Tình hình tài chính của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tình hình tài chính của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là đơn vị dự toán cấp 2, được cấp kinh phí hoạt động theo đơn vị sự nghiệp y tế, được quản lý tài chính độc lập và có tài khoản riêng. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về tài chính kế toán.

Theo đó, nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện bao gồm: Ngân sách Nhà nước cấp;

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp; Nguồn thu viện trợ, hợp tác quốc tế; Nguồn thu khác;

Nguồn vốn xã hội hóa như: Vốn vay, liên doanh liên kết;

Đối với nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp: Nhà nước đã có chủ trương và chính sách phát triển về y tế trong cả nước nói chung và y tế cho khu vực trung du miền núi phía Bắc nói riêng, đây là thời điểm tốt nhất để phát triển ngành. Bệnh viện cũng đã được xem như một đơn vị sự nghiệp có thu là một nhìn nhận hoàn toàn mới so với việc bao cấp trước đây. Bệnh viện không còn bị hạn chế về quy mô phát triển cũng như trang thiết bị kỹ thuật, biết nắm tốt cơ hội này Bệnh viện có thể phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu ngang tầm quốc tế.

Việc ban hành Nghị định số 43/NĐ-CP và Nghị định 16/NĐ-CP về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu giúp cho Bệnh viện thực hiện tự chủ hoàn toàn về kinh phí, lấy chênh lệch thu chi làm khoản lợi nhuận để đầu tư phát triển và tăng thu nhập cho cán bộ viên chức của Bệnh viện.

Chính phủ và Quốc hội đã cho phép các giá dịch vụ Y tế xã hội hoá được tính đúng tính đủ các khoản mục chi phí thay cho việc ước lượng không

47

chính xác hoặc áp đặt trước đây. Trong tương lai, sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp về giá các dịch vụ y tế theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc lấy thu bù chi và giữ một phần để duy trì hoạt động.

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần nguồn kinh phí hoạt động, vì vậy hàng năm Bệnh viện được NSNN cấp kinh phí hoạt động thường xuyên và đây là nguồn kinh phí tương đối ổn định, không biến động lớn và thông qua dự toán đơn vị có thể biết được tình hình cấp phát của nguồn kinh phí này. Kinh phí hoạt động thường xuyên của Bệnh viện được ngân sách cấp cùng với kinh phí không thường xuyên và kinh phí cho chương trình mục tiêu.

Tuy nhiên hiện nay có một thực tế đang tồn tại trong lĩnh vực y tế, đó là một số văn bản của Nhà nước còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Người dân được tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh mà không phải lo về chi phí, tạo ra thách thức về chất lượng phục vụ, tạo nên tình trạng quá tải tại các bệnh viện công, nhất là các bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

3.2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên theo cơ chế tự chủ theo cơ chế tự chủ

3.2.2.1. Lập dự toán thu chi của Bệnh viện

Căn cứ các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch được giao, Bệnh viện đã xây dựng dự toán thu chi nguồn ngân sách, viện phí, các nguồn dịch vụ, nguồn xã hội hóa, quỹ phát triển sự nghiệp.

Xây dựng cơ chế quản lý tài chính trong bệnh viện: quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ Y tế.

■ Lập dự toán thu của Bệnh viện

Đặc thù của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước nhưng phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

48

Cơ cấu nguồn thu của Bệnh viện tuân theo Nghị định số 16/2015/NĐ- CP của Chính phủ, cụ thể là:

Nguồn ngân sách Nhà nước cấp

Nguồn thu sự nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ y tế, giá dịch vụ khám, chữa bệnh

Nguồn thu khác.

Dự toán nguồn thu bao gồm dự toán về số lượng và giá trị. Dự báo về số lượng là dự báo về số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viên của năm lập dự toán. Công việc này được thực hiện bởi hai phòng chức năng là Phòng Kế hoạch tổng hợp và Phòng Tài chính kế toán.

Bảng 3.3. Dự toán các nguồn thu của Bệnh viện TW Thái Nguyên giai đoạn năm 2017 – 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn thu Năm (Tr.đ) So sánh (%) 2017 2018 2019 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ 1. Nguồn NSNN 38.000 37.000 35.000 97,4 94,6 96 2. Nguồn thu viện phí

BHYT 250.000 270.000 290.000 108,00 107,40 107,70 3. Nguồn thu viện phí

trực tiếp 70.000 73.000 90.000 104,29 123,29 113,79 4. Nguồn thu hoạt động

SXKD dịch vụ 130.500 155.000 180.000 118,8 116,1 117,5

Tổng số 488.500 535.000 595.000 109,5 111,2 110,4

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2017, 2018, 2019 của BVTWTN)

Kết quả ở bảng trên đã cho thấy số lượng dự toán thu ngày càng tăng lên qua các năm. Theo đó, năm 2018 được dự toán thu tăng 46.500 triệu đồng, năm 2019 tăng so với năm 2018 là 60.000 triệu đồng. Trong đó, thực hiện cơ chế tự chủ nên lượng thu từ NSNN ngày càng giảm, cụ thể là giảm từ 97,4%

49

giai đoạn năm 2017 – 2018 xuống còn 94,6% giai đoạn năm 2018 – 2019. Ngoài ra, dự toán thu từ hoạt động SXKD và dịch vụ ngày càng tăng lên với mức tăng từ 109,5% đến 111,2%, tạo ra mức tăng bình quân cho giai đoạn năm 2017 – 2019 là 110,4%.

■ Lập dự toán chi của Bệnh viện

Thực trạng cơ cấu chi thường xuyên tại Bệnh viện đang áp dụng được phân loại bao gồm bốn mục là:

Chi cho con người

Chi phục vụ công tác chuyên môn

Chi mua sắm, sửa chữa lớn hoặc chi cho đầu tư phát triển Chi khác.

Căn cứ xây dựng dự toán chi dựa vào số liệu thực tế phát sinh của các năm 2016, 2017 và 2018, phân tích tỷ lệ tăng giảm cùng với nhu cầu trên thị trường, cơ chế của Nhà nước để xây dựng dự toán chi năm 2017, 2018 và 2019. Chi tiết các khoản chi được áp dụng theo Thông tư 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định hệ thống mục lục NSNN. Theo đó, dự toán chi của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bao gồm các khoản như sau:

a, Dự toán chi cho con người

b, Chi phục vụ công tác chuyên môn

c, Chi mua sắm, sửa chữa lớn hoặc đầu tư phát triển d, Chi khác

50

Bảng 3.4: Dự toán chi từ nguồn NSNN, viện phí, BHYT và thu khác tại Bệnh viện TW Thái Nguyên giai đoạn năm 2017-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

NSNN VP, BHYT và thu khác NSNN VP, BHYT và thu khác NSNN VP, BHYT và thu khác 1 Chi lương và phụ cấp các loại 18.500 78.698 19.000 103.724 20.000 124.469 2 Chi quản lý hành chính,

thanh toán cá nhân 0 37.024 0 42.791 0 55.628 3 Chi nghiệp vụ chuyên môn 0 250.767 0 265.328 0 305.127 4 Chi mua sắm TTB, sửa

chữa lớn, duy tu TSCĐ 25.000 30.192 35.000 36.416 39.000 55.624 5 Chi tiền lương tăng thêm 0 29.539 0 33.290 38.283 6 Chi hoạt động SXKD

dịch vụ 0 71.018 0 79.305 0 91.998

7 Chi đề án, chương trình

mục tiêu quốc gia 2.000 0 2.500 0 3.500 0

8 Chi trích lập các quỹ sự

nghiệp 0 36.753 0 55.129 0 86.794

Tổng cộng 45.500 533.991 56.500 615.983 62.500 757.923

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2017, 2018, 2019 của BVTWTN)

Qua bảng số liệu ta thấy, kinh phí dự toán chi cho nghiệp vụ chuyên môn như mua thuốc, vật tư y tế, hóa chất... chiếm khoảng 40%-47% trong tổng cơ cấu chi, nguồn thu từ viện phí trực tiếp và viện phí BHYT có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước nên khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất.

51

Khoản chi lương, phụ cấp các loại và tiền lương thu nhập tăng thêm cho CBVC tăng qua các năm do hệ số lương ngạch, bậc theo quy định hàng năm tăng khoảng 10%, kết quả chênh lệch thu chi tăng và các cơ chế khuyến khích thu được triển khai thực hiện tại tất cả các đơn vị khoa, trung tâm nên dự toán khoản chi này chiếm 21%-23%.

Chi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ gồm các khoản kinh phí chi cho hoạt động dịch vụ KCB theo yêu cầu, nhà thuốc bệnh viện và hoạt động khám chữa bệnh khác, nhóm chi này chiếm khoảng 12%-13% trong dự toán chi.

Giai đoạn năm 2017-2019 Bệnh viện chú trọng công tác xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp các khối nhà điều trị nội trú, ngoại trú và đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là tiêu chí được Ban lãnh đạo bệnh viện quan tâm nên kinh phí dành cho mua sắm máy móc, trang thiết bị y tế, xây dựng, sửa chữa lớn, duy tu cơ sở vật chất chiếm tỷ trọng khoảng 10%-12% trong cơ cấu chi.

Các khoản chi trích lập các quỹ, chi quản lý hành chính, thanh toán cá nhân, chi đề án, chương trình mục tiêu quốc gia chiếm tỷ lệ khoảng 14%-17% trong tổng nguồn dự toán chi của bệnh viện.

3.2.2.2. Tự chủ tổ chức thực hiện thu chi tài chính của Bệnh viện

■ Tự chủ tổ chức thực hiện thu tài chính (tự chủ nguồn tài chính)

Hiện nay, các nguồn thu tài chính của bệnh viện bao gồm: + Nguồn ngân sách Nhà nước cấp

+ Nguồn thu sự nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ y tế, giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

+ Nguồn thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. + Nguồn vốn xã hội hóa như: Vốn vay, liên doanh liên kết + Nguồn thu khác

Những năm gần đây thực hiện chủ trương xã hội hóa các nguồn vốn, bệnh viện đã và đang tiếp tục huy động vốn để thực hiện các hạng

52

mục của đề án xã hội hóa các nguồn vốn đã được duyệt và bổ sung thêm các hạng mục mới. Bên cạnh việc xã hội hóa trang thiết bị còn triển khai xã hội hóa các dịch vụ như khám chữa bệnh theo yêu cầu, khám chuyên khoa, khoa điều trị dịch vụ,...nhờ đó mà tạo thêm được các nguồn thu cho bệnh viện. Các nguồn thu cụ thể của BV như sau:

a) Nguồn thu từ nguồn ngân sách Nhà nước

Bảng 3.5. Kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện TW Thái Nguyên giai đoạn năm 2017 – 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%)

Tổng số % Tổng số % Tổng số % 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ Tổng NSNN cấp Triệu 39.490 100 36.370 100 33.162 100 92,10 83,98 88,04 1. Kinh phí chi sự nghiệp (KPTX) Triệu 16.210 41,05 0 0 0 0 0 0 0 2. Kinh phí mua sắm TTB, sửa chữa TSCĐ (KPKTX) Triệu 21.650 54,82 34.450 94,72 30.000 90,46 159,12 87,08 123,1 3. Kinh phí đề án, chương trình mục tiêu quốc gia Triệu 1.630 4,13 1.920 5,28 3.162 9,54 117,79 164,69 141,24

(Nguồn: Báo cáo thu - chi NSNN năm 2017, 2018, 2019 của BVTWTN)

Qua bảng số liệu 3.4 có thể thấy kinh phí do ngân sách cấp hàng năm có xu hướng giảm so với tổng nguồn thu của bệnh viện.

Như vậy, tỷ lệ đầu tư của Nhà nước vào đơn vị ngày càng có xu hướng giảm dần đảm bảo tinh thần của Nghị định 43 và 16. Qua đó thấy rằng bệnh viện

53

đã từng bước tự đảm bảo được nguồn thu của mình, có thể chủ động huy động được nguồn vốn cho các mục tiêu của bệnh viện. Khi mà quy mô đơn vị ngày càng lớn, số lượng cán bộ và nhu cầu chi tiêu ngày càng nhiều trong khi nguồn ngân sách lại có hạn thì đây là một kết quả đáng mừng để có thể tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ và cũng giảm bớt được một phần gánh nặng cho NSNN. Hơn nữa, việc thực hiện chủ động huy động các nguồn vốn sẽ gắn trách nhiệm lên đơn vị, để đơn vị có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao, tránh tình trạng ỷ lại, chỉ dựa vào nguồn NSNN. Cánh cửa đường lối của Đảng và Nhà nước đã mở nhưng lại chung cho toàn ngành, nếu không biết nắm lấy cơ hội thì có thể bị tụt hậu hoặc bị mất bệnh nhân vì ngày càng có nhiều cơ sở y tế tư nhân cạnh tranh với bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, kết quả ở bảng trên cũng cho thấy mặc dù NSNN cấp cho chi thường xuyên chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn thu, song mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu. Theo kế hoạch, chi phí cho 1 giường bệnh khoảng 85 triệu đồng/năm thì kinh phí thường xuyên chỉ đáp ứng khoảng 30 đến 35 triệu đồng/năm, chiếm 35% - 40% nhu cầu. Số còn lại Bệnh viện phải bổ sung từ nguồn kinh phí khác mà chủ yếu là thu viện phí và BHYT.

Ngoài nguồn thu từ NSNN thì nguồn thu sự nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn thu hàng năm của bệnh viện. Đó là nguồn thu từ viện phí, khám chữa bệnh, thu từ BHYT và một số khoản thu dịch vụ khác. Khi bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ, Nhà nước giảm dần tỷ trọng nguồn ngân sách cấp cho đơn vị thì nguồn thu sự nghiệp đóng vai trò là nguồn thu chính trong việc cung cấp nguồn tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Việc giảm dần nguồn kinh phí từ ngân sách buộc đơn vị phải nâng cao nguồn thu sự nghiệp để có thể huy động đủ nguồn kinh phí cho hoạt động của đơn vị.

54

Bảng 3.6. Tổng hợp các nguồn thu của Bệnh viện TW Thái Nguyên giai đoạn năm 2017 - 2019

Nguồn thu Năm (Tr.đ) So sánh (%) 2017 2018 2019 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ 1. Nguồn NSNN 39.490 36.370 33.162 92,10 91,18 91,64 2. Nguồn thu viện phí

BHYT 286.674 316.589 367.132 110,43 115,96 113,195 3. Nguồn thu viện phí

trực tiếp 75.723 81.068 125.405 107,06 154,69 130,875 4. Nguồn thu hoạt động

SXKD dịch vụ 140.854 165.297 214.764 117,35 129,93 123,64

Tổng số 542.741 599.324 740.463 110,42 110,66 123,55

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2017, 2018, 2019 của BVTWTN)

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy nguồn thu từ NSNN qua các năm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu của Bệnh viên với việc giảm từ 7,3% xuống còn 4,5%, trong khi tỷ trọng thu lớn nhất của Bệnh viện lại thuộc về thu từ viện phí BHYT và viện phí trực tiếp với tỷ trọng ngày càng tăng ở giai đoạn năm 2017 – 2019 dao động mức tỷ trọng từ 66,5% đến 66,8%. Trong giai đoạn năm 2017 – 2019, Bệnh viện tiến hành mở rộng và đầu tư mạnh trang thiết bị thu hút được nhiều bệnh nhân tham gia KCB, từ đó làm cho nguồn thu hoạt động SXKD mà cụ thể là nhà thuốc và các dịch vụ trong bệnh viện như căng tin,… hoạt động hiệu quả làm cho mức tăng này khá cao, chiếm 29% tổng nguồn thu trong bệnh viện.

b) Nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế

Thu viện phí là khoản thu viện phí của bệnh nhân đến khám, chữa bệnh theo quy định được giữ lại toàn bộ để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động. Đây là khoản thu lớn và là nguồn kinh phí quan trọng cho bệnh viện thực hiện các mục tiêu của mình.

55

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện hàng đầu của khu vực trung du và miền núi phía Bắc thu hút bệnh nhân đến khám và chữa bệnh dựa trên hai tiêu chí: Thái độ và chất lượng phục vụ bệnh nhân, nhờ đó mà bệnh viện ngày càng thu hút bệnh nhân và tăng được nguồn thu viện phí trực tiếp cho bệnh viện. Cụ thể nguồn thu từ viện phí trực tiếp tăng dần theo hàng năm, năm 2017 thu được 75.723 triệu đồng viện phí; năm 2018 là 81.068 triệu đồng; năm 2019 là 125.405 triệu đồng. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.7. Nguồn thu viện phí và thu BHYT của Bệnh viện TW Thái Nguyên giai đoạn năm 2017 - 2019

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh % 2017 2018 2019 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ

1. Thu viện phí BHYT

- Dự toán thu BHYT Triệu 250.000 270.000 290.000 108,00 107,40 107,70 - Thực hiện Dự toán thu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 55)