Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Kinh nghiệm có thể được rút ra trong công tác quản lý tài chính ở các bệnh viện trong nước và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đó là:

Một là, tăng nguồn thu bằng việc nâng cao chất lượng chuyên môn và chất lượng phục vụ.

Hai là, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn thu của bệnh viện, giảm chi phí bằng các định mức khoán, tiết kiệm và cắt giảm nhân lực bằng các biện pháp phù hợp. Cụ thể hóa các khoản chi tiêu của đơn vị bằng việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tiết kiệm chi tiêu để có chênh lệch thu chi chi thu nhập tăng thêm chi người lao động, khuyến khích nhân viên làm việc với định mức năng suất lao động cao để tăng thu nhập chính đáng.

Ba là, nghiên cứu nhu cầu thực tế, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội.

Bốn là, Huy động các nguồn lực tài chính theo quy định của pháp luật ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp như: tăng cường công tác xã hội hoá y tế như thực hiện liên doanh, liên kết; góp vốn liên doanh hoặc vay vốn nhằm đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nâng cao chất lượng chuyên môn cho bệnh viện.

Như vậy nếu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên biết tận dụng hết năng lực và phát huy lợi thế của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính thì những khó khăn về vấn để tài chính không còn là bài toán khó giải nữa.

35

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong thời gian qua như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên?

- Giải pháp chủ yếu nào được đưa ra nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên theo cơ chế tự chủ tài chính trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để thực hiện phân tích số liệu. Các thông tin được thu thập qua các báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính năm ngân sách phản ánh hoạt động thu - chi ngân sách nhà nước, hoạt động thu - chi sự nghiệp thường xuyên của bệnh viện tại phòng Tài chính kế toán. Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn của bệnh viện tại các phòng ban chức năng trong 3 năm từ 2017 - 2019.

Ngoài ra, luận văn tiến hành thu thập thông tin từ những tài liệu có sẵn, các tài liệu được thu thập từ các văn bản, các quyết định, thông tư hướng dẫn của Chính Phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bệnh viện. Các thông tin về hoạt động chuyên môn của bệnh viện đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong nước và mạng internet.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Từ những số liệu thu thập được tác giả tiến hành xử lý số liệu bằng cách dùng phần mềm Microsoft Excel 2007. Nhờ vậy sẽ thống kê được chính xác các số liệu theo hàng dọc hàng ngang, kết quả sẽ tự động thay đổi tùy theo mỗi thay đổi, tác giả thực hiện trong hàng hoặc cột, lại vừa có thể phân tích số liệu theo nhóm khi tiến hành các thao tác rút, trích hoặc sử dụng các hàm.

36

Tổng hợp tài liệu tham khảo, phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu theo các nội dung có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài.

Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để mô tả các số liệu thu thập được, phản ánh các hiện trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Từ đó có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong những năm tiếp theo.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu dùng để so sánh công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của các năm với nhau và so sánh với trong cùng một thời điểm hoặc ở thời điểm khác nhau.

Phương pháp này còn dùng để so sánh các chỉ tiêu kinh tế nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng, xu hướng vận động của các hiện tượng nghiên cứu. Giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối:

Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

37

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Yk Rk (%) = x 100 Y Trong đó: + Yk: Số liệu thành phần. + Y: Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

- Tốc độ phát triển: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.

Yt - Yt-1 R∆y (%) = x 100 Yt-1 Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ R∆y (%): Tốc độ phát triển giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng trong nghiên cứu

Để đánh giá kết quả của công tác quản lý tài chính, một số chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng như sau:

38

(1) Tổng thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN), thu - chi sự nghiệp thường xuyên (SNTX): Phản ánh mức độ thu NSNN, SNTX và thực hiện nhiệm vụ chi của NSNN, chi sự nghiệp thường xuyên.

(2) Số dự toán thu - chi NSNN; thu - chi sự nghiệp thường xuyên: Bao gồm nhiều khoản thu - chi khác nhau của NSNN, SNTX phản ánh việc lập dự toán thu, chi đã đúng theo cơ cấu, bám sát nguồn thu, chi của đơn vị.

(3) Số quyết toán thu - chi NSNN, thu - chi sự nghiệp thường xuyên: Phản ánh quá trình thực hiện công tác quyết toán các nguồn NSNN, SNTX.

(4) % thực hiện thu chi NSNN, sự nghiệp thường xuyên so với dự toán: Phản ánh kết quả thực hiện thu, chi NSNN, SNTX so với dự toán.

Chỉ tiêu được tính = Số thu, chi NSNN, SNTX TH/DT x 100%.

(5) Cơ cấu thu - chi NSNN, thu-chi sự nghiệp thường xuyên: Phản ánh tỷ lệ các nguồn thu, chi chiếm trong tổng thu chi NSNN, SNTX.

Chỉ tiêu được tính = Số thu, chi chi tiết theo nội dung các nguồn/Tổng thu, chi NSNN và thu, chi SNTX x 100%.

(6) % tăng thu - chi NSNN, thu - chi SNTX giữa các năm: Phản ánh mức độ tăng thu, chi NSNN, SNTX giữa các năm.

Chỉ tiêu được tính = Số thu, chi NSNN, SNTX năm nay/Số thu, chi NSNN, SNTX năm trước x 100%.

39

Chương 3:

THỰC TRẠNGQUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN

TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN THEO CƠ CHẾ

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

3.1. Khái quát về hoạt động của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, tiền thân là Bệnh viện Liên khu Việt Bắc được thành lập tháng 7/1951. Với nhiệm vụ được giao là “Y tế dân công và kháng chiến kiến quốc”, bệnh viện đã góp phần to lớn vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của toàn dân tộc.

Trong những năm tháng làm việc tại Chiến khu Việt Bắc – ATK Thái Nguyên, ngày 13/3/1960, Bác Hồ đã về thăm Bệnh viện khu tự trị Việt Bắc nay là Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện được công nhận là Di tích lịch sử cấp Tỉnh.

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế, tọa lạc tại Trung tâm của TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Với quy mô 1.300 giường bệnh kế hoạch, trên 1.600 giường bệnh thực kê, hàng ngày tổ chức khám cho từ 1.600 đến 1.800 người bệnh ngoại trú và 1.400 đến 1.600 bệnh nhân nội trú. Bệnh viện có 54 ban, khoa, phòng, trung tâm với 1.181 CBVC (tính đến tháng 9 năm 2020) có trình độ cao, chuyên sâu và tâm huyết,….Bên cạnh đó còn có các thầy cô giáo là GS, PGS, TS, ThS của Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên hàng ngày tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành và điều trị tại Bệnh viện.

Hiện nay, Bệnh viện đang không ngừng lớn mạnh, vươn tầm, hội nhập khu vực và quốc tế, khẳng định bằng chất lượng, hiệu quả và sự hài lòng của người bệnh và nhân dân.

40

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được giao thực hiện một số nhiệm vụ chính như sau:

- Khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Đông Bắc ở tuyến cao nhất;

- Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong khu vực; chủ trì và tham gia công trình nghiên cứu khoa học các cấp; tổ chức các hội nghị khoa học quy mô Bệnh viện, khu vực và toàn quốc tại Bệnh viện; tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp trong nước và với nước ngoài theo sự phân công;

- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế: Là cơ sở thực hành chính của Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên và của một số trường đại học, cao đẳng, trung học y, dược; tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc sau đại học, đại học, trung học; tham gia đào tạo lại cán bộ y tế trong khu vực miền núi phía Bắc về chuyên môn và quản lý bệnh viện; đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức trong Bệnh viện; nhận các thực tập sinh nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại Bệnh viện;

- Phòng chống bệnh dịch, thiên tai, thảm họa.

- Chỉ đạo tuyến: Chỉ đạo một số chuyên khoa cho tuyến trước trong khu vực được Bộ Y tế giao; chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến trước; theo dõi, giám sát các hoạt động y tế tuyến trước trong khu vực được phân công; tham gia hỗ trợ tuyến trước tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế; phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe; tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ;

- Hợp tác quốc tế: Thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với nước ngoài; xây

41

dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật; tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Bệnh viện quản lý theo quy định của pháp luật;

- Quản lý Bệnh viện theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Y tế

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Nguyên

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Thực hiện theo Quyết định số 4838/QĐ-BYT, ngày 17/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, cơ cấu tổ chức các khoa, phòng, trung tâm trong Bệnh viện được phân theo chuyên khoa và chuyên khoa sâu, đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên với quy mô 1.300 giường bệnh kế hoạch, gồm 54 khoa, phòng, trung tâm trong đó có: 01 ban giám đốc, 11 phòng, tổ chức năng, 32 trung tâm, khoa lâm sàng, 10 trung tâm và khoa cận lâm sàng và các Hội đồng, ban chuyên môn, với 1.181 CBVC và người lao động được thể hiện qua sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.1 dưới đây:

42

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)

PHÒNG CHỨC NĂNG 1. Trung tâm ĐT&CĐT 2. Phòng TCCB 3. Phòng TCKT 4. Phòng VT-TBYT 5. Phòng CNTT 6. Phòng HCQT 7. Phòng QLCLBV 8. Phòng CTXH 9. Phòng Điều dưỡng 10. Phòng KHTH 11. Tổ Bảo vệ CÁC BAN, HỘI ĐỒNG 1. Hội đồng KH KT 2. Hội đồng TĐKT 3. Hội đồng lương 4. Hội đồng KSNK 5. Hội đồng thuốc và điều trị 5. BCĐ phòng chống tham nhũng 6. BCĐ thực hiện CCHC ... KHỐI LÂM SÀNG 1. Trung tâm Ung bướu 2. Trung tâm Sản khoa 3. Khoa Khám bệnh 4. Khoa KCBTYC 5. Khoa Cấp cứu 6. Khoa HSTC-CĐ 7. Khoa Nội tiết 8. Khoa Hô hấp 9. Khoa Nội tim mạch 10. Khoa CXK 11. Khoa HHHLS 12. Khoa Nội thận TN&LM 13. Khoa Nội tiêu hóa 14. Khoa Bệnh nhiệt đới 15. Khoa Y học dân tộc 16. Khoa Gây mê hồi sức 17. Khoa Ngoại TH-GM 18. Khoa Ngoại thần kinh 19. Khoa Ngoại TM – LN 20. Khoa TMH 21. Khoa Mắt 22. Khoa RHM 23. Khoa PHCN 24. Khoa Sơ sinh CC nhi 25. Khoa Nhi tổng hợp 26. Khoa Ngoại nhi 27. Khoa PTTHTM 28. Khoa Ngoại Tiết niệu 29. Khoa CTCH

30. Khoa Lão khoa BVSK 31. Khoa Da liễu 32. Khoa Tâm bệnh

KHỐI CẬN LÂM SÀNG

1. Trung tâm HHTM 2. Khoa CĐHA 3. Khoa Sinh hóa 4. Khoa Vi Sinh 5. Khoa Giải phẫu bệnh 6. Khoa TDCN 7. Khoa MD - DTPT 8. Khoa Dược 9. Khoa KSNK

10. Khoa Dinh dưỡng

ĐẢNG ỦY

BAN GIÁM ĐỐC CÁC HĐ CHUYÊN MÔN

43

3.1.3.2. Nguồn nhân lực của Bệnh viên Trung ương Thái Nguyên

Bảng 3.1. Số lượng nguồn nhân lực bệnh viện giai đoạn năm 2017 - 2019

STT Chức danh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 (%) So sánh 2019/2018 (%) 1 Tổng số y, bác sĩ 248 279 267 112,5 95,7 2 Tổng số dược sĩ 27 30 29 111,1 96,7 3 Tổng số điều dưỡng, hộ sinh 451 524 522 116,2 99,6 4 Tổng số kỹ thuật viên Y 59 55 54 93,2 98,2 5 Tổng số cán bộ khác 140 165 165 117,9 100 Tổng cộng 925 1.053 1.037 113,8 98,4 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy số lượng và tỷ lệ tăng của nguồn nhân lực bệnh viện. Theo đó, tốc độ tăng của giai đoạn năm 2018 - 2019 giảm xuống còn 98,4%, thấp hơn so với giai đoạn năm 2017 - 2018 là 113,8%. Điều này giải thích bởi giai đoạn năm 2018 - 2019, Bệnh viện giống như các cơ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 43)