5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Giải pháp về công tác thực hiện thu chi tài chính
4.2.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu
Bệnh viện cần quản lý chặt chẽ các nguồn thu mà trước đây còn quản lý lỏng lẻo như quản lý thu viện phí, thu tiền thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất,…
91
Bệnh viện cũng chủ động nghiên cứu, xây dựng đơn giá thu viện phí của hoạt động dịch vụ phù hợp với mặt bằng giá cả, chất lượng dịch vụ của đơn vị sao cho đảm bảo giá cả có tính cạnh tranh và có tích lũy hợp lý.
Để khuyến khích các khoa phòng tích cực tăng trưởng nguồn thu tại khoa, bệnh viện cũng cần nghiên cứu, tạo cơ chế thưởng các khoa phòng có nguồn thu tại đơn vị tăng trưởng nhanh, vượt kế hoạch.
Bệnh viện nên nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý nhằm tránh nguy cơ lãng phí nguồn nhân lực trong mua sắm và sử dụng trang thiết bị y tế công nghệ cao. Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, đánh giá hoạt động của toàn bệnh viện, đảm bảo tính công khai, minh bạch và sự chỉ đạo, định hướng và kiểm soát của Bộ y tế trong việc mua sắm trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, đắt tiền.
Hiện nay, tại nhiều khoa phòng có hiện tượng làm thất thu rất nhiều các loại vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm, thuốc,… và để bệnh nhân trốn viện mà chưa có cơ chế xử phạt thích đáng. Thiết nghĩ bệnh viện nên có một cơ chế xử phạt tài chính nghiêm khắc để hạn chế bớt những thất thoát có thể kiểm soát được, làm tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện.
4.2.2.2. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và giám sát chặt chẽ các khoản chi
Để quản lý tốt các khoản chi, bản thân mỗi khoa phòng cần thực hiện tốt các thủ tục, quy trình kiểm soát nội bộ theo nhiều cấp. Quy trình kiểm soát phổ biến nên áp dụng là kiểm soát qua 3 cấp: Kiểm soát từ cấp phòng, bộ phận thực hiện, kiểm soát của bộ phận kế toán tài chính và cuối cùng mới là sự kiểm soát và phê duyệt của lãnh đạo đơn vị. Để thực hiện được quy trình này, bộ phận trực tiếp thực hiện chi phí nhất thiết phải tập hợp chứng từ và chuyển cho kế toán đơn vị kiểm soát trước khi trình lãnh đạo phê duyệt. Sau khi đã qua 3 cấp kiểm soát đầy đủ, kế toán mới được phản ánh nghiệp vụ đó vào chi phí.
Các khoản chi phí về chuyên môn nghiệp vụ cần xây dựng các định mức tiêu hao cho phù hợp với giá dịch vụ đã cung cấp nhằm sử dụng tiết kiệm và quản lý các khoản chi này một cách hiệu quả.
92
Các khoản chi phí như khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ, chi phí khác,... phải xác định rõ để phân bổ vào chi phí để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí, đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động của đơn vị.
Bệnh viện cần tiến hành đổi mới toàn diện hoạt động, trước hết là đổi mới phương thức chi trả, tăng cường chi trả BHYT: tự chủ về tài chính là một nội dung đổi mới của bệnh viện, muốn thành công thì phải được tiến hành cùng với quá trình đổi mới toàn diện hoạt động bệnh viện (về cơ chế và tổ chức quản lý, năng lực quản lý, cơ chế chi trả, phương thức chi trả, cơ chế kiểm tra giám sát chất lượng dịch vụ, cơ chế bảo đảm thực hiện các chức năng cơ bản của bệnh viện như điều trị, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hoạt động xã hội... đổi mới quản lý chung đối với việc cung ứng dịch vụ y tế (theo Luật khám bệnh, chữa bệnh), quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ y tế (trong đó có vai trò của Bộ y tế, tổ chức BHYT, các hội nghề nghiệp).
4.2.2.3. Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý
Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.
Thứ hai, quy chế chi tiêu nội bộ được công khai thảo luận trong Bệnh viện, có ý kiến của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.