Đo lường sự thực hiện công việc:

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Bách Khoa (Trang 38 - 43)

III. Theo tuổi đờ

1.2Đo lường sự thực hiện công việc:

Việc đo lường kết quả công việc của người lao động được xem xét trên các tiêu thức có trong tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đây là công việc mang tính chất trung tâm của công tác đánh giá. Tuy nhiên, đối với Công ty Cổ Phần Cồn Rượu Hà Nội, đo lường thực hiện công việc không chỉ xét đến các yếu tố trong tiêu chuẩn mà còn căn cứ vào các yếu tố không thuộc tiêu chuẩn. Cụ thể các tiêu thức đánh giá như sau:

- Chỉ tiêu về số ngày công lao động. - Chỉ tiêu về mức độ hoàn thành nhiệm vụ - Chỉ tiêu về mức độ tiết kiệm vật tư

- Chỉ tiêu về kỷ luật lao động và an toàn lao động.

Như vậy, các tiêu chuẩn để đánh giá của Công ty không chỉ bó hẹp trong phạm vi của hệ thống tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật mà còn được xem xét bởi các yếu tố khác phù hợp với điều kiện thực tế làm việc của Công ty.

Xét cụ thể từng yếu tố căn cứ của công tác đánh giá thực hiện công việc của Công ty đối với khối lao động quản lý và khối lao động sản xuất như sau:

 Khối lao động quản lý:

Do đặc trưng của công việc là thực hiện giám sát và quản lý theo thời gian nên các tiêu chí dùng để đánh giá lao động quản lý chỉ bao gồm số ngày công lao động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chỉ tiêu về kỷ luật lao động, an toàn lao động.

Về số ngày công lao động:

Đây là một trong những tiêu chí được coi là quan trọng đối với công tác đánh giá vì nó ảnh hưởng đến việc đảm bảo tiến độ thực hiện công việc theo kế hoạch. Đối

với tiêu chí này, để có thể giám sát số ngày công của người lao động, người quản lý sử dụng bảng chấm công, ghi nhận giờ giấc cũng như số ngày làm việc thực tế của người lao động. (Phụ lục 05)

Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ:

Chỉ tiêu này được coi là quan trọng nhất để đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động. Một người được coi là hoàn thành nhiệm vụ khi đáp ứng đầy đủ các tiêu thức trong tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Công ty. Đặc biệt đối với khối lao động quản lý, tiêu chuẩn này được thể hiện cụ thể thông qua bản mô tả công việc (Phụ lục 03).

Ví dụ đối với vị trí nhân viên tiền lương, một số các yêu cầu công việc như sau:

- Công tác trả lương cho người lao động hàng tháng được thực hiện chính xác, minh bạch, kịp thời và tuân thủ quy chế trả lương của Công ty

- Hệ thống tiền lương được điều chỉnh cải tiến phù hợp với chiến lược phát triển nhân sự, đảm bảo công bằng, kích thích người lao động.

- Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của người lao động được thực hiện đúng theo quy trình, mục đích và cung cấp các thông tin hữu ích phục vụ quản lý nhân sự.

Như vậy, bản mô tả đã nêu cụ thể nhiệm vụ công việc mà một chuyên viên lao động cần phải làm được. Nếu đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn được xây dựng trong bảng mô tả thì người cán bộ được coi là đã hoàn thành công việc của mình. Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ theo bảng tiêu chuẩn, việc đánh giá còn xem xét trên các nhiệm vụ đột xuất phát sinh do người quản lý trực tiếp hoặc cấp trên giao cho. Tuy nhiên có thể thấy, để tiến hành đo lường sự thực hiện công việc của người cán bộ quản lý là một việc khá khó khăn do các tiêu chuẩn không được lượng hóa cụ thể mà chỉ được nêu dưới dạng hoàn thành nhiệm vụ về mặt chất lượng.

Về kỷ luật lao động và an toàn lao động:

Đây là chỉ tiêu phản ánh ý thức và hành vi của người lao động trong quá trình làm việc. Căn cứ vào “Nội quy lao động” và “Thỏa ước lao động tập thể” của Công ty để xác định các hình thức kỷ luật cho từng trường hợp.

Nhìn chung, việc đánh giá qua tiêu chí này còn có nhiều khó khăn, người đánh giá chủ yếu chỉ xem xét các lỗi lớn của người lao động, còn những lỗi nhỏ thường được bỏ qua.

 Khối lao động sản xuất:

Căn cứ đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động cũng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về số ngày công lao động, kỷ luật lao động và an toàn lao động tương tự như đối với lao động quản lý. Tuy nhiên, có sự khác biệt khi đo lường về mức độ hoàn thành công việc và đặc biệt là mức độ về tiết kiệm vật tư của người lao động.

Xét về mức độ hoàn thành công việc:

Từ tiêu chuẩn viên chức cấp bậc kỹ thuật, Công ty cũng cho xây dựng bảng mô tả công việc đối với khối lao động sản xuất (Phụ lục 04). Tuy nhiên, bản mô tả này chỉ được sử dụng để phục vụ công tác tuyển dụng; còn đối với hoạt động đo lường mức độ thực hiện công việc của người lao động, Công ty vẫn dựa theo Tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ, cấp bậc kỹ thuật. Khác với lao động quản lý, tiêu chuẩn thực hiện công việc của lao động sản xuất được xây dựng dựa trên cấp bậc công nhân cho từng vị trí công việc.

Ví dụ, đối với công nhân vận hành thiết bị dây chuyền rửa chai, chiết chai bậc 4/6, yêu cầu về mức độ làm được theo tiêu chuẩn như sau:

- Kiểm tra, nhận biết và đánh giá được chất lượng nguyên liệu dùng trong sản xuất. Báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý khi nguyên liệu chưa đạt yêu cầu chất lượng. xuất. Báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý khi nguyên liệu chưa đạt yêu cầu chất lượng.

- Vận hành và vệ sinh thành thạo các thiết bị tại các công đoạn rửa chai, thanh trùng theo quy trình, quy định. trùng theo quy trình, quy định.

- Kiểm tra và điều chỉnh các thông số kỹ thuật của các thiết bị tại các công đoạn rửa chai, thanh trùng. đoạn rửa chai, thanh trùng.

- Theo dõi hoạt động của các thiết bị, phát hiện được những sự cố, nguyên nhân gây ra và xử lý các sự cố trong sự vận hành theo đúng quy định... nhân gây ra và xử lý các sự cố trong sự vận hành theo đúng quy định...

Nhìn chung, tiêu chuẩn đã đưa ra các yêu cầu tối thiểu cần phải thực hiện khi tiến hành làm việc. Người lao động đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu này được coi là hoàn thành đảm bảo về chất lượng công việc. Tuy nhiên, do đặc điểm công việc của lao động sản xuất là khoán sản phẩm nên việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động còn phải xét đến mức sản lượng mà người đó thực hiện được trong kỳ. Việc đo lường khối lượng công việc của người lao động được xác định bằng cách so sánh mức sản lượng thực tế với định mức lao động đã được xây dựng từ trước.

Sau đây là một ví dụ cụ thể về định mức lao động trong 1ca sản xuất đối với sản phẩm rượu 0,30LD tại tổ máy rửa 2, xí nghiệp rượu mùi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy rửa chai (16 chai/lượt) Định mức lao động: 8 người/máy

Định mức sản lượng: 45.000 chai/ca (tương đương 990.000 chai/tháng) Đơn giá tiền lương: - Chai 0,3LD: 17,8 đồng/chai

- Chai 0,3TM: 21,36 đồng/chai - Chai 0,75LD: 28,26 đồng/chai - Chai 0,75TM: 31,79 đồng/chai

Lương khoán của máy được xác định tùy thuộc vào mỗi loại chai. Mức lương chia cho 8 công nhân đứng máy tùy thuộc vào cấp bậc công việc của họ.

Từ ví dụ cho thấy, để hoàn thành công việc, ngoài các yêu cầu về chất lượng như đã nêu trên, người lao động còn phải đảm bảo hoàn thành đầy đủ các chỉ tiêu về số lượng. Như vậy, đối với công nhân máy rửa, định mức khoán trung bình một lao động phải đạt 5625 chai/ca thì mới được coi là hoàn thành tốt công việc. Với mỗi chai vượt mức khoán đã giao, người lao động sẽ được đánh giá đạt vượt mức hoàn thành nhiệm vụ. Trên thực tế, sản lượng làm việc của người lao động thường luôn lớn hơn số định mức đã giao. Mức sản lượng trên thực tế của từng người được xác định thông qua bảng năng suất cá nhân được đốc công xí nghiệp thống kê vào mỗi cuối tháng. (Phụ lục 06).

Như vậy, việc đánh giá khối lao động sản xuất đơn giản hơn so với lao động quản lý do có thể xác định được số lượng sản phẩm hoàn thành và chất lượng sản phẩm được kiểm tra chặt chẽ theo sổ tay chất lượng của Công ty.

Về mức tiết kiệm vật tư:

Chỉ tiêu này chỉ xét cho khối lao động sản xuất trực tiếp. Cũng giống các doanh nghiệp sản xuất khác, việc tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu luôn là một vấn đề cần thiết trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên để khuyến khích sự thực hiện vượt mức đối với người lao động, Công ty đã đưa yếu tố tiết kiệm như một căn cứ quan trọng để đánh giá.

Để xác định mức độ hao hụt vật tư hàng ngày trong quá trình sản xuất, Công ty sử dụng mẫu văn bản sau:

Bảng 2.3- Báo cáo sử dụng vật tư tháng 6/2009

XÍ NGHIỆP RƯỢU MÙI BÁO CÁO SỬ DỤNG VẬT TƯ

Tổ: Máy rửa Ngày 31/6/2009

Ca Loại rượu

Loại chai SL Vào máy rửa SL Ra máy rửa Vỡ ± Ký Đốc L.chai LD L.chai TM M.Rửa Đ.chai Ca 1 TM 75TM 9248 9104 35 69 24 Ca 2 TM 75DL 75TM 5295 10952 5238 10717 11 46 32 75 14 114 Tổng

(Nguồn: Phòng kiểm kê Xí nghiệp)

Mặt khác, Công ty đã xác định được tỷ lệ định mức hao hụt đối với từng loại vật tư để từ đó đánh giá về mức độ tiết kiệm (Phụ lục 07). Đây là một ưu điểm rất lớn, tạo thuận lợi cho quá trình đánh giá. Điều này không những khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn mà còn góp phần không nhỏ vào việc giảm những chi phí không cần thiết cho Công ty.

Sau khi xác định được các căn cứ để đo lường, trong toàn bộ tổ chức cần xây dựng được một công cụ đo lường hiệu quả để những tiêu chuẩn đánh giá có thể so sánh được. Phương pháp đánh giá của Công ty sẽ được trình bày cụ thể trong phần 2.2.

1.3. Thông tin phản hồi kết quả đánh giá:

Thông thường đây là quá trình được thực hiện vào cuối chu kỳ đánh giá. Việc thu thập, cung cấp thông tin phản hồi sẽ được thực hiện thông qua buổi trao đổi, thảo luận giữa người đánh giá và người được đánh giá nhằm hoàn thiện sự thực hiện công việc của họ.

Đối với kết quả đánh giá trong Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, người lao động được biết mức xếp loại của mình thông qua cuộc họp biên bản cuối tháng. Tuy nhiên cuộc thảo luận này chỉ mang tính hình thức do không có bất kỳ cuộc trao đổi về những khiếm khuyết hay sai sót của người lao động trong kỳ đánh giá hay tiềm năng phát triển trong tương lai cũng như các biện pháp nhằm hoàn thiện sự thực hiện công việc của họ. Đây là vấn đề Công ty thực hiện còn chưa được tốt.

Để thấy được tính chính xác và hiệu quả của công tác đánh giá, em đã tiến hành xây dựng một mẫu phiếu điều tra để thu thập các ý kiến từ phía người lao động về hoạt động đánh giá đang được thực hiện tại Công ty (Phụ lục 01). Tổng số phiếu điều tra đã phát là 50 phiếu và thu về được 47 phiếu. Nhận xét về các ý kiến thu được sẽ trình bày cụ thể trong các phần dưới.

Xét cụ thể tiến trình thực hiện hoạt động đánh giá trong Công ty như sau:

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Bách Khoa (Trang 38 - 43)