Giải pháp về công tác quyết toán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 101 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Giải pháp về công tác quyết toán

Mục tiêu của giải pháp nhằm cân đối lại bảng thu - chi tài chính của bệnh viện, giữ vững cán cân thu - chi, tăng chi hữu hiệu và tránh lãng phí.

93

Căn cứ dựa trên các hoạt động tài chính của bệnh viện trong năm thông qua các chứng từ kế toán - những minh chứng bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Mọi số liệu ghi vào sổ kế toán bắt buộc phải được chứng bằng chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ.

Do vậy, sau mỗi kỳ, phòng Tài chính Kế toán cần lập bảng cân đối các tài khoản (nợ - có), thu - chi trình Lãnh đạo bệnh viện. Tiếp tục và phát huy các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quyết toán, sử dụng các phần mềm kế toán nhằm đơn giản hóa công việc mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Hệ thống báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về tình hình quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị, giúp cho các cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính kiểm tra nắm bắt được tình hình tài chính và tình hình chấp hành ngân sách của đơn vị, từ đó làm cơ sở xét duyệt chi Ngân sách. Do vậy, hoàn thiện báo cáo tài chính cần phải hoàn thiện từ tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính, hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính và công tác công khai báo cáo tài chính.

Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính

Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị phải dựa vào các quy định về mẫu biểu, phương pháp lập để phân công và hướng dẫn các bộ phận liên quan thực hiện. Báo cáo tài chính đã được lập cần phải in đầy đủ và tiến hành kiểm tra, đối chiếu trước khi nộp cho các nơi nhận báo cáo.

Việc nộp báo cáo tài chính cần phải được nộp đúng kỳ hạn để các nhà quản lý cũng như cơ quan chủ quản cấp trên sử dụng thông tin kịp thời, lấy căn cứ để đưa ra các kế hoạch, chiến lược và quyết định cho năm tiếp theo.

Bên cạnh việc lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định, các đơn vị nên lập thêm các báo cáo chi tiết phục vụ cho nhu cầu quản trị trong đơn vị như: Báo cáo chi tiết hoạt động theo từng đơn vị bộ phận; báo cáo chi tiết tình hình công nợ theo từng đối tượng; báo cáo chi tiết hoạt động theo nguồn kinh phí; báo cáo chi tiết hoạt động các khoản viện trợ theo

94

từng nguồn viện trợ; báo cáo chi tiết tình hình cấp kinh phí cho cấp dưới; báo cáo chi tiết kinh phí chưa quyết toán chuyển năm sau.

Các báo cáo cần được thiết kế mẫu biểu và chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu quản lý và được lập định kỳ để cung cấp thông tin chi tiết phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt động trong đơn vị.

Công tác phân tích báo cáo tài chính

Công tác phân tích báo cáo tài chính tại các đơn vị hiện nay chưa được chú trọng. Một phần do nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính nói riêng và phân tích hoạt động tài chính trong đơn vị nói chung chưa được nâng cao, nhu cầu sử dụng thông tin kế toán còn hạn chế ở mức thấp. Trong điều kiện hiện nay, khi thực hiện Nghị định 43 và Nghị định 16 của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp có thu bắt đầu đa dạng hoá các nguồn thu (trong đó có cả các nguồn thu ngoài ngân sách như: nguồn thu dịch vụ, nguồn viện trợ, nguồn vốn vay,…) và trong tương lai, các nguồn thu ngoài ngân sách sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, việc quản lý hạch toán các nguồn kinh phí này sẽ ngày càng phức tạp, việc sử dụng nguồn vốn này cần thiết phải tính đến hiệu quả hoạt động của nó. Khi đó cần thiết phải phân tích tình hình tài chính thông qua các nội dung chủ yếu của báo cáo tài chính để đánh giá hoạt động kinh tế tài chính đã qua và hướng tới những dự toán tài chính sắp tới. Dự toán tài chính chính xác là căn cứ đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu hoạt động của đơn vị.

Để thực hiện công tác phân tích tài chính được hiệu quả nên được tổ chức hoạt động phân tích theo trình tự sau: Lập kế hoạch phân tích, thực hiện kế hoạch phân tích, lập báo cáo phân tích.

- Lập kế hoạch phân tích: Trong khâu lập kế hoạch phân tích tài chính cần chú ý đến vấn đề xác định mục tiêu phân tích và xây dựng chương trình phân tích, trong đó cần xác định nguồn tài liệu phân tích, các chỉ tiêu phân tích, thời gian phân tích và người thực hiện công tác phân tích.

95

Kế hoạch phân tích cần phải được lập một cách tỷ mỷ, nghiêm túc và cụ thể, các tài liệu phân tích cần được chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo tính trung thực của kết quả phân tích.

- Thực hiện kế hoạch phân tích: cần được thực hiện ngay khi kế hoạch phân tích đã được lập, công tác tiến hành được thực hiện bởi những người có chuyên môn làm công tác phân tích tài chính của đơn vị. Những người này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác kế toán trong bệnh viện, nhưng trên thực tế thường là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp hoặc người được kế toán trưởng uỷ quyền.

- Lập báo cáo phân tích: Sau khi công tác phân tích được hoàn thành, người làm công tác phân tích cần lập báo cáo phân tích tài chính. Báo cáo phân tích tài chính phải thể hiện được cả nội dung về kết quả số liệu phân tích của từng chỉ tiêu phân tích tài chính và cả những thuyết trình thực trạng phân tích, nêu lên những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu phân tích và đề xuất các kiến nghị chủ yếu để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu phân tích tài chính của đơn vị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)