5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Yếu tố bên trong
■ Yếu tố con người
Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức. Đặc biệt, do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khỏe con người thì yếu tố con người lại càng quan trọng. Nó đòi hỏi con người phải vừa có tâm vừa có tài. Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý. Người làm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng. Cùng với đó, Bệnh viện có cán bộ quản lý tài chính với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và hiểu biết sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác kế toán tài chính ngày càng có kết quả tốt, tư vấn chính sách tài chính hợp lý cho lãnh đạo bệnh viện. Hơn nữa, đó cũng là điều kiện tiền đề để công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định của Nhà nước về tài chính góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện.
■ Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện
Chiến lược phát triển của bệnh viện quyết định trực tiếp tới hoạt động tài chính cũng như quản lý tài chính của bệnh viện. Do đó, bệnh viện phải xác định được chính xác, đúng đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính phù hợp. Mục tiêu chung mà quản lý tài chính bệnh viện công trong cơ chế tự chủ phải hướng đến là tính hiệu quả và tạo động lực. Tính hiệu quả nghĩa là đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của bệnh viện với kết quả cao nhất, tăng nguồn thu và chi phí thấp nhất; do đó nó đòi hỏi phải xem xét thận trọng các quyết định đầu tư, mua sắm và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, phương
80
pháp phân bổ và sử dụng các nguồn lực, hệ thống kiểm soát chi tiêu và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho nhân dân. Tạo động lực nghĩa là tạo cơ chế vừa thu hút nhân tài, vừa giữ chân người tài với chính sách thù lao hợp lý, đồng thời tạo môi trường hiện đại, có tính cạnh tranh để CBCNV có thể phát huy năng lực và sự sáng tạo.
■ Mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của bệnh viện
Mô hình bộ máy tổ chức của bệnh viện hiện nay là mô hình trực tuyến - chức năng. Đứng đầu bệnh viện là Ban Giám đốc (GĐ) gồm 1 GĐ và các PGÐ: GĐ là người đứng đầu bệnh viện, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về việc thực hiện các quy chế, quy định của Nhà nước, của ngành về công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trợ lý gần nhất giúp việc cho GĐ là các PGĐ. Mỗi PGĐ được phân công phụ trách từng nội dung công việc: PGÐ phụ trách chuyên môn, PGĐ phụ trách tài chính... Tuy nhiên, ban lãnh đạo bệnh viện đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, vừa quản lý vừa trực tiếp giảng dạy, khám chữa bệnh nên chưa thực sự dành nhiều thời gian trong công tác quản lý tài chính. Bên cạnh đó, bộ máy kế toán bệnh viện cũng như trang thiết bị tại bệnh viện còn hạn chế, đơn giản về số lượng nên phần nào gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.