và hoạt động XTĐT sẽ đem lại hiệu quả cao hơn Và ngượclại, sẽ tạo ra một rào cản rất lớn, gây nản lòng cho các nhà đầu tư Tại Hải Phòng,vấn đề về thể chế, chính sách nói chung và chính sách về môi trường đầu tư, kinhdoanh nói riêng tuân thủ theo các quy định của Chính phủ Thành phố không cóchức năng và quyền hạn để ban hành các chính sách này Tuy nhiên, thành phố là
cơ quan có trách nhiệm thực thi các chính sách này một cách có hiệu quả Vì vậy,trong thời gian qua thành phố luôn cố gắng cải cách các thủ tục hành chính mộtcách thông thoáng, hiệu quả hơn trên cơ sở áp dụng điều kiện thực tế của địaphương nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý của Chính phủ banhành Để thực hiện được điều này, thời gian qua thành phố đã:
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợinhằm khuyến khích các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế, thành phố Hải phòng đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cảicách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xãhội và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư
- Tiến hành rà soát các văn bản qui phạm pháp luật quy định về thủ tục hànhchính thuộc phạm vi của sở, ngành và địa phương nhằm nâng cao hiệu quả giảiquyết công việc của tổ chức và công dân, ví dụ: Cục Hải quan Hải Phòng: tại cáccửa khẩu đã thành lập Tổ giải quyết vướng mắc để nhận, giải quyết nhanh cácvướng mắc của doanh nghiệp, cải cách quy trình kiểm hoá, rút ngắn thời gian thôngquan hàng hoá; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu
tư đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố sửa đổi một bước cơ bản nội dungquy trình giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữunhà và quyền sử dụng đất, cấp đăng ký kinh doanh và thủ tục đăng ký mã số thuế,khắc dấu theo cơ chế “một cửa liên thông”, loại bỏ các thủ tục không phù hợp, cácgiấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết công việc
- Năm 2006, khi một loạt các Luật và Nghị định hướng dẫn có hiệu lực như:Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ… , đặc biệt khiViệt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 17(WTO), thành phố đã bãi bỏ một loạt các văn bản, quyết định liên quan đến ưu đãiđầu tư, đến hỗ trợ xuất khẩu….để đảm bảo các hoạt động đúng pháp luật Việt Nam
và cam kết với tổ chức WTO
1.2.3 Dân số, lao động tại Hải Phòng.
Lao động là một trong những nhân tố góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài trên địa bàn thành phố với nguồn nhân công dồi dào, đã qua đào tạo và vớimức chi phí hợp lý Chất lượng lao động cũng như chi phí cho một lao động cũng là vấn
đề được nhà đầu tư rất quan tâm Với nguồn lao động khá rẻ và có trình độ sẽ giúp tăngtính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thương trường
Dân số, lao động Ảnh hưởng đến hoạt đông XTĐT
- Dân số Hải Phòng là 1.85 triệu dân
trong đó có gần 1 triệu lao động Sinh ra
và lớn lên tại một thành phố cảng với
nhịp sống gấp gáp, giao lưu buôn bán sôi
động đã hình thành nên tính cách năng
động, sáng tạo và nhạy bén cho người
dân nơi đây, tiếp thu được những tinh
hoa của thời đại trước những biến thiên
của lịch sử Hải Phòng là một thành phố
có dân số khá trẻ với mức tăng dân số
xấp xỉ 1%/ năm trong đó dân số trong độ
tuối lao động sẽ tăng khoảng 1.8% thời
kỳ 20010- 2020
- Tạo ra một lực lượng lao động dồi dào,phong phú cho thành phố đáp ứng yêucầu về số lượng lao động cho các doanhnghiệp nước ngoài khi tiến hành đầu tưtại thành phố Và điều này ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động XTĐT trong quátrình vận động và quảng bá hình ảnhthành phố
- Tại Hải Phòng hiện đang có 6 trường
đại học và các trường cao đẳng, dạy
nghề Hải Phòng xếp thứ hai sau Hà
Nội về tiềm lực khoa học kỹ thuật ở
vùng đồng bằng sông Hồng và thứ ba
trong cả nước
- Ngoài ra, thành phố còn tập trung chỉ
đạo tăng kinh phí và mở rộng quy mô
- Đó là nền tảng cho việc đào tạo ra mộtđội ngũ lao động lành nghề có chất lượngcao, không ngừng học hỏi để phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Giảm bớt chi phí đào tạo lại cho các nhàđầu tư nước ngoài
Trang 18đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau,
tập trung xây dựng các trung tâm dạy
nghề nhằm đảm bảo công tác đào tạo
nguồn nhân lực của thành phố
1.2.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếptới hoạt động XTĐT Các nhà đầu tư nước ngoài thường mong muốn đầu tư vào cácđịa phương có cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ Điều này một phần sẽ giúp các nhàđầu tư giảm bớt chi phí trong quá trình đầu tư do không phải tự bỏ tiền ra để xâydựng những cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động sản xuất, một phần sẽ giúp hoạtđộng đầu tư diễn ra trôi chảy và thuận lợi hơn do được cung cấp đầy đủ các phươngtiện cần thiết như điện, nước Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng kỹ thuậtphục vụ phát triển kinh tế của Hải Phòng ngày càng được cải thiện nhờ sự quan tâmcủa Trung ương và sự tích cực của thành phố trong việc huy động mọi nguồn lựccho phát triển, đẩy mạnh đầu tư vào các công trình trọng điểm
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Ảnh hưởng đến hoạt
động XTĐT
Hệ thống giao thông:
Cảng: Cảng là một trong các hoạt động kinh tế
chủ yếu của Hải Phòng Cảng Hải Phòng là cảng biển
lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam Năng lực bốc dỡ và
khối lượng hàng hoá được xử lý qua Cảng thời gian
gần đây tăng lên rõ rệt Năm 2006 khối lượng hàng
luân chuyển thông qua là 16, 7 triệu tấn, dự kiến năm
2010 sẽ lên tới trên 30 triệu tấn Năm 2007, Chính
phủ đã phê duyệt dự án xây dựng cảng quốc tế Lạch
Huyện, dự kiến năm 2010 sẽ dần từng bước đưa vào
sử dụng những cầu cảng đầu tiên, đưa năng lực hàng
hoá thông qua cảng lên tới 80 triệu tấn /năm vào năm
2020
Đường bộ: Thành phố đã có các tuyến giao
- Nhìn chung, hệ thốnggiao thông của thành phố
đã được quan tâm đúngmức, đáp ứng các yêu cầu
về kỹ thuật cũng như đảmbảo khả năng thông quacủa các phương tiện Tạođiều kiện thuận lợi cho cáchoạt động đầu tư, kinhdoanh của doanh nghiệp vàhoạt động kinh tế đối ngoạicủa Hải Phòng, tạo điềukiện cho hoạt động đầu tư
Trang 19thông liên tỉnh cũng như giao thông nội thành bước
đầu đáp ứng được các nhu cầu về vận tải, giao thương
của thành phố Đặc biệt là các công trình mang tính
chất huyết mạch sau:
- Quốc lộ 5 nối liền TP Hải Phòng với Hà Nội
qua các tỉnh thành Hải Dương, Hưng Yên Đây là của
ngõ chính để vào Thành phố
- Đường quốc lộ 10 nối Hải Phòng với các tỉnh
duyên hải phía Bắc
- Đường 353 nối Hải Phòng với khu du lịch Đồ
Sơn
- Năm 2007, dự án xây dựng đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng đã được Chính phủ cho phép đầu tư
với hình thức BOT và chính thức khởi công vào tháng
5 năm 2008, dự kiến hoàn thành vào năm 2010
- Dự án xây dựng đường cao tốc ven biển đã
được đưa vào quy hoạch và sẽ triển khai trong thời
gian tới nhằm kết nối các tỉnh ven biển, trong đó có
Hải Phòng
Đường sắt: Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà
Nội dài 106 km Đây là tuyến quan trọng vận chuyển
hành khách và hàng hoá từ cảng Hải Phòng lên Hà
Nội Tuyến đường sắt này góp phần tăng cường khả
năng vận tải của thành phố đến các tỉnh lân cận như:
Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội cũng như nội tỉnh Hải
Phòng và các địa phương phía nam Trung Quốc qua
tỉnh Lào Cai, và các tỉnh miền Trung, Nam Việt Nam
Hiện nay tuyến đường sắt này đang được nghiên cứu
nâng cấp thành đường đôi, khổ rộng
Đường thuỷ: Thành phố Hải Phòng được bao
bọc bởi các con sông lớn nên rất thuận lợi trong việc
khai thác vận tải thuỷ Trên địa bàn thành phố có các
được diễn ra một cáchthuận lợi, giảm chi phí do:
Không phải mất chiphí để xây dựng các cơ sở
hạ tầng thiết yếu phục vụhoạt động đầu tư
Giảm chi phí vậnchuyển do gần cảng và cócác phương tiện chuyênchở hện đại
Tiết kiệm thời gian vậnchuyển
Chính vì những lợi íchnhư vậy mà các nhân viênXTĐT sẽ dễ dàng hơntrong việc thuyết phục cácnhà đầu tư đồng thời cũng
có thêm nhiều nhà đầu tưtiềm năng đến để tìm kiếm
cơ hội đầu tư của thànhphố
Trang 20cảng sông lớn vận chuyển hàng hoá đi các tỉnh lân
cận và toàn quốc
Đường hàng không: Sân bay Cát Bi có các
chuyến bay nội địa (thành phố Hồ Chí Minh) và quốc
tế (Ma cao) Dự kiến, sân bay Cát Bi sẽ được nâng
cấp thành một sân bay quốc tế có thể đón được các
máy bay hiện đại và mở rộng thêm nhiều tuyến bay
mới trong và ngoài nước
Hệ thống cấp nước:
Hiện tại thành phố Hải Phòng có 4 nhà máy xử
lý nước cấp nước cho 4 khu vực, đạt 40 triệu m3/năm;
đang đầu tư thêm 2 nhà máy nước tại thị trấn Minh
Đức và quận Kiến An nhằm đáp ứng yêu cầu nước
sạch của các địa phương và cac doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn Hải Phòng
- Cung cấp đầy đủ nướccho hoạt động đầu tư, tránhtình trạng hoạt đông đầu tư
bị ngừng trệ do khôngcung cấp đủ nước
Hệ thống cấp điện:
Điện lấy cho Hải Phòng là từ hệ thống điện
quốc gia Hải Phòng có 2 trạm nguồn 220/110 KV
công suất 375 MVA Từ trạm này, điện được cấp cho
8 trạm 110 KVA công suất 267 MVA và 25 trạm
35KV công suất 182, 9 MVA và 1.142 trạm phân
phối tổng công suất 196, 5 MVA nằm trên 10 quận,
huyện
- Cung cấp đầy đủ điệnphục vụ cho hoạt động đầu
tư, tránh tình trạng hoạtđông đầu tư bị ngừng trệ
do không cung cấp đủ điện
Bưu chính viễn thông:
Cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông phát triển
nhanh với công nghệ hiện đại, đáp ứng kịp thời các
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an
ninh và đời sống nhân dân Các dịch viễn thông cũng
được hiện đại hoá, bước đầu áp dụng các công nghệ
tiên tiến trên thế giới nhằm đảm bảo các tiện ích sử
dụng cũng như phục vụ khách hàng
- Đây là một dịch vụ hếtsức quan trọng đáp ứngnhững yêu cầu thiết yếu,hàng ngày của chủ đầu tưnhư liên lac, giao thiệp, tìmkiếm thông tin
Trang 21 Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất
tạo mặt bằng sẵn sàng cho doanh nghiệp:
Theo Quyết định số 04/2001/QĐ-TTg, quy
hoạch đất công nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm
2020 là 2.400 ha Do nhu cầu thực tế phát triển công
nghiệp của địa phương, sau khi được Chính phủ cho
phép điều chỉnh, đến nay diện tích đất công nghiệp
của thành phố tăng lên 4.700 ha
Trong số các khu công nghiệp của Hải Phòng, có
3 Khu công nghiệp (KCN) được thành lập theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ là KCN Nomura, KCN
Đình Vũ và KCN Đồ Sơn (trước kia là KCX Hải Phòng
96) Bên cạnh các KCN thành lập theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua thành phố Hải
Phòng cũng đã xây dựng một số các khu, cụm công
nghiệp Hiện nay, thành phố và các doanh nghiệp
đang tập trung quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ
sở một số KCN như: Tân Liên, Shinec, Tràng Duệ,
VSIP (Singapore), Foxconn (Đài Loan), Hapaco,
Vinashin,
- Tạo điều kiện về mặtbằng sản xuất kinh doanhcho các doanh nghiệp khiđầu tư vào thành phố, tạocho doanh nghiệp một môitrường đầu tư tốt nhất Từ
đó thu hút sự quan tâm củacác nhà đầu tư góp phầmtăng cường hoạt độngXTĐT của thành phố
Tóm lại, với các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng thuận lợi như vậy, nhà đầu
tư sẽ yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư tại thành phố do không tốn kém chi phí đầu
tư xây dựng cũng như không lo dự án sẽ bị trì hoãn hay chậm tiến độ do sự thiếuthốn cơ sở vật chất Điều này giúp ích rất lớn cho các cơ quan XTĐT trong quátrình thu hút vốn đầu tư nước ngoài
1.2.5 Tình hình kinh tế- xã hội.
Khi tiến hành đầu tư, nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến tình hình kinh tế- xãhội của địa phương đó Một địa phương với tốc độ tăng trưởng cao và bền vữngvới tiềm năng phát triển lớn sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hơn dotiềm năng về hiệu quả kinh tế- xã hội mà nó mang lại cho dự án sẽ cao hơn Mộtnền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định đồng nghĩa với việc đời sống
Trang 22người dân cũng được cải thiện, các yếu tố về cải thiện môi trường đầu tư cũngđược quan tâm đúng mức…Điều đó giúp dự án triển khai một cách hiệu quả hơn,mang lại hiệu quả cao hơn do thị trường tiêu thụ rộng lớn, sự thuận lợi trong quátrình đầu tư Và do đó, hoạt động XTĐT sẽ đem lại kết quả cao hơn Trong nhữngnăm qua, tình hình kinh tế- xã hội của Hải Phòng có những điểm chính như sau:
0 2 4 6 8 10 12 14
%
Tốc độ tăng GDP của Hải Phòng và Việt Nam
Tốc độ tăng GDP của Hải Phòng Tốc độ tăng GDP của Việt Nam
Theo kế hoạch đặt ra, đến năm 2010 Hải Phòng giữ tốc độ tăng trưởng GDPhàng năm đạt 12%- 13%/ năm, chiếm khoảng 4%- 4.5% GDP của cả nước Trongnhững năm qua Hải Phòng luôn giữ vững tốc đổ tăng trưởng GDP khá ổn định giaođộng trong mức 12- 13% hoàn thành tốt những chỉ tiêu đặt ra Tổng sản phẩm quốcnội luôn đạt mức cao và tăng liên tục Kết quả này cũng bảo đảm cho mục tiêu GDPbình quân đầu người tăng khá, đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra
Trang 23Các ngành kinh tế trọng điểm
Về sản xuất công nghiệp:
Công nghiệp Hải Phòng tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũinhọn, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu lớn và giải quyết nhiều việc làmnhư ngành đóng tàu, vật liệu xây dựng, dệt may Đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệnâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa tầu thuỷ, nhất là những tầu trọng tải lớntrên 1 vạn tấn đạt tiêu chuẩn quốc tế
Trong 5 năm qua (2004 - 2008) công nghiệp Hải Phòng phát triển với tốc độnhanh, khá ổn định và đồng đều ở các khu vực nhà nước, ngoài Nhà nước và khuvực có vốn đầu tư nước ngoài Trong 5 năm 2004 - 2008 giá trị sản xuất côngnghiệp tăng bình quân mỗi năm là 19,85% vượt mục tiêu đề ra tăng 16 - 16,5%
Về xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố tăng với tốc độ cao Trong thời kỳ
5 năm (2004 - 2008) kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố tăng bình quânhàng năm là 21,25% (chỉ tiêu kế hoạch là 19,0%/năm) Giá trị kim ngạch xuất khẩunăm 2008 bình quân đầu người đạt 458 USD/người so với mục tiêu kế hoạch đề ra
là 300 USD/người) Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn, kim ngạchxuất khẩu hàng công nghiệp chiếm từ 75,0% đến 90%
Bảng1.4: Giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố
Đơn vị: Tỷ đồng
2004 2005 2006 2007 2008 Kinh tế Trung ương 52706 70846 96334 124901 145461
Kinh tế đại phương 392098 435910 475760 492219 513256
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 265911 314401 441326 641133 798564
và bán thâm canh nên sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh qua các năm Tốc
độ tăng bình quân hàng năm là 16%/năm
Về dịch vụ:
Trang 24Các ngành dịch vụ đều phát triển khá, một số lĩnh vực đạt tốc độ tăng trưởngcao Cảng Hải Phòng được đầu tư nâng cấp, sản lượng hàng hoá thông qua cảngtăng nhanh, vượt xa so với dự báo, khối lượng hàng hoá thông qua cảng năm 2004
là 7,6 triệu tấn, năm 2005 là 8,57 triệu tấn, năm 2006 là 10,32 triệu tấn, năm 2007 là11,52 triệu tấn, năm 2008 là 13,7 triệu tấn
Năng lực vận tải được tăng cường ở cả đường biển, đường bộ và đườngsông Đặc biệt là đường biển, nên khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyểnđều tăng nhanh qua các năm Trong thời kỳ 2004 - 2008 Khối lượng hàng hoá vậnchuyển tăng bình quân hàng năm là 19,5% Riêng khu vực ngoài quốc doanh tăng38,1%
Thành phố đã chú ý đầu tư nâng cấp các khu du lịch ở đảo Cát Bà, Đồ Sơn
để từng bước trở thành trung tâm du lịch lớn của quốc gia, thu hút ngày càng nhiềukhách du lịch đến Hải Phòng Năm 2008 số lượt khách đến Hải Phòng là 2.257.459lượt khách Trong đó khách quốc tế là 898.409 lượt
Bảng 1.5 : Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp
Đơn vị: tỷ
đồng
Chi tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị sản xuất nông nghiệp 3080,1 3323,1 3711,7 4377,7 4854,6
Giá trị sản xuất thủy sản 870,5 998,1 1102,5 1222,4 1456,5
Giá trị sản xuất công nghiệp 21136,74 25295,24 32270,46 49278,54 58987,62
(Nguồn: Sở KH- ĐT Hải Phòng)
Tóm lại, là một trong những thành phố có vị trí quan trọng đối với cả nước,
mục tiêu được đặt ra cho Hải Phòng trong những năm tới là tiếp tục đẩy nhanh quátrình xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng văn minh, hiện đại, cửa chính rabiển và trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thuỷ sản ở miền Bắc, có nền kinh tế,giáo dục - đào tạo, công nghệ - môi trường, cơ sở hạ tầng phát triển, quốc phòng - anninh vững chắc và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân…Đó sẽ là những nhân
tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XTĐT, để Hải Phòng xứng đáng làđiểm đến tin cậy, sự lựa chọn của các nhà đầu tư Mục tiêu quan trọng phát triểnthành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn 2020 được xác định
Trang 25là: “Chủ động và sáng tạo phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố cảng, tiếp tụcthực hiện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩynhanh quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nhanh và bềnvững; cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo tiêu chíthành phố cảng, cômng nghiệp hiện đại, đô thị trung tâm cấp quốc gia, xứng đángvai trò, vị trí là cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vàvùng đồng bằng sông Hồng tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng cơ bản trở thànhthành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020”
2 Thực trạng công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Phòng 2.1 Cơ quan XTĐT thành phố Hải Phòng.
2.1.1 Quá trình hình thành.
Hoạt động XTĐT ngoài các khu công nghiệp được đảm nhiệm bởi là mộtphòng ban thuộc Sở Kế hoạch- Đầu tư Hải Phòng Phòng được thành lập từ nhữngngày đầu hình thành Sở Kế hoạch- Đầu tư và góp phần tích cực vào sự nghiệp pháttriển của cả thành phố Lúc đầu, có tên là Phòng đầu tư nước ngoài sau chuyểnthành Phòng Xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế Và đến cuối năm 2007, phòng lạiđổi tên một lần nữa và hiện được gọi là Phòng Kinh tế đối ngoại Chịu sự chỉ đạo vàquản lý cũng như sự hỗ trợ của Sở Kế hoạch- Đầu tư, Phòng Kinh tế đối ngoại luônthực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong công tác xúc tiến đầu tư nướcngoài, xứng đáng với sự tin cậy mà thành phố đã giao cho
2.1.2.2 Nhiệm vụ.
Trang 26Chủ trì nghiên cứu và lập chiến lược, qui hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm vềthu hút vốn đầu tư trực tiếp ngoài nước, vốn viện trợ phát triển chính thức phù hợpvới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của thành phốtrong từng giai đoạn.
Chủ trì nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốnFDI và cơ chế chính sách nhằm hài hoà thủ tục giữa nhà tài trợ và thành phố đối với
dự án ODA
Làm đầu mối trong hoạt động xúc tiến, kêu gọi các dự án sử dụng vốn vay vàviện trợ nước ngoài; tuyên truyền, quảng bá chính sách của nhà nước Việt Nam vềmôi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi của thành phố nhằm vận động, thu hút vốnđầu tư vào địa phương; chủ trì và phối hợp tổ chức có hiệu quả các cuộc hội thảoxúc tiến đầu tư trong và ngoài nước
Chủ trì hướng dẫn các nhà đầu tư ngoài nước tới thành phố trong quá trình tìmhiểu, khảo sát địa điểm dự án làm thủ tục chuẩn bị đầu tư; hướng dẫn các doanhnghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác nước ngoài, tìm hiểu đàm phán, ký kết hợp đồnghợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư sản xuất kinh doanh; tổng hợp, đềxuất với lãnh đạo Sở giải quyết hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyếtcác khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư
Làm đầu mối tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ dự án đăng ký đầu tư trình Uỷ bannhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh, thu hồi Giấy chứngnhận đầu tư, quyết định chấm dứt hoạt động trước thời hạn đối với các dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố; xử lý hồ sơxin mở Văn phòng Đại diện và Chi nhánh tại Hải Phòng của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại các địa phương khác và là đầu mối quản
lý hoạt động của các Chi nhánh và Văn phòng này trên địa bàn thành phố
Chủ trì xây dựng các chương trình, dự án hợp tác với các địa phương, các vùnglãnh thổ trong và ngoài nước; hướng dẫn các đơn vị chuẩn bị đề xuất dự án, lập dự
án đầu tư cho các chương trình, dự án ODA
2.1.3 Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của phòng Kinh tế đối ngoại gồm có:
Trang 27 Lãnh đạo phòng: Lãnh đạo phòng gồm Trưởng phòng và từ 02 đến 03Phó Trưởng phòng Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Giám đốc sở bổnhiệm, miễn nhiệm theo qui định phân cấp quản lý về công tác cán bộ của Uỷ bannhân dân thành phố.
o Trưởng phòng là người đứng đầu Phòng, điều hành mọi hoạt độngcủa Phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao Trưởng phòng có trách nhiệm báocáo công tác của Phòng trước Giám đốc, các Phó giám đốc sở theo lĩnh vực,chuyên đề được Giám đốc phân công phụ trách.Truởng phòng phụ tráchchung và theo dõi một số lĩnh vực công tác
o Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, được Trưởngphòng phân công phụ trách một hoặc một số nội dung công tác và chịu tráchnhiệm trước Giám đốc sở, Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụcông tác được phân công
Biên chế của Phòng gồm từ 07 đến 09 người là biên chế quản lý nhànước nằm trong tổng số biên chế của Sở được Uỷ ban nhân dân thành phố phân
bổ hàng năm và do Giám đốc sở qui định Trong đó có:
Bộ phận xúc tiến
Bộ phận cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu
tư
Bộ phận tổ chức
Trang 28Ngoài ra, đầu mối xúc tiến của thành phố còn có Ban quản lý các khu côngnghiệp (HEPIZA) chuyên trách về XTĐT tại các khu công nghiệp và trung tâmthông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư ( thu phí dịch vụ).
2.2 Nội dung XTĐT nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng.
Để thực hiện thành công các nội dung của công tác xúc tiến đầu tư trên địa bànHải Phòng, cơ quan xúc tiến đầu tư thường sử dụng các công cụ chính như sau:
Quảng cáo (sử dụng các phương tiện truyền thông, internet, in các tài liệu, ấnphẩm như sách báo, tờ rơi về Hải Phòng )
Tổ chức các cuộc hội thảo trong và ngoài nước giới thiệu về cơ hội đầu tư
Tham gia triển lãm
Quan hệ công chúng
Tham gia các đoàn công tác về đầu tư…
Mỗi công cụ có ưu nhược điểm khác nhau vì vậy trong hoạt động XTĐTchúng ta cần phải vận dụng một cách linh hoạt, tùy vào từng trường hợp cụ thể, tùyvào từng đối tượng và địa điểm khác nhau Sau đây, ta có thể đi vào xem xét ưu,nhược điểm của một số công cụ chủ yếu thường được sử dụng trong hoạt độngXTĐT tại thành phố và những lỗi cần phải chú ý khi sử dụng từng loại công cụ đểmỗi công cụ xúc tiến phát huy được tối đa những ưu điểm của nó, hạn chế nhượcđiểm và tránh mắc phải những lỗi thường gặp đáng tiếc
2.2.1 Xây dựng chiến lược, chương trình XTĐT của thành phố Hải Phòng.
Để thực hiện có hiệu quả hoạt động XTĐT, trước hết chúng ta cần có mộtchiến lược và chương trình xúc tiến phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như nhucầu đầu tư của thành phố trong từng thời điểm Chiến lược đầu tư, kế hoạch đầu tưtrong từng thời kỳ nhất định giúp chúng ta có một cái nhìn có định hướng và cótrọng tâm, trọng điểm góp phần nâng cao chất lượng công tác xúc tiến Nó như bản
đồ chỉ dẫn, kim chỉ nan cho chúng ta trong từng bước tiến hành để đạt được mụctiêu đề ra Với đặc tính đầy biến động của môi trường kinh tế- xã hội Hải Phòng, cơquan xúc tiến đầu tư luôn cố gắng có những thay đổi và bước đi phù hợp với tìnhhình và yêu cầu mới
Trang 29Trước hết, để xây dựng được một chiến lược cũng như kế hoạch đầu tư hợp lý
và hiệu quả, cơ quan XTĐT cần xác định rõ tiềm năng, cơ hội cũng như những hạnchế, thách thức mà Hải Phòng cần phải vượt qua để hội nhập và phát triển để từ đóđánh giá nhu cầu thu hút đầu tư, tiềm năng đầu tư của Hải Phòng và xác định cácngành lĩnh vực có nguồn đầu tư Mục tiêu của việc xây dựng một chiến lược XTĐT
là để xác định các ngành, các lĩnh vực cụ thể tại các khu vực địa lý được lựa chọn
mà thành phố có khả năng thu hút nhất
Dựa trên những yêu cầu đặt ra trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài, trong thời gian qua cơ quan XTĐT thành phố đã xây dựng đề án – chươngtrình xúc tiến đầu tư theo hướng dẫn tại Quyết định số 109/2007/QĐ-TTg ngày 17tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Xây dựng và thực hiện
“Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia” giai đoạn 2007 – 2010 Chiến lược XTĐTcủa thành phố được xây dựng dựa trên ba nội dung cơ bản:
Xác định sản phẩm đầu tư của địa phương muốn giới thiệu cho nhà đầu tư
Chọn các ngành, vùng, quốc gia có nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào địaphương, quốc gia mình, xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm cải thiệnmôi trường đầu tư
Xây dựng chiến lược XTĐT
Dựa trên những mục tiêu, chiến lược phát triển cụ thể của toàn thành phố,thành phố Hải Phòng cũng đã xây dựng một chiến lược xúc tiến riêng sao cho pháthuy tốt nhất những tiềm năng, lợi thế của thành phố, đạt được những kế hoạch đề ra.Nội dung cụ thể của chiến lược XTĐT thành phố Hải Phòng giai đoạn 2007- 2010
có thể khái quát lại như sau:
Thứ nhất, về mục tiêu của chiến lược xúc tiến đầu tư.
- Tranh thủ tối đa xu hướng tập trung đầu tư vào Việt Nam của các doanhnghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vì đây là các nước đã hợp tác lâu năm vớithành phố và đem lại những kết quả đáng ghi nhận Sự tương đồng về văn hóa đãkhiến các doanh nghiệp này tiến hành đầu tư rất thuận lợi tại thành phố; Ngoài ra,chúng ta cũng cần tích cực quảng bá hình ảnh Hải Phòng cho các nhà đầu tư tiềmnăng ở các nước châu Âu mà thành phố chưa có dịp quảng bá như Ý, Áo, Thuỵ Sĩ,
Trang 30các nước có nhiều tiềm năng đầu tư vào Việt Nam như Hoa Kỳ, Canađa, các nướckhu vực Trung Đông.
- Tập trung cao độ cho hoạt động đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cácKCN, đặc biệt là các KCN đã có quy hoạch chi tiết được duyệt như: Tràng Duệ,Tân Liên, Gia Minh, Thủy Nguyên Đảm bảo sẵn sàng về mặt bằng và các hạ tầng
kỹ thuật để đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước Kêu gọi nguồn vốn chomột số công trình trọng điểm của thành phố về cầu, đường theo các hình thức vayODA hoặc BT, BOT
- Thành phố cần xây dựng “Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư” FDI theohướng tập trung kêu gọi các dự án mà Hải Phòng có lợi thế về cảng biển, côngnghiệp như: sản xuất các thiết bị siêu trường, siêu trọng, sản xuất phôi thép, théptấm phục vụ đóng tầu, sửa chữa và đóng mới tầu biển, động cơ và linh kiện phục vụđóng tầu biển, sản xuất container, cần trục, sản xuất gia công cơ khí chính xác,nguyên phụ liệu phục vụ ngành may mặc, giầy dép, các phụ tùng, chi tiết phục vụngành ô tô, sản xuất hàng điện tử phục vụ công nghiệp và gia đình, xây dựng cáckhu vui chơi, giải trí liên hợp, khách sạn tiêu chuẩn quốc tế tại Đồ Sơn, Cát Bà, các
dự án xây dựng và khai thác các trung tâm thương mại tại các khu đô thị mới Ngã5- sân bay Cát Bi, khu đô thị Hồ Sen - Cầu Rào 2, các dự án bất động sản tại Khu
đô thị cái Giá Cát Bà, Khu đô thị ven sông Lạch Tray, các dự án nuôi trồng, chếbiến hải sản, sản xuất con giống phục vụ ngành nông nghiệp, thuỷ sản
- Kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch tại các nước có tiềmnăng
Thứ hai, về yêu cầu của chiến lược xúc tiến.
Công tác xúc tiến đầu tư cần phải được nhận thức và thực hiện một cách thật sự
có hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm Triển khai xúc tiến đúng trọng tâm, bám sát nhucầu và thực tế của thành phố Phối kết hợp chặt chẽ từ khâu quảng bá, xúc tiến chođến khâu chăm sóc, phục vụ các nhà đầu tư để các dự án triển khai nhanh, thuận lợiđem lại hiệu quả cho doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển KT -XH củathành phố
Thứ ba, về nội dung chiến lược xúc tiến.
Trang 31- Xây dựng, biên soạn và in ấn các ấn phẩm, phim, ảnh giới thiệu về thành phố, đặc biệt là môi trường đầu tư của thành phố theo hướng cập nhật về nội dung
và đổi mới về hình thức; Các tài liệu này sẽ được sử dụng để quảng bá hình ảnh HảiPhòng tại trong nước và ngoài nước
- Cập nhật và in cuốn sổ tay hướng dẫn các nhà đầu tư để cung cấp cho cácnhà đầu tư trong và ngoài nước khi đến Hải Phòng tìm hiểu môi trường đầu tư vàcác cơ chế chính sách của Nhà nước Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng,trong đó có việc công khai chuỗi quy trình đầu tư từ khi chuẩn bị dự án đến khâutriển khai dự án
- Tìm kiếm và cập nhật thông tin vào trang web sẵn có của Uỷ ban nhân dânthành phố và trang web về tiềm năng, môi trường đầu tư của Hải Phòng, tạo thuậnlợi cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, du lịch tại thành phố;
- Tổ chức các cuộc triển lãm, hội thảo về đầu tư, thương mại, du lịch tại HảiPhòng và các địa phương trong nước và nước ngoài;
- Tranh thủ sự ủng hộ và kết hợp với các bộ, ngành trung ương tổ chức và tự
tổ chức các đoàn cán bộ đi xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại các quốc gia cótiềm năng
- Công tác xúc tiến đầu tư của thành phố trong thời gian tới sẽ hướng vàonhững tập đoàn, công ty nước ngoài đang có ý định tìm hiểu và đầu tư vào thànhphố
- Tập trung chuẩn bị mặt bằng và hạ tầng cơ sở khác cho các dụ án chuẩn bịđầu tư vào thành phố; đồng thời các ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ để giải quyếtcác vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp đang triển khai dự án trên địa bàn
- Các ban, ngành liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất chi tiết các dự án trọngđiểm mà thành phố cần kêu gọi (đối tác, thị trường, quy mô, địa điểm, khả năng về
hạ tầng, nguồn nhân lực )
Thứ tư, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố nói chung vàquy hoạch của các ngành nói riêng cũng như căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh củathành phố cùng với sự đóng góp ý kiến của các Sở, ngành , Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trang 32cũng đã xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực mà thànhphố quan tâm và có thế mạnh riêng, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, cụ thể như sau:
Bảng 1.6 : Dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp
giai đoạn 2007- 2010
Số
3 Chế tạo thiết bị nâng hạ
công suất 80-600 HP
7 Sản xuất phụ liệu cho ngành may mặc, giầy dép
8 Sản xuất Polyester
9 Sản xuất vật liệu chống cháy, cách âm, cách nhiệt 120.000m3/năm
11 Phát triển công nghệ phần mềm
12 Nhà máy sản xuất thép tấm cho đóng tàu 300.000 – 500.000 tấn
13 Nhà máy đóng tàu vận tải cỡ lớn 50 vạn tấn
14 Nhà máy đóng tàu du lịch sông, biển 300 khách/tàu
16 Nhà máy sản xuất vỏ container 20 và 40 feet
17 Nhà máy sản xuất ô tô vận tải 10 tấn/chiếc
19 Nhà máy sản xuất thép đặc chủng chống ăn mòn
trong môi trường biển
300.000 tấn
21 Nhà máy sản xuất máy gia công áp lực
22 Nhà máy sản xuất máy công cụ nhỏ và máy phục vụ
sản xuất đồ gỗ
23 Nhà máy sản xuất hộp số các loại
24 Nhà máy sản xuất phân bón từ rác thải
25 Nhà máy sản xuất sơn tàu biển và vật liệu bảo vệ 10.000 tấn/năm
26 Nhà máy sản xuất khuôn mẫu
27 Nhà máy sản xuất dây đai chất lượng cao
28 Nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa cao su kỹ thuật
cao phục vụ công nghiệp
Trang 3329 Nhà máy sản xuất ván gỗ nhân tạo 10.000 m3/năm
30 Nhà máy xản xuất đế giầy thể thao 5 triệu đôi/năm
32 Nhà máy sản xuất vải mành lót giầy
33 Nhà máy sản xuất máy may cao cấp
34 Nhà máy chế biến thức ăn chín
35 Nhà máy sản xuất linh kiện vi mạch; thiết bị máy
tính, thiết bị thông tin, viễn thông
36 Nhà máy sản xuất pin dùng năng lượng mặt trời
37 Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp
38 Sản xuất/lắp ráp thiết bị ghi âm, ghi hình
39 Sản xuất thiết bị chiếu sáng và đèn trang trí
40 Phát triển công nghệ phần mềm
41 Sản xuất văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Xây dựng được một kế hoạch, chiến lược hợp lý đã tạo nên 1 phần thànhcông của hoạt động xúc tiến đầu tư Chính vì thế, đây là một trong những nội dungkhông thể thiếu và đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu Hàng năm, cơ quan XTĐT thànhphố Hải Phòng đều đưa ra kế hoạch xúc tiến cho từng năm cũng như từng giai đoạnphát triển của thành phố phù hợp với phương hướng phát triển chung của cả thànhphố và hướng tới mục tiêu “Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư”
2.2.2 Xây dựng các mối quan hệ đối tác hiệu quả.
Xây dựng mối quan hệ đối tác là hoạt động không thể thiếu trong hoạt độngxúc tiến bởi hoạt động xúc tiến đòi hỏi sự hợp tác của rất nhiều cơ quan, tổ chức Nó
là hoạt động không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một cơ quan, một tổ chức mà trênphạm vi rất rộng không chỉ trong nước mà còn là phạm vi quốc tế Đặc biệt trongcông tác xúc tiến đầu tư thu hút vốn FDI thì các mối quan hệ đối tác lại càng trở nênquan trọng hơn bao giờ hết Để xúc tiến đầu tư thành công đòi hỏi sự hợp tác hiệuquả giữa cơ quan xúc tiến đầu tư và các tổ chức khác trong và ngoài nước Nó giúpcho hoạt động đầu tư diễn ra một cách nhanh chóng, đồng bộ đồng thời tiết kiệmđược chi phí, nâng cao hiệu quả của hoạt động XTĐT Một cơ quan XTĐT hoạtđộng hiệu quả không thể độc lập cung cấp các dịch vụ trọn gói cho các nhà đầu tưnước ngoài mà cần có một mạng lưới các đối tác để cùng hỗ trợ nhau trong côngviệc Chúng ta có thể đưa ra một số lý do để tìm kiếm các quan hệ đối tác trong hoạtđộng XTĐT như sau:
Trang 34 Không một cơ quan XTĐT nào có thể khẳng định họ đủ tiền để thực hiệntất cả hoạt động trong chức năng của mình, sự hạn chế về nguồn lực khiến họ phảitìm kiếm các mối quan hệ đối tác hiệu quả để cùng đảm nhiệm các chức năng đó.
Quyền hạn của cơ quan XTĐT là hạn chế, chính vì vậy cần có sự hợp tácvới các Bộ, ban ngành có liên quan để giải quyết các nhiệm vụ trong phạm vi quyềnhạn của mỗi bên
Giúp thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau thông qua các mối quan
hệ đối tác để phục vụ cho hoạt động của cơ quan mình
Nhận thức được những lý do trên, trong thời gian qua cơ quan xúc tiến đầu tưthành phố đã không ngừng nỗ lực xây dựng các mối quan hệ đối tác trên nhiều lĩnhvực ở cả trong nước và ngoài nước để có thể trợ giúp tốt nhất cho các nhà đầu tư
Thứ nhất, cơ quan XTĐT Hải Phòng đã, đang và sẽ tiếp tục duy trì mối quan
hệ hợp tác lâu dài và bền vững với các cơ quan XTĐT trên các địa phương cả nước
và các Bộ, Sở, Ban ngành có liên quan trên địa bàn Hải Phòng cũng như khắp cảnước đặc biệt là Bộ thương mại, Bộ Kế hoạch- đầu tư Ví dụ, trong hoạt độngXTĐT, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm chuẩn bị hậu cần (hộ chiếu, visa, vé máy bay,
ăn ở, đi lại, ), khách mời, hội trường, khánh tiết, phiên dịch, thanh quyết toán chocông tác xúc tiến Các sở Kế hoạch và Đầu tư, Thương mại, Du lịch, Công nghiệp,Thuỷ sản, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Ban quản lý các khu chếxuất và công nghiệp có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, tài liệu xúc tiến theo lĩnhvực; phối hợp với Sở Ngoại vụ lập danh sách khách mời tham gia đoàn công tác.Hay trong qua trình hỗ trợ các nhà đầu tư khi triển khai dựa án, giấy phép đầu tư chỉ
là thủ tục ban đầu khi tiến hành đầu tư Nếu muốn xin các giấy phép về lao động,nhà đầu tư cần phải có sự hỗ trợ của Sở lao động thương binh- xã hội hay muốnnhập khẩu máy móc, thiết bị cần sự giúp đỡ của Cục Hải quan, thuế vụ Chính vìvậy, sự phối hợp của các Sở ban ngành liên quan là một trong những nhân tố quantrọng để có thể cung cấp cho các nhà đầu tư những dịch vụ, thủ tục nhanh chóng vàđơn giản nhất để quá trình đầu tư diễn ra một cách thuận lợi, làm hài lòng các nhàđầu tư
Bảng 1.7: Một số cơ quan XTĐT có mối quan hệ đối tác với cơ quan
XTĐT thành phố Hải Phòng
Trang 35STT Các cơ quan XTĐT Năm thiết lập mối quan hệ đối tác
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Thứ hai, cơ quan XTĐT thành phố còn duy trì mối quan hệ với các đại diện
của các tập đoàn, công ty lớn đặt tại Hải Phòng( công ty thép Việt- Hàn POSCO,công ty Vina-Bingo, Maiko, Sougou, Hiroshighe ) và các đại sứ quán của cácnước có mối quan hệ hợp tác với thành phố ( đại sứ quán của Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc, Mỹ, Nga, Singapore ) ;các đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài,các văn phòng đại diện tại nước ngoài cũng như các địa phương khác Nhờ đó, cáchoạt động xúc tiến của thành phố luôn được tiến hành thuận lợi và nhận được sự ủng
hộ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức có mối quan hệ đối tác
Thứ ba, chúng ta không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các địa
phương khác trên thế giới, luôn coi họ như những đối tác tiềm năng trong việc thuhút đầu tư với các hoạt động cụ thể như:
- Rà soát các văn bản hữu nghị giữa thành phố Hải Phòng với các địa phươngthuộc các nước đã ký kết Từ đó, lựa chọn những địa phương có tiềm năng hợp tác
về kinh tế (thương mại, đầu tư, tài chính ngân hàng), về văn hoá, du lịch, vận tải,
để tiến hành trao đổi, đàm phán và xây dựng chương trình hành động của thành phố
để thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nền tảng những hợp tác hữu nghị đã thực hiện như:Inchon (Hàn Quốc), Seattle (Hoa Kỳ), Thiên Tân, Vân Nam, Nam Ninh (TrungQuốc), Brest (CH Pháp), Longueuil (Canada), tỉnh Viêng Chăn (Lào), Hội đồng cáctỉnh: Takarazuka và Kitakiusu (Nhật Bản), Xanh Pê-téc-bua (LB Nga)
Trang 36- Nghiên cứu và cử đoàn khảo sát, thiết lập, mở rộng mối quan hệ hợp tác vớimột số thành phố trên thế giới trên cơ sở một số tiêu chí như: sự giống nhau về mặtđịa lý, về văn hoá, hoặc các quốc gia có tiềm năng về kinh tế, về du lịch, văn hoá đểhợp tác phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư, mở rộng quan hệ thương mại, vận tải, dulịch, y tế, giáo dục, Trước hết, nên xem xét hợp tác với các thành phố bước đầu cóquan hệ như: San Fransisco và Los Angles (Hoa Kỳ), và Vancouver (Canada),Hamburg (CHLB Đức), Rotterdam (Hà Lan).
Bảng 1.8: Hoạt động hợp tác giữa Hải Phòng với các địa phương
trong nước và trên thế giới (2007 – 2010) Các hoạt động về hợp tác giữa Hải Phòng với các địa phương trên thế giới:
TT Nội dung công
việc Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp Sản phẩm
Thời gian thực hiện
Các Sở ngành liên quan,các trường đại học, các địa phương
Chương trình hành động cụ thể
Hàng năm
Các Sở ngành liên quan, các địaphương
Chương trình hành động cụ thể
Hàng năm
Chương trình,
kế hoạch hợp tác
Năm 2008
1.4 Tổ chức Hội nghị
quốc tế về hợp tác
kinh tế của Vân
Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố,
Sở Kế hoạch và Đầu
Các Sở ngành, đơn
vị liên quan
Kế hoạch triển khai chi tiết
Quý
IV Năm
Trang 37Nam (Trung Quốc)
vị liên quan
Kế hoạch triển khai chi tiết
Năm 2009
Chương trình,
kế hoạch hợp tác
Năm 2009
vị liên quan
Chương trình,
kế hoạch hợp tác
Năm 2009
vị liên quan
Chương trình,
kế hoạch hợp tác
Năm 2009
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Các hoạt động về hợp tác giữa Hải Phòng với các địa phương trong vùng:
TT Nội dung công việc Cơ quan
chủ trì
Cơ quan phối hợp Sản phẩm
Thời gian thực hiện
1.1 Tổng kết, đánh giá kết quả 5 năm
hợp tác Hải Phòng- Hà Nội, xây
dựng chương trình hành động hợp
tác giai đoạn tiếp theo
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở ngành, đơn vị liên quan
Báo cáo, đề xuất tiếp các chương trìnhhợp tác
Năm 2007
Trang 381.2 Tổng kết, đánh giá kết quả 4 năm
hợp tác Hải Phòng- Lào Cai, xây
dựng chương trình hành động hợp
tác giai đoạn tiếp theo
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở ngành, đơn vị liên quan
Báo cáo, đề xuất tiếp các chương trìnhhợp tác
Năm 2007
1.3 Sơ kết 2 năm hợp tác Hải Phòng-
Quảng Ninh, xây dựng chương
trình hành động hợp tác giai đoạn
tiếp theo
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở ngành, đơn vị liên quan
2008
1.4 Xây dựng chương trình hợp tác
Hải Phòng với các tỉnh :Hải
Dương, Thái Bình, Thanh Hoá,
Nam Định, Lạng Sơn
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở ngành, đơn vị liên quan
Chương trìnhhợp tác
Các Sở ngành, đơn vị liên quan
Chương trìnhhợp tác
2009
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
2.2.3 Xây dựng hình ảnh thành phố Hải Phòng trong mắt các nhà đầu tư
Một hình ảnh đẹp về thành phố là nền tảng cơ bản ban đầu để các nhà đầu tưxem xét về quyết định đầu tư của mình Một thành phố để lại cho nhà đầu tư một ấntượng tốt đẹp sẽ khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn khi bỏ vốn và mở rộng hoạt độngsản xuất kinh doanh Các nguồn thông tin bất lợi, sai lệch về thành phố sẽ ảnhhưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như uy tín của thành phố trong mắt bạn bè quốc
tế và do đó ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư Bởi các nhà đầu tưkhông thể có tất cả các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định, họ thường lấp đầykhoảng trống đó bằng các giả định và suy luận dựa trên các thông tin đã có Nhưnglàm thế nào để nâng cao nhận thức của nhà đầu tư, giúp họ có một cái nhìn toàn diện
và đầy đủ về thành phố? Các cơ quan XTĐT thường sử dụng kỹ thuật xây dựnghình ảnh để giải quyết vấn đề trên thông qau một chiến lược xây dựng hình ảnh Đó
là một trong những hoạt động quan trọng của cơ quan xúc tiến đầu tư Đặc biệt làđối với Hải Phòng, một thành phố đang trong quá trình không ngừng hoàn thiện vềmọi mặt chính kinh tế, chính trị, xã hội Vì thế các chủ trương, đường lối, chính sáchthường xuyên có sự thay đổi Do vậy, thường xuyên cập nhật thông tin, có một chiến
Trang 39đang tiến hành Các hoạt động thường xuyên để nâng cao vị thế, tiềm năng, xâydựng hình ảnh tốt đẹp của Hải Phòng mà cơ quan XTĐT đã thực hiện như:
Thứ nhất, hàng năm xuất bản các ấn phẩm cung cấp miễn phí giới thiệu về
Hải Phòng cũng như các cơ hội đầu tư tiềm năng của thành phố như “ Hai Sharing in success” hay các tờ rơi khái quát những nét chính về thành phố mà mớinhất là “ Hai Phong city Investment Data Sheet 2009”, các cuốn cẩm nang hướngdẫn đầu tư để giới thiệu, quảng bá với các nhà đầu tư nước ngoài Các tài liệu nàyđược in bằng cả hai thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng Việt và tiếng Trung Xây dựngphim giới thiệu về thành phố trên đĩa VCD bằng 6 thứ tiếng Anh, Trung Quốc, HànQuốc, Nhật với tiêu đề “ Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư” Ngoài ra, cơquan xúc tiến còn ban hành sổ tay hướng dẫn các nhà đầu tư Trong cuốn sổ tay này
Phong-có đầy đủ các thông tin hướng dẫn liên quan đến Luật, Nghị định, Thông tư , thuếcác khoản phí, lệ phí
Ví dụ, trong cuốn sách mỏng (Brochure) giới thiệu về Hải Phòng được sử
dụng trong những năm qua với tiêu đề “ Hai Phong – Sharing in Success”, cơquan XTĐT đã đem đến cho nhà đầu tư những thông tin cơ bản về thành phốnhư:
Các số liệu quan trọng ( Key figure)
Các vị trí chiến lược ( A strategic location)
Tốc độ phát triển kinh tế và các ngành công nghiệp chủ yếu của thànhphố.( A sustainably developing economy)
Lực lượng lao động ( Workforce)
Văn hóa, cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp
Tình hình thu hút FDI trên địa bàn thành phố
Một vài dự án đầu tư chính tại Hải Phòng ( some main projects)
Các địa chỉ liên lạc nếu các nhà đầu tư quan tâm đến thành phố
Thứ hai, cung cấp các thông tin về thành phố trên các trang web của đại
phương như trang web của Hải Phòng www.haiphong.gov.vn và trang web của Sở
kế hoạch Đầu tư Hải Phòng www.haiphongdpi.gov.vn Các trang web với các mục
cụ thể cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin chính về thành phố cũng như cơ hộiđầu tư, tình hình đầu tư trên địa bàn Các trang web đang ngày càng được hoàn thiệnvới thiết kế, giao diện đẹp mắt, đơn giản phù hợp cho việc tra cứu thông tin
Trang 40Thứ ba, việc tổ chức các cuộc triển lãm, hội thảo về đầu tư, thương mại, du
lịch tại Hải Phòng, các địa phương trong và ngoài nước cũng là cơ hội tốt để chúng
ta nâng cao hình ảnh của mình, để các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thành phố Trongmột số triển lãm, chúng ta thường có các gian hàng, ở chính giữa các gian hàngthường là dòng chữ được in lớn “ Hải Phòng- Điểm đến của các nhà đầu tư” cùngmột đội ngũ các chuyên viên xúc tiến đầy nhiệt huyết sẵn sàng mang đến cho nhàđầu tư những thông tin tốt nhất về những cơ hội đầu tư tại Hải Phòng Hàng năm,chúng ta thường tham gia các triển lãm như “ Trung Quốc – ASIAN” tổ chức ở NamNinh Trung Quốc hay triển lãm “ 20 năm đầu tư nước ngoài” tại Hà Nội
Bảng 1.9 : Các triển lãm cơ quan XTĐT tham gia.