1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tư tưởng giải thoát trong triết học ấn độ cổ trung đại khóa luận tốt nghiệp

82 1,4K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 174,58 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, một trong những trung tâm triết học lớn của thế giới. Triết học Ấn Độ với một kho tàng tri thức khổng lồ là nguồn suối vô tận để chúng ta đi sâu vào nghiên cứu. Hơn thế nữa, tư tưởng triết học Ấn Độ mang một hơi thở đặc biệt so với các nền triết học còn lại của thế giới thời kỳ cổ đại. Nếu triết học Hy lạp mang thiên hướng đấu tranh và thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của con người; triết học Trung Quốc chú ý luận bàn về cái thuật cai trị thiên hạ thì triết học Ấn Độ lại quan tâm đặc biệt đến vấn đề nhân sinh, để từ đó đi tìm con đường “giải thoát” cho con người khỏi nỗi khổ của cuộc đời. Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ giao lưu từ rất sớm, các tư tưởng triết học Ấn Độ được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên, trước hết, bằng con đường giao thương và con đường truyền giáo. Khi được du nhập vào nước ta, tư tưởng triết học Ấn Độ đã kết hợp với đạo đức, truyền thống, văn hóa, tư tưởng...của dân tộc, tạo nên những nét riêng trong đời sống của người Việt. Nó đã thấm nhuần vào tư tưởng của các thế hệ, để “ăn sâu” và “bám rễ” vào trong “nếp nghĩ” và “nếp sống” hàng ngày của mỗi người Việt Nam. Không phải chỉ có nền triết học Ấn Độ mới đề cập đến vấn đề giải thoát. Tuy nhiên, coi “giải thoát” là cái đích của tư tưởng, là một lẽ sống chứ không đơn thuần là một quan niệm, chắc hẳn ta chỉ bắt gặp ở nền triết học Ấn Độ.Tư tưởng “giải thoát” xuyên suốt toàn bộ nền triết học này. Và, hơn thế nữa, tư tưởng “giải thoát” trong triết học Ấn Độ còn mang một hương vị đặc biệt, nó hấp dẫn và lôi cuốn người ta đi sâu vào suối nguồn tâm thức của chính mình, để từ đó khao khát tìm được lối đi cho những bế tắc trong cuộc sống thường ngày. Vì lẽ đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ trung đại” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề giải thoát là một vấn đề trung tâm của nền triết học Ấn Độ. Hơn thế nữa, nội dung giải thoát trong các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ rất độc đáo, phong phú và đa dạng. Vì lẽ đó, nó được nhiều nhà nghiên cứu cả ở phương Đông lẫn phương Tây quan tâm và cho đến nay, người ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề này, nó được thể hiện trong một khối lượng khổng lồ những tài liệu, những kinh sách...Nhìn chung, chúng ta có thể chia một cách khái quát các công trình nghiên cứu ấy theo hai hướng chính: Hướng nghiên cứu thứ nhất, đó là sự nghiên cứu tư tưởng giải thoát thông qua việc nghiên cứu bối cảnh chung của nền văn hóa và tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ. Ở hướng nghiên cứu này, phải kể đến tác phẩm của nhà văn hóa lớn trên thế giới như Will Durant với cuốn Di sản phương Đông của chúng ta và bộ lịch sử văn minh thế giới, trong đó có cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, Hà Nội, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin năm 2004, thông qua bản dịch của dịch giả Nguyễn Hiến Lê. Đây là bộ sách được Will Durant viết trong rất nhiều năm, qua đó, trình bày bức tranh tổng thể của nền văn minh Ấn Độ, trong đó có sự hình thành và phát triển của các trào lưu tư tưởng triết học và tôn giáo Ấn Độ. Ngoài ra, cần phải kể đến cuốn Phát hiện Ấn Độ của Jawaharlal Nehru...v.v. Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, tiêu biểu như Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, PGS.TS Doãn Chính (chủ biên), ĐHQG Hà Nội năm 2005; Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, PGS.TS Doãn Chính, nxb Chính Trị Quốc gia, H.2010; Lịch sử triết học Ấn Độ, Thích Mãn Giác, nxb Văn hóa Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh năm 2007; Sử cương triết học Ấn Độ, Quảng Liên, Hà Nội, nxb Tôn giáo năm 2006; Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ, Thích Mãn Giác, nxb thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002...v.v. Các công trình nghiên cứu này, đã trình bày những nét khái quát nhất bức tranh nền văn hóa – tư tưởng Ấn Độ thời cổ đại và đi sâu vào nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và nội dung tư tưởng của các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ. Hướng nghiên cứu thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu trực tiếp vào tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ. Các công trình của các nhà nghiên cứu trên thế giới cần kể đến như Kimura Taiken với cuốn Giải thoát luận, Chân như quan của Phật học; Con đường giải thoát khổ, Dhammara kakhita Bhikkhu, Hà Nội, nxb Tôn giáo, 2006; Hương vị của giải thoát, Ajahn Chah qua bản dịch của Huỳnh Văn Thanh, Hà Nội năm 2012...v.v. Ở Việt Nam, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của PGS,TS Doãn Chính, nxb Chính trị Quốc gia, H,2008; Giải thoát luận Phật giáo của tác giả Nguyễn Thị Toan, nxb Chính trị Quốc gia, H.2010; Luận án tiến sĩ triết học với đề tài: “Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Toan…v.v. Những tài liệu trên đây của các tác giả là nguồn tư liệu quý giúp em tiếp thu, tham khảo và định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình.

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI 6

1.1 Điều kiện tự nhiên 6

1.2 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của Ấn Độ thời kỳ cổ đại 8

1.3 Sự phát triển khoa học và văn hóa Ấn Độ thời kỳ cổ đại 16

1.4 Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ - trung đại 20

1.5 Tư tưởng giải thoát – đặc trưng của nền triết học Ấn Độ cổ - trung đại 21

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI 26

2.1 Khái niệm “giải thoát” trong các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ - trung đại 26

2.2 Xuất phát điểm của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại 27

2.3 Nội dung của tư tưởng giải thoát trong triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ -trung đại 30

CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY 63

3.1 Giá trị của tư tưởng giải thoát trong triết học cổ - trung đại 63

3.2 Hạn chế của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại 65

3.3 Ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay 68

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, một trongnhững trung tâm triết học lớn của thế giới

Triết học Ấn Độ với một kho tàng tri thức khổng lồ là nguồn suối vô tận

để chúng ta đi sâu vào nghiên cứu Hơn thế nữa, tư tưởng triết học Ấn Độmang một hơi thở đặc biệt so với các nền triết học còn lại của thế giới thời kỳ

cổ đại Nếu triết học Hy lạp mang thiên hướng đấu tranh và thể hiện khátvọng chinh phục tự nhiên của con người; triết học Trung Quốc chú ý luận bàn

về cái thuật cai trị thiên hạ thì triết học Ấn Độ lại quan tâm đặc biệt đến vấn

đề nhân sinh, để từ đó đi tìm con đường “giải thoát” cho con người khỏi nỗi

khổ của cuộc đời

Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ giao lưu từ rất sớm, các tư tưởng triếthọc Ấn Độ được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên,trước hết, bằng con đường giao thương và con đường truyền giáo Khi được

du nhập vào nước ta, tư tưởng triết học Ấn Độ đã kết hợp với đạo đức, truyềnthống, văn hóa, tư tưởng của dân tộc, tạo nên những nét riêng trong đời sống

của người Việt Nó đã thấm nhuần vào tư tưởng của các thế hệ, để “ăn sâu”

và “bám rễ” vào trong “nếp nghĩ” và “nếp sống” hàng ngày của mỗi người

Việt Nam

Không phải chỉ có nền triết học Ấn Độ mới đề cập đến vấn đề giải thoát

Tuy nhiên, coi “giải thoát” là cái đích của tư tưởng, là một lẽ sống chứ không

đơn thuần là một quan niệm, chắc hẳn ta chỉ bắt gặp ở nền triết học Ấn Độ.Tư

tưởng “giải thoát” xuyên suốt toàn bộ nền triết học này Và, hơn thế nữa, tư tưởng “giải thoát” trong triết học Ấn Độ còn mang một hương vị đặc biệt, nó

Trang 3

hấp dẫn và lôi cuốn người ta đi sâu vào suối nguồn tâm thức của chính mình, để

từ đó khao khát tìm được lối đi cho những bế tắc trong cuộc sống thường ngày

Vì lẽ đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng giải thoát trong triết

học Ấn Độ cổ - trung đại” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề giải thoát là một vấn đề trung tâm của nền triết học Ấn Độ Hơnthế nữa, nội dung giải thoát trong các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độrất độc đáo, phong phú và đa dạng Vì lẽ đó, nó được nhiều nhà nghiên cứu cả

ở phương Đông lẫn phương Tây quan tâm và cho đến nay, người ta đã đạtđược nhiều thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề này, nó đượcthể hiện trong một khối lượng khổng lồ những tài liệu, những kinhsách Nhìn chung, chúng ta có thể chia một cách khái quát các công trìnhnghiên cứu ấy theo hai hướng chính:

Hướng nghiên cứu thứ nhất, đó là sự nghiên cứu tư tưởng giải thoát

thông qua việc nghiên cứu bối cảnh chung của nền văn hóa và tư tưởng triếthọc, tôn giáo Ấn Độ

Ở hướng nghiên cứu này, phải kể đến tác phẩm của nhà văn hóa lớn trên

thế giới như Will Durant với cuốn Di sản phương Đông của chúng ta và bộ lịch sử văn minh thế giới, trong đó có cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, Hà Nội,

nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin năm 2004, thông qua bản dịch của dịch giảNguyễn Hiến Lê Đây là bộ sách được Will Durant viết trong rất nhiều năm,qua đó, trình bày bức tranh tổng thể của nền văn minh Ấn Độ, trong đó có sựhình thành và phát triển của các trào lưu tư tưởng triết học và tôn giáo Ấn Độ

Ngoài ra, cần phải kể đến cuốn Phát hiện Ấn Độ của Jawaharlal Nehru v.v.

Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, tiêu biểu

như Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, PGS.TS Doãn Chính (chủ biên), ĐHQG Hà Nội năm 2005; Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại,

Trang 4

PGS.TS Doãn Chính, nxb Chính Trị - Quốc gia, H.2010; Lịch sử triết học Ấn

Độ, Thích Mãn Giác, nxb Văn hóa Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh năm 2007; Sử cương triết học Ấn Độ, Quảng Liên, Hà Nội, nxb Tôn giáo năm 2006; Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ, Thích Mãn Giác, nxb thành phố Hồ

Chí Minh, năm 2002 v.v Các công trình nghiên cứu này, đã trình bày nhữngnét khái quát nhất bức tranh nền văn hóa – tư tưởng Ấn Độ thời cổ đại và đisâu vào nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và nội dung tư tưởng củacác trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ

Hướng nghiên cứu thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu trực tiếp vào

tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ

Các công trình của các nhà nghiên cứu trên thế giới cần kể đến như

Kimura Taiken với cuốn Giải thoát luận, Chân như quan của Phật học; Con đường giải thoát khổ, Dhammara kakhita Bhikkhu, Hà Nội, nxb Tôn giáo, 2006; Hương vị của giải thoát, Ajahn Chah qua bản dịch của Huỳnh Văn

Thanh, Hà Nội năm 2012 v.v

Ở Việt Nam, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như

Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của PGS,TS Doãn Chính, nxb Chính trị - Quốc gia, H,2008; Giải thoát luận Phật giáo của tác giả Nguyễn

Thị Toan, nxb Chính trị - Quốc gia, H.2010; Luận án tiến sĩ triết học với đề

tài: “Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Toan…v.v.

Những tài liệu trên đây của các tác giả là nguồn tư liệu quý giúp em tiếpthu, tham khảo và định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận

*) Mục đích

Khóa luận làm rõ nội dung chủ yếu của tư tưởng giải thoát trong triếthọc Ấn Độ cổ - trung đại, từ đó, đánh giá những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng

Trang 5

của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại đối với đời sống

xã hội Việt Nam hiện nay

*) Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của nền triết học Ấn Độ cổ trung đại

Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng giải thoát trong triết học

Ấn Độ cổ - trung đại

- Phân tích những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của tư tưởng giải thoáttrong triết học Ấn Độ đối với đời sống xã hội Việt nam hiện nay

4 Đối tượng nghiên cứu của khóa luận

- Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử Để triển khai nội dung, đề tài sử dụng các phương pháp:

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp

trừu tượng hóa, khái quát hóa; Phương pháp kết hợp giữa lịch sử vàlogic v.v

6 Đóng góp của khóa luận

- Khái quát những nội dung chủ yếu của tư tưởng giải thoát trong triếthọc Ấn Độ cổ - trung đại

- Đánh giá giá trị, hạn chế và rút ra những ảnh hưởng của tư tưởng giảithoát trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại đối với đời sống xã hội Việt Namhiện nay

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luậngồm có 3 Chương, 11 Tiết:

Trang 6

Chương I: Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm nổi bật của triết học Ấn Độ thời kỳ cổ đại.

Chương II: Nội dung chủ yếu của tư tưởng giải thoát trong triết học

Ấn Độ cổ - trung đại.

Chương III: Giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại đối với xã hội Việt Nam hiện nay.

Trang 7

CHƯƠNG I HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC

ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI

1.1 Điều kiện tự nhiên

Về mặt địa lý, Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác lớn, một “tiểu lục địa” nằm ở khu vực phía Nam châu Á, ngăn cách với bên ngoài bởi Ấn Độ Dương và dãy Hymalaya (theo tiếng Sanscrit nó nghĩa là “xứ sở của tuyết” hay “nơi cư trú của tuyết”), với vòng cung dài 2.600 km, trong đó, có hơn 40

ngọn núi cao hơn 7.000m so với mực nước biển

Với dãy Hymalaya, được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới”, đã tạo

nên sự tưởng tượng rất phong phú ở người dân Ấn Độ, họ coi đây là nơi tiếpgiáp giữa cõi trời và trần gian

Miền cực Bắc Ấn Độ tiếp giáp với Trung Quốc, Nêpan (Nepal), Butan(Bhutan), nơi đó là tỉnh Kasơmia (kashmir), gồm những ngọn núi hùng vĩ,dưới chân núi là vùng khí hậu ôn đới, có thung lũng Kasơmia (kashmir) rộng

lớn chạy song song nhau và được mệnh danh là “thiên đường của hạ giới” Ở phía nam Kasơmia (kashmir) là miền Pendjab (“miền năm con sông”), chính

nơi đây là nơi đã nảy sinh ra một nền văn minh nổi tiếng là Mohenjo Daro và

Harappa, “Ở lưu vực sông Ấn (sông Indus – người viết) như Armi, Mohenjo – Daro, Harrappa, Chanhu – Daro, người ta đào lên được những di tích của

cả những thành phố rộng lớn được thành lập vào khoảng trên 3000 năm đến

2000 năm trước kỷ nguyên Tây lịch” [ 5, tr 19 – 20]

Sông Hằng (Gange) là con sông linh thiêng của Ấn Độ, nó bắt nguồn từdãy Hymalaya, nằm ngang cả phía Bắc Ấn Với sự hùng vĩ đó của sông Hằng,

người Ấn gọi nó là con “sông trời”, nó tạo nên những đồng bằng trù phú,

Trang 8

giúp Ấn Độ phát triển nền nông nghiệp Từ đó, này sinh ra các quốc giachiếm hữu nô lệ đầu tiên ở Ấn Độ cổ đại.

Phía Đông Ấn giáp với vịnh Ben-gan (Bengale); phía Tây giáp với biển

Ả rập (Arap); miền Nam Ấn là cao nguyên Đêcan (Deccan) rộng lớn vớinhiều rừng rú và tài nguyên khoáng sản Nơi đây thuận lợi cho việc phát triểngiao thông cũng như thủy lợi

Về mặt khí hậu, ở Ấn Độ khí hậu vô cùng khắc nghiệt Miền Bắc Ấn,

dãy Hymalaya quanh năm tuyết phủ với cái lạnh thấu da thịt, các cơn cuồngphong đem cái khí lạnh của miền Bắc ào xuống phía Nam, gặp hơi nóng ởđây, ngưng tụ thành những đám mây mù dày đặc, làm cho thiên nhiên vốn đã

bí ẩn lại càng trở nên huyền bí hơn

Vào mùa hè, một phần băng ở dãy Hymalaya tan chảy tạo nên nhữngcơn thác lũ đổ xuống phần chân núi, đủ sức quét sạch những gì nó đi qua.Nhưng, ở vùng Pendjab, về phía Nam cái nóng bao phủ quanh năm làm chođất đai khô cằn, thiếu nước sinh hoạt và nước tưới, gây khó khăn cho cuộcsống cũng như việc sản xuất nông nghiệp của người dân Miền cao nguyênĐêcan (Deccan) khí hậu nóng và khô khiến cho cơ thể con người rệu rã

Nhìn chung, điều kiện địa lý ở Ấn Độ rất đa dạng, phong phú, khí hậu vô

cùng khắc nghiệt, cái lạnh thấu da thịt ở miền Bắc và cái nóng khô ở miền caonguyên Đêcan (Deccan), với nhiều thiên tai khiến con người khổ sở và lo sợtrước tự nhiên Điều kiện tự nhiên dẫn đến một số hệ quả trong việc phát triển

tư tưởng của người Ấn Độ cổ:

Một là, khí hậu khắc nghiệt làm cho đời sống của con người khổ cực.

Con người cảm thấy mình nhỏ bé trước tự nhiên và bất lực trước những thiêntai khắc nghiệt, khi không thể cải tạo tự nhiên, cải tạo thế giới hiện thực người

Ấn Độ đã tìm cách giải thoát bằng việc đi vào nhận thức chính mình, để giảithoát cho mình khỏi những nỗi khổ của cuộc đời

Trang 9

Hai là, tự nhiên hùng vĩ và huyền bí đã làm cho con người có trí tưởng

tượng hết sức phong phú, người Ấn Độ đã sáng tạo ra những bộ sử thi đồ sộ,trong đó thể hiện những ước mơ, những khát vọng và những tư tưởng triếthọc mang đậm tính chất tôn giáo Cũng vì lẽ đó, triết học Ấn Độ mang thiên

hướng “duy linh”.

1.2 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của Ấn Độ thời kỳ cổ đại 1.2.1 Điều kiện kinh tế

Về nông nghiệp, vào khoảng thế kỷ VI tr CN, kinh tế tương đối phát

triển Công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến, cùng với kỹ thuật sản xuấtđược nâng cao nên người Ấn Độ đã xây dựng được các công trình thủy lợi,tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển Diện tích canh tác được mở rộng,năng suất lao động tăng và có nhiều loại ngũ cốc mới được đưa vào canh tác

Về thủ công nghiệp,có những bước phát triển đáng kể, với các các ngành

đa dạng như: Dệt vải bông, đay, tơ lụa, nghề làm đồ gỗ, đồ trang sức v.v.Những người làm nghề này sống tập trung ở các thành thị, họ tổ chức thànhcác phường hội

Về thương nghiệp, mặc dù kinh tế dựa vào nông nghiệp vẫn là chủ yếu

nhưng, thương nghiệp cũng phát triển khá mạnh Người ta buôn bán chủ yếucác mặt hàng như: Đồ trang sức, hương liệu, lụa Ấn Độ có quan hệ thươngmại với các nước: Trung Quốc, Srilanca, Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Á, ĐôngNam Á v.v Sự phát triển của thương nghiệp đã làm xuất hiện tầng lớpthương nhân giàu có và nhiều thành phố đã trở thành trung tâm thủ côngnghiệp và thương nghiệp

Nhìn chung, kinh tế Ấn Độ cổ đại tuy có những bước phát triển tương

đối, nhưng nền kinh tế mới chỉ mang tính chất tiểu nông, tự cung, tự cấp Nó

đã tạo điều kiện cho việc hình thành nên chế độ công xã nông thôn ở Ấn Độ

Trang 10

cổ đại Việc kéo dài sự tồn tại của chế độ công xã nông thôn đã làm cho đờisống của người Ấn Độ trì trệ, không phát triển được.

1.2.2 Điều kiện chính trị - xã hội

Về mặt dân cư, người Ấn Độ được hình thành do sự pha trộn của sáu dòng

nhân chủng lớn trên thế giới Xã hội Ấn Độ cổ đại ra đời từ rất sớm, vàokhoảng thế kỷ XXV trước Công nguyên (tr.CN), có một số tộc người đã cư trú

ở đây và họ đã xây dựng nên một nền văn minh rất rực rỡ, văn minh sông Ấn(Indus) Nền văn minh này đã bị lụi tàn vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ IItr.CN mà cho đến tận ngày nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của sựsuy tàn đó Những chủ nhân của nền văn minh này là người Muna và ngườiDravidian Người Muna có nước da ngăm đen, bánh mật, tầm vóc thấp, mũi tẹt

và họ sống lan tràn khắp miền Bắc Ấn Độ Trong khi đó, người Dravidian lại

cư trú chủ yếu ở miền bình nguyên và điền dã, họ theo chế độ mẫu hệ, thờ nhấtthần (Nữ thần sáng tạo đất đai và dân tộc), kỹ thuật canh tác nông nghiệp củacác tộc người bản địa ở giai đoạn này đã đạt đến trình độ khá cao

Vào khoảng thế kỷ XV tr.CN, Ấn Độ bị tộc người Aryan xâm chiếm.Đây là một bộ lạc du mục, họ di chuyển từ phía Bắc dãy Cápcadơ (Caucase)xuống Ban đầu, việc di chuyển xuống Ấn Độ chỉ đơn thuần là một cuộc di

cư Tuy nhiên, do sự chống trả của những tộc người ở bản địa nên ngườiAryan đã biến cuộc di cư thành một cuộc chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ.Thoạt đầu, những người dân bản địa chống trả quyết liệt sự xâm chiếm này,nhưng càng về sau, họ bị chinh phục trước sức mạnh của những người Aryan,chấp nhận thân phận nô lệ trong chính lãnh thổ của mình (sau này, ngườiDravidian chủ yếu được xếp vào đẳng cấp Shudra (tiện dân), đẳng cấp cuốicùng trong xã hội Ấn Độ cổ đại)

Sau khi xâm chiếm Ấn Độ, người Aryan xây dựng nên các quốc giachiếm hữu nô lệ đầu tiên của mình trên lưu vực sông Hằng (sông Gange)

Trang 11

Người Aryan nói theo ngữ hệ Ấn – Âu, da sáng, vóc người cao, mũi thẳng, họ

tự coi mình là tộc người cao quý (tiếng Sanscrit “arya” là cao quý) Sau thời

gian chung sống lâu dài, người Aryan và người Dravidian đã đồng hóa vớinhau, người Aryan vốn là dân du mục nên họ có kinh nghiệm trong việc chănnuôi gia súc Đồng thời, họ tiếp thu kỹ thuật sản xuất nông nghiệp của ngườiDravidian và dần ổn định với cuộc sống định cư, góp phần củng cố dòng tộccủa người Aryan Sự ảnh hưởng lẫn nhau về mặt văn hóa, của người Aryan

và các tộc người bản địa đã làm thay đổi sâu sắc các quan hệ trong xã hội Ấn

và bảo vệ bộ tộc của mình Sau này, chức vị tiểu vương này được tiếp nối

theo kiểu “thế tập”, cha truyền con nối Vai trò của tiểu vương ngày càng

được đề cao và dần suy tôn lên thành bậc hoàng đế Bên cạnh giúp việc chonhà vua là một vị lễ sư cao cấp, người này là cố vấn của nhà vua, chuyên coiviệc quan sát thiên văn và chủ trì các buổi tế lễ (điểm này, giống với một sốnước châu Á thời cổ đại)

Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ cổ đại không mang tínhchất điển hình như ở các nền văn minh Hy lạp – La mã Nó mang tính chất

đặc trưng của “phương thức sản xuất Á châu” – theo cách gọi của Mác Trong ngôn ngữ cổ Ấn Độ, “nô lệ” được gọi bằng từ “dasa”, vừa có nghĩa là

nô lệ vừa có nghĩa là kẻ tôi tớ Đó là danh từ dùng để chỉ những người màthân phận của họ hoàn toàn lệ thuộc vào người khác Thuật ngữ này bắt đầu

Trang 12

xuất hiện vào khoảng cuối thiên niên kỷ II tr.CN, khi người Aryan xâm chiếm

Ấn Độ, họ đã chiến thắng những người dân bản địa và trở thành kẻ thống trị

Họ bắt giết những người chống đối và bắt phần lớn những người dân bản địa,biến họ thành tôi tớ và nô lệ Theo các tài liệu còn lưu giữ lại, chế độ chiếm

hữu nô lệ của Ấn Độ có tới 15 loại nô lệ là “1 nô lệ do cha mẹ là nô lệ sinh ra; 2 Nô lệ mua về; 3 Nô lệ do người khác đem cho; 4 Nô lệ do kế thừa di sản mà có; 5 Do đói khát mà đi làm nô lệ; 6 Do phạm tội mà bị xử phạt làm

nô lệ; 7 Người làm con tin bị xem như là nô lệ; 8 Nô lệ chiến tù; 9 Nô lệ được thưởng trong các kỳ thi đấu; 10 Nô lệ tự nguyện; 11 Vì bội ước mà phải làm nô lệ; 12 Nô lệ tạm thời; 13 Vì được kẻ khác nuôi nấng mà xin làm

nô lệ; 14 Vì kết hôn với nô lệ mà trở thành nô lệ; 15 Bán mình làm nô lệ.” [ dẫn theo 3, tr.36] Tuy chế độ chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ chưa đạt đến trình độ

như ở Hy lạp – La mã cổ đại, nhưng do chế độ gia trưởng và sự phát triển trìtrệ của đời sống công xã nông thôn, nên những người mang thân phận nô lệcũng bị đối xử hà khắc và tàn bạo không kém bất cứ một chế độ chiếm hữu nô

lệ nào trong lịch sử

Với sự phát triển của nền kinh tế tự cấp, tự túc đã tạo điều kiện cho việchình thành cơ cấu kinh tế - xã hội điển hình ở Ấn Độ cổ đại, chế độ công xãnông thôn ra đời thay thế cho chế độ công xã thị tộc Đặc trưng của kinh tếthời kỳ này là kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình

Vì vậy, sự trao đổi trong xã hội hết sức yếu ớt, làm cho nền kinh tế Ấn Độthời kỳ này trì trệ, không phát triển Công xã nông thôn ở Ấn Độ không chỉ làmột đơn vị kinh tế độc lập mà còn là một đơn vị hành chính riêng biệt và cóquyền tự trị vô cùng lớn Nhà nước ở trung ương không can thiệp vào côngviệc của công xã và ngược lại, công xã cũng không quan tâm đến vận mệnhcủa đất nước Mọi nghĩa vụ của công xã đối với nhà nước đều là nghĩa vụchung của toàn công xã chứ không phải là nghĩa vụ riêng của bất cứ cá nhân

Trang 13

nào khác Các cơ quan hành chính của công xã được người dân bầu ra hoặc

do cha truyền con nối Về mặt hành chính, đứng đầu công xã là một viêntrưởng thôn, nắm mọi quyền điều hành và giải quyết các công việc trong làng

và ngoài ra, còn có một vị lễ sư người Bàlamôn, chuyên coi việc cúng tế tronglàng, điều này chứng tỏ sự bành trướng của Bàlamôn giáo

Có thể khẳng định rằng, với chế độ công xã nông thôn với tính chất khépkín, một mặt, làm cho nền kinh tế Ấn Độ thời kỳ này không thể phát triểnđược, do sự yếu kém của nền sản xuất và trao đổi Mặt khác, nó kìm kẹp tưtưởng của con người trong cái vòng chật hẹp của không gian đời sống tinhthần nơi công xã bé nhỏ, làm cho con người trở thành những công cụ, ngoanngoãn của mê tín tôn giáo và chỉ biết cam chịu, chấp nhận mọi hoàn cảnh.Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ - trung đại là sự tồntại rất sớm và kéo dài kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình công xã nôngthôn Vì thế, ở xã hội Ấn Độ cổ đại đã không có quan hệ chiếm hữu nô lệ điểnhình như ở Hy lạp – La mã cổ đại, nô lệ chưa bao giờ là lực lượng sản xuấtchủ yếu Do vậy, không phát sinh quan hệ đối kháng mà cùng với sự phânbiệt chủng tộc, tư tưởng gia trưởng sâu sắc đã làm cho quan hệ giai cấp, đẳngcấp ở xã hội Ấn Độ cổ đại hết sức phức tạp và hà khắc

Chế độ phân biệt đẳng cấp không chỉ quy định cơ cấu xã hội – giai cấpcủa Ấn Độ cổ đại mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung và tính chất củacác quan điểm triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại.Trong xã hội Ấn Độ cổ đạichia thành 4 đẳng cấp chính:

Đẳng cấp Brahmana (là những tăng lữ, tu sĩ Bàlamôn hay còn gọi là lễ

sư): Trong các kinh sách Ấn Độ cổ ghi rằng, đẳng cấp tu sĩ Bàlamôn đượcsinh ra từ miệng của thần sáng tạo Brahma Đẳng cấp Bàlamôn sở dĩ được

trọng vọng vì họ nắm độc quyền về tri thức, họ “Lãnh nhiệm vụ giáo dục thanh niên, họ truyền miệng lịch sử, văn học và các luật lệ của dòng giống

Trang 14

cho các thế hệ sau; thành thử họ có thể tái tạo lại dĩ vãng và chuẩn bị tương lai theo ý họ; họ dạy dỗ các thế hệ mới, bắt mỗi thời phải tôn trọng thêm các

tu sĩ, rốt cuộc họ tạo được uy tín cho tập cấp họ, và lần lần họ vượt lên trên các tập cấp khác trong xã hội Ấn Độ” [dẫn theo 3, tr.48] Sau khi chiến tranh

kết thúc, người ta cần ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất , sinh hoạt tôngiáo để thực hiện được những việc đó người ta cần cầu xin thần linh,Thượng đế ban cho họ mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc Cũngvới đó, người Ấn Độ cổ đại quan niệm chỉ có việc cúng tế qua những nghi lễtôn giáo mới giúp người ta tiếp xúc với Thượng đế và người thực hiện đượcvai trò làm trung gian cho cuộc tiếp xúc giữa người và Thượng đế chính làcác vị lễ sư Bàlamôn Vì lẽ đó, đẳng cấp này ngày càng đông lên, giàu có và

được tôn sùng là “thánh hiện thân sống ở nhân gian”.

- Đẳng cấp Kshatriya (những vương công, võ sĩ): Với tư cách là những

người kiến thiết quốc gia và chỉ huy quân đội, các vương công, tướng lĩnhquân sự từng được coi là đẳng cấp cao nhất trong xã hội (đặc biệt là trong thờichiến) Tuy nhiên, vị thế của họ dần dần bị đẳng cấp Bàlamôn thay thế Theokinh sách ghi lại, hai vai của thần sáng tạo Brahma đã sinh ra đẳng cấp

Kshatriya Nếu như đẳng cấp Bàlamôn nắm trong tay “thần quyền” tôn giáo thì đẳng cấp vương công, võ sĩ nắm “thế quyền” nhằm thống trị và duy trì trật

tự trong xã hội

- Đẳng cấp Vaishya (những thương nhân, điền chủ và dân tự do): Đẳng

cấp này có nhiệm vụ lao động sản xuất ra của cải vật chất để cung cấp mọi vậtphẩm cho xã hội Ngoài ra, họ có nghĩa vụ nộp sưu thuế và đi lính cho Nhànước Trong các kinh sách tôn giáo Ấn Độ ghi lại, hai bắp đùi của thầnBrahma đã sinh ra đẳng cấp Vaishya

- Đẳng cấp Shudra (những người lao động gồm đa số tiện dân và nô lệ):

Đẳng cấp này được sinh ra từ hai bàn chân của thần Brahma Họ là những

Trang 15

người bị coi như kẻ tôi tớ, nô lệ, chỉ có một bổn phận duy nhất, phục dịch chođẳng cấp trên một cách vô điều kiện, không được phép kêu ca, oán thán Họkhông được phép tham gia các nghi lễ tôn giáo, ngoài một số việc thờ cúngdành riêng cho đẳng cấp họ

Sự phân biệt giữa các đẳng cấp này diễn ra vô cùng khắc nghiệt Nhữngngười ở đẳng cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng những người ở đẳng cấp trên.Những cuộc hôn nhân giữa các chủng tính khác nhau bị cấm đoán Thậm chícuộc hôn nhân giữa đẳng cấp Bàlamôn và đẳng cấp vương công, võ sĩ cùng bịcấm đoán hết sức khắt khe

Ngoài bốn đẳng cấp chính kể trên, trong xã hội Ấn Độ còn tồn tại nhữngngười không thuộc đẳng cấp nào, đó là tầng lớp dân cùng đinh, họ bị coi là hạ

đẳng, ti tiện nhất gọi là Paria Họ là những người làm những nghề bị coi là

thấp hèn, không trong sạch và ô uế như thợ đồ tể, thợ thuộc da, phu đòn đám

ma và những đứa con ngoài giá thú bị giáng đẳng cấp Họ không được phépsống gần những đẳng cấp khác và phải ăn những thức ăn giống như dùng chochó và lừa Đời sống của những người Paria vô cùng khổ sở Với sự phân biệtđẳng cấp, chủng tính, làm cho những người ở đẳng cấp thấp và những người

nằm ngoài các đẳng cấp trở thành những “công cụ” trong chính cộng đồng

tr.45] Đặc biệt, chế độ phân biệt đẳng cấp còn được nhà nước bảo vệ Nhànước ban hành luật Manu nhằm bảo vệ, hợp thức hóa chế độ đẳng cấp đó Ví

Trang 16

dụ như: Trong bộ luật Manu có quy định, kẻ nào mới có ý định đánh ngườiBàlamôn thôi thì sẽ bị đẩy xuống địa ngục một trăm năm; nếu thực sự đánhngười Bàlamôn sẽ bị đẩy xuống địa ngục một ngàn năm Một người Shudra màgiết một người Shudra thì có thể tha tội nếu nộp phạt 10 con bò cái; một ngườiShudra giết một người Vaishya có thể được tha tội nếu nộp phạt 100 con bòcái; một người Shudra mà giết một người Kshatriya có thể được tha tội nếu nộpphạt 1.000 con bò cái Nhưng, nếu giết một người Bà la môn thì không có cách

gì chuộc tội được, buộc phải xử tội chết vì họ là người của thần nên giết người

Bà la môn sẽ bị coi là thực sự giết người Nhà vua cũng không có quyền xử tộichết với người thuộc đẳng cấp Bàlamôn mà chỉ có quyền đầy họ đi một nơi xanhưng vẫn được giữ nguyên tài sản Có thể thấy,chế độ phân biệt đẳng cấpkhắc nghiệt ở Ấn Độ cổ đại được cả nhà nước và các giáo lý tôn giáo ra sứcbảo vệ, điều này dẫn đến 2 hệ quả chính sau đây:

Một là, chịu cả sự áp bức về mặt tinh thần lẫn đời sống hiện thực làm

cho lý trí của con người bị hạn chế (họ không thể thay đổi được hiện thực khi

mà cả giáo lý tôn giáo và nhà nước đều bảo vệ cho chế độ đẳng cấp hà khắc,bất công ấy), họ chỉ còn một cách là cam chịu và hướng vào tìm sự giải thoát

ở việc thay đổi chính bản thân mình

Hai là, không khí của chế độ đẳng cấp làm cho đời sống vật chất của

những người ở đẳng cấp dưới vô cùng khổ sở và tình thần của con người bịtrói buộc, trì trệ trong cái vòng chật hẹp của những điều lệ, quy định phânchia đẳng cấp hà khắc Điều đó làm cho con người nghĩ rằng, cuộc đời xungquanh mình là chuỗi dài dằng dặc những khổ ải, cơ cực Có lẽ, chính vì thế

mà mong muốn “giải thoát”, “siêu thoát” đã trở thành cái đích của tư tưởng

trong các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ

Trang 17

1.3 Sự phát triển khoa học và văn hóa Ấn Độ thời kỳ cổ đại

1.3.1 Những thành tựu khoa học chủ yếu

Kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và sử học đã chứng tỏ rằng,người Ấn Độ cổ đại đã tích lũy được rất nhiều kiến thức về thiên văn học,toán học, y học Nó chứng tỏ năng lực tư duy và vốn tri thức người Ấn Độtích lũy được đã đạt đến trình độ tương đối cao Các thành tựu khoa học chủyếu ấy được thể hiện trong các lĩnh vực cụ thể như sau:

Về thiên văn học, ngay từ thời kỳ Veda, thiên văn học đã có những bước

phát triển nhất định Nhưng, do ảnh hưởng của tôn giáo, mọi khoa học đềuphải gắn liền với tôn giáo nên thiên văn học gắn liền với chiêm tinh học Vàobuổi ban đầu, người ta quan tâm đến thiên văn học do việc thờ phụng các vìtinh tú nên cần phải quan sát được sự dịch chuyển của các vì tinh tú đó đểđịnh ra các ngày lễ, ngày tết Về sau, do ảnh hưởng tư tưởng của người Hy lạpnên thiên văn học đã trở thành bộ môn khoa học độc lập Các nhà thiên vănhọc Ấn Độ cổ đã làm ra lịch pháp mà theo đó, mỗi năm có 12 tháng, mỗitháng có 30 ngày, mỗi ngày có 30 giờ, cứ 5 năm lại có một tháng nhuận.Ngoài ra, các nhà thiên văn học thời kỳ này đã giải thích được các hiện tượngnhật thực, nguyệt thực, biết được chính xác vị trí và sự di chuyển của các ngôisao chính Ấn Độ có một bộ sách thiên văn học được coi là cổ nhất là bộ

Siddhanta (khoảng năm 425 tr.CN).

Về toán học, họ đã sáng tạo ra hệ thống toán học đạt đến trình độ cao

hơn người Hy lạp cổ đại Một số thành tựu nổi bật như: Phát minh ra số thậpphân, tính được trị số củaπ (3,1416), biết về đại số lượng giác, phép khai căn,giải phương trình bậc 2 và bậc 3 v.v

Về y học, nền y học của Ấn Độ phát triển từ rất sớm Trong kinh Atharva – Veda, có những đoạn kể về những bệnh và triệu chứng của các bệnh Các y

sỹ thời kỳ này đã biết dùng thảo dược để chữa trị các loại bệnh Từ thời Veda,

Trang 18

các y sỹ đã tách biệt thành một giới riêng với những người chuyên làm côngviệc như các ông thầy phù thủy Người được coi là ông tổ của ngành y học

Ấn Độ là Sushruta, ông dạy y khoa ở Trường đại học Bénerès và viết mộtcuốn sách y học chuyên về việc chữa bệnh và chẩn đoán bệnh Ở thời kỳ này,

đã hình thành khoa giải phẫu học và thậm chí, có cả bệnh viện thú y.Vào thế

kỷ II sau Công nguyên, xuất hiện một danh y nổi tiếng là Charaka, ông làngười đã biên soạn bộ từ điển y khoa Samhita, trong đó đã nêu lên cácphương pháp chẩn đoán bệnh và trị bệnh bằng cây thuốc Ông đã đưa raphương châm của những người làm nghề y là không nên vì lợi mà vì cứunhân độ thế, đó quả là đạo đức và ý thức nghề nghiệp của một danh y vĩ đại.Khoảng thế kỷ VI sau Công nguyên, người Ấn Độ đã chế ra được thuốc mê,thuốc ngủ và biết làm thuốc dưới dạng viên

Những thành thành tựu khoa học chủ yếu ở Ấn Độ thời kỳ này chứng tỏrằng, khả năng tư duy của con người và lượng tri thức mà họ tích lũy được đãđạt đến trình độ phát triển tương đối cao, tương đối toàn diện Điều này khẳngđịnh rằng, khả năng của con người đã đạt đến trình độ tư duy trừu tượng Nó

là một trong những điều kiện làm nảy sinh các tư tưởng triết học của Ấn Độthời kỳ cổ đại

1.3.2 Những thành tựu văn hóa

Nét nổi bật của văn hóa Ấn Độ cổ - trung đại là mang đậm dấu ấn tínngưỡng, tôn giáo và tâm linh Văn hóa Ấn Độ cổ - trung đại được chia làm 3giai đoạn:

- Từ thế kỷ XXV – XV tr CN là nền văn minh sông Ấn (sông Indus).Vào khoảng những năm 20 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học người Anh đãtìm ra nền văn minh này và thấy rằng đây là nền văn minh cổ xưa hơn bất cứnền văn minh nào mà chúng ta đã biết được cho đến ngày nay Qua các di tíchkhảo cổ, có thể khẳng định rằng nền văn minh sông Ấn phát triển rực rỡ

Trang 19

không kém nền văn minh Lưỡng Hà Thậm chí, còn phát triển hơn Những ditích khảo cổ đã chứng tỏ xã hội Ấn Độ lúc này đã biết sử dụng đồ dùng bằngđồng Kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp trồng lúa nước Bên cạnh đó, người

ta cũng phát triển chăn nuôi Người ta còn thấy rằng, các thành phố được quy

hoạch một cách rất chặt chẽ, Will Durant viết: “bốn năm thành phố chồng chất lên nhau, có mấy trăm ngôi nhà và cửa tiệm xây cất bằng gạch rất chắc chắn, có ngôi gồm mấy tầng lầu, hết thảy đều sắp thành hai bên những con đường rộng hoặc những ngõ hẹp” [ dẫn theo 3, tr.24]

Cuối thiên niên kỷ thứ II tr.CN, nền văn minh sông Ấn bắt đầu suy tàn

và cho đến nay người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của sự suytàn đó Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều nghiêng về phía nguyên nhân nộitại đã làm biến mất nền văn minh ấy

- Từ thế kỷ XV – VII tr CN là nền văn minh Veda Ngày nay, chúng tabiết đến nền văn minh này qua truyền thuyết Những truyền thuyết này đượcsưu tập và được phản ánh trong bộ kinh Veda và hai thiên sử thi của Ấn Độ làRamayana và Mahabharata (vì vậy, thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ Veda –

Sử thi) Đây là thời kỳ hình thành nên các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiêncủa Ấn Độ Nó gắn liền với cuộc xâm nhập của những người Aryan du mụcvào trong đất Ấn, họ đã đồng hóa những người bản địa (chủ yếu là ngườiDravidian) để tạo tiền đề cho việc hình thành nhà nước lần thứ hai trên đất Ấn

- Từ thế kỷ VI – I tr.CN là thời kỳ hình thành các trường phái triết học,tôn giáo lớn của Ấn Độ, gồm 2 hệ thống đối lập nhau: Các trường phái chínhthống và không chính thống (còn gọi là thời kỳ cổ điển hay thời kỳ phật giáo,Bàlamôn giáo) Cơ sở để phân chia các trường phái chính thống và khôngchính thống là việc có thừa nhận kinh Veda hay không? Nếu trường phái nào

thừa nhận sự “mặc khải” của Thánh kinh Veda, đó là các trường phái chính

thống và ngược lại Các trường phái chính thống bao gồm triết học của phái

Trang 20

Samkhya, Mimansa, Vedanta, Yoga, Nyaya, Vaiseshika Các trường pháikhông chính thống bao gồm triết học Phật giáo, Jaina giáo, và phái Lokayata.Nền văn hóa Ấn Độ thời kỳ cổ - trung đại trải qua ba giai đoạn phát triển

đã mang lại một số thành tựu trên những lĩnh vực sau:

Về văn học, nghệ thuật, họ đã sáng tạo nên những bộ sử thi lớn như

Ramayana, Mahabharata mang đậm triết lý đạo đức nhân sinh và bộ Thánhkinh Veda mang tư tưởng triết lý tôn giáo, chứa đựng cả những tư tưởng triếthọc Chữ viết xuất hiện rất sớm, trên đồ gốm của thời kỳ đồ đá mới có ghibằng chữ Brahmi Từ thế kỷ VII và VI tr.CN, Panini đã viết bộ ngữ pháp vĩđại của tiếng Phạn (Sanscrit), vào thời của ông, tiếng Phạn đã được sử dụnglàm ngôn ngữ cho việc sáng tác văn học

Về điêu khắc và kiến trúc, các bằng chứng khảo cổ học cho thấy đây

cũng là một ngành được hình thành rất sớm ở Ấn Độ cổ đại, nó luôn gắn liềnvới những tư tưởng triết lý tôn giáo Ngành điêu khắc chỉ là ngành phụ chonghệ thuật kiến trúc Đến thời đại của vua Ashoka, nghệ thuật điêu khắc lạiphát triển trở lại, gắn liền với sự hưng thịnh của Phật giáo Thời kỳ này, nghệthuật điêu khắc của Ấn Độ còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật Hy lạp.Trong nghệ thuật kiến trúc, người Ấn Độ không xây dựng các công trình đồ

sộ mà nét đặc sắc trong kiến trúc của họ nằm ở sự tinh tế, sự độc đáo trongcác công trình chùa chiền Phong cách kiến trúc của Ấn Độ đã có ảnh hưởngrất đậm nét đối với các nước Đông Nam Á (đặc biệt như: Thái lan,Mianma ), ở Việt Nam kiến trúc Ấn Độ ảnh hưởng đậm nét đến lối xây dựngchùa chiền ở miền Tây Nam Bộ (chủ yếu là dòng Phật giáo tiểu thừa)

Như vậy, có thể khẳng định rằng, những thành tựu về khoa học và văn

hóa ở Ấn Độ cổ đại đã chứng minh tư duy của con người đã đạt đến trình độtrừu tượng Sự xuất hiện của các nền văn minh trên đất Ấn đã cho thấy đờisống vật chất của con người đã phát triển đến một trình độ nhất định Tất cả

Trang 21

những yếu tố đó đã trở thành tiền đề, điều kiện cho sự xuất hiện những tưtưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ - trung đại.

1.4 Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ - trung đại

Nền triết học Ấn Độ cổ - trung đại có một số đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, triết học Ấn Độ cổ - trung đại ít chú ý đến khoa học tự nhiên

mà chú trọng đến vấn đề nhân bản, từ đó, tìm cách “giải thoát” cho con

người khỏi nỗi khổ Các trường phái triết học Ấn Độ, thuộc hệ phái chínhthống hay không chính thống đều tập trung vào nghiên cứu vấn đề nhân bản

và trong nhân sinh quan triết học thường xoay quanh vấn đề “giải thoát”,

“siêu thoát” Tại sao triết học Ấn Độ cổ - trung đại chú trọng vấn đề “giải thoát”? Một mặt, do những điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa và

xã hội của Ấn Độ cổ - trung đại Mặt khác, do những cốt cách riêng có trong

tư tưởng của người Ấn Độ

Thứ hai, triết học Ấn Độ thường gắn liền với tôn giáo, các tư tưởng triết

học được tìm thấy trong kinh sách tôn giáo Do những điều kiện về mặt tựnhiên, xã hội cùng với việc tập trung nghiên cứu và lý giải bản chất đời sống

tâm linh của con người, nền triết học Ấn Độ có xu hướng “duy linh” và gắn

liền với tôn giáo Hệ thống triết học chính thống của Ấn Độ đều lấy tư tưởngtrong Thánh kinh Veda và Upanishad làm điểm xuất phát để từ đó xây dựngnhững học thuyết triết học của mình Bên cạnh đó, các trường phái triết họcchính thống có Phật giáo vừa là một trường phái triết học vừa là một tôn giáo

Thứ ba, nền triết học Ấn Độ có nhiều trường phái và nội dung rất đa

dạng, phong phú cả về mặt bản thể luận, nhận thức luận, tư tưởng đạo đức, lốisống v.v Theo cách phân chia truyền thống, người ta chia nền triết học Ấn

Độ thành hai hệ phái chính: Hệ phái triết học chính thống và không chínhthống Về mặt nội dung triết học, triết học Ấn Độ cổ - trung đại hội tụ đầy đủcác lĩnh vực bản thể luận, nhận thức luận Mỗi trường phái lại đặc biệt chú

Trang 22

trọng đến một vấn đề, ví như: Trường phái Nyaya chú ý đến lĩnh vực nhậnthức luận (xuất hiện tư tưởng về logic học); trường phái Vaisesika đặc biệtquan tâm đến vấn đề bản thể luận v.v.

1.5 Tư tưởng giải thoát – đặc trưng của nền triết học Ấn Độ cổ trung đại

-Do điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội thời kỳ cổ - trung đại,trên đất Ấn Độ đã hình thành nhiều tiểu vương quốc, độc lập với nhau Điềunày cũng góp phần vào việc hình thành nhiều trường phái triết học, tôn giáokhác nhau Theo cách phân chia truyền thống, triết học Ấn Độ cổ - trung đại

có 9 hệ thống, gồm có sáu trường phái chính thống (Astika, nghĩa là tin vàothế giới bên kia) và 3 trường phái không chính thống (Nastika, nghĩa là làm ônhục Veda)

Triết học Ấn Độ là một nền triết học đa dạng và phong phú Điều đó thể

hiện ở chỗ, các trường phái triết học Ấn Độ “gối tư tưởng” lên nhau, ảnh hưởng, “vay mượn” triết lý của nhau và tồn tại nhiều khuynh hướng khác

nhau: Duy tâm có, duy vật triệt để có, nhị nguyên luận có v.v Đặc biệt, sự

đa dạng ấy không chỉ tồn tại trong nội bộ các trường phái triết học chínhthống hay không chính thống mà nó còn tồn tại hiện hữu trong bản thân mỗitrường phái đó

Trong các trường phái triết học chính thống, tất cả các trường phái này

đều thừa nhận sự “mặc khải” của Thánh kinh Veda, bảo vệ cho chế độ phân biệt đẳng cấp và quan niệm có một “đấng sáng tạo tối cao” nào đó Tuy

nhiên, sau khi thừa nhận uy quyền tối cao của kinh Veda, họ mặc sức pháttriển tư tưởng của mình theo những khuynh hướng khác nhau Ví như:Trường phái Vedanta, Yoga thể hiện thế giới quan duy tâm một cách triệt để,còn các trường phái như Samkhya, Mimansa, Nyaya mang khuynh hướng nhịnguyên luận một cách rõ nét

Trang 23

Còn trong các trường phái triết học và tôn giáo không chính thống, trongkhi triết lý Phật giáo và đạo Jaina mang tính chất nhị nguyên luận ngả theokhuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm (đặc biệt là đạo Jaina) thì cùng xuấtphát điểm là không tin có Thượng đế, nghi ngờ, phủ nhận uy quyền tối caocủa kinh Veda, đả kích giáo lý Bàlamon và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội

đã xuất hiện một trường phái triết học mang thế giới quan duy vật triệt để làLokayata Triết học của phái Lokayata khuyên con người hãy chấp nhận đờisống hiện tại với mọi buồn vui, với mọi hạnh phúc và khổ đau thay vì tìm

một sự “siêu thoát”, “giải thoát” theo con đường của tất cả các trường phái

triết học và tôn giáo còn lại của Ấn Độ cổ - trung đại

Tóm lại, các hệ thống triết học này, dù theo khuynh hướng duy tâm hay theo chủ nghĩa hiện thực, họ đều chú trọng giải quyết vấn đề nhân sinh Và,

dù có giải quyết vấn đề nhân sinh bằng cách này hay cách khác, thực hiện nó bằng con đường này hay con đường khác thì suy đến cùng, mục đích tối cao trong triết học của họ là tìm đến sự “giải thoát” và “siêu thoát” cho con người khỏi sự khổ ải của cuộc đời.

Vì sao triết học Ấn Độ cổ - trung đại đặc biệt quan tâm đến vấn đề giảithoát? Tại sao có thể khẳng định tư tưởng giải thoát là đặc trưng của triết học

Ấn Độ thời kỳ này?

Tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ tuy đa dạng, phong phú với các vấnđề: Bản thể luận, nhận thức luận nhưng, tựu trung lại, họ đều đặc biệt chútrọng giải quyết vấn đề nhân sinh Khi quan tâm đến vấn đề nhân sinh, cácnhà triết học đặt ra các câu hỏi: Bản chất con người là gì? Tại sao cuộc đờicon người bị vây bủa bởi cái vòng khổ ái – hận thù? Trả lời cho những câuhỏi ấy, các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ đã chỉ ra rằng, bản chất con

người vốn thanh tịnh, nhưng do cái “bản ngã” (cái tôi) “vô minh” (tức là, sự

mờ tối của tư tưởng) đã làm con người lạc lối trong cái “giả tưởng” (cái

Trang 24

không tồn tại thật), từ đó, vướng vào cái vòng khổ ái của cuộc đời nên conngười mới thấy đau khổ.

Chỉ ra con đường phá tan “vô minh”, giúp con người thoát khỏi sự “giả tưởng”, đa số các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ đều khẳng định rằng: Con người cần vượt qua sự mê tối, lầm lạc để hòa nhập cái “bản ngã” với

bản thể của vũ trụ Những người tìm đến triết học, tôn giáo Ấn Độ, phải đến

gần nó “với một tâm trạng thao thức và thành khẩn, để mong chờ một tia sáng nào đó trong khu rừng huyền bí Đông phương, mà từ đó, ánh sáng vũ trụ và ánh sáng nội tâm sẽ trùng phùng để phá tan đời sống nông cạn đầy đau đớn phân ly, đầy khổ ái hận thù” [ 5; tr.10].

Ở đây, chúng ta phải thừa nhận một điều rằng, trong cuộc sống, nhiềukhi chúng ta cứ theo đuổi những ảo vọng mơ hồ Do ước muốn chiếm hữu, do

sự hạn hẹp của tư tưởng, sự lầm lạc của tư duy mà chúng ta không nhận racon đường giải thoát cho những suy nghĩ, cho những bế tắc, những nỗi khổtrong tâm hồn mình

Đối với việc giải quyết vấn đề nhân sinh, trong triết học phương Tâyngười ta thường đi sâu vào tìm bản chất con người, vị trí của con người trong

tự nhiên – xã hội, để từ đó thực hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, cải tạo đờisống hiện thực của con người Ở phương Đông, trong triết học Trung Quốc,người ta đi sâu vào nghiên cứu đời sống chính trị - xã hội với những mối quan

hệ xã hội (chủ yếu là quan hệ chính trị - đạo đức) và từ đó, họ cho rằng xã hội

“loạn” lạc là do trật tự của những quan hệ xã hội không được giữ vững Vì thế,

triết học của họ đã xoáy sâu vào các mối quan hệ xã hội (đặc biệt là quan hệgiữa con người với con người) nhằm tìm ra con đường bình ổn xã hội Còn triếthọc Ấn Độ, do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị - vănhóa – xã hội Và, điểm đặc biệt trong nét tính cách riêng có của người Ấn Độ,

họ đã đi sâu vào lý giải bản chất đời sống tâm linh của con người

Trang 25

Vì lẽ đó, tư tưởng giải thoát mang nét độc đáo riêng có Nó đi sâu vàogiải thoát cho đời sống tâm linh bên trong con người Nó là sự giải thoáthướng nội Trong khi đó, với người phương Tây hay ở những người Trung

Hoa có bàn đến sự giải thoát chủ yếu đề cập đến quan niệm về “giải thoát”

Tại sao nói, tư tưởng giải thoát là đặc trưng của triết học Ấn Độ cổ trung đại?

-Để trả lời cho câu hỏi này, cần lý giải ở 3 điểm sau:

Thứ nhất, các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ coi “giải thoát”

không chỉ là những quan điểm, tư tưởng mà còn là một lẽ sống, một triết lý

sống, và mục đích cao nhất của tư tưởng “Điều quan trọng nhất đối với một

kẻ muốn tìm hiểu triết học Ấn Độ là lòng khát khao muốn giải phóng, khát vọng muốn giải thoát và siêu thoát” [ 5; tr.11]

Như vậy, có thể thấy rằng, đối với nền triết học Ấn Độ, “giải thoát”

không chỉ đơn thuần là một quan niệm mà nó là một lẽ sống, mà bất cứ người

nào muốn đi sâu vào nó phải thực sự có khát khao phá tan sự “vô minh”, để

giải thoát khỏi những khổ ái của cuộc đời

Thứ hai, tư tưởng giải thoát trong các trường phái triết học, tôn giáo Ấn

Độ gắn liền với tôn giáo và mang tính chất “duy linh”.

Khi giải quyết vấn đề nhân sinh, triết học Ấn Độ tập trung vào việc lýgiải bản chất đời sống tâm linh của con người Cho nên, tư tưởng giải thoát

trong triết học Ấn Độ mang tính chất “duy linh” và thường gắn liền với các

tôn giáo

“Chữ “tâm linh” theo tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ, là một khái niệm bao hàm nhiều ý nghĩa Xét về mặt triết học, đó là thế giới tinh thần, linh hồn, tâm lý linh thiêng, sâu kín trong tâm con người, hay là trí tuệ linh nghiệm,

là sự thông minh tự có trong lòng con người Xét về mặt tôn giáo, tâm linh là cái tâm rất linh diệu, màu nhiệm, biến hiện khôn lường” [2; tr.42].

Trang 26

Tại sao triết học Ấn Độ mang tính chất “duy linh” và gắn liền với tôn

giáo?

Một mặt, do những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội làmcho cuộc sống của con người chật hẹp, khổ sở (đặc biệt về mặt tinh thần) Vìthế, người Ấn Độ cầu viện đến một lực lượng tinh thần nào đó để mong đượcche chở, cứu vớt Mặt khác, triết học đóng vai trò là cơ sở triết lý cho tôngiáo Còn tôn giáo là sự thực hành một triết lý hay một lý tưởng sống

Thứ ba, các trường phái triết học và tôn giáo Ấn Độ đưa ra rất nhiều con đường giải thoát khác nhau Từ phương pháp “thực nghiệm tâm linh”, tu

luyện hành động hay ép xác khổ hạnh Nội dung này sẽ được trình bày chitiết hơn ở những phần sau

Mặc dù, tư tưởng giải thoát không chỉ có ở triết học Ấn Độ mà nó còn

xuất hiện ở nhiều giáo lý tôn giáo và các nền triết học khác trên thế giới Tuynhiên, để tư tưởng giải thoát là nét độc đáo riêng có, qua đó nhận diện mộtnền triết học thì chắc hẳn ta chỉ tìm thấy điều đó ở triết học Ấn Độ cổ - trung

đại, đúng như nhận xét của PGS,TS Doãn Chính: “Tư tưởng giải thoát đã được biểu hiện dưới nhiều hình thức ở khắp nơi trên thế giới Nhưng nếu muốn tìm đến cội nguồn và đỉnh cao của tư tưởng giải thoát thì chúng ta không thể không tìm đến Ấn Độ cổ đại Từ thời đại Áo nghĩa thư (kinh Upanishad – người viết) trở về sau, tất cả các trường phái triết học và tôn giáo Ấn Độ không chỉ lấy tư tưởng giải thoát làm mục đích tối cao cho tư tưởng triết học của mình mà còn tận tâm, tận lực bằng mọi con đường, cách thức và phương pháp khác nhau để cố gắng đưa con người đạt đến sự giải thoát” [ 2; tr.47].

Trang 27

CHƯƠNG II NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG

TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI 2.1 Khái niệm “giải thoát” trong các trường phái triết học, tôn giáo

Ấn Độ cổ - trung đại

Để có thể hiểu sâu sắc nội dung của tư tưởng “giải thoát” trong các

trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ, trước tiên cần làm rõ các trường pháitriết học, tôn giáo Ấn Độ cổ - trung đại đã đưa ra quan điểm như thế nào về

khái niệm “giải thoát”.

“Giải thoát”, theo tiếng Phạn (tiếng Sanscrit) là moksha, mukti (mộc xoa, mộc đề), nó được giải nghĩa như sau: “giải” nghĩa là gỡ ra, cởi ra, chia tách ra hay giải thích cho rõ còn “thoát” nghĩa là vượt qua mọi sự trói buộc Trong các kinh sách triết học và tôn giáo Ấn Độ cổ, thuật ngữ “giải thoát” được hiểu theo rất nhiều nghĩa, người ta có thể xem xét nó ở nhiều

khía cạnh khác nhau như trong mặt bản thể luận, nhận thức luận, mặt triết học

hay mặt đạo đức, tôn giáo v.v Ví như, trong kinh Upanishad, phạm trù “giải thoát” được hiểu là sự xóa bỏ mọi ràng buộc của con người với thế giới nhục dục, đưa “tiểu ngã” (Atman) hay “linh hồn cá biệt” hòa nhập vào được với

“đại ngã” (Brahman) hay “tinh thần vũ trụ tối cao” Chừng nào “tiểu ngã” (Atman) chưa hòa nhập được vào với “đại ngã” (Brahman) thì chừng đó con

người còn bị trói buộc trong vòng luân hồi, nghiệp báo

Trong triết lý của Phật giáo, khái niệm “giải thoát” được hiểu là trạng

thái đời sống tinh thần của con người, mà ở đó người ta hoàn toàn vượt quađược mọi sự ràng buộc với thế giới nhục dục Tâm hoàn toàn thanh tịnh, tĩnh

lặng và không còn dục vọng, đạt tới cõi “niết bàn” Niết bàn (Nirvana) nghĩa

là dập tắt, làm dịu, vắng lặng Đó là trạng thái con người hoàn toàn được

“giải thoát” khỏi thế giới nhục dục Niết bàn có hai hình thức là “hữu dư niết

Trang 28

bàn”, hình thức đạt được khi con người vẫn còn sống và “vô dư niết bàn” là

hình thức con người đạt được sau khi chết

Tựu trung lại, “giải thoát” là một phạm trù quan trọng trong triết học,

tôn giáo Ấn Độ Nó dùng để chỉ trạng thái đời sống tinh thần, đạo đức haytâm lý mà ở đó con người thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc với thế giới của

những “giả tưởng”, “vô minh” để hòa nhập, thoát khỏi mọi khổ ái của cuộc

đời

2.2 Xuất phát điểm của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ

- trung đại

Điểm xuất phát của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ là gì? Lý

do nào làm cho vấn đề giải thoát trở thành vấn đề trung tâm của triết học Ấn

Trong kinh Upanishad, ban đầu, người ta đã lý giải nguyên nhân của mọinỗi khổ của con người là do thần thánh gây ra Sau này, trong kinh này chỉ ra,

do con người không nhìn thấy bản chất của thế giới, không thấy được rằng

Atman (tiểu ngã) chính là Brahman (đại ngã) nên cứ mãi bám lấy cái “tôi” (thực chất, đó là sự giả tưởng vì “tiểu ngã” đồng nhất với “đại ngã” nên chẳng có cái “tôi” nào cả), vì sai lầm ấy nên người ta mới tưởng rằng Atman

là của mình, là chính mình rồi ích kỷ, tham lam muốn vun vén, muốn giữ lạimọi thứ cho mình Tuy nhiên, lòng tham của con người không bao giờ cóđiểm dừng và hơn nữa, không phải lúc nào con người cũng đạt được như ýnguyện Vì vậy, con người mới thấy cuộc đời là đau khổ Muốn thoát khỏi nỗi

Trang 29

khổ đó, con người cần phải đạt đến “nhận thức thượng trí” hay “minh giác siêu việt” để nhận thức được Brahman, tức là nhận thức được bản chất của thế giới Từ đó, phá tan “vô minh”, làm cho “tiểu ngã” hòa nhập được với “đại ngã”, đó là lúc con người hoàn toàn thoát khỏi những “giả tưởng” do sai lầm trong nhận thức thông thường (“nhận thức hạ trí”).

Trong triết lý Phật giáo, đức Phật đưa ra quan niệm rằng thế giới vốn

“vô thường”, tức là mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều luôn vận động,

biến đổi không ngừng cho nên không có sự vật hiện tượng nào là chính nó,

tức là “vô ngã”, nhưng con người lại “vô minh” không nhận thức được bản

chất ấy của thế giới vì thế họ mới cảm thấy đau khổ Phật giáo đã khái quát về

nỗi khổ của cuộc đời con người trong thuyết Tứ diệu đế” (bốn chân lý lớn),

theo đó, cuộc đời con người là bể khổ, nguyên nhân của những nỗi khổ đó,học thuyết ấy còn chỉ ra rằng con người có thể diệt được mọi nỗi khổ và đứcPhật đã đưa ra những con đường để diệt bỏ mọi khổ ái ấy cho con người

Như vậy, theo các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ, bản chất của

cuộc đời là khổ Chính nỗi khổ ấy đã thôi thúc con người vươn lên tìm kiếm

sự hạnh phúc tuyệt đối Có lẽ, vì thế mà tư tưởng triết học Ấn Độ cổ - trung

đại khi tìm con đường “giải thoát” cho con người khỏi những nỗi khổ ấy đã

không thỏa mãn với những câu trả lời của các hệ tư tương triết học cho rằngcon người hãy tìm kiếm hạnh phúc bằng việc thỏa nguyện với những hammuốn về mặt vật chất Đối với đa số các trường phái triết học, tôn giáo Ấn

Độ, hạnh phúc tuyệt đối không bao giờ đạt được bằng những con đường ấy

mà hạnh phúc thực sự chỉ có thể đạt được với một khao khát muốn phá tan

“vô minh”, bằng tất cả hy sinh, tận tụy không màng đến hạnh phúc thường

tình của thế gian mà chỉ mong muốn thoát khỏi khổ nạn, luân hồi để đạt đến

sự “giải thoát” tuyệt đối Quan điểm này của đa số các trường phái triết học,

tôn giáo Ấn Độ tuy còn nhiều vấn đề phải bàn cãi, nhưng chúng ta không thể

Trang 30

phủ nhận một điều rằng có nhiều nỗi khổ (đặc biệt, nỗi khổ về mặt tinh thần)không thể giải quyết triệt để bằng cách cải tạo hiện thực được Có chăng, cách

giải quyết triệt để duy nhất là hướng vào chính mình, để đạt đến sự “giải thoát” về mặt tư tưởng.

Nếu nỗi khổ là xuất phát điểm của tư tưởng “giải thoát” thì căn nguyên,

gốc gác của nỗi khổ trong cuộc đời con người từ đâu mà ra?

Trả lời cho câu hỏi đó, mỗi trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ lại cómột cách lý giải khác nhau, nhưng tựu trung lại, họ đều quy nguyên nhân của

nó về bình diện nhận thức, về lĩnh vực đời sống tinh thần, tâm lý hay đạo đức.Chính ở đây, chúng ta thấy được giá trị và những hạn chế của tư tưởng triếthọc, tôn giáo Ấn Độ cổ - trung đại Vì ý thức không bao giờ tự nó nảy sinh

mà nó phải được sinh ra từ những điều kiện, hoàn cảnh vật chất nhất định Tưtưởng giải thoát trong nền triết học Ấn Độ cũng không thể nằm ngoài nhữngđặc điểm ấy Nó được nảy sinh trên tiền đề và điều kiện về kinh tế, chính trị,văn hóa – xã hội của đất nước Ấn Độ và những điều kiện ấy đã hằn sâu dấu

ấn của mình vào trong tư tưởng triết học nói chung và tư tưởng “giải thoát”

nói riêng của các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ - trung đại

Ý thức bao giờ cũng nảy sinh trên cơ sở một tồn tại xã hội nhất định,

việc dùng lý do đó để lý giải căn nguyên của tư tưởng “giải thoát” trong nền

triết học Ấn Độ cổ - trung đại đã vạch ra bản chất của vấn đề, nhưng để tư

tưởng “giải thoát” trở thành vấn đề trung tâm, nền tảng của toàn bộ tư tưởng

triết học Ấn Độ với những nét đặc trưng của nó, có lẽ, cần một sự lý giải nào

đó nhiều hơn nữa mà cho đến nay, ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưacho chúng ta một câu trả lời thỏa đáng

Dù xuất phát điểm của tư tưởng “giải thoát” trong triết học Ấn Độ cổ trung đại có căn nguyên từ đâu đi chăng nữa thì triết lý “giải thoát” cũng đã

Trang 31

-trở thành vấn đề trung tâm và cứu cánh cho đời sống của người Ấn Độ nóiriêng và nhân loại nói chung.

2.3 Nội dung của tư tưởng giải thoát trong triết học, tôn giáo Ấn Độ

cổ - trung đại

Theo cách phân chia truyền thống, người ta vẫn chia triết học Ấn Độ cổ trung đại thành hai hệ thống lớn dựa vào việc thừa nhận hay không thừa nhậnhay không thừa nhận uy quyền tuyệt đối của Thánh kinh Veda Nếu trườngphái nào thừa nhận uy quyền của kinh Veda sẽ được xếp vào các trường pháichính thống còn các trường phái nào phủ nhận uy quyền của Thánh kinh Veda

-sẽ bị xem là “ngoại đạo”, xếp vào các trường phái không chính thống.

2.3.1 Tư tưởng giải thoát trong các trường phái triết học chính thống

Trong hệ thống triết học chính thống gồm có sáu trường phái chính làSamkhya, Nyaya, Vaisesika, Yoga, Mimansa và Vedanta Như đã trình bày ởtrên, tất cả các trường phái này đều thừa nhận uy quyền tối cao của Thánh

kinh Veda, trong đó có tư tưởng “giải thoát” trong kinh Upanishad Tuy vậy,

mỗi trường phái đã tìm ra một phương pháp, cách thức riêng để đạt đến mục

đích tối cao, sự “giải thoát”.

a Trường phái triết học Samkhya

Trường phái triết học Samkhya là sự phát triển nối tiếp tư tưởng tiến bộcủa môn phái Protosamkhya hay còn gọi là Patinamavada Phái Samkhya theotruyền thuyết, do Kapila (khoảng 350 – 250 tr CN) sáng lập và sau này có

một số triết gia danh tiếng phát triển Samkhya có nghĩa là “số luận”, nghĩa gốc là “liệt kê” vì Kapila đã liệt kê ra 25 thực thể mà ông cho rằng đó là

thành phần cấu tạp của vũ trụ theo đánh giá của Will Durant, Kapila là người

“vừa thực tế, vừa có tinh thần kinh viện trong cách ngôn đầu tiên của ông, ông đã tuyên bố ngay rằng: Mục đích tối hậu của con người là diệt mọi đau khổ Để diệt đau khổ thì theo ông, mọi phương diện về vật chất đều không

Trang 32

thích hợp” [ dẫn theo 5, tr.206] Ngày nay, kinh điển của phái Samkhya chỉ

còn bộ Samkhya – Karika (Samkhya tụng) do Ishvara Krishna viết vàokhoảng thế kỷ IV sau CN

Do dung hòa tư tưởng với thuyết nguyên lý duy nhất (thuyết nhấtnguyên) của phái Uddalaca trong phong trào triết học Upanishad nên triết họccủa phái Samkhya mang tính chất nhị nguyên luận Vì vậy, phái này thừanhận sự tồn tại hai bản nguyên của vũ trụ vạn vật Bản nguyên thứ nhất là bảnnguyên vật chất hay nguyên lý vật chất – Prakriti (tự tính) Bản nguyên thứhai là bản nguyên tinh thần hay nguyên lý tinh thần tối cao, phổ quát –Purasha, tức Thần ngã Theo trường phái Samkhya, thế giới được phát triển từmột nguyên lý vật chất đầu tiên là Prakriti Prakriti hàm chứa trong nó khảnăng biến hóa của chính nó như sự liên hệ, tương tác, hoạt động của 3 tính

chất, tức 3 guna: Một là, Sattava, sự trong sáng (thuần chất); Hai là, Rajas tính hoạt động, tính tích cực (kích chất); Ba là, Tamas, sự vô minh, tính ỳ (ế

chất) Nếu Prakriti ở trạng thái chưa biến đổi thì 3 tính chất này cân bằng, ổnđịnh Tuy nhiên, khi có sự tác động của nguyên lý tinh thần Purasha, sự cânbằng giữa 3 tính chất đó bị phá vỡ và bắt đầu quá trình tiến hóa của thế giới.Nhờ sự tác động của 3 tính chất mà Prakriti không ngừng biến đổi theo luậtnhân quả để hình thành không chỉ những vật vô tri vô giác mà còn làm xuấthiện những vật có tri giác, có ý thức Như vậy, nguyên lý vật chất Prakriti chỉ

có thể biến hóa được khi có sự tác động của nguyên lý tinh thần Purusha, điềunày chứng tỏ triết học của phái Samkhya có khuynh hướng nghiêng về phíachủ nghĩa duy tâm

Purusha không phải Thượng đế, cũng không do nguyên lý vật chấtPrakriti sinh ra Nó là một nguyên lý tinh thần độc lập, phổ biến và vĩnh cửu

Tự nó không thể hoạt động được nhưng lại là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt

Trang 33

động vì Prakriti chỉ có thể biến hóa được nếu có sự tác động, truyền sinh khícủa Purusha cho nó.

Xuất phát từ các quan điểm về thế giới như vậy, trường phái Samkhya đã

lý giải nguyên nhân sự đau khổ của con người một mặt, do Purusha thể hiện

trong mỗi thân thể con người, có mối liên hệ khăng khít với “cái ngã” nên con người ta đã lầm tưởng rằng “tinh thần tối cao” ấy cũng thuộc về ta, là

của ta và nó gắn bó, lệ thuộc vào thể xác con người và nó bị lôi cuốn bởinhững cảm giác, ý thức, dục vọng Vì vậy, nó vướng vào cái vòng sinh tử,trầm luân của cuộc đời Mặt khác, do con người có tri giác, cảm xúc, đặc biệt

là ý thức nên con người đã có ý thức về “cái tôi”, “cái ta” của mình với

những ham muốn, những ý chí và dục vọng nhất định, từ đó, có những hànhđộng vượt ra khỏi giới hạn và khả năng vốn có của mình, nên đã có nhữnghành động tạo nên nghiệp chướng, luân hồi Vì lẽ đó, con người mới cảm biết

được sự đau khổ trước những thăng trầm, biến động của cuộc đời do “cái ngã” bị cột chặt vào với nhục thể, bị những năng lực biến hóa, những ham

muốn về vật chất lôi cuốn

Làm thế nào để giúp con người giải thoát khỏi sự đau khổ, nghiệp báo vàluân hồi? Trả lời cho câu hỏi này, trường phái triết học Samkhya đã chỉ ra,muốn giải thoát, con người ta phải nhận thức được rằng chỉ có cơ thể, ý thức

và “cái ngã” của ta là tan hợp rồi hợp tan còn cái chân thể của ta (tức Purusha) khác với cơ thể, ý thức hay “cái ngã” của ta, nó là “tinh thần tối cao” mang tính phổ quát, bất diệt, không buồn, không vui Nó tồn tại trong tất

cả chúng ta, nhưng nó không phải là “ta” Nếu con người nhận thức được

điều đó, sẽ thoát khỏi sự lầm tưởng và chấm dứt mọi sự đau khổ Tuy nhiên,trường phái này quan niệm rằng, con người chỉ có thể được giải thoát tuyệtđối khi họ chết, tức là lúc tinh thần tách rời khỏi thể xác, khi đó, tinh thần sẽquay trở về với Purusha một cách thuần khiết

Trang 34

Như vậy, có thể đánh giá chung về trường phái Samkhya như sau:

Thứ nhất, tư tưởng của trường phái Samkhya có điểm hợp lý khi đã chỉ

ra nguyên nhân của sự đau khổ của con người là do con người có những hammuốn, dục vọng vượt quá giới hạn và khả năng của chính mình để dẫn đếnnhững hành động tạo nghiệp để rồi không thoát khỏi cái vòng luân hồi, khổnạn

Thứ hai, đây là trường phái triết học mang tính chất nhị nguyên nhưng

ngả theo khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm trong cả thế giới quan cũngnhư nhân sinh quan, ví như: Về mặt nhân sinh quan, khi họ cho rằng tinhthần, linh hồn hoàn toàn không phụ thuộc vào thể xác

b Trường phái triết học Nyaya

“Nyaya” nghĩa là “luân lý” hay “chính lý” Về sau, được chuyển sang nghĩa là “khoa luận lý học” Trường phái triết học này do một người thuộc

dòng họ Gautama, biệt danh Aksapada (sống khoảng thế kỷ III tr.CN) sang lập.Theo trường phái triết học này, thế giới được tạo thành từ vô số cácnguyên tử (anu), tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới đều gồm 4 thựcthể vật lý là đất, nước, lửa, gió Nguyên tử có những đặc tính như là khôngbiến đổi, không bị tiêu diệt, tồn tại vĩnh viễn những nguyên tử không chỉphân biệt với nhau ở chất lượng mà còn ở khối lượng và hình dạng Trongquan điểm này, chúng ta thấy một sự trùng hợp rất thú vị, đó là cùng một thờigian, ở hai địa điểm, hai nền triết học khác nhau đã hình thành nên hai trườngphái triết học có tư tưởng tương đồng với nhau Tại Hy lạp cổ đại, cùng thời

gian này có quan điểm của trường phái “nguyên tử luận” cũng đưa ra quan điểm nguyên tử là “viên gạch” cuối cùng cấu tạo nên thế giới (mặc dù, tư

tưởng về nguyên tử của hai trường phái này cũng có điểm khác biệt)

Ngoài ra, theo trường phái Nyaya, tồn tại bên các thực thể vật chất còn

có vô số các linh hồn, những thực thể tinh thần (ya) Những linh hồn này tồn

Trang 35

tại độc lập, tuyệt đối, vĩnh viễn, bất sinh bất diệt Chúng có thể tồn tại trongtrạng thái tự do hoặc tồn tại gắn liền với các thực thể vật chất do nhữngnguyên tử tạo thành Ý thức là thuộc tính của linh hồn, nó có đặc tính là mongmuốn, chán ghét, vui thích, đau đớn, ý chí và biểu tượng Các đặc tính ấy của

ý thức không thể lĩnh hội được bằng cảm giác, vì nó không thuộc về các thựcthể vật chất (hay vật lý), nhưng ý thức cũng không phải là kết quả trong hoạtđộng của thực thể tinh thần ý thức chỉ có thể phát sinh khi tinh thần có sự liên

hệ với cảm giác, mà cảm giác chỉ xuất hiện trong sự liên hệ với các khách thể.Vạn vật trong thế giới, cả con người là sự kết hợp giữa linh hồn bất tử vàthể xác, động lực cho sự kết hợp đó nằm ở bản nguyên tinh thần tối cao –Thần Ishvara hay Thượng đế

Ngay ở đầu cuốn sách của Aksapada, người sáng lập trường phái Nyaya,ông đã tuyên bố muốn chỉ ra cho con người cách suy nghĩ mạch lạc, đúng đắn

để có thể diệt hết mọi dục vọng, để được giải thoát khỏi mọi đau khổ Vậy,nguyên nhân của những nỗi khổ trong cuộc đời con người là gì? Trường pháitriết học Nyaya trả lời, đó là do linh hồn bất tử luôn bị trói buộc trong nhữngthực thể vật chất hay thân xác con người với những cảm giác, ý chí, dục vọng

khiến con người sa vào vòng “tham, sân, si” (tham lam, giận dữ, lầm lạc –

“vô minh”), từ đó, thúc đẩy con người ta có những hành động chiếm đoạt

nhằm thỏa mãn những dục vọng của mình để gây nên những hậu quả, nghiệpbáo, giam hãm linh hồn bất tử trong những vòng ám muội của những nguyên

tử hay những thực thể vật chất, làm cho linh hồn bất tử đó không trở về đượcvới bản tính thanh khiết, tuyệt đối, vĩnh viễn vốn có của mình

Vì vậy, muốn giải thoát khỏi những đau khổ ấy, trường phái triết học

Nyaya đã chỉ ra rằng con người cần phải triệt để tu luyện trì giới, thiền địnhnhằm xóa bỏ sự u mê, lầm lạc của tư duy Đồng thời, tạo ra nghiệp thiện, diệtmọi dục vọng làm cho tâm được thanh tịnh, để đạt tới giác ngộ và giải thoát

Trang 36

Muốn thoát ra được cái vòng u mê, lầm lạc của nhận thức sai lầm, trường pháitriết học Nyaya đã đưa ra phương pháp nhận thức đúng đắn, theo đó, nhậnthức của con người được chia làm 2 loại:

Một là, nhận thức đúng, nghĩa là lượng (Prâna), trong nhận thức đúng này gồm có 4 phương pháp nhận thức cụ thể: 1 Dùng tri giác trực tiếp; 2 Dùng suy luận để nhận thức; 3 Dùng cách so sánh để nhận thức; 4 Tin vào danh ngôn.

Hai là, nhận thức sai, nghĩa là phi lượng (Aprâna), trong loại nhận thức

này, phái Nyaya cũng chia thành 4 phương pháp nhận thức không đáng tin

cậy, cụ thể: 1 Ký ức; 2 Nghi ngờ; 3 Sai lầm; 4 Giả thiết Nếu dùng phương

pháp nghi ngờ khoa học, tức là nghi ngờ để tìm ra chân lý và đặt giả thiết đểkiểm nghiệm chân lý thì đó không thể là phương pháp nhận thức sai được

Như vậy, trường phái triết học Nyaya rất coi trọng mặt nhận thức luận, cho rằng rèn luyện khả năng nhận thức và có phương pháp nhận thức đúng đắn là con đường đưa con người đạt đến sự “giải thoát”.

c Trường phái triết học Vaisesika

Đây là trường phái triết học cổ xưa hơn cả đạo Phật và phái Nyaya Nóđược nảy sinh từ trường phái Samkhya Người sáng lập phái này là Kànàda(khoảng thế kỷ II tr CN) Theo tiếng Phạn (tiếng Sanscrit), Vaisesika có

nghĩa là “thắng luận”.

Trường phái này bàn nhiều về vấn đề bản thể luận và tư tưởng giải thoátcủa nó căn bản dựa trên cơ sở nhận thức của con người, cùng quan điểm vớiphái Nyaya Trường phái Vaisesika giải thích toàn bộ thế giới bằng 6 phạm

trù (6 nguyên lý), đó là: 1 Thực thể; 2 Tính chất hay đức; 3 Vận động hay nghiệp; 4 Phổ biến hay đồng; 5 Đặc thù hay dị; 6 Nội thuộc, hòa hợp.

Trong sáu phạm trù này, ba phạm trù đầu tồn tại một cách hiện thực còn baphạm trù sau là kết quả của hoạt động trí tuệ Vạn vật trong thế giới đều do ba

Trang 37

phạm trù đầu kết hợp mà hình thành Căn cứ vào quan hệ tương quan của baphạm trù đó mà xem xét vị trí của các phạm trù khác trong việc cấu thành vạnvật Sáu phạm trù căn bản trên đã lý giải cho sự phát sinh, tồn tại và biến đổicủa vạn vật trong vũ trụ

Trong sáu phạm trù trên, phạm trù thực thể là phạm trù bao trùm nămphạm trù còn lại Thực thể là phạm trù phản ánh bản chất của sự vật Nó tồntại tự nó và là nguyên nhân sinh ra các vật thể Theo trường phái triết họcVaisesika, phạm trù thực thể gồm có: Đất, nước, ánh sáng, không khí, ête,thời gian, linh hồn, trí tuệ Năm loại thực thể là đất, nước, ánh sáng, khôngkhí, ête là các yếu tố vật lý mà các đặc tính của chúng cảm giác của chúng ta

có thể nhận biết được Ví như mùi là đặc trưng cho tính chất riêng của đất, vị

là đặc trưng cho tính chất riêng của nước, màu sắc là đặc trưng chi tính chấtriêng của ánh sáng, xúc giác là đặc trưng cho tính chất riêng của không khí.Riêng ête đặc tính của nó là âm thanh Nó không màu, không mùi, không vịnên không thể nhận thức được một cách trực tiếp bằng cảm giác hay tri giác

mà phải nhận thức bằng suy luận Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất cấu thànhnên các vật thể vật chất Nguyên tử có đặc tính là không có quảng tính, tồn tạivĩnh viễn, không thể phân chia Nhưng sự kết hợp của các nguyên tử theocách thức và số lượng khác nhau tạo nên các sự vật hiện tượng đa dạng,phong phú trong hiện thực

Theo Kànàda, nguyên nhân của sự tác động, kết hợp giữa các nguyên tử

để tạo thành thế giới là do một nănglực vô hình, tối cao, toàn năng điều khiển,

đó là “linh hồn tối cao” Có hai loại linh hồn là linh hồn cá biệt và “linh hồn tối cao” “Linh hồn tối cao” là Thượng đế chỉ có một và là nguyên nhân duy

nhất sáng tạo và chi phối vạn vật trong thế giới Linh hồn cá biệt (Atman) rất

nhiều, vì nó là biểu hiện của “linh hồn tối cao” trong sự vật Số phận, phẩm chất của linh hồn cá biệt như thế nào thì “linh hồn tối cao” cũng sẽ tạo ra

Trang 38

những sự vật có hình hài phù hợp với những phẩm chất ấy Đó chính là quanđiểm về nghiệp lực của trường phái Vaisesika Linh hồn con người về bảnchất là thanh tịnh, bất diệt, nhưng nó lại được thể hiện trong mỗi thể xác củachúng sinh có cảm giác, ý chí, dục vọng vốn là kết quả của sự tác động giữasáu phạm trù cơ bản chính những cảm giác, ý chí, dục vọng đã giam hãmlinh hồn vào trong vòng ám muội, mê lầm, lạc lối của thế giới những sự vậthiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường biến, làm cho linh hồn không còn giữđược sự thanh tịnh, thuần khiết ban đầu của mình nữa Chính vì mê lầm nhưvậy mà con người có những hành động tạo nghiệp, gây nên sự đau khổ Vìvậy, để giải thoát khỏi mọi đau khổ, trường phái Vaisesika đã không chủtrương lễ bái hay tin vào Thượng đế mà đưa ra con đường giải thoát triệt đểbằng cách yêu cầu con người phải hiểu rõ bản chất của linh hồn, bản chất củathế giới Muốn vậy, con người phải tu luyện đạo đức và trí tuệ bằng cách tựchế dục bản thân, luyện tập theo phương pháp Yoga, diệt nghiệp lực nhằm

xóa bỏ “vô minh”, mê lầm để nhận rõ chân bản tính của mình, tức là thấy

được linh hồn vốn thanh tịnh, thuần khiết, bất diệt Có như vậy, linh hồn cábiệt mới thoát khỏi vòng vây, sự giam hãm của thể xác để hòa nhập vào với

“linh hồn tối cao”, để con người hoàn toàn được “giải thoát” khỏi mọi sự

đau khổ, khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo

d Trường phái Yoga

Yoga, theo tiếng Phạn nghĩa là “sự liên kết” hay sự “hợp nhất tâm thể

về một mối” Tại Ấn Độ, ngay từ thời văn minh sông Ấn, đã thấy những bức

tượng biểu thị cho phương pháp tĩnh tọa, thiền định Về sau, nó dần chuyểnhành một môn phái triết học, một phương pháp tu hành của nhiều tôn giáo lấytĩnh tọa, tĩnh tâm làm cách thức thực hành để chế ngự cảm giác và thoát khỏi

sự chi phối của thế giới bên ngoài, nhằm giải thoát linh hồn, tinh thần khỏinhững ràng buộc của thể xác và sự lôi cuốn của thế giới vật dục để đạt tới một

Trang 39

trạng thái đồng nhất với lực lượng siêu nhiên, tuyệt đối, vĩnh hằng Người tuhành theo đạo Yoga gọi là Yogin, những người tu thành, đắc quả, đạt đến sự

“giải thoát” được gọi là Muni Kinh sách của phái Yoga có bộ Yoga – sutra,

được đạo sĩ Patanjali hệ thống hóa lại từ các cách tu luyện trước đó, được viếtvào khoảng năm 150 tr.CN

Theo trường phái triết học Yoga, vật chất hữu hình, hữu hạn và vô

thường là nguồn gốc của sự “vô minh” và của mọi đau khổ Vì vậy, cần phải

giải thoát tinh thần, linh hồn khỏi mọi sự ảnh hưởng của giác quan, mọi sựràng buộc của cơ thể với những ham muốn, dục vọng, để đạt đến sự giác ngộtối cao và vĩnh hằng bằng cách trong kiếp này gột rửa hết mọi tội lỗi của linhhồn trong kiếp trước

Phái Yoga cho rằng: “Mọi linh hồn trong tiềm năng đều là thần thánh Mục đích của chúng ta là hãy thị hiện cái thần thánh có ở nơi ta qua sự chế ngự tự nhiên bên ngoài và bên trong” [dẫn theo 8, tr.105] Vì vậy, để đạt tới

sự giác ngộ tối cao và tuyệt đối đó của linh hồn con người, làm cho tinh thầnhoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc với thể xác và thế giới xung quanh để điđến trạng thái nhập thần thần bí, phái Yoga chủ trương phải kiên trì tu luyện,dần dần từng bước theo từng giai đoạn, phải kiên nhẫn, tự chủ tập luyện theo

tám phương pháp gọi là “bát bảo tu pháp” Muốn thực hành phép tu của

Yoga, ban đầu cần giữ cho tâm thực sự thanh tịnh, tĩnh lặng và tĩnh tọa để đạtđến chế giới và nội chế Ngoài ra, cần phải hực thi sáu phép tu khác nữa Tập

hợp tất cả những yêu cầu đó chính là “bát bảo tu pháp”, gồm có:

Thứ nhất, Chế giới hay diệt dục (Yama) Trong giai đoạn này cần phải

tuân theo luật ahimsha (bất tổn sinh) và brahmacharya (giữ cho mình trongsạch), không mưu cầu gì cho bản thân, từ bỏ mọi danh vọng, ham muốn vàđặc biệt, phải chế ngũ giới, tức là không sát sinh, không nói dối, không trộmcướp, không dâm dục và không có của riêng

Trang 40

Thứ hai, Nội chế (Niyama), đó là dấn thân vào tu hành khổ luyện,

chuyên tu, gạt bỏ mọi danh lợi thế tục, giữ cho tinh thần, đạo đức trong sạch,thanh tĩnh, tức là giữ cho lòng lâng lâng, bất động trước ngoại cảnh Phải đặthết niềm tin, sự ngưỡng vọng vào Thần tối cao và chuyên tu là phương tiệnduy nhất để đưa giác thức đến gần Thần tối cao

Thứ ba, Tọa pháp hay quy pháp tĩnh tọa (Asana), gồm những phương

pháp luyện tập tĩnh tọa Trước khi vào tĩnh tọa phải tập luyện cho tâm thậtlắng, thần thật lặng, ngồi trang nghiêm theo những thể thức nhất định

Thứ tư, Điều tức pháp (Pranyama), là phương pháp kiểm soát hơi thở,

giữ gìn nhịp thở trong lúc tĩnh tọa Không được hít thở nhiều, thở mạnh màphải khoan thai, nhẹ nhàng để khỏi lạc hướng tâm thần khi luyện tập nhưvậy, người ta có thể quên hết mọi sự, trừ hơi thở, trong tâm trí không còn tồntại một ý niệm nào nữa, mọi thứ trở nên trống rỗng, vắng lặng

Thứ năm, Chế cảm pháp (Pratyahara) là phương pháp kiểm soát giác

quan, làm cho ngũ quan không còn bị bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế

giới tác động, chi phối, làm phân tán tâm trí con người được nữa, “phép chế cảm của Yoga là tìm cách ngăn chặn, thủ tiêu các động tác ấy và phản ứng

ấy, hoặc nói cách khác, tìm cách làm tê liệt, vô hiệu hóa các giác quan” [dẫn theo 8, tr 26].

Thứ sáu, Tống trì pháp (Dharana), là phương pháp tu luyện nhằm tập

trung hết trí tuệ, tâm thần vào một chỗ, gạt bỏ mọi cái ra khỏi tâm trí, làm chokhông còn một ngoại ý nào có thể lọt vào tâm được

Thứ bảy, Tĩnh tự pháp hay thiền định pháp (Dhyãna), là sự tập trung tư

tưởng vào một đối tượng chính là đạo, pháp mà có thể đạt tới trạng thái giácngộ, đưa nhận thức đến gần sự uyên thâm, linh nghiệm và vi diệu

Thứ tám, Tuệ hay tam muội pháp (Samadihi, đẳng trì), là hoàn toàn làm

chủ được tâm, ý, chí để đạt tới chỗ đầu óc trống rỗng, mất hết ý thức về sự

Ngày đăng: 03/10/2017, 23:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Trịnh Doãn Chính (1996), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ đại, trung tâm KHXH và nhân văn QG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độcổ đại
Tác giả: Trịnh Doãn Chính
Năm: 1996
[2]. PGS,TS Doãn Chính (2008), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, NXB. CT – QG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng giải thoát trong triết học ẤnĐộ
Tác giả: PGS,TS Doãn Chính
Nhà XB: NXB. CT – QG
Năm: 2008
[3]. PGS,TS Doãn Chính (2010), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, NXB. CT – QG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổđại
Tác giả: PGS,TS Doãn Chính
Nhà XB: NXB. CT – QG
Năm: 2010
[4]. Thích Mãn Giác (2002), Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ, NXB.TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ
Tác giả: Thích Mãn Giác
Nhà XB: NXB.TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2002
[5]. Thích Mãn Giác (2007), Lịch sử triết học Ấn Độ, NXB. Văn hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học Ấn Độ
Tác giả: Thích Mãn Giác
Nhà XB: NXB. Văn hóa SàiGòn
Năm: 2007
[6]. TS. Bùi Thị Thanh Hương – CN Nguyễn Văn Đại (2011), Khái lược lịch sử triết học, NXB. CT – HC, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái lượclịch sử triết học
Tác giả: TS. Bùi Thị Thanh Hương – CN Nguyễn Văn Đại
Nhà XB: NXB. CT – HC
Năm: 2011
[7]. Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1995), Lịch sử Ấn Độ, NXB. Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Ấn Độ
Nhà XB: NXB. Giáo Dục
[8]. Tinh Tiến (2004), Yoga quyền năng và giải thoát, NXB. Thể dục – Thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yoga quyền năng và giải thoát
Tác giả: Tinh Tiến
Nhà XB: NXB. Thể dục –Thể thao
Năm: 2004
[9]. PGS, TS Nguyễn Hữu Vui (chủ biên, 2007), Lịch sử triết học, NXB.CT – QG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học
Nhà XB: NXB.CT – QG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w