SỞ GIÁO DỤC THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG SỐNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VÀ TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP
Trang 1SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG SỐNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VÀ TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM TÚ
Người thực hiện : Hà Thị Hương
Trang 21.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1222
2.1 Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3 Các biện pháp giải quyết vấn đề
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
35615
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
1617
1 Mở đầu
Trang 31.1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập với một xã hội không ngừng biến đổi hiện nay, đòihỏi con người phải thường xuyên ứng phó với những thay đổi hàng ngày củacuộc sống Để đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới, con người trong thời kỳ côngnghiệp hóa – hiện đại hóa ngoài việc nắm vững tri thức, phát triển năng lực hoạtđộng trí tuệ thì cần thiết phải có kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập
Mục tiêu của giáo dục không chỉ giúp con người học để biết, học để làmngười mà còn học để cùng chung sống Do đó vấn đề giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết Học sinh tiểu học là những họcsinh đang trong quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất, nhân cách,những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà đang được hình thành và củng
cố Do đó việc giáo dục cho học sinh tiểu học kỹ năng sống để giúp các em cóthể sống một cách an toàn và khỏe mạnh là việc cần thiết Chính những kết quảnày là cơ sở, là nền tảng để các em phát triển nhân cách sau này
Tuy nhiên kỹ năng sống không phải tự nhiên mà có mà là kết quả rènluyện của mỗi người trong suốt cuộc đời, trong các mối quan hệ xã hội, dưới sựảnh hưởng của giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường có vai trò hết sức quantrọng Quan trọng nhất cho sự phát triển nói chung và kỹ năng sống nói riêng.Việc giáo dục kỹ năng sống ở trường học sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính
xã hội tích cực cho người học, đồng thời tạo ra những tác động tốt với các mốiquan hệ giữa thầy và trò, giữa các học sinh bạn bè với nhau, tạo nên sự hứng thútrong học tập cho trẻ, đồng thời giúp người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ mộtcách đầy đủ hơn và đề cao các chuẩn mực đạo đức góp phần nâng cao vị trí củanhà trường trong xã hội
Trong những năm gần đây cùng với sự mở cửa, hội nhập quốc tế về quan
hệ kinh tế, giao lưu văn hóa của đất nước, một số thanh thiếu niên học sinhthiếu hiểu biết về thực tế cuộc sống, chưa được rèn kỹ năng sống, có khi lại phải
tự mình đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp, đã bị lôi cuốn vàolối sống thực dụng đua đòi không đủ bản lĩnh nói “Không” với cái xấu Giáo dụctiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chính vì vậy vai tròcủa nhà trường tiểu học đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh càngtrở nên có ý nghĩa
Là những người làm công tác GD& ĐT ở nhà trường tiểu học, bản thântôi ý thức được trách nhiệm trước vấn đề kỹ năng sống của học sinh Đây là mộtnhiệm vụ hết sức quan trọng cuả đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp giáodục, rèn luyện các em trở thành những con người mới thích nghi với xã hội hiệnnay
Từ những yêu cầu cấp bách mà nền giáo dục mới đặt ra, bản thân tôi làgiáo viên chủ nhiệm tôi luôn băn khoăn trăn trở để thực hiện tốt mục tiêu giáodục Làm sao để những mầm non tương lai của đất nước trở thành những conngười vừa có tài, vừa có đức đáp ứng được mọi yêu cầu, thử thách của cuộc
sống hiện đại Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến “ Rèn kỹ năng sống qua
Trang 4hoạt động ngoài giờ và trải nghiệm cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Cẩm Tú” để nghiên cứu và chia sẻ.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Việc đưa kỹ năng sống vào trường học trong những năm học vừa quađược nhiều phụ huynh tán thành Việc đưa chương trình giáo dục kỹ năng sốngvào trong trường học là điều cần thiết Thế nhưng giáo dục kỹ năng sống đừngchỉ là những bài học lý thuyết sáo rỗng mà trên hết là cần những kỹ năng thực tế
để các em có cơ hội tiếp xúc và thực hành ngay tại chỗ để áp dụng được ở mọilúc, mọi nơi
Thông qua việc tham gia các hoạt động mà giáo dục kỹ năng sống cầnthiết cho trẻ, giúp trẻ biết làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phótrước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và có cuộc sốngbình thường trong một xã hội hiện đại
1.3 Đối tượng nghiên cứu :
1.3.1 Chương trình dạy học :
Nghiên cứu nội dung chương trình các môn học có thể dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống để thực hiện nhiệm vụ dạy tích hợp các kỹ năng sống cho các
em học sinh
1.3.2 Nội dung dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục cuảnhà trường Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạtđộng xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách cuả học sinh.Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình
1.3.3 Học sinh lớp 4C của Trường Tiểu học Cẩm Tú :
Đây là đối tượng học sinh lớp tôi chủ nhiệm, các em sẽ được tiếp cận nộidung và cách thức triển khai nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống do bản thân tôi tổchức và vận dụng
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên thực tiễn của giáo viên về cách dạy kỹ năng sống cho học sinh
- Dựa trên những kỹ năng sống mà học sinh đã biết
- Dựa trên hệ thống nội dung chương trình sách giáo khoa
- Dựa trên các tài liệu giáo dục kỹ năng sống do Bộ Giáo dục Đào tạo pháthành
- Dựa trên cách thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt độngtrải nghiệm ngoài thực tế
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Trang 52.1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn:
a Cơ sở lý luận:
Thực hiện quyết định của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT trong cả nước đãchỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sốngcho học sinh, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạođức, hình thành các chuẩn đạo đức, chú ý giáo dục giá trị gia đình, văn hóa giađình bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc Tậptrung rèn luyện cho học sinh ý thức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng,ngăn nắp, tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kỹnăng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn
bè, lễ phép với người lớn… Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thểhiện qua các cách thức hoạt động như:
- Tích hợp vào nội dung các bài học ở các môn học trên lớp;
- Thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Các hoạt động trải nghiệm ở địa phương
Việc giáo dục kỹ năng sống góp phần giải quyết tình trạng trẻ thụ động,không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệbản thân trước nguy hiểm, thậm chí không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ Bêncạnh đó, các bài học về kỹ năng sống sẽ giúp trẻ hình thành những kĩ năng tâm
lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống Đó lànhững kỹ năng chúng ta phải biết để có được sự điều chỉnh, ứng xử phù hợp vớinhững thay đổi diễn ra hằng ngày, hàng giờ Qua học tập và rèn luyện các kỹnăng sống các em sẽ cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những giá trị căn bản củacuộc sống
*Vậy Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặcđáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của conngười Là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại vàthích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống cónhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Hay nói ngắn gọn Kỹnăng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khảnăng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống Kỹ năngsống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của conngười Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dụchoặc rèn luyện của con người
- Phân loại kỹ năng sống:
1 Kĩ năng tự nhận thức
2 Kĩ năng xác định giá trị
3 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
4 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
5 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
12 Kĩ năng hợp tác
13 Kĩ năng tư duy phê phán
14 Kĩ năng tư duy sáng tạo
15 Kĩ năng ra quyết định
16 Kĩ năng giải quyết vấn đề
Trang 66 Kĩ năng thể hiện sự tự tin
7 Kĩ năng giao tiếp
8 Kĩ năng lắng nghe tích cực
9 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
10 Kĩ năng thương lượng.
11 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
17 Kĩ năng kiên định
18 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
19 Kĩ năng đạt mục tiêu
20 Kĩ năng quản lý thời gian
21 Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
* Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì?
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục đượcthực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thựcthi quá trình đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.Hoạt động này do nhà trường quản lý, giáo viên lên kế hoạch cụ thể cho từngtiết học và tổ chức các hoạt đông ở ngoài giờ dạy học trên lớp (theo chươngtrình, kế hoạch dạy học) Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trìnhdạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ratrong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè khép kín quá trình giáo dục, làm choquá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc
Nội dung của giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng thểhiện qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động,nghiên cứu khoa học….chủ yếu thể hiện thông qua 3 hình thức cơ bản như: Tiếtchào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể; dạy tích hợp trong các môn học; hoạt độnggiáo dục theo chủ điểm, tham quan, du lịch Nhờ đó các kiến thức tiếp thu ở trênlớp có cơ hội được bổ sung, áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời cótác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa Do đặc thù của hoạt động ngoàigiờ lên lớp nên trong quá trình thực hiện chương trình, có thể vận dụng mộtcách linh hoạt các nội dung và hình thức hoạt động theo đối tượng học sinh, vớiđiều kiện, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương Với tính chất linh hoạt đặctrưng của hoạt động này nên nó sẽ là cơ hội để các giáo viên bổ sung các hoạtđộng nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách chủ động và sáng tạo
*Hoạt động trải nghiệm là gì?
Hoạt động trải nghiệm được hiểu là hoạt động giáo dục trong đó từng họcsinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài xã hội dưới
sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục qua đó phát triển tình cảm, đạo đứccác kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cá nhân Việc tổ chức hoạt động giáo dụctrải nghiệm chính là thực hiện quan điểm định hướng “ Học đi đôi với hành,giáo dục đi đôi với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” đã đượcnêu trong luật giáo dục Vệt Nam
*Giáo viên có vai trò, trách nhiệm như thế nào trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trải nghiệm để rèn kỹ năng sống cho học sinh?
- Là người xác định mục tiêu, hướng đi cho các hoạt động giáo dục để đảmbảo đúng yêu cầu khối lớp 4
Trang 7- Là người đề ra kế hoạch tổ chức các hoạt động cho phù hợp với điều kiện
cụ thể,đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của từng năm học và nhiệm vụchính trị của địa phương
- Là người tổ chức thực hiện các hoạt động
- Là người chủ động trong việc tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
- Là người chịu trách nhiệm trong việc hình thành các kỹ năng sống cần thiết
cơ bản cho học sinh
b Cơ sở thực tiễn:
Cuộc sống hiện đại về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹthuật, môi trường khí hậu… ở trong nước và trên thế giới đang vận động hết sứckhẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường Để sống, hội nhập và gópphần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người nóichung và học sinh nói riêng không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kỹnăng sống nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh
Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khácnhau: một là: Các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụhuynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; Hai là: Những
em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặccon cái Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các
em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống
Như chúng ta đã biết: Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp họcsinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Yêu cầu về nội dung giáo dụctiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên,
xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; cóthói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học trong thời gian quacòn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.Thế nên việc giáo dục kỹ năng sống chỉ
được mang tính chất lồng ghép vào các môn học và chỉ thực hiện đối với cấphọc Tiểu học
Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát trắc nghiệm về kĩ năng sống cho học sinhkhối 4 Trường Tiểu học Cẩm Tú cho thấy mới chỉ 40% số em đạt kết quả từ70% trở lên bài kiểm tra các kĩ năng cần thiết
2 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế hiện nay bộ sách hướng dẫn dạy kỹ năng sống dành cho giáo viên
đã được đưa vào tập huấn và đã được đưa vào sử dụng trong quá trình giáo dụchọc sinh trong năm học Trong thời gian nghỉ hè, nhiều lớp kỹ năng sống cũng
mở ra cho các em học sinh được dự án tổ chức như học bơi lội tại đập BaiBông,đoàn xã tổ chức cắm trại, thi bóng đá mi ni trong thời gian học sinh nghỉ
Trang 8hè Tuy nhiên chỉ mới có một bộ phận học sinh là con gia đình có điều kiệnđược tiếp cận nên việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường là điều hếtsức hợp lý.
Trường Tiểu học Cẩm Tú với đặc điểm là trường miền núi, thuộc một xãnông thôn mới, điều kiện kinh tế nhân dân địa phương đã tương đối ổn định.Tuy nhiên đây cũng là địa phương có tình hình phức tạp về an ninh do có nhiềunhà máy các cơ sở kinh doanh sản xuất, đồng thời cũng là địa phương có nhiềungười đi làm ăn xa
Vì vậy việc các em học sinh phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thứccủa các tệ nạn xã hội, phải tự mình quyết định những vấn đề trong cuộc sống làrất thực tế Nhiều em còn nhút nhát rụt rè lại ở với ông bà đã già nên hạn chếkhả năng giao tiếp từ đó dẫn đến các em ít thân thiện, thiếu sự linh hoạt, ít hòađồng, ít tham gia; nhiều em nói chuyện thường cộc lốc, trống không … vì thếnên rất khó khăn khi nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục (cả trong giảngdạy và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp đòi hỏi người dạy phải có khả năng tổng hợpkiến thức đã dạy trong chương trình tiểu học kết hợp với vốn sống, vốn thực tếcủa giáo viên Một số giáo viên chưa thực sự có khả năng này Chính vì vậy khảnăng tổ chức các Hoạt động ngoài giờ lên lớp còn nhiều hạn chế
- Một số giáo viên có quan điểm coi đây là môn học phụ nên cắt xén thờigian để dành cho môn Toán, Tiếng Việt Hoặc có dạy nhưng chưa chú trọng khảnăng thực hành
- Một số giáo viên coi đó là hoạt động tổ chức của đoàn thể nên ý thức xâydựng và thực hiện chưa cao
- Một số học sinh còn thụ động, lười tham gia các hoạt động ngoài giờ lênlớp vì thiếu sự đôn đốc nhiệt tình của giáo viên
2.3 Các biện pháp giải quyết vấn đề
Trên thực tế, đã có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện giáodục kỹ năng sống cho học sinh Nhưng theo tôi một trong những phương pháphữu ích và thân thiện nhất để rèn kỹ năng sống cho học sinh đó là giáo dụcthông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động trải nghiệm Xác định vai trò quan trọng của giáo viên trong việc rèn kỹ năng sống chohọc sinh nên trong năm học, đồng thời với việc áp dụng các hoạt động giáo dụctrong các tiết học chính khóa bản thân tôi còn chú trọng chuyên sâu vào các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp và trải nghiệm thực tế Vì theo tâm sinh lý của học sinhtiểu học thì đây là con đường dễ tiếp cận và mau thích nghi nhất Với kinhnghiệm thực tiễn áp dụng tôi nhận thấy một số biện pháp mà người giáo viêntrực tiếp dạy khối 4 cần làm để thực hiện nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho họcsinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trải nghiệm như sau:
Trang 92.3.1 Phải xác định mục tiêu, hướng đi cho các hoạt động giáo dục để đảm bảo đúng yêu cầu của khối 4.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp có 3 nhiệm vụ rất rõ ràng Đó là: Củng cố
tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹnăng, hành vi Nắm được những nhiệm vụ này sẽ giúp ta có định hướng đi đúngđắn, phù hợp Vì vậy trong từng nhiệm vụ tôi đã vận dụng và tổ chức các hìnhthức hoạt động như sau:
Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố vàhoàn thiện tri thức đã được học trên lớp; giúp các em có những hiểu biết mới.Những tri thức học sinh thu được trong giờ lên lớp là tri thức cơ bản nhất, hiệnđại nhất Nếu không được củng cố, bổ sung thì những tri thức đó khó có thể duytrì được lâu bền.Vì vậy hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp cho học sinh việccủng cố tri thức đã học, đồng thời tăng cường cho học sinh sự hiểu biết thêm về
tự nhiên, xã hội, về con người Để thực hiện được những yêu cầu trên, dưới chỉđạo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Cẩm Thủy, ban giám hiệu nhàtrường, bản thân tôi đã tổ chức xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử vănhóa trong lớp học để đạt được những giá trị cơ bản là:
Đoàn kết Thân thiện
Chính trực Tích cực, sáng tạo
Chia sẻ kinh nghiệm Khát vọng vươn lên
Đây chính là những quy tắc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối vớihọc sinh
* Nhiệm vụ giáo dục bồi dưỡng thái độ
Hoạt động ngoài giờ lên lớp bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm yêu trường,yêu lớp, yêu quý thầy cô bạn bè, yêu thương em nhỏ, kính trọng người lớn tuổi,tôn trọng, thân thiện, biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu, cái ác, ý thức tôn trọng luậtpháp, định hướng nghề nghiệp, hình thành thái độ năng động tích cực
* Nhiệm vụ giáo dục hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi
Nhiệm vụ này của hoạt động giaó dục ngoài giờ lên lớp chính là tạo cơhội cho học sinh vận dụng kiến thức, tình cảm thái độ của mình để thực hànhtrong xử lý các tình huống cụ thể và trong cuộc sống hàng ngày
Trên cơ sở thực hiện các hoạt động ứng dụng học sinh không chỉ hiểuđược giá trị của việc làm, trải nghiệm những cảm xúc tích cực khi tương tác vớingười khác mà điều quan trọng nhất là được rèn luyện kỹ năng, biết cách thựchiện phù hợp với từng hoàn cảnh Học sinh không chỉ là những con người có
Trang 10suy nghĩ, có tình cảm mà còn là những con người biết hành động chủ động, tíchcực
2.3.2 Làm thế nào để thực hiện điều đó? Sau đây là một số hoạt động nhằm thực hiện đó là:
+Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản
Để trang bị cho học sinh khối 4 những kiến thức cơ bản về kỹ năng sống
cần thiết, cơ bản, bản thân tôi đã bám sát nội dung chương trình tất các môn họcnhư Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục, Khoahọc, Lịch sử và Địa lý và chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp của khối 4.Đồng thời bám sát tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường để tổnghợp, vận dụng vào thực tế tổ chức
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 4C trực tiếp dạy môn Toán, Tiếng Việt vàHoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi đã vận dụng kiến thức trong sách giáo khoacùng với vốn sống của mình để tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh
Cụ thể với môn Toán tôi có thể giúp các em khả năng tiếp nhận yêu cầu, kỹnăng tính toán để các em có thể tự tin trong giờ học Thực tế đây là môn học khónên giáo viên cần biết động viên khuyến khích các em hoàn thành lượng kiếnthức tối thiểu phù hợp với từng đối tương học sinh, phải thật kiên trì đối với cácđối tượng học sinh có nhận thức chậm Bởi đây là đối tượng dễ tổn thương vềmặt tâm lý nên các em thường e dè nhút nhát hơn các bạn khác Cũng bởi vậynên các em ít tham gia vào các hoạt động khác, nhất là các hoạt động tập thể.Qua những tiết học như vậy các em đã được rèn luyện các kỹ năng như: Kỹnăng nhận thức, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìmkiếm sự hỗ trợ
Một số em là người dân tộc thiểu số, ở gia đình thường sử dụng tiếng dântộc, chỉ sử dụng tiếng phổ thông khi đến trường nên đối tượng học sinh này tiếpnhận thông tin và phản ứng lại thường chậm hơn các bạn khác Vì vậy trong cácgiờ học môn Tiếng Việt, tôi thường tăng cường cho đối tượng học sinh này đượcđọc, trao đổi, tranh luận các câu hỏi, tạo ra môi trường để các em giao tiếp tiếngViệt được nhiều hơn, phản ứng nhanh nhậy hơn, tạo ra thói quen để tự tin giaotiếp Chính vì vậy đối tượng học sinh này đã được rèn luyện các kỹ năng như:
Kỹ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực
Đồng thời tùy vào nội dung của mỗi bài học tôi giúp các em nhận ranhững kỹ năng cần thiết trong cuộc sống Cụ thể như bài tập đọc “Bốn anh tài”(trang 4 và 13 - SGK Tiếng Việt 4 – tập 2) tôi giúp các em nhận ra cần phảiđoàn kết mới tạo ra sức mạnh, từ đó hình thành cho các em kỹ năng hợp tác.Hay như bài tập đọc “Khuất phục tên cướp biển” (trang 66 - SGK Tiếng Việt 4 –Tập 2) giúp các em nhận ra nguy cơ đối diện với cái xấu, cái ác trong cuộc sống
Từ đó hình thành cho các em kỹ năng ra quyết định khi gặp tình huống khókhăn, nguy hiểm, thái độ cương quyết đấu tranh nhưng với hình thức khôn khéo
để đưa ra quyết định hợp lý nhất, an toàn nhất Đó chính là các em đã được rèn