Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 105 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Các giải pháp khác

Để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện ngoài năng lực tài chính cần có cả các giải pháp về huy động và sử dụng các nguồn lực khác, nâng cao năng lực quản lý kinh tế y tế Bệnh viện. Cụ thể là:

a, Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính

Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau: - Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các máy móc chuyên môn cần theo chiến lược sử dụng.

- Hiện đại hóa trang thiết bị làm việc là cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động cho Bệnh viện. Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết cho hoạt động hành chính như: phương tiện đi lại, máy vi tính,... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

97

- Tăng cường quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ. Đưa phần mềm quản lý văn phòng nội, ngoại trú vào sử dụng cũng như nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng.

b, Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách, có nghiệp vụ tài chính kế toán và có tính trách nhiệm cao cần được xem như một nhiệm vụ then chốt trong việc hoàn thiện quản lý tài chính. Vì vậy, Bệnh viện cần thực hiện các công việc như sau:

- Rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý tài chính kế toán của Bệnh viện, trên cơ sở đó tiến hành tuyển dụng, sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính trong bộ máy quản lý bệnh viện theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả.

- Đánh giá đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong bộ máy tài chính kế toán của Bệnh viện cả về trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức. Kết quả phải được thông báo cho các đối tượng và là cơ sở để tiến hành công tác đào tạo, trả lương, thưởng, bố trí, đề bạt,…

- Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức: tham gia các lớp đào tạo trung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như cập nhật các văn bản chế độ, kiến thức mới trong quản lý.

98

KẾT LUẬN

Trước bối cảnh thay đổi mạnh mẽ của chính sách Nhà nước về các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực y tế nói riêng đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt của các Bệnh viện ở cả khu vực công và khu vực tư. Theo đó, mối quan hệ giữa người bệnh với bệnh viện là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người trả giá cho những dịch vụ đó. Hơn nữa, những bệnh viện công nói chung không còn tình trạng “độc quyền” như trước mà bên cạnh đó còn những hệ thống dịch vụ y tế tư nhân được phép tự do hoạt động theo luật hành nghề y dược. Do đó, quản lý tài chính tại các bệnh viện công theo cơ chế tự chủ tài chính là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý chung của các bệnh viện.

Đề tài “Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh

viện Trung ương Thái Nguyên” đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau: Sau khi hệ thống một số vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính của các bệnh viện công lập, vấn để quản lý tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được xem xét, phân tích trên các khía cạnh về cơ chế quản lý tài chính, nội dung quản lý tài chính tại bệnh viện.

Tác giả đã phân tích cụ thể cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bao gồm các nội dung về nguồn thu, các nội dung chi và việc thực hiện trích lập các quỹ tại bệnh viện. Trên cơ sở đó, các nội dung quản lý tài chính được đi sâu phân tích từ khâu lập dự toán đến khâu tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dự toán tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đối với các nội dung thu chi hoạt động thường xuyên.

Nội dung quản lý tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được phân tích cụ thể ở các nội dung: Phân tích quá trình lập dự toán thu, chi tài chính; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính. Đồng thời, phản ánh kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động tài chính tại Bệnh viện.

99

Từ những phân tích đó, rút ra những kết quả đã đạt được và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện. Các giải pháp được chia thành 4 nhóm: Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán tài chính; Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện thu chi tài chính; Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính và một số giải pháp khác.

Bên cạnh những mặt đạt được, luận văn vãn còn một số hạn chế là các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động tài chính của bệnh viện từ bên ngoài như quá trình kiểm tra giám sát của cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước,… chưa được phân tích rõ ràng và cụ thể do bị giới hạn bởi nguồn tài liệu. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu sau của tác giả để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Báo cáo tài chính và báo cáo kế hoạch hoạt động qua các năm 2017, 2018, 2019.

2. Bệnh viện Trung ương Thái nguyên, Tài liệu tham khảo nội bộ, các số liệu thống kê của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên qua các năm 2017, 2018, 2019.

3. Chính phủ (2002), Nghị định 10 của Chính phủ ngày 16/01/2002 quy định chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có bệnh viện.

4. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/04/2006 về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Chính phủ (2006), Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2012 quy định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

6. Chính phủ (2006), Nghị định số 16/2015/NĐ – CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

7. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu (2009), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Khoa Khoa học Quản lý, Các bài giảng về Quản lý tài chính tổ chức, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Nguyễn Thu Hồng (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. PGS.TS. Phạm Trí Dũng (2009), Tự chủ tài chính bệnh

101

viện. Thực trạng, hiệu quả sử dụng và những biện pháp, Báo cáo tại Hội nghị Y tế toàn quốc năm 2009.

10. Nhóm tác giả trường Đại học Y Hà Nội, Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế, Nhà xuất bản Đại học Y Hà Nội.

11. PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2008),

Giáo trình Khoa học quản lý tập I và Giáo trình Khoa học quản lý tập II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

12. TS. Phạm Văn Khoan (2008), Giáo trình Quản lý tài chính công, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)