1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Bách Khoa

80 255 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Trải qua hàng trăm năm, đến nay hoạt động của các ngân hàng thương mại đã trở thành một yếu tố không thể thiếu gắn liền với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng LỜI CAM ĐOAN Em tên là: Nguyễn Thúy Quỳnh Sinh viên lớp: Kinh tế lao động Khóa: 48 Khoa: Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này do chính em viết, không sao chép bất kỳ tài liệu, luận văn nào. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, em đã tìm hiểu và thu thập thông tin cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng và các cô chú, anh chị đang làm việc tại các Phòng ban của Công ty, em đã tiến hành thực hiện viết chuyên đề này. Em xin tự chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình! Sinh viên Nguyễn Thuý Quỳnh LỜI CẢM ƠN SV: Nguyễn Thúy Quỳnh Lớp: Kinh tế lao động 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng Kính gửi : PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng Đồng kính gửi : Các cô chú và anh chị cán bộ nhân viên các Phòng ban Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới cô cùng các cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Cồn Rượu đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập để hoàn thành bài chuyên đề và bổ sung thêm kiến thức thực tế về công việc. Em mong cô và các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên tham khảo và góp ý kiến cho bài chuyên đề của em, qua đó có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu. Em xin chân thành cám ơn! MỤC LỤC SV: Nguyễn Thúy Quỳnh Lớp: Kinh tế lao động 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng SV: Nguyễn Thúy Quỳnh Lớp: Kinh tế lao động 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng DANH MỤC BẢNG BIỂU  Sơ đồ: SV: Nguyễn Thúy Quỳnh Lớp: Kinh tế lao động 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐGTHCV : Đánh giá thực hiện công việc CBCNV : Cán bộ công nhân viên LĐQL : Lao động quản lý LĐSX : Lao động sản xuất ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông HĐQT : Hội đồng quản trị PGĐ TC+KTT : Phó Giám đốc Tài chính+Kế toán trưởng PGĐ KH-ĐT : Phó Giám đốc Kế hoạch-Đầu tư PGĐ KTSX : Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất P.HC : Phòng Hành chính P. KHTT : Phòng Kế hoạch tiêu thụ P. MKT : Phòng Marketing P. VT : Phòng Vật tư BQLDA : Ban quản lý dự án P.TCLĐTL : Phòng Tổ chức Lao động tiền lương P. KTCĐ : Phòng Kỹ thuật cơ điện P. KTTC : Phòng Kế toán tài chính P. KTCN : Phòng Kỹ thuật Công nghệ CT TNHH1TV : Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên XNRM : Xí nghiệp Rượu mùi XNPV : Xí nghiệp phục vụ SV: Nguyễn Thúy Quỳnh Lớp: Kinh tế lao động 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế mới nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới ngày nay chính là xu thế cơ bản của cạnh tranh quốc tế. Quá trình cạnh tranh này diễn ra ngày càng quyết liệt khiến cho nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng quốc tế hóa và tập đoàn hóa khu vực. Trước sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế như vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên nhân tố quan trọng nhất cần trong đó chính là nguồn lực con người. Con người là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào. Do đó,việc phát huy tối đa nguồn nhân lực vô hạn này cả về số lượng và chất lượng là điều vô cùng cần thiết để một tổ chức ngày một phát triển và mạnh mẽ hơn. Như vậy để có thể mang lại lợi ích tối đa thì doanh nghiệp cần phải quản lý nguồn nhân lực như thế nào cho phù hợp? Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các hoạt động quản trị nguồn nhân lực mà đặc biệt là phải có một hệ thống đánh giá thực hiện công việc công bằng, chính xác và có hiệu quả đối với các hoạt động khác trong doanh nghiệp. Đánh giá thực hiện công việc không chỉ giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định ngân sự đúng đắn mà còn giúp người lao động tự hoàn thiện khả năng của mình cũng như biết cách đặt ra các mục tiêu để phấn đấu. Qua quá trình tìm hiểu các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, em nhận thấy hệ thống đánh giá thực hiện công việc tại công ty hiện nay còn rất nhiều bất cập và hạn chế. Công ty vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng và thực hiện có hiệu quả hoạt động quản trị này. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội” để từ đó đưa ra các giải pháp giúp công ty thực hiện hoạt động này tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu và phân tích hoạt động đánh giá thực hiện công việc hiện nay của Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội để tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. SV: Nguyễn Thúy Quỳnh Lớp: Kinh tế lao động 48 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng Đề xuất ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc cho phù hợp với thực tế của Công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các số liệu được Công ty cung cấp để từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích xã hội học để thu thập ý kiến từ người lao động. 5. Kết cấu chuyên đề Chuyên đề được chia thành 3 phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận chung về hệ thống đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức. Phần 2: Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội SV: Nguyễn Thúy Quỳnh Lớp: Kinh tế lao động 48 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG TỔ CHỨC I. Khái niệm và tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức 1. Khái niệm: Để hiểu rõ về đánh giá thực hiện công việc, trước tiên ta cần nắm bắt một số khái niệm cơ bản về công việc và thực hiện công việc. Công việc thường được hiểu là nghề nghiệp của một người. Đây là tất cả các nhiệm vụ mà người lao động phải thực hiện để đổi lấy thu nhập cho mình. Thực hiện công việc là quá trình mà người lao động sử dụng các kỹ năng, kỹ sảo của mình để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. “Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó của người lao động.” (Ths. Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân(chủ biên), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân – 2007, tr 134). 2. Mục đích của đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức: Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong công tác quản trị nhân sự. Mục đích chung của bất kì một hệ thống đánh giá nào đều nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Qua đánh giá và đo lường kết quả công việc, các nhà quản lý có thể cải thiện sự thực hiện công việc của nhân viên, từ đó đảm bảo cho nhân viên của mình có thể làm việc với khả năng tốt nhất và phát triển tiềm năng của họ trong tương lai. Kết quả đánh giá thực hiện công việc là cơ sở giúp cho nhà quản lý có thể xác định nhu cầu đào tạo và phát triển của nhân viên; đánh giá năng lực tiềm tàng và khả năng thăng tiến trong tương lai của nhân viên. Đồng thời đánh giá còn làm cơ sở xác định mức lương, tạo động lực cho người lao động thông qua việc công nhận đúng mức thành tích họ đạt được, qua đó giúp người lao động gắn bó hơn với doanh SV: Nguyễn Thúy Quỳnh Lớp: Kinh tế lao động 48 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng nghiệp. Ngoài ra, đánh giá còn giúp người quản lý đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn như tuyển mộ, tuyển chọn, kế hoạch hóa nhân lực, kỷ luật . 3. Cấu trúc của hệ thống đánh giá thực hiện công việc: Để tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc cần phải xây dựng một hệ thống đánh giá. Hệ thống này thường được thiết lập bởi ba yếu tố cơ bản sau: các tiêu chuẩn thực hiện công việc; đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn và cuối cùng là thông tin phản hồi kết quả đánh giá. Mối quan hệ giữa ba yếu tố này được thể hiện qua hình sau: Sơ đồ 1.1- Mối quan hệ giữa ba yếu tố của hệ thống đánh giá và các mục tiêu của ĐGTHCV (Nguồn: Wiliam B.Werther, Jr. , Keith Davis, “Human Resources and Personel Management”, fifth edition, Irwin Mac Graw-Hill, 1994, Trang 344) Theo sơ đồ trên, quá trình đánh giá thực hiện công việc thường được tiến hành theo trình tự như sau: -Đầu tiên, nhà quản lý phải lựa chọn và xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đây là hệ thống các chỉ tiêu về mặt số lượng và chất lượng, là các mức chuẩn cho việc đo lường, qua đó nhằm xác định các yêu cầu cần thiết để hoàn thành một công việc. Tiêu chuẩn thực hiện công việc chính là căn cứ để tiến hành đo lường và SV: Nguyễn Thúy Quỳnh Lớp: Kinh tế lao động 48 4 Thực tế thực hiện công việc Đánh giá thực hiện công việc Thông tin phản hồi Đo lường sự thực hiện công việc Tiêu chuẩn thực hiện công việc Quyết định nhân sự Hồ sơ nhân viên Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. Vì vậy, tùy thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh mà có thể xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc khác nhau trong mỗi tổ chức. Tuy nhiên trên thực tế người quản lý thường sử dụng một trong hai phương pháp cơ bản sau để xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc, đó là chỉ đạo tập trung và thảo luận dân chủ. Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn thực hiện công việc không phải là một vấn đề dễ dàng. Do đó, các tiêu chuẩn cần phải được xây dựng một cách khách quan và hợp lý sao cho có thể đo lường và đánh giá chính xác mức độ thực hiện công việc của người lao động. Điều này có nghĩa tiêu chuẩn phải phản ánh được các kết quả và hành vi cần phải có để thực hiện một công việc sao cho có hiệu quả nhất. -Sau khi xây dựng các chuẩn mực thực hiện công việc, người đánh giá phải thiết kế một công cụ để tiến hành đo lường sự thực hiện công việc của người lao động. Việc đo lường được tiến hành thông qua so sánh thực tế làm việc của nhân viên với các tiêu chuẩn đã được xây dựng từ trước. Đo lường sự thực hiện công việc chính là yếu tố trọng tâm của đánh giá. Để tiến hành đo lường trước hết cần xác định cái gì cần được đo lường trong sự thực hiện công việc của người lao động, sau đó cân nhắc và xem xét sử dụng phương thức nào để đo lường. Thông qua các phương pháp đánh giá thực hiện công việc để từ đó xây dựng một công cụ đo lường sao cho phù hợp với bản chất công việc và mục đích của việc đánh giá. Kết quả của việc đo lường được thể hiện qua việc ấn định một con số hay một thứ hạng cụ thể nhằm đánh giá mức độ thực hiện công việc của người lao động. -Cuối cùng, thông tin phản hồi kết quả đánh giá là yếu tố thứ ba trong hệ thống đánh giá, thường được diễn ra vào cuối mỗi kỳ đánh giá. Tiến trình cung cấp kết quả đánh giá và thu thập thông tin phản hồi được thực hiện thông qua một buổi trao đổi chính thức giữa người lãnh đạo và người lao động. Cuộc trao đổi này được gọi là phỏng vấn đánh giá. Nội dung chủ yếu của buổi phỏng vấn là thông báo cho người lao động về tình hình thực hiện công việc họ đã làm và tiềm năng phát triển trong tương lai cũng như các biện pháp nhằm hoàn thiện sự thực hiện công việc của họ. Đồng thời, thông qua buổi phỏng vấn, người lao động cũng có thể hiểu được lý do về các quyết định nhân sự như thù lao, đào tạo, kỷ luật . của người quản lý. II. Phương pháp và quy trình tiến hành đánh giá thực hiện công việc: 1. Một số phương pháp đánh giá: 1.1. Phương pháp thang đo đồ họa: SV: Nguyễn Thúy Quỳnh Lớp: Kinh tế lao động 48 5

Ngày đăng: 19/07/2013, 09:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Kỷ hiếu “100 năm với Rượu Hà Nội”, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, 244 trang, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 năm với Rượu Hà Nội
1. Giáo trình Quản trị nhân lực, Ths. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, năm 2007 Khác
2. Human Resource Management 9 th , R.Waynes Mondy, Robert M.Noe, Pearson Education International, 2005 Khác
3. Quản trị nhân sự, Ts. Nguyễn Hữu Thân, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001 Khác
5. Tiêu chuân viên chức chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật và cấp bậc kỹ thuật công nhân, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, 192 trang Khác
6. Quy chế bình bầu thi đua A-B-C hàng tháng, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, 2007 Khác
7. Quy định khen thưởng các danh hiệu thi đua năm, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, 2008 Khác
8. Báo cáo thành tích năm 2008, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội 9. Quy chế trả lương, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w