Tìm hiểu một số phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm của xăng và dầu DO

74 292 2
Tìm hiểu một số phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm của xăng và dầu DO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM LỜI CẢM ƠN Đồ án tốt nghiệp là những gì đúc kết lại sau một quá trình học tập, nghiên  cứu của sinh viên dưới sự hướng dẫn của các quý thầy cô. Sau ba tháng làm việc,  em đã hoàn thành đề tài. Thành quả đạt được hôm nay là do sự nỗ lực của bản thân  dưới sự hướng dẫn giúp đỡ động viên tận tâm của quý thầy cô, của bố mẹ cũng như  các anh chị em và bạn bè Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Trường Đại học Mỏ­Địa chất  Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cơ bản và giúp đỡ chúng em trong những năm học  vừa  qua,  đặc  biệt  là  các  thầy  cô  trong  Khoa  Dầu  khí  và  bộ  môn  Lọc­Hóa  dầu.  Trên hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô TS. Nguyễn Thị Linh đã  hướng  dẫn  đề  tài  và  tận  tình  giúp  đỡ  em  trong  suốt  thời  gian  thực  hiện  đồ  án  tốt  nghiệp này Em xin trân trọng gửi đến quý thầy cô, gia đình và bạn bè của em lời cảm ơn  và những lời chúc tốt đẹp nhất Trong quá trình thực hiện, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên những thiếu  sót là điều khó tránh khỏi. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và  các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực hiện     Nguyễn Công Thắng WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH LỤC BẢNG BIỂU iv DANH LỤC HÌNH VẼ v LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DẦU MỎ 1.1 Giới thiệu tổng quan về dầu mỏ 1.1.1 Tổng quan dầu mỏ 1.1.2 Thành phần của dầu mỏ 1.1.3  Các sản phẩm dầu mỏ 16 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ XĂNG VÀ DẦU DIESEL (DO) 2.1 Giới thiệu chung về nhiên liệu cho động cơ xăng 20 20 2.1.1 Giới thiệu chung về động cơ xăng 20 2.1.2 Giới thiệu chung về xăng 21 2.1.2.1 Thành phần của xăng 21 2.1.2.2 Một số yêu cầu chất lượng của xăng thương phẩm 23 2.1.2.3 Một số chỉ tiêu chất lượng của xăng thương phẩm 23 2.2 Nhiên liệu diesel 33 2.2.1 Giới thiệu về động cơ diesel 33 2.2.2. Đặc điểm của quá trình cháy của nhiên liệu trong động cơ Diesel 35 2.2.3 Giới thiệu chung về nhiên liệu diesel 35 2.2.4 Thành phần hoá học của nhiên liệu Diesel 36 2.2.5 Các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu Diesel 39 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM CHƯƠNG  3  CÁC  PHƯƠNG  PHÁP  ĐÁNH  GIÁ  CHẤT  LƯỢNG  CỦA  SẢN  PHẨM XĂNG VÀ DẦU DIESEL (DO) 46 3.1 Các phương pháp đánh giá chất lượng của xăng và dầu diesel DO 46 3.2 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 55 3.2.1 Sản phẩm xăng thương phẩm 55 3.2.2 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của dầu diesel DO 60 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM DANH LỤC BẢNG BIỂU Bảng  1.1 Các hydrocacbon riêng lẻ đã xác định được trong các loại dầu mỏ Bảng 1.2 Tính chất của một số n­parafin trong dầu mỏ 10 Bảng 2.1 Quy định áp suất hơi bão hòa của một số nước 24 Bảng 2.2  Áp suất hơi bão hòa của một số loại xăng 25 Bảng 2.3: Quy định độ bay hơi của xăng vào mùa hè và mùa đông 26 Bảng 2.4: Tương quan giữa tỷ số nén của động cơ và trị số octan 28 Bảng 2.5 Quy định về độ bay hơi của xăng không chi ở châu Âu 30 Bảng 2.6 Benzen trong khí thải động cơ xăng phụ thuộc vào hàm lượng aromatic 32 Bảng 2.7 Tiêu chuẩn Việt Nam về xăng ô tô không chì 33 Bảng 3.1 Lượng mẫu chất lỏng đốt trực tiếp 48 Bảng 3.2 Lượng mẫu chất lỏng đã trộn 49 Bảng 3.3 Lượng mẫu thử dựa trên hàm lượng nước dự kiến 51 Bảng 3.5 Đánh giá mức độ ăn mòn tấm đồng 67 Bảng 3.6 Hàm lượng tro dự kiến 68 DANH LỤC HÌNH VẼ WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM Hình 1.1 Sơ đồ các quá trình sản xuất và san phẩm của quá trình lọc dầu 17 Hình 2.1 Cấu tạo bên trong của một động cơ xăng tiêu biểu  20 Hình 2.2 Tỷ lệ của các nguồn phối trộn xăng thương phẩm ở Mỹ (trước năm 2000)  22 Hình  2.3  Tỷ  lệ  của  các  nguồn  phối  trộn  xăng  thương  phẩm  ở  Tây  Âu  (trước  năm  2000)  22 Hình 3.1  Sơ đồ minh họa thiết bị đèn đã lắp ráp 48 Hinh 3.3 Thiết bị xác định nhiệt độ chớp cháy cốc kín  54 Bảng 3.4 Các thông số cơ bản của thiết bị cốc kín 54 Hình 3.2 Thiết bị đo áp suất  55 Hình 3.4 Máy đo trị số octan theo phương pháp ASTM D­2699  58 Hình 3.5  Cụm thiết bị đo trị số xêtan  62 Hình 3.5 Trình tự đo mẫu và các nhiên liệu chuẩn so sánh  63 Hình 3.6: Thiết bị xác định nhiệt độ đông đặc 67 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM LỜI MỞ ĐẦU Từ khi được phát hiện đến nay, dầu mỏ và khí đã và đang là nguồn nguyên  liệu vô cùng quý giá của mỗi Quốc gia nói chung và toàn nhân loại nói riêng. Ngày  nay sản phẩm của dầu mỏ và khí đang có mặt trong hầu hết các lĩnh vực đời sống  sinh hoạt hàng ngày của con người cũng như công nghiệp Dưới gốc độ năng lượng thì dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng nhất của  mọi Quốc gia trên thế giới. Theo số liệu thống kê thì có khoảng 65 đến 70% năng  lượng được sử dụng đi từ dầu mỏ và khí, chỉ có khoảng 20 đến 22% từ than, 5 đến  6% từ năng lượng nước và 8 đến 12% từ năng lượng hạt nhân.  Về gốc độ nguyên liệu thì ta có thể hình dung với một lượng nhỏ khoảng 5%  dầu mỏ và khí được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp hoá dầu đã có  thể cung cấp được trên 90% nguyên liệu cho ngành công nghiệp hoá chất. Thực tế,  từ  dầu  mỏ  người  ta  có  thể  sản  xuất  cao  su,  chất  dẻo,  sợi  tổng  hợp,  các  chất  hoạt  động bề mặt, hợp chất trung gian, phân bón …  Ngoài những mục đích trên thì các sản phẩm phi năng lượng của dầu mỏ như  dầu nhờn, mỡ, nhựa đường … cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát  triển của công nghiệp.  Sản  phẩm  năng  lượng  là  một  trong  những  sản  phẩm  quan  trọng  của  công  nghiệp chế biến dầu mỏ và ngày nay đã thực sự trở thành một sản phẩm quen thuộc  với con người. Đặc biệt là xăng và dầu DO. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể  hiểu biết được thật đầy đủ về xăng động cơ, cũng như dầu DO, bao gồm cả bàn chất  hóa học, phẩm cấp chất lượng. Cũng như các vấn đề liên quan như: Vì sao ô nhiễm  môi trường do khí thải động cơ ngày càng gia tăng, vì sao sự hao tổn công suất, tuổi  thọ động cơ càng nhanh. Tất cả các điều này đang đòi hỏi các nhà khoa học phải  nghiên cứu tìm ra các biện pháp nhằm góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn tại  trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng nhiên liệu. Xuất phát từ những vấn đề trên nên  em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu một số phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm của  xăng  và  dầu  DO”  cho  đồ  án  tốt  nghiệp  của  em.  Việc  tìm  hiểu  đề  tài  này  không  những giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về những tính chất, thông số cần có của  sản phẩm xăng và dầu DO, mà còn giúp chúng ta biết được ý nghĩa của các thông  số này đối với chất lượng của xăng và dầu DO.  CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DẦU MỎ 1.1 Giới thiệu tổng quan về dầu mỏ WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM 1.1.1 Tổng quan dầu mỏ Dầu mỏ là tên gọi tắt của dầu thô, nó là hỗn hợp của những hợp chất hữu cơ tự  nhiên, chứa chủ yếu hai nguyên tố chính là cacbon (C) và hydro (H). Ngoài ra còn  có một lượng nhỏ nitơ (N), oxy (O), lưu huỳnh (S) và các nguyên tố kim loại khác  như (Ni, V, …).  Dầu mỏ có nhiều loại, từ lỏng đến đặc quánh, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt  đến đen sẫm, có ánh huỳnh quang. Thường ở thể lỏng nhớt, nhưng cũng có loại dầu  ngay ở nhiệt độ thường đã đông đặc. Độ nhớt của dầu mỏ thay đổi trong khoảng rất  rộng, từ 5 tới 100 cSt (10 ­ 6 m2/s) và có thể hơn nữa [8,9] 1.1.2 Thành phần của dầu mỏ 1.1.2.1 Các hợp chất hydrocacbon của dầu mỏ Hydrocacbon  là  thành  phần  chính  và  quan  trọng  nhất  của  dầu  mỏ.  Các  hydrocacbon có trong dầu mỏ thường được chia làm 5 loại sau [4]: ­ Các parafin cấu trúc thẳng (n­parafin) ­ Các parafin cấu trúc nhánh (i­parafin) ­ Các parafin cấu trúc nhánh (cycloparafin naphten) ­ Các hydrocacbon thơm ­ Các hydrocacbon hỗn hợp (hoặc lai hợp) Số nguyên tử cacbon của các hydrocacbon trong dầu thường từ C5 đến C60 (còn  C1 đến C4 nằm trong khí) tương ứng với trọng lượng phân tử khoảng 855­880. Cho  đến  nay  với  những  phương  pháp  phân  tích  hiện  đại  đã  xác  định  được  những  hydrocacbon riêng lẽ trong dầu đến mức như sau (bảng 1.1) Bảng  1.1 Các hydrocacbon riêng lẻ đã xác định được trong các loại dầu mỏ WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM Tổng cộng các hydrocacbon riêng lẻ cho đến nay đã xác định được là 425.  Còn đối với các chất không thuộc loại hydrocacbon trong dầu mỏ, đến nay cũng đã  xác định được khoảng 380 hợp chất, trong đó phần lớn là các hợp chất lưu huỳnh  (khoảng 250 hợp chất) ™ Các hydrocacbon n­parafin của dầu mỏ [1,4,7] Hydrocacbon  n­parafin  là  loại  hydrocacbon  phổ  biến  nhất  trong  các  loại  hydrocacbon của dầu mỏ. Dầu mỏ có độ biến chất càng cao, tỷ trọng càng nhẹ càng  có nhiều hydrocacbon loại này. Mặt khác hydrocabon n­parafin là loại hydrocacbon  dễ tách và dễ xác định nhất trong số các loại hydrocacbon của dầu mỏ, cho nên hiện  nay với việc sử dụng phương pháp sắc ký kết hợp với rây phân tử để tách n­parafin,  đã xác định được tất cả các n­parafin từ C1­ C45 Hàm  lượng  chung  các  n­parafin  trong  dầu  mỏ  thường  từ  25­30%  thể  tích.  Tùy theo dầu mỏ được tạo thành từ những thời kỳ địa chất nào, mà sự phân bố các  n­parafin trong dầu sẽ khác nhau. Nói chung sự phân bố này tùy tuân theo hai quy  tắc sau: tuổi càng cao, độ sâu càng lớn, thì hàm lượng n­parafin trong phần nhẹ của  dầu mỏ càng nhiều Như trong phần trước đã khảo sát, trong các axit béo có nguồn gốc động thực  vật dưới biển thì ngoài số nguyên tử cacbon chẵn trong mạch cacbon chiến đa số.  chính vì vậy khi mức độ biến đổi dầu còn ít, thì các di chứng trên càng thể hiện rõ,  nghĩa là trong phân tử cũng sẽ chiếm phần lớn. khi độ biến chất của dầu càng tăng  lên, sự hình thành các n­parafin do các phản ứng hóa học phức tạp càng nhiều, thì  sẽ  san  bằng  tỷ  số  hydrocacbon  n­parafin  có  số  nguyên  tử  cacbon  chẳn  và  hydrocacbon n­parafin có số nguyên tử cacbon chẵn và tăng dần các n­parafin có số  nguyên tử lẻ, chủ yếu phụ thuộc vào độ sâu lún chim, chứ ít phụ thuộc vào độ sâu  lún chìm, chứ ít phụ thuộc vào tuổi địa chất của chúng Một đặc điểm đáng chý ý của các hydrocacbon n­parafin là bắt đầu từ các n­ parafin có số nguyên tử cacbon từ C18 trở lên, ở nhiệt độ thường chúng đã chuyển  sang trạng thái rắn, khi nằm trong dầu mỏ chúng hoặc nằm trong trạng thái hòa tan  hoặc ở dạng tinh thể lơ lửng trong dầu. Nếu hàm lượng n­parafin tinh thể quá cao,  có khả năng làm cho toàn bộ dầu mỏ mất tính linh động, và cũng bị đông đặc lại.  Trong  bảng  1.2  dưới  đây  sẽ  thấy  rõ  nhiệt  độ  sôi  và  nhiệt  độ  kết  tinh  của  các  n­ parafin từ C18 trở lên: WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM Bảng 1.2 Tính chất của một số n­parafin trong dầu mỏ Một số dầu mỏ trên thế giới có hàm lượng parafin rắn (tách ra ở ­21  oC) rất  cao, vì vậy ở ngay nhiệt độ thường toàn bộ dầu mỏ cũng bị đông đặc lại. Tính chất  này của các n­parafin có trọng lượng phân tử lớn đã gây nhiều khó khăn cho quá  trình sản xuất, vận chuyển và chế biến dầu mỏ ™ Các hydrocacbon i­parafin của dầu mỏ [1,4,7] Loại  i­parafin  thường  chỉ  nằm  ở  phần  nhẹ,  còn  phần  có  nhiệt  độ  sôi  trung  bình và cao nói chung chúng rất ít Về vị trí nhánh phụ có hai đặc điểm chính sau: ­ Nói chung, các parafin trong dầu mỏ có cấu trúc đơn giản, mạch chính dài.  Mạch phụ ít và ngắn Các nhánh phụ thường là các gốc metyl. Đối với các i­parafin một nhánh phụ  thì thường đính vào vị trí cacbon số 2 hoặc số 3. Đối với loại có 2,3 nhánh phụ thì  xu  hướng  tạo  thành  cabon  bặc  3  nhiều  hơn  là  tạo  nên  cacbon  bậc  4,  nghĩa  là  hai  nhánh phụ đính vào trong mạch chính thường ít hơn 10 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM lượng của chúng và khí thải gây ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn, trong nhiên liệu  phản lực, hydrocacbon thơm làm giảm tăng khả năng tạo cặn, dẫn đến là giảm chiều  cao ngọn lửa không khói. Trong dầu dieze, hydrocacbon làm giảm khả năng tự bắt  cháy của nhiên liệu, giảm trị số cetan. Benzen có nhiều trong xăng gây ngộ độc và  có khả năng dẫn đến bệnh ung thư. Hydrocacbon ngưng tụ đa vòng trong dầu nhờn  làm giảm khả năng bôi trơn, độ nhớt, chỉ số độ nhớt. Vì vậy, hàm lượng các hợp  chất thơm trong các sản phẩm dầu mỏ thường được khống chế ở hàm lượng nhất định Phương  pháp  ASTM  D  5580­02;  TCVN  3166­2008  quy  định  phương  pháp  xác định các hợp chất thơm như benzen, etylbenzen, p/m­xylen, o­xylen, các chất  thơm C9 và nặng hơn, và tổng các chất thơm bằng phương pháp sắ ký khí.  x Quy trình xác định [3] Dùng pipet lấy 1 ml chất chuẩn nội cho vào định mức 10 ml có nắp đã trừ bì.  Ghi  lại  khối  lượng  tính  chất  chuẩn  nội  đã  cho  vào,  chính  xác  đến  0,1  mg.  cân  lại  bình đã đậy nắp (đã trừ bì). Cho 9 ml mẫu đã làm lạnh vào bình hoặc lọ, đậy nắp và  ghi lại khối lượng tịnh (Wg) của mẫu mới cho vào. Trộn đều mẫu. nếu dùng bộ lấy  mẫu  tự  động,  chuyển  một  lượng  dung  dịch  vào  lọ  thủy  tinh  GC.  Đậy  kín  lọ  bằng  nắp TFE­fluorocacbon Hệ  thống  sắc  ký  hai  cột  được  trang  bị  van  chuyển  cột  và  detector  ion  hóa  ngọn  lửa.  thể  tích  của  mẫu  chứa  châts  chuẩn  nội  thích  hợp  như  2­hexanon  được  bơm vào bên trên của cột đầu chứa một pha chất lỏng phân cực (TCEP). Các chất  không thơm cà C9 nhẹ hơn thoát ra không khí khi rửa giả từ cột đầu. dùng detector  dẫn  nhiệt  để  theo  dõi  sự  tách  này.  Cột  dầu  được  đảo  ngược  ngay  khi  rửa  giải  benzen,  và  phần  còn  lại  của  mẫu  đó  được  đưa  trực  tiếp  vào  cột  thứ  hai  chứa  pho  lỏng không phân cực (WCOT). Benzen, toluen và chất chuẩn nội thoát ra theo thứ  tự điểm sôi của chúng và được phát hiện bằn detector ion hóa ngọn lửa. ngay khi  chất chuẩn nội tách ra, lưu lượng quá cột không phân cực WCOT được đảo ngược  để thổi ngược phần còn lại của mẫu thử (các chất thơm C8 và nặng hơn cộng các  chất không thơm C10 và nặng hơn ) từ cột đến detector ion hóa ngọn lửa Việc phân tích được lặp lại lần thứ hai để cho C12 và những hợp chất không  thơm  nhẹ  hơn,  benzen  và  toluen  được  rửa  giải  từ  cột  dầu  phân  cực  TCEP  tới  lỗ  thoát. Có thể dùng detector dẫn nhiệt để theo dõi sự tách này. Cột đầu TCEP được  thổi ngược ngay trước khi có sự rửa giải etylbenzen và phần hợp chất thơm còn lại  của mẫu được đưa vào cột WCOT. Chất chuẩn độ và những thành phần hợp chất  thơm  C8  được  rửa  giải  theo  thứ  tự  điểm  sôi  của  chúng  và  được  phát  hiện  bởi  59 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM detector ion hóa ngọn lửa. ngay sau khi o­xylen được rửa giải, lưu lượng chảy qua  cột không phân cực WCOT được đảo ngược để thổi các chất thơ, C9 và nặng hơn  đến detector ion hóa ngọn lửa Sau lần phân tích đầu tiên, diện tích pic của benzen, toluen và chất chuẩn nội  (2­hexanon)  được  đo  và  ghi  lại.  Diện  tích  pic  của  etylbenzen,  o­xylen,  các  chất  thơm C9 và nặng hơn và chất chuẩn nội được đo và ghi lại từ lần phân tích thứ hai.  Pic di sự thổi ngược tách từ cột WCOT trong lần phân tích thứ hai chỉ chứa các chất  thơm C9 và nặng hơn Tín hiệu của detector ion hóa ngọn lửa tỷ lệ với nồng độ của từng thành phần  được dùng để tính số lượng hợp chất thơm hiện diện có so sánh với chất chuẩn nội so sánh thời gian lưu của các thành phần mẫu với thời gian lưu của các chất hiệu  chuẩn để nhậ dạng sự có mặt của các chất thơm. Phát hiện benzen, toluen và  chất  chuẩn  nội  từ  lần  phân  tích  thứ  nhất.  Phát  hiện  chất  chuẩn  nội,  etylbenzen,  p/m­ xylene, o­xylen, các chất thơm C9 và nặng hơn từ lần phân tích thứ hai 3.2.2 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của dầu diesel DO ™ Tỷ trọng Phương pháp xác định tỷ trọng của sản phẩm dầu mỏ là ASTM D1298­96;  TCVN 6594 : 2007 x Quy trình xác định tỷ trọng [3].  Mẫu được đưa về nhiệt độ chuẩn quy định chính xác bằng mày điều nhiệt (là  15 oC hoặc 20 oC) hoặc mẫu được giữ ở nhiệt độ thích hợp khác là nhiệt độ đo được  của mẫu hoặc nhiệt độ của mẫu trùng với nhiệt độ phòng.  Ống đong hình trụ, có đường kính trong của ống ≥25 mm so với đường kính  ngoài của tỷ trọng kế. Chiều cao của ống đong phải đủ để tỷ trọng kế nổi trong mẫu  và  đáy  của  tỷ  trọng  kế  cách  đáy  của  ống  đong  ít  nhất  25  mm.  Đưa  nhiệt  độ  ống  đong và nhiệt độ tỷ trọng kế gần bằng nhiệt độ mẫu thử.  Rót mẫu nhẹ nhàng vào ống đong sao cho tránh tạo bọt và tránh sự bay hơi  của các phân đoạn nhẹ (khi cần thiết phải dùng xi phông), sao cho đủ lượng để tỷ  trọng kế nổi được và đọc được số. Gạt bỏ tất cả các bọt khí sau khi chúng nổi trên  bề mặt mẫu bằng cách dùng giấy lọc sạch chạm vào chúng.  Đặt ống đong chứa mẫu ở vị trí thẳng đứng, thả từ từ tỷ trọng kế thích hợp  vào sao cho không chạm vào thành nống và để yên. Chú ý phần nổi của tỷ trọng kế  không  được  ướt.  Dùng  nhiệt  kế  để  khuấy  mẫu  sao  cho  bầu  thủy  ngân  luôn  ngập  60 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM trong mẫu thử. Ngay sau khi số đọc của nhiệt kế ổn định, ghi lại nhiệt độ của mẫu  chính xác đến 0,25 oC sau đó lấy nhiệt kế ra.  Ấn tỷ trọng kế xuống khoảng hai vạch và sau đó thả tỷ trọng kế ra hoặc có  thể xoay nhẹ để đưa tỷ trọng kế về trạng thái cân bằng, nổi tự do không chạm vào  thành ống. Đặt mắt ngang bề mặt chất lỏng, đọc đúng vạch cắt của thang chia độ và  mặt chất lỏng theo hai trường hợp: chất lỏng trong suốt và chất lỏng đục ™ Độ nhớt của dầu diesel Có  hai  loại  độ  nhớt  là  độ  nhớt  động  lực  và  độ  nhớt  động  học.  Trong  công  nghiệp dầu mỏ thường dùng độ nhớt động học, còn độ nhớt động lực được sử dụng  nhiều  trong  các  phương  pháp  nghiên  cứu.  Độ  nhớt  động  học  được  xác  định  bằng  phương pháp ASTM D445 ­ 06; TCVN 3171: 2007 sử dụng nhớt kế mao quản chảy  ngược với đơn vị đo chủ yếu là cSt x Quy trình xác định độ nhớt bằng nhớt kế mao quản [3]: ­ Chọn nhớt kết phù hợp với độ nhớt của dầu sao cho tốc độ chảy khoảng 200  ­ 800 giây ­ Nạp vào dụng cụ đo (nhớt kế) một lượng dầu thích hợp ­ Để ổn định nhiệt tại một nhiệt độ nhất định trong bình ổn định nhiệt khoảng  30  phút  sao  cho  đạt  cân  bằng  nhiệt  độ  bên  trong  mẫu  cần  đo  và  nhiệt  độdầu  của  thiết bị ổn định nhiệt, dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian chảy của lượng dầu trên  từ vạch này đến vạch kia của dụng cụ đo, phụ thuộc vào hằng số nhớt kế(k) ta tính  được độ nhớt động học của dầu theo công thức sau đây:  v = k.t Trong đó: ν: độ nhớt động học (cSt);  k: hằng số nhớt kế (cSt/s);  t: thời gian chảy (s) ™ Trị số xêtan (CN – Cetane number) – Chỉ số xêtan (CI –Cetane Index).  Trị số xêtan không có ý nghĩa quan trọng và sống còn như trị số Octan, nó  không hoàn toàn quyết định hiệu suất động cơ, song nhiên liệu có trị số xêtan thấp  hơn yêu cầu có thể dẫn đến những khó khăn, trục trặc khi khởi động máy, gây tiếng  ồn, khí thải độc hại 61 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM Hình 3.5  Cụm thiết bị đo trị số xêtan [3] Trị số xêtan thường được đo bằng động cơ CFC trong phòng thí nghiệm theo  phương  pháp  ASTM  D613  –  05;  TCVN  7630:2007.  Động  cơ  CFC  này  hoàn  toàn  tương tự động cơ dùng để đo ON, nhưng dĩ nhiên có xilanh kiểu động cơ điêzen.  Bản  chất  của  phương  pháp  là:  so  sánh  đặc  tính  cháy  của  mẫu  trong  động  cơ  thử  nghiệm ở các điều kiện tiêu chuẩn với hai hỗn hợp nhiên liệu so sánh đã biết trước  trị số xêtan. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng quy trình chặn trên và chặn  dưới tay quay để thay đổi tỷ số nén (số đọc trên thước của tay quay) của mẫu và  từng cặp nhiên liệu chuẩn chặn trên và chặn dưới. Dựa vào thời gian cháy trễ của  62 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM mẫu và hai mẫu so sánh sẽ cho phép ta nội suy ra trị số xêtan của mẫu cần xác định.  Quá  trình  nội  suy  được  minh  họa  trên  hình  3.5  và  tính  trị  số  xêtan  của  mẫu  theo  biểu thức sau: Hình 3.5 Trình tự đo mẫu và các nhiên liệu chuẩn so sánh [3] Cách tiến hành [3].  Đưa mẫu vào bình chứa nhiên liệu, rửa sạch buret chứa nhiên liệu, đuổi không khí  khỏi ống dẫn nhiên liệu và bơm. Đặt van chuyển đổi nhiên liệu để vận hành động cơ  với nhiên liệu này.  63 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM Chú  ý:  Việc  lựa  chọn  mẫu  chuẩn  rất  quan  trọng  đến  sai  số  của  phép  đo.  Mẫu  đo  phải có trị số xêtan nằm giữa trị số xêtan của hai mẫu chuẩn. Song chênh lệch trị số xêtan giữa hai mẫu chuẩn so sánh này phải không vượt quá 5,5 đơn vị xêtan.  ­ Kiểm tra tốc độ chảy của nhiên liệu và chỉnh núm điều chỉnh tốc độ nhiên liệu của  bơm sao cho lượng nhiên liệu tiêu thụ là 13 ml trong 1 phút.  ­ Điều chỉnh núm thời điểm phun nhiên liệu của bơm để đạt được số đọc của góc  phun sớm là 13o.  ­ Điều chỉnh tay quay để thay đổi tỷ số nén và có được số đọc của góc cháy trễ là 13o.  ­ Vận hành máy, trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút máy sẽ chạy ổn định.  Quan sát và ghi lại số đọc trên thước của tay quay Trong thực tế người ta hay dùng đại lượng gọi là chỉ số xetan (CI: cetan index). Chỉ  số xetan được tính toán từ các phương trình kinh nghiệm. Hầu hết các nhà máy lọc  dầu đều dùng cách tính của ASTM D 976 ­ 06, theo đó chỉ số xêtan được tính như  sau :  CI = 65,011(logT)2 + [0,192(oAPI).logT] + 0,16 (oAPI)2 −0,0001809(T)2 −420,34 Trong đó :  T: là nhiệt độ điểm sôi 50%V, oF.  API được xác định ở 60 oF (15,5 oC) tính theo công thức sau:  o o API 141,5  131,5 d 6060 d: là tỷ trọng của dầu so với nước ở 15 oC, kg/l.  Hoặc CI có thể tính theo công thức sau:  CI = 454,74 – 1642,416D – 774,74D2­ 0,554B + 97,803(log B)2 D: là tỷ trọng của dầu ở 15 oC, g/ml (kg/l).  64 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM B: là nhiệt độ cất 50%V, oC.  Tiêu  chuẩn  ASTM  D4737  –  04;  TCVN  3180:2007  cũng  đưa  ra  cách  tính  chỉ  số  xêtan cho nhiên liệu điêzen được phân loại theo tiêu chuẩn ASTM D975. Theo tiêu  chuẩn này, có hai quy trình tính chỉ số xêtan dựa vào mối liên hệ giữa các thông số  khối lượng riêng, T10, T50 và T90.  Quy trình A: quy định cách tính chỉ số xêtan cho nhiên liệu điêzen loại 1­ D:  CI  =  45,2  +  0,0892.T10N  +  (0,131+  0,901.B).T50N  +  (0,0523  ­  0,420.B).T90N  +  0,00049[(T10N)2 ­ (T90N)2]+107B+60B2 Trong đó: D: khối lượng riêng của mẫu ở 15 oC, g/ml.  DN = D – 0,85;  B = e­3,5DN – 1; T10; T50; T90: Nhiệt độ chưng cất thu được 10%V; 50%V; 90%V mẫu, oC.  T10N = T10 – 215  T50N = T50 – 260  T90N = T90 ­ 310  Quy trình B: quy định cách tính chỉ số xêtan cho nhiên liệu điêzen loại 2­ D:  CI = ­ 386,26D + 0,1740T10 + 0,1215T50 + 0,01850T90 + 297,42  Nhiệt độ hóa đục [3] Xác  định  nhiệt  độ  hóa  đục,  nhiệt  độ  rót  theo  tiêu  chuẩn  ASTM  D2500  –  03  bằng  thiết bị được bố trí như hình 3.5. Đầu tiên, mẫu dầu được đựng trong ống mẫu và  đặt trong một bao không khí. Tất cả được nhúng trong bình điều nhiệt. Hạ dần nhiệt  độ và theo dõi độ trong suốt của mẫu dầu ở từng độ bách phân, khi nào mẫu bắt đầu  xuất hiện các tinh thể có dạng mây thì nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ hóa đục. Tương tự  như trên, tuy nhiên nhiệt kế trong phép thử nhiệt độ hóa đục được đặt chạm đáy ống  65 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM đựng mẫu còn trong phép thử nhiệt độ rót, nhiệt kế được đặt cao hơn, mép trên của  bầu thủy ngân nằm cách mặt mẫu dầu khoảng 3 mm. Khi qua nhiệt độ hóa đục, tiếp  tục hạ nhiệt độ, cứ khi nhiệt độ thay đổi 3 oC, lấy ống mẫu ra để quan sát, sau đó lại  cho vào vỏ không khí. Cứ làm thế cho đến khí không nhìn thấy sự chuyển động của  mẫu dầu khi ống được giữ sang vị trí nằm ngang trong 5 giây. Nhiệt độ khi đó được  gọi là nhiệt độ rót.  Hình 3.5: Thiết bị xác định nhiệt độ hóa đục, nhiệt độ rót Nhiệt độ đông đặc Xác định nhiệt độ đông đặc theo tiêu chuẩn ASTM D97 – 03. Đong 25 ml mẫu cho  vào ống mẫu. Ống mẫu được đưa vào bao không khí, đậy lắp kín sao cho giữ chặt  được  cánh  khuấy,  điều  chỉnh  vị  trí  nhiệt  kế  sao  cho  mép  dưới  của  bầu  thủy  ngân  cách đáy ống mẫu khoảng 10 ­15 mm. Bề mặt của mẫu phải thấp hơn bề mặt của  chất lỏng làm mát từ 10 – 20 mm. Thêm đá khô vào duy trì mức nước làm mát đối  với  bao  chân  không.  Khuấy  liên  tục  mẫu  với  tốc  độ  khuấy  khoảng  1  –  1,5  vòng/giây. Hạ nhiệt độ mẫu xuống cho đến khi xuất hiện các tinh thể hydrocacbon  thì bỏ ống mẫu ra khỏi bao không khí, vẫn duy trì sự khuấy như trên. Quan sát mẫu,  66 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM khi nào các tinh thể hydrocacbon biến mất hoàn toàn thì ghi lại nhiệt độ đó. Nhiệt  độ xác định được gọi là nhiệt độ chảy hay điểm đông đặc Hình 3.6: Thiết bị xác định nhiệt độ đông đặc ™ Ăn mòn tấm đồng Ăn  mòn  tấm  đồng  ở  50  oC  trong  3  giờ  được  xác  định  theo  phương  pháp  ASTM D130 – 04; TCVN 2694 : 2007 x Quy trình xác định [3]:  Cho 30 ml mẫu hoàn toàn sạch, không có tạp chất và nước lơ lửng vào ống  thử khô, sạch (làm sạch bằng hoá chất), ống có đường kính 25 mm và dài 150 mm,  trong vòng 1 phút thả trượt tấm đồng đã được đánh bóng lần cuối vào ống mẫu. Đặt  cẩn thận ống thử vào bình thử và vặn nắp chặt. Nếu phân tích nhiều mẫu trong cùng  một  thời  gian,  thì  được  phép  chuẩn  bị  từng  bình  áp  suất  trong  một  mẻ,  trước  khi  nhúng chìm từng bình áp suất vào trong bể chất lỏng ở nhiệt độ quy định. Sau thời  gian nhất định bình áp suất, lấy ống thử ra và đánh giá kết quả thử nghiệm so với  bảng tiêu chuẩn ASTM về ăn mòn tấm đồng Đánh giá tấm đồng Rót toàn bộ mẫu trong ống thử vào một vật chứa thích hợp. Nếu vật chứa là  cốc thuỷ tinh cao thành có dung tích 150 ml, thì nhẹ nhàng thả trượt tấm đồng vào  67 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM cốc để tránh vỡ cốc. Dùng kẹp thép không gỉ lấy ngay tấm đồng ra và nhấn chìm  vào dung môi rửa, sau đó lại lấy tấm đồng này ra ngay, làm khô và kiểm tra độ xỉn  hoặc ăn mòn bằng cách so sánh với bảng chuẩn ăn mòn đồng ASTM theo bảng 3.5.  Để làm khô tấm đồng, có thể thấm bằng giấy lọc, làm khô bằng không khí, hoặc các  biện  pháp  thích  hợp  khác.  Đặt  tấm  đồng  và  bảng  chuẩn  ăn  mòn  đồng  ASTM  nghiêng một góc 45o để quan sát Bảng 3.5 Đánh giá mức độ ăn mòn tấm đồng ™ Hàm lượng tro Hàm  lượng  tro  được  xác  định  theo  tiêu  chuẩn  ASTM  D482  ­  03;  TCVN  2690:2007.  Tiêu  chuẩn  này  quy  định  phương  pháp  xác  định  hàm  lượng  tro  trong  khoảng 0,001% đến 0,180% khối lượng có trong các loại nhiên liệu phần cất nhẹ và  các  nhiên  liệu  cặn,  nhiên  liệu  tuốc  bin  khí,  dầu  thô,  dầu  bôi  trơn,  sáp  và  các  sản  phẩm dầu mỏ khác, trong đó bất kỳ các chất tạo tro nào có mặt thường được coi là  tạp chất hoặc các chất nhiễm bẩn không mong muốn.  x Quy trình xác định Nung  đĩa  hoặc  chén  bay  hơi  sẽ  dùng  trong  phép  thử  ở  700  oC  đến  800  oC  ít  nhất trong 10 phút. Làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình làm nguội phù hợp và  cân với độ chính xác đến 0,1 mg  68 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM Bảng 3.6 Hàm lượng tro dự kiến Lượng  mẫu  thử  cần  lấy  phụ  thuộc  vào  tro  dự  kiến  có  trong  mẫu  như  bảng  3.6. Cân đủ mẫu vào đĩa hoặc chén chính xác đến 0,1 g để có lượng tro đến 20 mg.  Dùng đèn đốt Meeker hoặc loại tương đương cẩn thận nung đĩa hoặc chén cho đến  khi mẫu cháy thành ngọn lửa. Duy trì nhiệt độ nung đĩa và chén sao cho mẫu tiếp  tục cháy đều với tốc độvừa phải, chỉ để lại tro và cacbon khi dừng cháy. Nung cặn  trong lò nung ở 775  oC ± 25  oC cho tới khi tất cả các hợp chất chứa các bon biến  mất. Làm nguội đĩa tới nhiệt độ phòng trong bình làm nguội rồi cân chính xác đến  0,1 mg.  Nung lại đĩa ở 775  oC ± 25  oC trong 20 ­ 30 phút, làm nguội trong bình làm  nguội rồi cân lại. Lặp lại thao tác nung và cân cho tới khi chênh lệch kết quả giữa  hai lần cân liên tiếp không lớn hơn 0,5 mg Tính kết quả: Tro được tính bằng phần trăm khối lượng của các mẫu thử ban  đầu theo công thức: Trong đó:  w. là khối lượng tro, gam;  W. là khối lượng mẫu thử, gam ™ Hàm lượng cặn cacbon conradson Phương pháp xác định cặn cacbon conradson được thực hiện theo tiêu chuẩn  ASTM D 189 – 05; TCVN 6324 : 2006 x Quy trình xác định Cho một lượng mẫu đã cân trước vào chén sứ, lắc kỹmẫu thử, khi cần giảm  độ nhớt, làm nóng mẫu ở nhiệt độ 50  oC ± 10  oC trong 0,5 giờ. Ngay sau khi làm  nóng và lắc mẫu, cho lọc phân chia qua sàng 100. Cân 10 gam không chứa hơi ẩm  và các chất lơ lửng, cho vào chén sứ hoặc chén thuỷ tinh đã cân bì trước trong đó có  69 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM sẵn  hai  hạt  thuỷ  tinh  đường  kính  khoảng  2,5  mm.  Đặt  chén  này  vào  giữa  chén  Skidmore,  san  phẳng  lớp  cát  rải  trong  chén  sắt  ngoài  và  đặt  chén  Skidmore  lên  chính giữa lớp cát đó Đậy nắp cả hai chén Skidmore và chén sắt, riêng nắp chén sắt chỉ đậy hờ để  cho hơi tự do thoát ra. Đặt giá đỡ tam giác làm bằng dây niken – Crôm lên giá hoặc  vòng đỡ thích hợp rồi đặt tấm cách nhiệt lên giá đỡ. Sau đó đặt chén sắt ở giữa tấm  cách nhiệt sao cho đáy của nó nằm trên mặt của tam giác, và đậy toàn bộ bằng chụp  sắt để nhiệt được phân bố đồng đều trong suốt quá trình thử.  Dùng đèn Meker để đốt với ngọn lửa cao và mạnh, sao cho thời gian từ lúc  bắt đầu đốt đến lúc mẫu bắt cháy là (10 ± 1,5) phút (thời gian ngắn hơn thì mẫu sẽ  bay  hơi  quá  nhanh  gây  nên  sủi  bọt  hoặc  ngọn  lửa  quá  cao).  Khi  khói  xuất  hiện  ở  phía trên ống khói, nhanh chóng di chuyển hoặc nghiêng đèn sao cho ngọn lửa dọi  vào thành chén để đốt cháy hơi. Sau đó tạm thời bỏ đèn ra ngoài, và trước khi đặt  đèn trở lại cần điều chỉnh bằng cách vặn van trên ống dẫn khí đốt sao cho hơi cháy  đều đặn với ngọn lửa trên ống khói, nhưng không vượt quá cầu bắt ngang của sợi  dây làm mức. Nếu cần thiết, phải tăng nhiệt độ khi không thấy ngọn lửa cháy trên  ống khói. Thời gian đốt hơi sẽ là 13 phút ± 1 phút. Nếu không thể đạt được cả hai  yêu cầu về thời gian đốt và ngọn lửa thì yêu cầu về thời gian đốt là quan trọng hơn.  Khi hơi ngừng cháy và quan sát không thấy còn khói xanh thì điều chỉnh lại đèn đốt  và duy trì việc cấp nhiệt như ban đầu để phần dưới đáy và chén sắt ngoài có màu đỏ  tím, duy trì như vậy đúng 7 phút. Tổng thời gian đốt là 30 phút ± 2 phút, có thể kéo  dài thêm giai đoạn trước bắt cháy và thời gian cháy.  Tắt đèn đốt và để cho thiết bị nguội cho đến khí không còn khói và sau đó  mở nắp trên chén Skidmore (sau khoảng 15 phút). Dùng cặp đã hơ nóng gắp chén  sứ hoặc chén thuỷ tinh ra, đặt vào bình chống ẩm, để nguội rồi cân Cặn cacbon của mẫu hoặc cặn cacbon có trong cặn chưng cất 10% (X) được  tính bằng phần trăm khối lượng theo công thức:  Trong đó:  A: là khối lượng cặn cacbon, gam;  W: là khối lượng mẫu, gam 70 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM KẾT LUẬN Sau  thời  thời  gian  tìm  hiểu  đề  tài:“Tìm hiểu một số phương pháp đánh giá  chất lượng sản phẩm của xăng và dầu DO ”  em  đã đạt được các kết quả sau: ­ Tìm hiểu một cách tổng quan về dầu mỏ như: Thành phần của dầu mỏ, sản  phẩm được chế biến từ dầu mỏ và các thông số hóa lý cơ bản của dầu mỏ ­ Tìm hiểu  một cách tổng quan về sản phẩm xăng thương phẩm và nhiên liệu  dầu DO ­ Tìm hiểu một cách chi tiết các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm  của xăng: ¾  Đo áp suất hơi bão hòa Reid sử dụng phương pháp ASTM D323­99 (TCVN  5731­2006) ¾ Đo  nhiệt  độ  thành  phần  cất  sử  dụng  phương  pháp  ASTM  D86­85  (TCVN  2698­2007) ¾ Đo tạp chất cơ học sử dụng phương pháp ASTM D473­84 ¾ Đo trị số ON sử dụng phương pháp ASTM D2699­06a (TCVN 2703­2007) ¾ Đo  hợp  chất  thơm  sử  dụng  phương  pháp  ASTM  D5580­02  (TCVN  3166­ 2008) ¾ Đo  nhiệt  chớp  cháy  sử  dụng  phương  pháp  ASTM  D93­02  (TCVN  2693­ 1995) ¾ Đo hàm lượng nước sử dụng phương pháp ASTM D6304­04 (TCVN 3182­ 2008), ASTM D95e1 (TCVN 2692­2007) ¾ Đo  hàm  lượng  S  sử  dụng  phương  pháp  ASTM  D1266­03  (TCVN  2708­ 2007) ¾ Đo độ bền oxi hóa sử dụng phương pháp ASTM D4871­06 ­ Tìm hiểu một cách chi tiết các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm  của dầu DO: ¾ Đo độ nhớt sử dụng phương pháp ASTM D445 – 06 (TCVN 3171: 2007) ¾ Đo  hàm  lượng  cặn  cacbon  sử  dụng  phương  pháp  ASTM  D189­08  (TCVN  6324­2008) ¾ Đo  hàm  lượng  tro  sử  dụng  phương  pháp  ASTM  D482­03  (TCVN  2690­ 2007) ¾ Đo tỷ trọng sử dụng phương pháp ASTM D1298­96 (TCVN 6594­2007) 71 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM ¾ Đo hàm lượng nước sử dụng phương pháp ASTM D6304­04 (TCVN 3182­ 2008), ASTM D95 ­05e1 (TCVN 2692­2007) ¾ Đo  hàm  lượng  S  sử  dụng  phương  pháp  ASTM  D1266­03  (TCVN  2708­ 2007) ¾ ¾ ¾ ¾ ¾ Đo trị số CN sử dụng phương pháp ASTM D613­05 (TCVN 7630­2007) Đo độ ăn mòn tấm đồng sử dụng phương pháp ASTM D130­04 (TCVN­) Đo nhiệt độ hóa đục sử dụng phương pháp ASTM D2500­03 (TCVN Đo độ bền oxi hóa sử dụng phương pháp ASTM D4871­06 Đo  nhiệt  chớp  cháy  sử  dụng  phương  pháp  ASTM  D93­02  (TCVN  2693­ 1995) ¾ Đo nhiêt độ đông đặc sử dụng phương pháp ASTM D 72 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phan Tử Bằng, (1999), Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên. NXB Giao thông vận  tải Hà Nội [2]. Phan Tử Bằng, (2002).Công nghệ chế biến dầu và khí. NXB Xây dựng Hà Nội [3]. Dương Viết Cường. Giáo trình Sản phẩm dầu mỏ và phụ gia [4]. Trương Hữu Trì. Giáo trình hóa học dầu mỏ. Trường ĐH Đà Nẵng [5]. Lê Văn Hiếu, (2001). Công nghệ chế biến dầu mỏ. Nhà xuất bản Khoa học và  kỹ thuật, Hà Nội [6]. Kiều Đình Kiểm (Tổng Công ty dầu khí Việt Nam), (1999). Các sản phẩm dầu  mỏ và hóa dầu. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội [7]. Đinh Thị Ngọ, (2003). Hóa học dầu mỏ và khí. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà  Nội 73 WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON ... LƯỢNG  CỦA  SẢN  PHẨM XĂNG VÀ DẦU DIESEL  (DO) 46 3.1 Các phương pháp đánh giá chất lượng của xăng và dầu diesel DO 46 3.2 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 55 3.2.1 Sản phẩm xăng thương phẩm. .. trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng nhiên liệu. Xuất phát từ những vấn đề trên nên  em đã chọn đề tài:  Tìm hiểu một số phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm của xăng và dầu DO   cho  đồ ... hydrocacbon là không thực sự cần thiết. Người ta chủ yếu dựa vào các tính chất hóa  lý cơ bản của xăng để đánh giá chất lượng của xăng [4] Hợp phần pha xăng (xăng gốc ) chủ yếu được sản xuất từ các quá trình: ­ Xăng của quá trình FCC (crackat) ­ Xăng của quá trình Reforming (Reformat)

Ngày đăng: 12/10/2017, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan