1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiệm dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4

16 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

Trong đó quan trọng nhất là đối với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ… Học văn miêu tả học sinh có thêm điều kiện để

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng, mang tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo Chương trình Tập làm văn ở tiểu học chủ yếu là văn miêu tả Ở lớp 4 học sinh bắt đầu được học văn miêu tả với các kiểu bài tả đồ vật, loài vật, cây cối Đối với học sinh tiểu học, hoạt động chủ đạo của các em thiên về cảm tính, mỗi em có một cách nhìn riêng về cùng một vấn đề, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh thích tìm tòi, học hỏi, khám phá cái mới trong nhận thức và trong cuộc sống xã hội

Văn miêu tả góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ tạo nên sự quan tâm của các

em đối với thế giới xung quanh Trong đó quan trọng nhất là đối với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ… Học văn miêu tả học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội để khêu gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng và đẹp đẽ …

Trong thực tế, dạy học môn Tiếng Việt nói chung, dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4 nói riêng, bên cạnh những điểm tốt và những kết quả đáng khích lệ còn

có nhiều nhược điểm Nhược điểm lớn nhất, dễ thấy nhất là bệnh công thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu tính chân thật cả cách dạy và cách học văn miêu tả Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy văn miêu tả? Liệu có giải pháp hữu hiệu nào để các giờ Tập làm văn luôn hấp dẫn và lôi cuốn hứng thú các em không? Đó

là điều mà tôi cũng như bao người khác làm công tác giáo dục rất băn khoăn và suy

nghĩ Vì vậy, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4”

2 Mục đích nghiên cứu.

- Trên cơ sở điều tra thực trạng về chất lượng dạy và học phân môn Tập làm

văn ở lớp 4, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 trường Tiểu học Trung Sơn II học tốt hơn phân môn Tập làm văn

- Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Tập làm văn của học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu: Kinh nghiệm dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4A - Trường Tiểu học Trung Sơn II - Thị

xã Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Điều tra, khảo sát thực tế

- Sử dụng các phương pháp khác: phân tích ngôn ngữ, so sánh đối chiếu, thống

kê và xử lí các số liệu thu thập

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 2

Như chúng ta đã biết, dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học gồm nhiều phân môn, nhưng phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn khó, mang tính tổng hợp và sáng tạo cao Nó có vai trò và vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao dần kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, mà học sinh đã được hình thành và xây dựng ở các phân môn khác Học tốt được phân môn Tập làm văn là giúp cho các

em học tốt các môn học khác Vậy dạy phân môn Tập làm văn là dạy các kiến thức

và kĩ năng giúp cho học sinh tạo lập và sản sinh ngôn bản, đồng thời giáo dục cho các em tình cảm trong sáng, rèn luyện khả năng giao tiếp góp phần giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt

Mục đích của việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học là giúp cho các em học sinh có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới, thú vị về thế giới xung quanh, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ, cuộc sống, biết rung động trước đối tượng được miêu tả Rồi từ đó các em có cơ sở để tái hiện lại bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh vào bài văn miêu tả Nếu bài tập làm văn thiếu sáng tạo, thiếu cảm xúc không dùng từ ngữ giàu hình ảnh thì bài văn trở nên khô khan, nghèo ý Vậy để làm được bài văn miêu tả hay, không những phải thể hiện rõ nét, chính xác sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, tình cảm của mình đối với đối tượng miêu tả Do đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu rộng và chính xác của phân môn này, nắm vững mục tiêu chung của từng bài, có những hiểu biết cơ bản về nội dung bài học, có trí óc tưởng tượng thật phong phú, biết cách dùng từ, viết câu phù hợp, viết bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc Là một giáo viên giảng dạy lớp Bốn, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để tạo điều kiện giúp đỡ các em học tốt phân môn này

Với những mục đích đã nêu trên, để giúp các em có kĩ năng viết văn miêu tả đạt hiệu quả là việc làm vô cùng cần thiết

2 Thực trạng.

2.1 Cách thức dạy của giáo viên

- Trong thực tế của trường tiểu học hiện nay, tôi thấy 100% giáo viên có giáo

án đầy đủ khi lên lớp Một số giáo viên có chuẩn bị đồ dùng như: bảng phụ, một số đoạn văn, bài văn mẫu, tranh ảnh,… nhưng sự chuẩn bị này không thường xuyên, liên tục Giáo viên chưa coi trọng vai trò của đồ dùng dạy học trong dạy tập làm văn

- Một số giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học: cho học sinh đọc nhiều, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước rồi “làm văn” dẫn đến bài văn thường rập khuôn, máy móc, thiếu chân thực Một số giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học không thích hợp, chưa vận dụng thành công phương pháp dạy học tích cực, học sinh còn bị đặt ở thế thụ động lĩnh hội tri thức nên giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác chưa đúng phần kiến thức văn bản thuộc yêu cầu của bài học Ví dụ có bài học, bài đọc đưa ra chỉ nhằm giúp học sinh biết kết cấu 3 phần của bài văn, có bài chỉ yêu cầu học sinh xác định vai trò của các câu mở đoạn, có

Trang 3

bài chỉ xác định trình tự miêu tả trong đoạn Song giáo viên lại để học sinh sa vào tìm hiểu, khai thác tất cả những nội dung kiến thức có trong đoạn văn, bài văn đó, khiến giờ học nặng nề về kiến thức, không đảm bảo được thời gian cho phép của tiết học Kết quả giờ dạy chưa cao, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, độc lập phát hiện kiến thức của học sinh

- Để đối phó với một số học sinh làm bài kém nhằm đảm bảo “chất lượng” khi kiểm tra thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh thuộc một bài văn mẫu khi các em gặp

đề bài tương tự cứ thế mà chép ra Vì vậy, dẫn đến cả thầy và trò nhiều khi bị “lệ thuộc” quá vào văn mẫu

2.2 Kết quả học tập của học sinh

- Qua thực tế dạy học lớp 4 năm học 2014 - 2015, tôi thấy đa số học sinh còn thụ động, ít phát biểu, dẫn đến việc thực hành làm văn chưa đạt yêu cầu, trình bày bài văn chưa rõ bố cục, câu văn thiếu mạch lạc, viết thiếu ý, diễn đạt ý chưa phù hợp, bài văn chưa có tính sáng tạo Đặc biệt là học sinh chưa nói, viết theo cách cảm, cách nghĩ của mình Bên cạnh đó, còn tồn tại một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập Tập làm văn của các em Hơn nữa không

ít em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với các tác phẩm văn học

- Vốn từ, vốn kiến thức của học sinh còn hạn chế, khả năng phân tích, tổng hợp ngôn ngữ của học sinh còn hạn chế

- Trong các bài viết, học sinh còn phụ thuộc vào sách tham khảo, bài văn mẫu Học sinh nhớ hoặc sao chép bài văn, đoạn văn mẫu vào bài Điều này hạn chế năng lực sản sinh văn bản cũng như năng lực giao tiếp của học sinh

Từ thực trạng trên cho thấy, học sinh còn “lệ thuộc” vào văn mẫu nên còn tồn tại những hiện tượng phổ biến như: Vay mượn tình ý của người khác, miêu tả hời hợt chung chung, không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được miêu tả Vì thế bài văn ấy có thể gắn cho đối tượng miêu tả cùng loại nào cũng được Một bài văn như vậy đọc lên không có cảm xúc, nhợt nhạt, mờ mờ Đầu năm học, học sinh lớp tôi có hiện tượng sao chép văn mẫu khá phổ biến Bởi vậy, dạy- học văn miêu

tả chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, chưa đạt được mục tiêu mà môn học yêu cầu

Dưới đây là kết quả làm văn miêu tả của học sinh lớp 4A khi chưa áp dụng sáng kiến

Sĩ số

Trang 4

Từ những kết quả nghiên cứu khiêm tốn trên tôi đã không ít băn khoăn, lo lắng, suy nghĩ, tìm hiểu và tham khảo ý kiến các đồng nghiệp trong khối, trong trường mong tìm ra những giải pháp thích hợp để tiết dạy- học văn miêu tả tiến gần với cái đích, hoàn thành được mục tiêu bài học, môn học hơn Sau đây là những giải pháp mà tôi đã áp dụng cho học sinh của mình trong năm học 2014 - 2015

3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4.

3.1 Giải pháp 1: Tổ chức tốt việc quan sát–tìm ý và dựng đoạn cho học sinh.

Học sinh thiếu vốn hiểu biết thì nói sẽ lúng túng, viết lủng củng không thành câu, như vậy thì còn gọi gì là văn? Do vậy, giáo viên phải tổ chức tốt việc quan sát– tìm ý và dựng đoạn cho bài văn miêu tả

Để thực hiện tốt các biện pháp và yêu cầu trên, tôi thấy rõ nhược điểm cách dạy trước đây của mình, kiên quyết từ bỏ các nhược điểm đó Từ hình thức tổ chức lớp học tới hoạt động của thầy và trò trong lớp đều có sự thay đổi Muốn quan sát trực tiếp đối tượng ở tiết học quan sát, tìm ý, tôi không chỉ tiến hành giữa bốn bức tường mà còn tiến hành giữa thiên nhiên Để quan sát có chất lượng, tôi hướng dẫn các em quan sát theo hệ thống câu hỏi thích hợp, theo trình tự nhất định (từ chung tới riêng, từ trong ra ngoài, từ xa tới gần hay ngược lại) và quan sát bằng nhiều giác quan Rèn luyện thành nếp việc ghi chép lại những chi tiết đặc sắc theo phần gợi ý của sách giáo khoa, nhờ đó mà bài văn của các em trở nên sinh động, mới mẻ hơn Trong giờ hoạt động quan sát để tìm ý, phần hướng dẫn các em quan sát cần tiến hành một cách ngắn gọn, thời gian chủ yếu của tiết học để học sinh tập quan sát theo phương pháp thầy đã hướng dẫn Học sinh ghi chép các nhận xét, không cần nói nhiều, nói dài Trong khi học sinh quan sát, ghi chép tôi theo dõi, chú trọng hướng dẫn học sinh cá biệt Khi phát hiện thấy có vấn đề gì có tính chất chung, chọn thời điểm thích hợp để uốn nắn chung cho cả lớp Thầy nói ít, trò làm việc nhiều (Quan sát hướng dẫn các em, nhận xét uốn nắn các em, chuẩn bị ứng phó tình huống sư phạm,…)

Ví dụ 1: Tuần 15 (tiết 30): Quan sát đồ vật.

Tôi sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát ở chỗ tôi cho học sinh quan sát đồ chơi mà các em mang tới lớp kết hợp quan sát tranh một số đồ chơi như gấu bông, lật đật, búp bê

Sau đó, tôi yêu cầu học sinh:

- Hãy quan sát một số đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được

- Học sinh vừa quan sát vừa ghi chép lại ý quan sát, sau đó sắp xếp ý để tạo thành một dàn ý tả đồ chơi mà em thích

Tôi cho học sinh trình bày những ý đã ghi được sau khi quan sát theo một dàn

ý sẽ luyện thực hành giao tiếp cho học sinh Sau đây là ví dụ về một dàn ý:

1 Mở bài: - Giới thiệu đồ chơi mà em thích nhất: đó là gấu bông.

2 Thân bài: - Hình dáng bên ngoài: Gấu bông không to, gấu đang ngồi, dáng

tròn

Trang 5

- Bộ lông màu trắng mịn như bông

- Hai mắt: đen láy, rất thông minh

- Mũi: nhỏ, màu đỏ trông ngộ nghĩnh

- Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói

- Tay chân: đang đưa về phía trước như tập thể dục

3 Kết luận: Em rất yêu gấu bông, ôm gấu bông em rất thích.

Sau đó, tôi sử dụng hình thức thảo luận nhóm, cho học sinh thảo luận nhóm yêu cầu 2 phần nhận xét:

+ Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?

+ Học sinh trình bày kết quả thảo luận rèn thực hành giao tiếp

Tôi dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ để học sinh thấy được muốn miêu

tả đồ vật phải quan sát đồ vật, cách quan sát từ hình dáng bên ngoài đến các bộ phận chính là quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý Khi quan sát đồ vật cần sử dụng nhiều giác quan Cần tìm ra đặc điểm riêng của đồ vật phân biệt đồ vật với đồ vật khác nhất là đối với đồ vật cùng loại ví như cùng là quan sát gấu bông nhưng có con bộ lông màu đỏ, có con bộ lông màu nâu, có con mũi đỏ, có con mũi đen

Ví dụ 2: (Tuần 29) Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.

III Luyện tập: Lập dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu,…)

Dạy bài này tôi cũng dặn học sinh quan sát vật nuôi từ trước và trong tiết dạy tôi chuẩn bị một số tranh như: Tranh gà trống, tranh mèo,… cho học sinh quan sát Dựa vào tranh và những gì quan sát được ở nhà học sinh ghi chép những đặc điểm nổi bật sau đó sắp xếp thành một dàn ý Sau đây là một dàn ý tả con gà trống:

1 Mở bài: Giới thiệu con vật muốn tả: Một chú gà trống lai đã trưởng thành 2.Thân bài:

- Tả bao quát: toàn thân được phủ lớp lông vàng rực pha lẫn những chiếc lông đen óng ánh, nặng khoảng 3kg

- Tả đặc điểm từng bộ phận:

+ Đầu: cổ cao được bao phủ lớp ông mịn như nhung, mắt sáng, mào đỏ chót + Chân: Vừa to, vừa cao, có lớp vảy sừng vàng sậm, có hai cựa nhọn hoắt

+ Đuôi: Bộ lông đuôi dài, nhiều màu sắc, cong vút về phía sau

- Tả đặc tính hoạt động:

+ Thói quen sinh hoạt: Buổi sáng thức dậy sớm, gáy vang

+ Tính nết: chơi thân với gà mái

3 Kết bài: Cảm nghĩ của em về vật nuôi đó: Như chiếc đồng hồ báo thức Coi

như một thành viên trong gia đình

Sau khi học sinh biết quan sát, tìm ý và lập dàn bài tôi hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn Từ một bài văn mẫu học sinh xác định được đoạn văn thuộc phần nào của bài văn, nội dung miêu tả ở từng đoạn văn và dấu hiệu nhận biết câu mở đoạn…

Trang 6

Trước hết tôi cho học sinh xác định đoạn mở bài qua các ví dụ cụ thể Để viết được một đoạn mở bài đúng yêu cầu và hay tôi cho học sinh nhắc lại kiến thức đã học qua hệ thống câu hỏi gợi mở như: Có mấy kiểu mở bài, đó là những kiểu nào? Thế nào là mở bài trực tiếp? Thế nào là mở bài gián tiếp? Từ đó học sinh nắm vững được nội dung của đoạn mở bài

Ví dụ 3: Khi dạy bài Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.

Bài tập 1: Tôi cho học sinh đọc các đoạn mở bài cho sẵn sau đó trao đổi trong bàn để tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa các đoạn ấy Học sinh sẽ rút ra được kết luận điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật định tả là chiếc cặp sách

Điểm khác nhau: Đoạn a, b (mở bài trực tiếp) giới thiệu ngay vào đồ vật định

tả Đoạn c (mở bài gián tiếp) nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả

Từ phân tích bài tập 1, học sinh đã nắm vững hai kiểu mở bài từ đó sẽ làm tốt bài tập 2 “Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em theo kiểu

mở bài trực tiếp và theo kiểu mở bài gián tiếp”

Ví dụ về một mở bài trực tiếp: Nhân dịp sửa sang lại nhà cửa trong dịp hè vừa

qua, mẹ em đã mua cho em một bộ bàn ghế học sinh mới tinh, đẹp ơi là đẹp

Ví dụ về một mở bài gián tiếp: Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi Ở đó

tôi có bố mẹ và em trai thân thương có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa và nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi

Tương tự, đối với việc xây dựng kết bài tôi cũng cho học sinh nhắc lại hai kiểu

kết bài: Kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng Để giúp học sinh viết được một

đoạn kết bài đúng yêu cầu, tôi gợi ý cho học sinh trả lời hệ thống câu hỏi, sau đó viết thành một kết bài

Ví dụ 4:Tuần 31, khi dạy bài luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

Bài tập 3( trang 130) Viết đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau:

Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp

Để viết được đoạn văn có câu mở đoạn trên, tôi gợi ý để học sinh xác định đây

là đoạn tả hình dáng bên ngoài của chú gà Học sinh cần viết các câu tả về thân hình, bộ lông, cái đầu, mào, mắt, cánh, đôi chân, đuôi,… và các câu phải thể hiện

rõ chú gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp Sau đây là một đoạn văn mà học sinh lớp tôi đã viết:

Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp Chú có thân hình chắc nịch

Bộ lông màu nâu óng ánh Nổi bật nhất là cái đầu có chiếc mào đỏ rực Đôi mắt sáng Đuôi của chú là một túm lông gồm các màu đen và xanh pha trộn, cao vống lên rồi uốn cong xuống nom vừa mĩ miều vừa kiêu hãnh Đôi chân chú cao, to nom thật khoẻ với đôi cựa và những móng nhọn là vũ khí tự vệ thật lợi hại

Sau khi học sinh đã biết viết đoạn văn tôi hướng dẫn các em sắp xếp thành một bài văn hoàn chỉnh

Như vậy: quan sát, tìm ý, dựng đoạn là việc làm hết sức cần thiết cho việc dạy thể loại văn miêu tả.

Trang 7

3.2 Giải pháp 2: Phân tích mẫu

Phân tích mẫu để giúp học sinh hiểu thấu đáo mẫu đã nêu ra và làm theo mẫu

Để làm được điều này, giáo viên cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú Về phương pháp cụ thể, tôi thay những phương pháp thầy nói là chính, nói nhiều, nói dài bằng cách xen vào

đó đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh lĩnh hội kiến thức… Xây dựng thói quen làm mới: Giáo viên là người tổ chức, người hướng dẫn; học sinh hoạt động, chú ý tới từng cá nhân học sinh, tôn trọng ý kiến của các em, không phê phán vội vàng, chủ quan…

Vì vậy phải bồi dưỡng rất nhiều về lí luận, về kiến thức văn miêu tả cũng như phương pháp dạy bộ môn

Tính chân thực đòi hỏi bài văn miêu tả phải có các chi tiết sát thực: Tả đúng bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện những nét đẹp đẽ đúng đắn tư tưởng tình cảm của học sinh với đối tượng miêu tả

Trong biện pháp này tôi thường sử dụng phương pháp quan sát để học sinh quan sát mẫu, đọc thầm mẫu Sau đó sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở để học sinh hiểu mẫu giúp cho việc định hướng bài học tốt hơn Sau đó giáo viên sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ tóm lại những điều cơ bản mẫu nêu ra

Như vậy văn bản dài giáo viên cần tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập hợp

lý để học sinh nhận diện nhanh nhất

Chẳng hạn, khi dạy bài ''Thế nào là miêu tả"?

Học sinh đọc yêu cầu, đọc thầm mẫu (hình thức học cá nhân)

Hãy quan sát mẫu và cho biết (phương pháp quan sát, phương pháp hỏi đáp hình thức học cả lớp)

Hỏi: Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì?

- Cây sòi

Hỏi: Cây sòi có đặc điểm gì nổi bật?

- Cao lớn, lá đỏ chói lọi, lá rập rình lay động như những đốm lửa

Hỏi: "Cao lớn" tả về đặc điểm gì của cây sòi?

- Hình dáng

Hỏi: "Lá đỏ chói lọi" miêu tả đặc điểm gì của cây sòi?

- Màu sắc

Hỏi: Theo em, tác giả miêu tả lá cây sòi đang ở trạng thái nào?

- Chuyển động

Hỏi: Từ nào cho biết lá của cây sòi đang ở trạng thái chuyển động?

- Rập rình

Trong việc dạy văn không thể không chú ý đến việc dạy từ, dạy câu, phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ, tìm tòi, từ những câu đơn bình thường, tiến hành cho các em biết viết câu hay, câu dài bằng cách thêm phần phụ, bằng các từ gợi cảm, so sánh, nhân hoá (phép tu từ hoặc thay thế các từ gần nghĩa) sao cho sát hợp để cung cấp vốn từ ngữ cho các em khi làm các thể loại văn khác nhau Đã là văn thì tránh

Trang 8

cho các em viết câu văn cộc lốc, không biết dùng biện pháp tu từ, nhân hóa, so sánh…Đôi khi dạy cho các em biết sắp xếp lại những câu văn thành đoạn văn phù hợp, cũng rất cần thiết để các em thấy được thứ tự, trình tự của văn miêu tả theo thời gian, không gian hợp lí Hoặc những bài văn cụ thể của các em chưa biết sắp xếp ý Tôi hướng dẫn cho những em đó và yêu cầu các em lập lại trình tự và thêm bớt một số từ ngữ cần thiết vào bài viết của mình

Phải nắm vững yêu cầu nội dung từng tiết dạy trong quá trình dạy học một thể loại miêu tả: Phải quan sát- sắp xếp ý- lập dàn bài, dạy riêng phần mở bài, kết bài-làm bài viết, trả bài

Mỗi tiết học trong quá trình trên có nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung nhất định, nhằm luyện tập một kĩ năng nào đó trong quá trình miêu tả Vì thế mỗi tiết học trong quy trình trên cần được đặt vào hệ thống chung khi phân tích, xem xét và đánh giá Làm như vậy sẽ tránh được thái độ nôn nóng, vội vàng dẫn đến tham lam, nhồi nhét Mỗi tiết học cần được tiến hành tới mức tốt nhất, việc thực hiện yêu cầu

và nội dung đề ra Toàn bộ các tiết học trong một quy trình sẽ góp phần giúp cho các em hiểu lí thuyết, hình thành các kĩ năng làm một thể văn miêu tả

Vậy có thể dùng bài mẫu khi dạy văn miêu tả không? Tôi cũng vẫn dùng các bài văn mẫu khi dạy học văn miêu tả Điều đáng quan tâm nhất là dùng bài mẫu vào lúc nào và dùng như thế nào?

Nếu dùng bài mẫu cho học sinh thuộc lòng để sao chép lại thì không nên Tôi muốn các hiểu biết và kĩ năng về văn miêu tả của các em tự hình thành một cách tự giác Chủ yếu qua hoạt động thực hành Tôi coi các bài văn mẫu có thể được dùng vào một khâu nào đó của quá trình giảng dạy như phân tích kết cấu, phân tích cách diễn đạt vì câu văn có hình ảnh, cảm xúc… nhưng tuyệt đối không buộc học sinh viết như mẫu mà xem đó là bài viết tham khảo

Tóm lại: Trong quá trình dạy học tôi thấy rằng, bản thân phải có nhiều vốn

sống, vốn hiểu biết phong phú thì cung cấp kiến thức cho các em mới được đảm bảo đầy đủ

Để khắc phục được những nhược điểm trong dạy và học nói chung, dạy tập làm văn nói riêng Tôi quyết tâm đem hết khả năng của mình để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy và tự giác nghiên cứu, đọc nhiều sách có liên quan đến việc dạy học Không ngừng tôi luyện phương pháp giảng dạy để cung cấp tư liệu kiến thức cần thiết Chắc chắn cùng với phương pháp giảng dạy nhuần nhuyễn, học sinh sẽ yên tâm và tin tưởng ở thầy( cô) nhiều hơn

3.3 Giải pháp 3: Giúp học sinh lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ và bộc lộ cảm xúc trong bài văn miêu tả.

Ngôn ngữ miêu tả góp phần nhiều nhất làm cho bài văn miêu tả sinh động, gợi hình, gợi cảm xúc Tôi đã hướng dẫn học sinh khi miêu tả nên dùng nhiều các danh

từ cụ thể, động từ, tính từ chỉ mức độ, đặc biệt cần sử dụng đúng chỗ các từ tượng thanh, tượng hình Bên cạnh đó, học sinh cần có thói quen sử dụng một số biện

Trang 9

pháp tu từ thường dùng: so sánh, nhân hoá…khi miêu tả để bài văn được sinh động, gợi hình ảnh và cảm xúc

So sánh là biện pháp tạo hình, khiến sự vật được so sánh trở nên đẹp đẽ, sinh

động, hấp dẫn, lôi cuốn và gợi liên tưởng cho người đọc So sánh có giá trị gợi âm thanh, hình ảnh Sử dụng so sánh trong bài văn miêu tả còn là cách thức làm đẹp ngôn từ Trong văn miêu tả có rất nhiều hình ảnh so sánh, cách so sánh khác nhau

Có khi so sánh quả với vật “Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến”; người với cây cối “Ông lão như cây lim, cây sến giữa rừng”; loài vật với đồ vật “Chú gà trống như một chiếc đồng hồ báo thức”,…Cũng có khi có những so sánh khác, chẳng hạn “Nước sông xanh biếc như bầu trời mùa thu” hay

“Những chú bọ ngựa bé tí như con muỗi, màu xanh cốm.” Có thể thấy sự thành

công và sáng tạo của Tô hoài trong việc sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn văn

sau: “Đầu hung dữ như chiếc nắm đấm, chân cứng như hai thanh sắt, tiếng gáy ồ ồ như nước mưa rào chảy vào vành cống hẹp.” Hiển hiện trước mắt mọi người một

chú gà chọi như được tạc bằng đồng với những đường nét thật là động, sắc sảo

Nhân hoá đây là biện pháp quen thuộc với các em Các em được tiếp xúc từ

khi còn trong vòng tay bế bồng của mẹ qua những lời ru cái cò, cái ốc Rồi những câu chuyện cổ tích của bà, của cô giáo, các em đã được tiếp xúc với cả một thế giới phong phú của nghệ thuật nhân hoá Không cần phải dạy nhiều, ta chỉ cần giới thiệu học sinh sẽ nhanh chóng nắm được ngay

Để học sinh thấy được sự ưu việt của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã cho các

em so sánh các cặp ví dụ cụ thể:

1 Thân chuối màu đen khô ráp vì nắng gió

2 Chị Chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió

1 Gà Mái Mơ nuôi con rất khéo

2 Chị gà Mái Mơ dịu hiền chăm sóc con thật khéo léo

1 Những con gà chạy lung tung khắp nơi

2 Những bé Gà hiếu động tung tăng chạy khắp nơi

1 Gốc hồng màu đen xám

2 Gốc hồng như một người mẹ già đi trong bộ áo xám đen nhường sắc non xanh cho hoa, cho lá

1 Bông hồng nhung vươn cao

2 Cô Hồng Nhung kiêu hãnh vươn cao, hình như nó rất tự hào với sắc đẹp của mình

1 Nắng chiếu đầy vòm lá

2 Những tia nắng tinh nghịch đùa trên vòm lá

v.v

Không khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn, tất cả đều có chung một câu trả lời: Câu văn thứ hai hay hơn câu văn thứ nhất

“ Nó hay hơn vì sao?” Nhiều học sinh lúng túng trước câu hỏi này Tôi nghĩ giáo viên cần lời giải: Câu thứ 2 hay hơn vì đó sử dụng biện pháp nhân hóa: Chị

Trang 10

Mái Mơ, chị Chuối, bé Gà, cô Hồng Nhung… trở nên sinh động, đáng yêu vì đã có những suy nghĩ, tính cách của con người

Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tôi giới thiệu cho các em cách nhân hóa sự vật

Gọi tên sự vật.

Chúng ta có thể gọi tên sự vật như khi gọi tên người: Cô Trăng, chị Gió, bác Mặt Trời, anh Gà Trống, chị Mái Mơ, bác Mèo Mướp, chị Chuối Tiêu

Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật.

- Hoa quỳnh trầm tư

- Đào bích cười tươi roi rói

- Phong lan yểu điệu

- Chị Mái Mơ hiền lành

- Những bé Gà ngơ ngác

- Nắng nhảy nhót

- Trăng tinh nghịch nhòm qua cửa sổ

- Quyển vở sung sướng, hãnh diện khoe điểm 10 đỏ chói v.v

Song song với việc giới thiệu, tôi thường dành thời gian đọc cho các em nghe những câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa như: Dế Mèn phiêu lưu kí,

Võ sĩ Bọ Ngựa, Hai con ngỗng của nhà văn Tô Hoài (tiến hành vào tiết Sinh hoạt tập thể, Kể chuyện)

Nhắc học sinh liên tưởng đến các câu chuyện cổ tích có các con vật đáng yêu, thông minh, tinh nghịch Đó là những câu mẫu mực cho học sinh tập, để nắm được cách sử dụng biện pháp nghệ thuật này

Học sinh có được sự hiểu biết rõ ràng về biện pháp nghệ thuật này ta cho các

em luyện tập ngay một số dạng bài tập:

1 Tập nhân hóa các con vật, cây cối, đồ vật xung quanh

2 Nêu tâm trạng của các loài hoa vào mùa xuân?

3 Tưởng tượng ra cuộc trò chuyện của bầy chim, những chú chó, mèo?

4 Chị Mái Mơ rất giống một người mẹ hiền Em hãy tưởng tượng những cử chỉ, lời nói, việc làm của chị chứng tỏ điều đó?

Một bài văn hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc không thể thiếu “cảm xúc” của người viết Cảm xúc không chỉ có ở phần kết luận Nó phải được thấm đậm trong từng câu, từng lời của bài văn Đối với học sinh nhỏ thì điều này thật là trừu tượng

Bởi vậy ta không nên đòi hỏi các em một cách chung chung Các em lồng được tình cảm của mình vào từng ý văn, giáo viên nên gợi ý cụ thể như sau:

- Hoa hồng đẹp đến khó tả được Khi ngắm nhìn hoa em cảm thấy như thế nào? (Hoa đẹp lộng lẫy say đắm lòng người)

- Hương chuối chín thơm lừng gợi cho em cảm giác như thế nào? (Thèm được

ăn ghê lắm)

- Được ăn trái ngon em có suy nghĩ gì về người trồng? (Biết ơn)

Ngày đăng: 14/10/2017, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w