Cơ cấu tổ chức của Công ty:

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Bách Khoa (Trang 25 - 29)

Trong mô hình tổ chức của Công ty, cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, tiếp đến là Hội đồng quản trị, và sau đó là Giám đốc, hỗ trợ cho Giám đốc có ba Phó Giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban và phân xưởng.

Mô hình tổ chức của Công ty được thể hiện qua Sơ đồ 1 tại trang sau. Qua sơ đồ có thể thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng theo dạng cơ cấu trực tuyến - chức năng. Như vậy, mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới là một đường thẳng. Theo cơ cấu tổ chức này, ban quản lý của công ty có thể thực hiện tốt chế độ thủ trưởng, ngoài ra còn có thể tận dụng, khai thác tiềm năng, kinh nghiệm của các cán bộ cấp dưới, đồng thời qua đó giảm bớt gánh nặng quản lý cho nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, cơ cấu này cũng đòi hỏi người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.

(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội)

Sơ đồ 2.1- Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

Ban kiểm soát HĐQT Giám đốc Công ty PGĐ TC+KTT PGĐ KH-ĐT PGĐ KTSX P. MKT P. HC BQL DA P. VT P. KHTT P. TCLĐT L P. KTTC P. KSC P. KTCĐ P. KTCN CT TNHH 1TVTM Rượu HN

Nhà máy Rượu Hà Nội-Bắc Ninh CN. Tp Cần Thơ CH. GTSP CN. Tp Đà Nẵng CN. Tp Hồ

Chí Minh XN Cồn XN RM XNPV

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty như sau:

 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan thẩm quyền cao nhất của Halico, có những quyền và nhiệm vụ chính sau: thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; thông qua định hướng phát triển của công ty về kế hoạch sản xuất kinh doanh; quyết định các dự án đầu tư, công tác tài chính...

 Ban kiểm soát: là ban được lập ra thay mặt Đại hội đồng cổ đông kiểm tra giám sát về mọi hoạt động quản lý Công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc.

 Hội đồng quản trị: đây là cơ quản có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị bao gồm: quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm; xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua; bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý của công ty...

 Giám đốc là người điều hành công việc hàng ngày của Công ty, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc là: thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty; báo cáo lên Hội đồng quản trị và các cổ đông; thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy chế của Công ty.

 Phó Giám đốc là người tham mưu, giúp đỡ cho Giám đốc trong việc thực hiện vai trò điều hành của mình. Hiện nay Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội có ba phó giám đốc được phân chia các chức năng rõ ràng là: Phó Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng, Phó Giám đốc Kế hoạch-đầu tư, Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất.

 Các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, tham mưu cho giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh về từng mặt, được sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được mô tả như sau:

• Phòng Kế hoạch đầu tư: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức bán hàng, quản lý kho thành phẩm, cung ứng sản phẩm; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn; lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các chính sách bán hàng và quản lý hệ thống phân

• Phòng Marketing: Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các công tác như nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing, tổ chức phát triển thị trường, quản trị và phát triển thương hiệu, phối hợp phát triển sản phẩm mới.

• Phòng Vật tư: Tham mưu cho Giám đốc và thực hiện thu mua vật tư, quản lý và cấp các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư phục vụ sản xuất và kinh doanh của Công ty; tổ chức quản lý và cấp phát vật tư cho các bộ phận; quản lý phế liệu, phế phẩm và phế thải.

• Phòng Hành chính: Tham mưu cho Giám đốc và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lế tân; quản lý tài sản, trang thiết bị, vật tư văn phòng; tổ chức công tác bảo vệ tài sản, đảm bảo an ninh trật tự; tổ chức công tác y tế và quản lý nhà ăn tập thể; tổ chức công tác quan hệ công chúng bên trong và bên ngoài công ty.

• Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương: Tham mưu cho Giám đốc và thực hiện công tác xây dựng, kiện toàn, cải tiến cơ cấu tổ chức và các quy chế quản lý nội bộ; quản trị và phát triển nguồn nhân lực; quản lý cổ đông, cổ phẩn, cổ phiếu của Công ty. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ cho người lao động; xây dựng kế hoạch lương, thưởng, và các hoạt động quản trị nguồn nhân lực khác; thực hiện các nhiệm vụ về BHXH, BHYT; giải quyết các vấn đề về hệ thống chất lượng ISO.

• Phòng Tài chính Kế toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo quy định; quản trị tài chính, tham mưu cho Giám đốc các giải pháp bảo toàn, phát triển nguồn vốn và ra các quyết định sản xuất kinh doanh; lập kế hoạch tài chính cho Công ty; đề xuất các giải pháp sử dụng vốn hiệu quả; phân tích dự báo tình hình tài chính cho Công ty.

• Phòng Kỹ rhuật Công nghệ: Tham mưu và giúp Giám đốc xây dựng, cải tiến và giám sát thực hiện các quy trình, quy định, tiêu chuẩn, định mưc kỹ thuật công nghệ. Phối hợp với phòng Marketing nghiên cứu, thiết kế, thử sản phẩm mới.

• Phòng KCS:

Tổ chức quản lý chất lượng vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, thiết bị và hệ thống quản lý chất lượng của Công ty; kiểm tra chất lượng sản phẩm khách hàng khiếu nại; tham gia công tác chống hàng giả, hàng nhái và phân tích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

• Phòng Kỹ thuật Cơ điện: Thực hiện quản lý hệ thống máy móc, thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng của Công ty đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo có hiệu quả và an toàn; xây dựng các quy chế, quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn lao động.

• Ban quản lý dự án: Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Công ty; nghiên cứu dự án và lập kế hoạch triển khai dự án; tổ chức triển khai, quản lý và giám sát thực hiện dự án.

 Công ty TNHH 1 thành viên Thương mại Rượu Hà Nội là một công ty con của Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, quản lý ba chi nhánh lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ; và một cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty TNHH 1TV Thương mại Rượu Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức giới thiệu các sản phẩm, chính sách bán hàng, thương hiệu của Halico; tổ chức bán hàng tại các vùng miền trong nước, lập kế hoạch bán hàng tại các chi nhánh.

 Nhà máy Rượu Hà Nội-Bắc Ninh: là một thành viên của Halico, gồm ba xí nghiệp chính thuộc khu vực sản xuất là xí nghiệp cồn, xí nghiệp rượu mùi và xí nghiệp phục vụ. Các xí nghiệp có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của xí nghiệp nhằm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty giao cho; đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất cả về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Bách Khoa (Trang 25 - 29)