5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tà
chính của Bệnh viện đa Trung ương Thái Nguyên
3.4.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện tài chính của Bệnh viện
Nghị định số 16/2015/NĐ – CP cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo hướng đi mới cho Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong việc tự chủ hoàn toàn nguồn kinh phí chi thường xuyên và không thường xuyên. Kết quả cho thấy trong những năm qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đã đạt được một số kết quả sau:
81
Thứ nhất, hàng năm Bệnh viện tiến hành lập dự toán chi theo số thu sự nghiệp và nguồn kinh phí NSNN cấp chi bảo đảm hoạt động thường xuyên ổn định.
Thứ hai, Bệnh viện đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định chặt chẽ, tiết kiệm các khoản chi như: Chi điện, nước, xăng dầu, chi hội nghị, chi tiếp khách, chi phúc lợi, lễ tết,... kiện toàn công tác tổ chức, bố trí hợp lý hoá từng khẩu công việc chuyên môn và ưu tiên đầu tư nhân tài, vật lực cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn, chú trọng những khâu, những hoạt động tạo ra nguồn thu. Trên cơ sở tiết kiệm chi và chủ động tăng thêm nguồn thu, đã góp phần tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, trích lập các quỹ và bổ sung kinh phí hoạt động.
Thứ ba, Bệnh viện được tự chủ các nguồn thu, được tự chủ xây dựng cơ cấu giá các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu và giá các dịch vụ thực hiện từ nguồn vốn xã hội hóa nhằm thúc đẩy tăng nguồn thu tại bệnh viện. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện qua các năm không ngừng tăng lên, Bệnh viện đang tìm mọi biện pháp để tăng các nguồn thu và khai thác được nhiều nguồn thu mới.
Thứ tư, Bệnh viện tiến hành sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm, xây dựng định mức thanh toán các khối lượng công việc trong lĩnh vực y tế, thực hiện khoán chi đối với một số khoản chi hoạt động nghiệp vụ, từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm của từng CBVC trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Thứ năm, do được chủ động trong việc trả lương tăng thêm, vì vậy, Bệnh viện đã tuyển dụng, ký kết các hợp đồng lao động phù hợp với nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, do đó đã tăng cường được đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ học vấn và chất lượng chuyên môn cao.
Thứ sáu, Bệnh viện đã tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ của các phòng/khoa từ đó xây dựng phương án sắp xếp tổ chức theo hướng tinh gọn, xây dựng các tiêu chuẩn, chức danh cho từng cán bộ, viên chức, trên cơ sở đó
82
có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp có thu.
3.4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện
Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên còn một số hạn chế cần khắc phục như sau:
Thứ nhất, văn bản hướng dẫn chưa bao quát hết các nội dung dẫn đến bệnh viện còn lúng túng chưa biết thực hiện như thế nào cho phù hợp và theo đúng quy định của pháp luật trong một số tình huống xảy ra. Ví dụ như: chưa có văn bản hướng dẫn về công tác xã hội hóa trong mọi tình huống riêng cho ngành y tế. Điều này đôi khi gây khó khăn trong việc thực hiện xã hội hóa và thanh toán dịch vụ từ quỹ BHYT chi trả.
Thứ hai, Cơ cấu giá dịch vụ chưa được cấu thành đầy đủ các yếu tố chi phí, chỉ bao gồm chi phí trực tiếp, tiền lương, tiền công, phụ cấp các loại trong tổng giá thành dịch vụ, việc ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ quan có liên quan còn chậm, chưa kịp thời gây nhiều bất cập về hiệu quả kinh tế cũng như công bằng trong chăm sóc sức khỏe của người dân. Nhiều dịch vụ mới không có trong quy định của Bộ Y tế nhất là dịch vụ kỹ thuật cao nên gây khó khăn cho đơn vị trong việc xây dựng giá thu viện phí; nguồn thu viện phí phải dành tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ (sau khi trừ thuốc máu, dịch truyền...) để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định là chưa phù hợp với thực tế nhu cầu thực tế về nguồn tiền để thực hiện cải cách tiền lương;
Thứ ba, hoạt động kinh doanh dịch vụ đặc biệt là dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu ngày càng tăng, Bệnh viện phải luôn cân nhắc vấn đề lợi nhuận của mình với hiệu quả kinh tế và mức độ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn là khám chữa bệnh của một Bệnh viện công lập. Do vậy, đòi hỏi
83
cán bộ quản lý phải luôn có trình độ năng lực cả về chuyên môn lẫn quản trị, trong khi đó hiện nay một số CBVC Bệnh viện chưa đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu này.
Thứ ba, Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa trong quản lý song chưa đồng bộ, chưa chi tiết hết được các nội dung để phục vụ cho nhu cầu quản lý vẫn còn có tình trạng thất thu. Bệnh viện chưa tận dụng khai thác hết nguồn thu từ khám chữa bệnh cũng như các nguồn thu khác; chưa thu hút được nguồn viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nên số viện trợ, tài trợ còn chưa có trong tổng nguồn thu của Bệnh viện.
Thứ tư, mặc dù đã nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát và các biện pháp hành chính nhưng tại một số khoa, trung tâm vẫn còn tồn tại những khoản thu ngoài không có trong quy định của Bệnh viện, hay thu cao hơn so với mức quy định gây bức xúc đối với bệnh nhân.
Thứ năm, Nghị định 43/2006/NĐ-CP đề cao quyền tự chủ tài chính, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc mua sắm TSCĐ và sửa chữa lớn còn quá nhiều thủ tục hành chính phiền hà, qua nhiều bước, nhiều cấp và mức độ phân cấp, uỷ quyền không rõ ràng;
Thứ sáu, việc giao tự chủ tài chính cho các phòng/khoa thực tế là tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong nguồn thu được của đơn vị, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các khoản chi phí, tăng mức công khai minh bạch trong hoạt động của các khoa phòng để nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên nhưng nhiều cá nhân trong và ngoài Bệnh viện vẫn cho đây là mức giao khoán gây khó khăn trong công tác điều hành quản lý của đơn vị;
Thứ bảy, Quy chế chi tiêu nội bộ tuy đã được xây dựng và sửa đổi song vẫn còn một số chỗ chưa phù hợp với thực tế, thiếu biện pháp quản lý, tăng thu, tiết kiệm chi, vì vậy hạn chế tính chủ động và hiệu quả của Quy chế chi tiêu nội bộ;
84
Thứ tám, trình độ năng lực cả về chuyên môn lẫn kế toán quản trị của một bộ phận CBVC Bệnh viện chưa sâu; ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa trong quản lý còn chưa đồng bộ.