Vì vậy, xu hướng trội của các hệ thống triết học - tôn giáo Ấn Độ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dướigóc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự "giải thoát"
Trang 1Đà Nẵng – Năm 2015
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ HỮU ÁI
Đà Nẵng – Năm 2015
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng … năm 2015
Tác giả luận văn
Dương Thị Dung
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHI CHÍNH THỐNG CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 7
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 7
1.1.1 Điều kiện địa lý, tự nhiên 7
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 9
1.1.3 Tiền đề khoa học và văn hóa 14
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHI CHÍNH THỐNG ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 17
CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG CÁC TRƯỜNG PHÁI PHI CHÍNH THỐNG Ở ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 24
2.1 GIẢI THOÁT VÀ VAI TRÒ CỦA GIẢI THOÁT 24
2.1.1 Khái niệm giải thoát 24
2.1.2 Vai trò của giải thoát 25
2.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ GIẢI THOÁT CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI 46
2.2.1 Trường phái Lokayata 46
2.2.2 Trường phái Jaina 50
2.2.3 Trường phái Phật giáo 58
Trang 5CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT VÌ
ĐỜI SỐNG AN LÀNH CỦA NHÂN DÂN 71
3.1.CÁC GIẢI PHÁP 71
3.1.1 Nhóm các giải pháp lý luận 71
3.1.2 Nhóm giải pháp thực tiễn 76
3.2 CÁC KIẾN NGHỊ 85
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ấn Độ là một trong những trung tâm văn hóa và tư tưởng lớn củaPhương Đông cổ đại Là một vương quốc của tâm linh, nên Triết học Ấn Độchịu ảnh hưởng của những tư tưởng tôn giáo Chính vì vậy, giữa triết học vàtôn giáo rất khó phân biệt Tư tưởng triết học ẩn giấu sau các lễ nghi huyền
bí, chân lý thể hiện qua bộ kinh Veda, Upanishad Tuy nhiên, tôn giáo của Ấn
Độ cổ đại có xu hướng "hướng nội" chứ không phải "hướng ngoại" như tôngiáo phương Tây Vì vậy, xu hướng trội của các hệ thống triết học - tôn giáo
Ấn Độ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dướigóc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự "giải thoát" tức là đạt tới sự đồngnhất tinh thần cá nhân với tinh thần vũ trụ Sự phát triển của triết học Ấn Độ
là sự đấu tranh giữa các trường phái và suy cho cùng nó phản ánh nhu cầucủa đời sống xã hội trong đó tôn giáo là trung tâm
Có thể nói rằng tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chínhthống là một đặc điểm nổi trội và có giá trị trong xã hội lúc bấy giờ Conngười sinh ra ai cũng muốn có một cuộc sống hạnh phúc, no đủ về vật chất,thoải mái về tinh thần Tuy nhiên, trong thực tế con người lại gặp không ítkhó khăn, đau khổ về thể xác hoặc tinh thần Và để thoát kh i khổ đau, nhiềungười đã tìm đến sự giải thoát Triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại đãhướng con người vào sự giải thoát n i khổ bằng con đường thực nghiệm tâmlinh, tức là v n mở chính thế giới nội tâm của con người Ở Ấn Độ, người tavẫn tin rằng con người có thể nhận biết được tâm lý siêu hình bằng thựcnghiệm trực tiếp, thực nghiệm bản thân Có lẽ vậy mà tư tưởng giải thoát đãchiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội bấy giờ
Trong điều kiện hiện nay việc tìm hiểu những giá trị trong quá khứ sẽ làcần thiết nhằm phát huy giá trị tích cực, tạo nền tảng để xây dựng cuộc
Trang 7sống hiện tại Những giá trị tích cực đó sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn
đề bất cập, thoát ly được khổ đau, xóa vô minh và nhìn nhận lại bản ngã củachính mình để xây dựng cuộc sống hiện tại hạnh phúc và tốt đẹp
Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phichính thống của Ấn Độ cổ đại là hết sức cần thiết Trên cơ sở đó chúng tahiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về tư tưởng giải thoát, từ đó có cách nhìn, cách đánhgiá đúng đắn khách quan nhằm tìm kiếm các giải pháp thích hợp, hạn chế giátrị tiêu cực, phát huy các giá trị tích cực của nó
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn nội dung “Tư tưởng
giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại” làm đề
tài luận văn của mình
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích và khẳng định tư tưởng giải thoát trong cáctrường phái triết học phi chính thống, luận văn xây dựng các giải pháp nhằmphát huy những giá trị tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực của các trường pháiphi chính thống trong triết học Ấn Độ cổ đại để xây dựng đời sống tinh thầnlành mạnh của con người Việt Nam hiện nay
2.2 Nhiệm vụ
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Ấn Độ cổ đại
- Phân tích, làm rõ những tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại
- Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực
và hạn chế mặt tiêu cực của các tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết họcphi chính thống của Ấn Độ cổ đại đối với đời sống tinh thần của người ViệtNam
Trang 83 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Những nội dung cơ bản về tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại
- Đối tượng khảo sát: các trường phái Lokayata, Jaina, Phật giáo
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một sốnội dung chủ về tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thốngcủa Ấn Độ cổ đại
4 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng Các nguyên tắc được vận dụng trong luận văn:nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, nguyên tắc về sựthống nhất giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, nguyên tắc thống nhất giữa lôgic
và lịch sử, sự kết hợp giữa cái phổ biến và cái đặc thù…
- Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn là: phân tích,
so sánh, tổng hợp để trình bày nội dung
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có 3 chương (6 tiết)
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ đại là một đề tài đượcnhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khảo sát Đến nay, có một số côngtrình nghiên cứu, ở nhiều góc độ khác nhau đề cập đến đề tài này
Bài viết “Vấn đề giải thoát trong triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại” trên
tạp chí Triết học, số 1 năm 1997 của Doãn Chính đã khẳng định: trong triết lýđạo đức nhân sinh mang tính nhân bản sâu sắc của triết học tôn giáo Ấn Độ
Trang 9cổ đại, tư tưởng giải thoát được coi là một trong những vấn đề nổi bật củatriết lý nhân sinh Giải thoát luôn là mục đích, là nhiệm vụ tối cao của cáctrường phái triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại Trong bài viết, tác giả đã lý giải
“giải thoát” ở nhiều trường phái khác nhau của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ
đại Đồng thời, tác giả cũng nêu nên nguyên nhân của giải thoát là bắt nguồn
từ n i khổ của con người Bài viết có nhiều ý nghĩa trong việc hiểu được tưtưởng giải thoát nhưng lại chưa đi sâu vào tư tưởng giải thoát của mộttrường phái tiêu biểu của triết học Ấn Độ cổ đại
Trong cuốn “Chân lý thuyết minh: Giải thoát kiếp làm người đau khổ để trở thành đấng siêu nhân (Phật – Thánh – Tiên)” của Nguyễn Văn Lương
(1966), Nhà xuất bản Sài Gòn Trong tác phẩm tác giả đề cập đến việc làm thếnào để trở thành Phật – Thánh – Tiên thông qua giải thoát Tác giả chủ yếu bàn
về giải thoát trên khía cạnh tôn giáo trong Phật giáo cũng như Thiên Chúa giáo
Tác phẩm mới được xuất bản năm 2010 mang tên “Giải thoát luận
Phật giáo” của tác giả Nguyễn Thị Toan đã đi sâu luận giải tư tưởng xuyên
suốt triết học Phật giáo: giải thoát Từ việc nghiên cứu quan niệm giải thoáttrong Phật giáo làm tiền đề để tác giả nghiên cứu quan niệm về giải thoáttrong Phật giáo Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người ViệtNam trong lịch sử Và sau đó ứng dụng vào Việt Nam đương đại là ảnhhưởng của quan niệm về giải thoát trong Phật giáo đối với đời sống ngườiViệt Nam hiện nay
Thông qua những nghiên cứu, bài viết trên có thể thấy sự phong phútrong việc nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của tư tưởng giải thoát củacác trường phái thuộc hệ thống triết học phi chính thống Vấn đề giải thoátkhông phải là vấn đề mới, cũng đã được nghiên cứu nhiều tuy nhiên chưa có
đề tài nào nghiên cứu về tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chínhthống của Ấn Độ cổ đại
Trang 10Trong cuốn “Phật giáo triết học” của tác giả Phan Văn Hùm, viết năm
1953 Tác phẩm nghiên cứu Phật giáo dưới góc độ triết học Tác phẩm bao
gồm những nội dung sau: Một là, lịch sử phát triển của Phật giáo (quá trình ra đời, người sáng lập ra Phật giáo…) hai là, về triết học nguyên thủy Phật giáo, ba là, triết học của Phật giáo khi Phật nhập diệt, bốn là, triết học Phật giáo khi Phật qua đời.
Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày cơ bản về những vấn đề trongtriết học Khi đề cập vấn đề này tác giả đã có nhiều nghiên cứu đặc sắc vềPhật giáo Tuy nhiên, tác phẩm vẫn chưa đề cập một cách khái quát, đầy đủ
về tư tưởng giải thoát trong Phật giáo Các luận điểm được đề cập trong tácphẩm chưa phân tích một cách kĩ lưỡng
Tác giả Nguyễn Tài Thư viết bài “Phật giáo và thế giới quan người
Việt trong lịch sử” trên tạp chí Triết học, số 2 năm 1986 Ở đây, tác giả đã
quan tâm đến các vấn đề như: Phật giáo là một tôn giáo và tư tưởng của Phậtgiáo gắn chặt với lịch sử tư tưởng dân tộc được xem như là một nhu cầu tinhthần của người Việt Ngoài ra, còn khẳng định giá trị và hạn chế của Phậtgiáo trong phương pháp tư duy của người Việt
Trên tạp chí Triết học số 4 năm 1992, Nguyễn Tài Thư với bài viết
“Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay” Trong
bài viết này, Nguyễn Tài Thư đã làm rõ hai vấn đề chính: Thứ nhất, tác giả
nêu bật những n t nhân cách con người Việt Nam hiện nay mang dấu ấn Phật
giáo Thứ hai, tác giả cho người đọc thấy được những giá trị của Phật giáo
trước nhu cầu phát triển của đời sống tinh thần
Như vậy, hai bài viết khác nhau Nguyễn Tài Thư đã nghiên cứu ảnh
hưởng của Phật giáo với hai khía cạnh khác nhau Bài viết “Phật giáo và sự
hình thành nhân cách con người” là sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với nhân
cách và sự hình thành nhân cách con người Bài viết thứ hai ông lại tìm hiểu
Trang 11về thế giới quan người Việt trong lịch sử bị ảnh hưởng của Phật giáo như thếnào.
Tiếp theo, đến năm 1998 bài viết “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư
duy của người Việt trong lịch sử” của tác giả Lê Hữu Tuấn trên tạp chí Triết
học Bài viết phân tích những ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư duy củangười Việt Trong bài viết này tác giả đã phân tích phương pháp tư duy củangười Việt, từ đó rút ra đặc điểm tư duy người Việt trong lịch sử
Cũng trên tạp chí Triết học, tác giả Nguyễn Thị Toan có bài viết “Về
khái niệm niết bàn trong Phật giáo”, số 3, năm 2006 Trong bài viết này , tác
giả phân tích khái niệm niết bàn trong Phật giáo và so sánh, phân biệt khái
niệm niết bàn trong Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa
Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đã tập hợp được nhiều tưliệu và trình bày một cách tương đối có hệ thống các nội dung cơ bản về tưtưởng giải thoát của Ấn Độ cổ đại ở những góc độ khác nhau Tuy nhiên, chođến nay chưa có công trình nào xuất bản và công bố trùng với hướng tiếp cận
và nội dung đề tài “Tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính
thống của Ấn Độ cổ đại ” Điểm mới của đề tài ở ch , tìm hiểu nội dung tư
tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống và nêu ra các giảipháp phát huy giá trị tích cực của tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết họcphi chính thống Ấn Độ cổ đại
Trang 12CHƯƠNG 1QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHI CHÍNH
THỐNG CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
1.1.1 Điều kiện địa lý, tự nhiên
Là một quốc gia thuộc Nam Á, Ấn Độ là một đất nước vô cùng phongphú đa dạng, hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự nhiên Đó là một bán đảohình tam giác tưởng chừng như một khối thống nhất đơn giản về địa hình,khí hậu nhưng đi sâu vào tìm hiểu mới thấy được sự đa dạng và phức tạp củađiều kiện tự nhiên Ấn Độ là một tiểu lục địa vừa cách biệt với bên ngoài vừachia cắt ở bên trong Bán đảo hình tam giác này mặc dù nằm ở châu Á nhưnglại bị ngăn cách với châu lục này bởi dãy núi cao nhất thế giới – Himalaya.Dãy núi ẩn chứa biết bao câu chuyện huyền thoại linh thiêng Những chướngngại do tự nhiên mang lại đã khiến cho Ấn Độ trở thành một khu vực tươngđối riêng biệt, ít quan tâm đến thế giới bên ngoài Tuy nhiên, đây lại là mộtyếu tố giúp cho đất nước này bảo tồn được bản sắc văn hóa của mình –những yếu tố văn hóa truyền thống cổ xưa nhất thế giới
Bên cạnh những sự tích, những bí ẩn về dãy núi Hymalaya, Ấn Độ còn
có những cánh rừng bạt ngàn, bí ẩn không k m Ẩn dưới những bóng rợp củacây rừng là những vị tu sĩ khổ hạnh Họ rời b cuộc sống gia đình trần tục đểngồi dưới gốc cây thiền định suy tư về vũ trụ bao la này So với sự rộng lớncủa cây rừng, với sự bao la của vũ trụ, họ cảm thấy con người chỉ là nhữngsinh vật nh b , phù du; họ cảm thấy thế giới thì vô hạn, mà vì sao con ngườilại hữu hạn, đối mặt với n i đau khổ trầm luân, họ muốn tìm kiếm sự giải thoát
kh i cuộc sống này, muốn tách cái Atman hòa nhập vào Brahman đạt đếnniềm vui bất diệt giải thoát kh i sự luân hồi Chính sự nương tựa vào
Trang 13nhau của thiên nhiên như vậy đã dạy cho người Ấn có một cách sống hòahợp với thiên nhiên, con người và thiên nhiên là một, chứ không phải conngười là trung tâm của vũ trụ, chinh phục thiên nhiên.
Từ dãy núi Hymalaya, hai dòng sông Ấn và sông Hằng tuôn chảy xuốngđồng bằng như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn người dân Ấn Độ bằng nguồnphù sa dồi dào Đất nước có tên Ấn Độ cũng bắt nguồn từ dòng sông Ấn, nóchảy về phía Tây, đổ ra vịnh Bengal chia làm 5 nhánh Đi xuống phía Nam làcao nguyên Dekkan rộng lớn với ngọn núi đông Gat và tây Gat chạy dọc hai bờđông và tây của bán đảo Ấn Độ Nhưng thiên nhiên nơi đây khô cằn nên khôngthuận tiện cho việc sinh sống Chính vì thế mà miền Nam Ấn
k m phát triển hơn miền Bắc Ấn Núi cao, biển rộng, sông dài đã tạo thànhtính đa dạng, phức tạp của văn hóa Ấn đồng thời in dấu khá đậm n t trong nềnvăn hóa, đặc biệt là tôn giáo
Vị trí địa lý là một yếu tố tạo nên tính chất vô cùng đa dạng của khí hậu
Ấn Độ Nơi đây hội đủ tất cả những yếu tố thời tiết khắc nghiệt nhất Từ cựcnam Ấn Độ đến vùng hạ lưu sống Ấn, sông Hằng khí hậu rất nóng Ngượclại, cực bắc Ấn Độ giáp chân núi Hymalaya lại rất lạnh, vào mùa đông cótuyết rơi Ở vùng Tây Bắc có sa mạc Thar rộng lớn quanh năm hầu nhưkhông mưa Vì thế, vào mùa hè Ấn Độ có nhiệt độ rất cao, thời tiết rất nóng.Nhưng đến tháng 6 những trận mưa to k o dài khiến mặt đất như một đầmlầy rộng lớn, nước mưa có thể làm ngập tràn bờ các dòng sông gây nênnhững cơn lũ kinh hoàng nhất Sự mạnh mẽ, sức mạnh vĩ đại của tự nhiên đãgây nên tâm lý tự ti, thấy mình nh b trước thiên nhiên, bất lực trước nhữnghiện tượng thiên nhiên nên chỉ còn cách ngồi suy tư về n i khổ cuộc đời
Chính hoàn cảnh tự nhiên đó làm cho Ấn Độ đa dạng và phức tạp vớirừng rậm hoang sơ, có nguồn động vật phong phú, quý hiếm, đồi núi bao phủ
và hoang mạc khô cằn Với vị trí địa lý tương đối biệt lập so với thế giới xung
Trang 14quanh do bị ngăn cách bởi đồi núi hiểm trở, đại dương mênh mông, văn minh
Ấn Độ có những bước thăng trầm của nó Điều kiện này bảo đảm cho việcgiữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhưng cũng đồng thời làm cho xã hội Ấn trìtrệ không phát triển, vì thế mà tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo phát triển
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Có thể nói rằng chính trị, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tưtưởng giải thoát của hệ thống triết học phi chính thống Ấn Độ cổ đại Xã hội Ấn
Độ không có quan hệ phong kiến giống như kiểu ở Hy – La, cũng không cóquan hệ phong kiến giống như ở các nước Tây Âu Ở Ấn Độ, nô lệ chưa baogiờ là lực lượng sản xuất chủ yếu, họ chưa bao giờ trở thành nông nô như
ở Tây Âu phong kiến Ấn Độ cổ đại thuộc loại hình chế độ nô lệ gia trưởng điển hình kiểu phương Đông
Đặc điểm rõ n t nhất của Ấn Độ thời kỳ này là xã hội phân biệt đẳngcấp vô cùng sâu sắc Sở dĩ chế độ phân biệt đẳng cấp được hình thành là do
sự di cư của người Arya khoảng 1500 đến 1000 năm trước công nguyên vào
Ấn Độ, khi đến đây họ đã chiếm đoạt đất đai và đặt sự thống trị người bản địaĐravidian Đồng thời người Aryan cũng đưa ra các luật lệ, các quy tắc đểphân biệt vai trò, địa vị của con người trong xã hội và từ đó chế độ phân biệtđẳng cấp xuất hiện
Sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ đã làm cho kết cấu xã hội ở đây khá phức tạp Xã hội Ấn Độ được phân chia thành bốn đẳng cấp:
Bràhman Đó là đẳng cấp tăng lữ, lễ sư Bàlamôn chuyên lo việc tôngiáo, truyền bá kinh Veda Họ là những người thâu tóm quyền lực trong lĩnhvực văn hóa và tôn giáo
Ksatriya Là đẳng cấp vương công, quý tộc, vua chúa, tướng lĩnh, võ sĩchuyên sử dụng vũ khí để bảo vệ chính quyền
Vai‟sya Đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân Arya hay
Trang 15những người bình dân tự do Tuy họ không có đặc quyền đặc lợi trong xã hội,phải nộp sưu thuế phục vụ lớp người bóc lột thuộc hai tầng lớp trên nhưng
họ vẫn có thân phận tự do
K‟sudra Là những cùng dân và nô lệ Họ làm những công việc nhưđánh cá, săn bắn và những việc nặng nhọc khác nhưng ở vào địa vị thấp k mnhất, không được pháp luật bảo hộ, không được tham gia vào các hoạt độngtôn giáo
Chế độ phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ được coi là bất biến với những luật
lệ hà khắc và vô cùng khắt khe Giữa các đẳng cấp trên và nhất là giữa bađẳng cấp trên với đẳng cấp K‟sudra có sự cách biệt rất nghiêm ngặt Người ởđẳng cấp dưới có nghĩa vụ buộc phải tôn kính những người ở đẳng cấp trênmột cách tuyệt đối Trong xã hội, người thuộc đẳng cấp dưới không đượcquyền kết hôn với những người thuộc những đẳng cấp trên Tuy nhiên, ngườiđàn ông thuộc đẳng cấp trên có quyền lấy người ở đẳng cấp dưới làm vợ,ngược lại nếu người đàn ông đẳng cấp dưới dám lấy một phụ nữ thuộc đẳng
cấp trên thì con cái của họ sẽ bị xếp vào những người “ngoài đẳng cấp” là Paria và Chanđala Những người “ngoài đẳng cấp” còn bao gồm những
người vi phạm tín ngưỡng bị khai trừ kh i đẳng cấp của mình, những ngườilàm đồ tể, thợ thuộc da, nhân công mai táng Những người đó sẽ có số phậnrất thê thảm, không được tiếp xúc với con người, bị xã hội khinh bỉ, xa lánh
Như vậy, xuất phát từ chính xã hội phân biệt đẳng cấp ấy, từ sự thốngtrị khắc nghiệt của những tầng lớp trên và sự cùng cực của các tầng lớp dướitrong xã hội Ấn Độ, tất yếu sẽ dẫn đến những mâu thuẫn sâu sắc giữa một bên
là sự kìm cặp của xã hội và khát khao bình đẳng, công bằng và tự do củangười dân Ấn Các trường phái triết học phi chính thống xuất hiện đã đápứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, nó phản ánh n i đau khổ của con người,chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp và sự áp bức, bất công chống lại giáo lý
Trang 16truyền thống của kinh Veda và đạo Bàlamôn Đặc biệt các trường phái triết
học phi chính thống đã đưa đến cho con người sự “giải thoát” trong lúc đang
bế tắc với cuộc đời
Về mặt kinh tế, trong bất cứ một xã hội nào, kinh tế là yếu tố vô cùngquan trọng, là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội cũng như tư tưởng của xãhội đó Tư tưởng giải thoát của các trường phái triết học phi chính thống cũngbắt nguồn từ tồn tại xã hội, từ đặc điểm kinh tế Ấn Độ đương thời Như đã nói
ở trên, với môi trường tự nhiên đó quy định nền sản xuất của Ấn Độ cổ đại lànền sản xuất nông nghiệp Giống nhiều quốc gia châu Á khác, Ấn Độ với haiđồng bằng lớn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng thuận lợi cho nông nghiệpphát triển Bên cạnh đó gắn liền với nông nghiệp là kinh tế thủ công, tiểu thủcông nghiệp gia đình, tự cấp tự túc nên quy mô nh lẻ, công cụ lao động thô sơ
Thời kỳ này việc sử dụng đồ sắt làm công cụ lao động đã trở thành phổbiến Nông nghiệp đã phát triển cao Người Ấn Độ cổ đã biết mở mang côngtrình thuỷ lợi, trên cơ sở đó tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng diện tíchcanh tác, trồng các loại ngũ cốc mới Nghề thủ công cũng đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể, nó tách ra kh i nông nghiệp ở một số vùng kinh tế pháttriển Những người thợ thủ công đã tụ tập thành những tổ chức đặc biệt kiểunhư phường hội
Đặc trưng nổi bật của nền kinh tế Ấn Độ thời kỳ này đó là sự xuất hiệnsớm và tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn Đó là một hình thức sản xuấtvật chất mang tính cộng đồng kiểu công xã nguyên thủy và chế độ quốc hữu
về ruộng đất được thiết lập trên cơ sở của nền sản xuất công xã
Với đặc điểm trên cho thấy nền kinh tế Ấn Độ cổ đại phát triển rất trìtrệ chủ yếu là nông nghiệp và bị chi phối nhiều bởi công xã nông thôn Công
xã nông thôn là một hình thức công xã ở giai đoạn quá độ từ xã hội nguyênthủy chuyển sang xã hội có giai cấp Khi nghiên cứu về nền kinh tế Ấn Độ
Trang 17thời kỳ này Mác gọi đó là “phương thức sản xuất châu Á”, do biểu hiện các
yếu tố của kinh tế Ấn Độ không rõ ràng, không cụ thể nên vấn đề này vẫn connhiều tranh luận
Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đãđạt tới một trình độ nhất định Thành phố được xây dựng bằng gạch nung,theo một quy hoạch thống nhất, có đường phố rộng rãi, thẳng tắp, có chợ búa,cửa hiệu, có giếng nước và hệ thống thoát nước, có những bể tắm lớn Thànhphố được chia thành hai khu, khu "dưới thấp" và "khu trên cao", cách biệtnhau về quy mô nhà cửa và số lượng của cải, chứng t xã hội thời kỳ này đãxuất hiện sự phân chia kẻ giàu và người nghèo rõ rệt
Về công nghệ, có nghề dệt bông len, nghề đúc đồng, điêu khắc, nghềlàm nữ trang, nghề làm gốm sứ tráng men đạt tới trình độ tinh xảo
Thời kỳ này cũng đã có chữ viết, được thấy trên các quả ấn bằng đồnghay đất nung Tôn giáo cũng đã xuất hiện biểu hiện qua các hình nổi điêukhắc trên các quả ấn
Thời kỳ Veda (khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ VII tr.CN) Vào khoảngthế kỷ XV, các bộ lạc du mục của người Arya từ Trung Á xâm nhập vào Ấn
Độ, đem theo những phong tục, tập quán, tín ngưỡng và bắt người bản xứlàm nô lệ Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiêncủa người Arya trên lưu vực sông Hằng và sông Ấn
Đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp thời kỳ này là kinh tế tiểu nôngkết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình nên tính chất tự cấp tự túc lànổi bật và quan hệ trao đổi giữa các công xã rất yếu ớt Đó cũng là nguyênnhân làm xã hội Ấn Độ phát triển rất chậm chạp và trì trệ
Về mặt xã hội, thời kỳ này đã xuất hiện chế độ đẳng cấp góp phần quyđịnh cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến hình thái tư tưởng Ấn Độ cổ đại Đó làchế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề
Trang 18nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tục cấm kỵ hôn nhân được hình thànhtrong thời kỳ người Arya chinh phục, thống trị người Dravida, cũng nhưtrong cả quá trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thườngdân Arya.
Xã hội Ấn Độ cổ không chỉ bị đè nặng bởi n i khổ do quan hệ bất công
và sự bóc lột hà khắc của giai cấp quí tộc chủ nô đối với giai cấp nô lệ vànhững kẻ tôi tớ, mà còn bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tính, màu da,sắc tộc, còn gọi là chế độ đẳng cấp hết sức nghiệt ngã gây nên Chế độ đẳngcấp không chỉ góp phần qui định cơ cấu, trật tự xã hội Ấn Độ mà còn ảnhhưởng sâu sắc đến nội dung và tính chất của các quan điểm triết lý tôn giáo
Ấn Độ cổ đại
Theo thánh điển của Bà La Môn và theo bộ luật Manu, người ta đãphân chia xã hội Ấn Độ ra thành rất nhiều chủng tính Nhưng có thể quithành bốn chủng tính lớn và đó cũng là 4 đẳng cấp chính của xã hội Ấn Độ:
Bàlamôn (Brahmana) gồm những giáo sĩ, những người giữ quyềnthống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái Họ tự nhận mình là hạngcao thượng, sinh từ l miệng phạm thiên (Brahmana) hay phạm thiên cầmvương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và anhưởng cuộc đời sung sướng nhất
Sát đế lợi (Kshatriya) là hàng vua chúa quí phái, tự cho mình sinh ra từcánh tay phạm thiên, thay mặt phạm thiên nắm giữ quyền hành thống trị dânchúng
Vệ xá (Vaishya) là những hàng thương gia chủ điền và dân tự do tinmình sinh ra từ bắp chân phạm thiên và phạm thiên có nhiệm vụ đảm đương
về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu huệ lợi cho quốc gia)
Thu đà la (Shudra) là những người lao động bao gồm đa số tiện dân và
nô lệ tin mình sinh ra từ gót chân phạm thiên nên thủ phận làm khổ sai suốt
Trang 19đời cho giai cấp trên.
Ngoài bốn đẳng cấp trong xã hội còn có một hạng người nữa là hạng hàtiện nhất là giống Ba-tia-a (Pariahs) giống dân tộc mọi rợ, bị coi như sốngloài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổnhục tăm tối
Thời kỳ Veda cũng là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng
và tín ngưỡng của nó ảnh hưởng đậm n t tới đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ
cổ đại, như kinh Rig - Veda, đạo Bàlamôn, sau đó là đạo Phật, Đạo Jaina
Thời kỳ từ thế kỷ VI đến thế kỷ I tr CN là thời kỳ mà các quốc giachiếm hữu nô lệ đã thực sự phát triển, thường xuyên thôn tính lẫn nhau dẫnđến sự hình thành các quốc gia lớn, các vương triều thống nhất ở Ấn Độ nhưMagadha , Maurya Trong thời kỳ này nền kinh tế, xã hội và văn hóa Ấn Độ
có những bước phát triển tiến bộ vượt bậc Mặc dù nền kinh tế tự nhiên vẫnchiếm ưu thế, nhưng thương nghiệp, buôn bán cũng phát triển hình thànhmột tầng lớp mới trong cơ cấu giai cấp xã hội Ấn Độ - tầng lớp thương nhân
và thợ thủ công Tiền kim loại xuất hiện, nhiều thành phố trở thành trung tâmcông thương nghiệp quan trọng Nhiều con đường thương mại thủy bộ nốiliền các thành thị với nhau và thông từ Ấn Độ qua Trung Hoa, Ai Cập vàmiền Trung Á dần dần xuất hiện
1.1.3 Tiền đề khoa học và văn hóa
Ngay từ thời Veda, thiên văn học Ấn Độ đã bắt đầu xuất hiện Người
Ấn Độ cổ đã biết sáng tạo ra lịch pháp, ph ng đoán trái đất hình cầu và tựquay quanh trục của nó Cuối thế kỷ V tr.CN, người Ấn Độ đã giải thíchđược hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
Về toán học, Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thốngchữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra
số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn
Trang 20lên (Người Tây Âu đã từ b số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ
đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan
hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác, họ đã phát minh ra chữ số thập phân, tínhđược trị số pi, biết được những định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh vàđường huyền của một tam giác vuông
Nền y học Ấn Độ có từ rất sớm Ngay trong kinh Veda, người ta đã tìmthấy nhiều tên cây làm thuốc và nhiều phương pháp trị bệnh đơn giản Vàothế kỷ V tr.CN, Shursada đã viết sách trình bày thuật chữa bệnh ngoại khoa,phương pháp dưỡng sinh, tiêu độc
Về Vật lí, người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử Thế kỉ 5tr.CN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết: "trái đất, do trọng lực của bảnthân đã hút tất cả các vật về phía nó"
Trong nghệ thuật Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực
rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hếtđều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện
Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo Có rấtnhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hangAjanta ở
miền trung Ấn Độ Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gianchùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian m i cạnh tới 20m Trênvách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp
Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất
Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ 7 - 11 Tiêu biểu cho cáccông trình Ấn Độ giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng
Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina,
được xây dựng vào khoảng thế kỉ 13 và lăng Taj Mahan được xây dựng vàokhoảng thế kỉ 17 Ấn Độ là nơi có phong cách kiến trúc độc đáo, tinh tế, đặc
Trang 21biệt là lối xây dựng chùa chiền, tháp Phật theo kiểu hình tháp vừa có ý nghĩatriết học, tôn giáo, vừa biểu hiện ý chí, vương quyền.
Về chữ viết và văn học, thời đại Harappa - Môhenjô Đarô, ở miền Bắc
Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ đượckhoảng 3.000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ họa
Thế kỉ VII tr CN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng
30 bảng đá có khắc loại chữ này Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V tr CN ở Ấn
Độ lại xuất hiện chữ Sanskrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở ẤnĐộ và
Đông Nam Á sau này
Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana
Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ Bản trường ca này nói
về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata Bản trường Mahabharata
có thể coi là một bộ "bách khoa toàn thư" phản ánh mọi mặt về đời sống xãhội Ấn Độ thời đó Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả mộtcuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Xita (con của nữ thần mẹđất) Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước ĐôngNam Á Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnhhưởng từ Ramayana
Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn chứa đựng rất nhiều tư tưởngđược gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Ấn - Âu.
Tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội cùng với sựphát triển rực rỡ của văn hóa, khoa học Ấn Độ cổ đại là những tiền đề lý luận
và thực tiễn phong phú làm nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết họccủa Ấn Độ cổ đại
Trang 221.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHI CHÍNH THỐNG
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại Triếthọc Ấn Độ suy cho cùng là sự phản ánh xã hội Ấn Độ cổ đại – xã hội rất coitrọng và đề cao tôn giáo Triết học Ấn Độ ra đời và phát triển cũng như cácnền triết học khác đều dựa trên những cơ sở nhất định Trong đó đặc điểmchung của các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại là vấn đề tìm ra biện pháp
để giải thoát ra kh i cuộc sống hạn chế và đau khổ. Có thể khai thác những đặcđiểm cơ bản của các trường phái triết học phi chính thống đó là:
Thứ nhất, các trường phái triết học phi chính thống, tuy cùng có những
điểm chung như không tin có thượng đế, nghi ngờ và phủ nhận quyền uy củakinh Veda, phê phán giáo lý Bàlamôn, đả kích chế độ phân biệt đẳng cấptrong xã hội, nhưng giữa họ lại có sự khác biệt nhau trong cả quan điểm vềthế giới cũng như quan điểm về nhân sinh Nếu như trường phái Lokayataluôn thể hiện một cách nhất quán rõ ràng và triệt để thế giới quan duy vật, vôthần trong lập trường tư tưởng và tính chất triết học của mình, chỉ thừa nhậnbốn yếu tố cơ bản đầu tiên cấu thành nên vạn vật gồm: đất, nước, lửa, không
khí, gọi là "từ đại", phủ nhận thượng đế, đả phá quan niệm về "sự bất tử của
linh hồn" đề cao chủ nghĩa hiện thực, thì trường phái triết học Jaina lại là một
hệ thống triết học mang tính chất nhị nguyên, có nhiều hướng ngã về chủnghĩa duy tâm Nó chỉ thừa nhận hai bản nguyên cấu tạo nên thế giới vạn vật,
đó là Jva (linh hồn, tinh thần) và adjiva (gồm tất cả những gì không phải làtinh thần hay linh hồn) Đặc biệt họ cho nguyên tử của các yếu tố: đất, nước,lửa, khí là giống nhau, chúng kết hợp với nhau tạo ra các sự vật phong phú đadạng khác nhau
Thứ hai, khác với các trường phái triết học chính thống, bởi vì triết học
chính thống họ chỉ cần thừa nhận những nguyên lý căn bản của xã hội Ấn Độ
Trang 23chính thống, chấp nhận quyền uy của kinh Veda, Upanishad, biện hộ cho giáo lýđạo Bàlamôn, bảo vệ cho chế độ phân biệt đẳng cấp, rồi họ có thể tự do pháttriển tư tưởng của họ theo các hình thức và khuynh hướng khác nhau tuỳ
ý thích Cả sáu phái đó khác nhau nhưng đều đồng nhất về một số nguyên tắc
cơ bản của tư tưởng Ấn Độ như: 1 Các kinh Veda là do mặc khải; 2 Để tìm
sự thật và đặt chân lý thì ph p lý luận không chắc chắn bằng ph p trực giác;
3 Mục đích của trí thức và triết học không phải để thống trị thế giới mà là đểthoát ly kh i thế giới; 4 Suy tư là để tự giải thoát kh i khổ não, dục vọng vàchính dục vọng không được thoả mãn là nguyên nhân của đau khổ Điều đónói lên tính phức tạp trong quá trình phát triển của tư tưởng triết học tôn giáo
Ấn Độ cổ đại
Phản ánh hiện thực xã hội, triết học tôn giáo Ấn Độ thời kỳ này còndiễn ra quá trình đấu tranh gay gắt giữa các trường phái triết học duy vật vôthần, hay "những người theo thuyết hư vô", "bọn hoài nghi" với môn pháitriết học duy tâm tôn giáo, đặc biệt là triết lý Veda, Upanishad, và giáo lý đạoBàlamôn, nhằm phủ nhận quan điểm suy tôn thượng đế, phạm thiên hay "tinhthần sáng tạo ưu trụ tối cao" Brahman, chống lại những quan điểm về sự bất
tử linh hồn và sự siêu thoát của linh hồn con người, sang thế giới bên kia" nàođó
Tiêu biểu cho phong trào chống chủ nghĩa duy tâm tôn giáo thời đó làcác giáo phái nổi tiếng "lục sư ngoại đạo", mà trường phái duy vật vô thầntriệt để Lokayata là tiêu biểu nhất
Có thể nói triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại phát triển rấtphong phú nhưng không mang tính cách mạng; các nhà triết học thường kếtục mà không gạt b hệ thống triết học có trước, không đặt cho mình nhiệm vụphải sáng tạo ra một hệ thống triết học mới Điều đó phản ánh sự trì trệ của xãhội Ấn Độ cổ đại
Trang 24Thứ ba, triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với
tôn giáo, trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học
- tôn giáo Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và chế độ quốc hữu hóaruộng đất là hai đặc điểm lớn nhất, chi phối và ảnh hưởng tới toàn bộ các mặtlịch sử của Ấn Độ, nhất là ảnh hưởng đến sự phát của văn hóa và triết học Trên
cơ sở “phương thức sản xuất châu Á”, xã hội Ấn Độ được kết cấu với ba nhóm
cơ bản: nhóm (thực chất là quan hệ gia đình, dòng họ), cộng đồng tự trị
làng – xã và bang (tiểu quốc) với chế độ đẳng cấp ngặt nghèo X t trong điềukiện tồn tại xã hội như vậy thì triết học của Ấn Độ gắn chặt với vấn đề tôngiáo và tâm linh cũng là yếu tố khách quan
Triết học phi chính thống của Ấn Độ không chỉ nảy sinh từ những cơ sởnêu trên mà còn gắn với các thành tựu của khoa học, kỹ thuật và văn hóa của
Ấn Độ Tuy nhiên, do các điều kiện về tự nhiên, về con người, về xã hội, vềkinh tế, chính trị, văn hóa và tôn giáo, tâm linh nên triết học phi chính thống
Ấn Độ đã có những đặc điểm đặc trưng riêng
Triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại có nguồn gốc từ rất xa xưa
và đến thế kỷ thứ VIII – thế kỷ VI tr.CN, nó được tập trung trong Upanishad,sau đó nó phát triển rất mạnh mẽ và được phân ra làm nhiều trường phái,khuynh hướng vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau tạo nên bức tranh nhiềumàu sắc rực rỡ
Thứ tư, triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại quan tâm đến nhiều
vấn đề, nhưng vấn đề chủ yếu là vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề giải
thoát Đặc điểm đặc biệt trong triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại nó
phân con người thành những yếu tố cấu thành, trong đó cái tâm có ý nghĩaquyết định, từ đó hướng chủ yếu của nó là đi sâu nghiên cứu, phân tích cáitâm của con người Triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại cho rằngmuốn hiểu được thế giới thế giới trước hết phải hiểu mình đã và khi đã hiểu
Trang 25mình thì hiểu tất cả vì bản thể vũ trụ có trong m i con người.
Mục đích của triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại là để đạt đến
sự giải thoát Với mục đích giải thoát nên m i trường phái triết học phi chínhthống Ấn Độ cổ đại là những con đường khác nhau để đi đến giải thoát Nhưvậy, triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại giống như ngón tay chỉ mặttrăng, như con đò để đưa lữ khách qua sông Do đó, triết học phi chính thốngcủa Ấn Độ cổ đại là triết lý sống, nó gắn liền với tôn giáo, tâm linh, là triếthọc của tôn giáo
Nếu như nhận thức trong triết học phương Tây nhìn chung bắt đầu từhọc h i, tích lũy kiến thức và đi theo con đường từ đơn giản đến phức tạp, từhiện tượng đến bản chất, từ cảm tính đến lý tính thì nhận thức trong triếthọc Ấn Độ lại bắt đầu từ luân lý đạo đức (thanh lọc thân tâm), sau đó để tậptrung tư tưởng (định), rồi mới đến tuệ
Như vậy, trong triết học Ấn Độ, nhận thức gắn liền với đạo đức Trongnhận thức, triết học Ấn Độ lại đề cao việc tự nhận thức, tự hiểu Điều này quyđịnh tính chất trực nhận, trực giác trong triết học Ấn Độ Từ đó, một lôgic k otheo là công cụ, phương tiện nhận thức trong triết học Ấn Độ lại nghiêng về
ẩn dụ hình ảnh; trong khi đó, công cụ nhận thức của triết học phương Tây lạichủ yếu là khái niệm
Thứ năm, triết học Ấn Độ vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính đa
dạng Thống nhất ở ch dù trực tiếp hay gián tiếp nó đều bị chi phối bởi quan niệm đồng nhất thể của Upanishad; hầu hết các trường phái đều hướng đến giải thoát; một số nguyên lý chung có ở nhiều trường phái Đa dạng ở ch triết học Ấn Độ chia thành nhiều khuynh hướng, nhiều nhánh nh ; trừ chủ nghĩa duy vật, m i trường phái là những con đường khác nhau để đi đến giải thoát; nhiều vấn đề khác nhau được đặt ra ở những trường phái khác nhau
Trong thời kỳ này toàn bộ hệ thống triết học Ấn Độ được chia thành 9
Trang 26trường phái: Sáu trường phái “chính thống” là: Veda, Mimansa, Samkhya,Yoga, Vaisesika, Nyaya Ba trường phái “không chính thống” là: Lokayata,Jaina, Buddha (Phậtgiáo)
Sự phát triển của triết học Ấn Độ là sự đấu tranh giữa các trường phái
và suy cho cùng nó phản ánh nhu cầu của đời sống xã hội trong đó tôn giáo làtrung tâm điểm Mặt khác, sự phát triển của triết học Ấn Độ chủ yếu đi theohướng tuần tự thay đổi về lượng, tức những nguyên lý nền tảng đã được đặt
ra từ thời cổ xưa, về sau chỉ phát triển, bổ sung, hoàn thiện
Biện chứng trong triết học Ấn Độ mang tính chất ngây thơ, duy tâm; sựphát triển đi theo vòng tròn, tuần hoàn Điều này do công xã nông thôn biệtlập, kh p kín ở Ấn Độ quy định Khác với triết học Trung Quốc, tư duy trongtriết học Ấn Độ không trọng cái cụ thể, hữu hạn; họ muốn vượt cái này để điđến cái tuyệt đối
Khác với tư duy của người phương Tây là hướng ra bên ngoài, thiên
về nghiên cứu thế giới vật chất bên ngoài, đặc điểm nổi bật trong tư duyngười Ấn Độ là tư duy hướng nội
Người Ấn Độ có tư duy hướng nội xuất phát từ vị trí địa lý, địa hình,môi trường tự nhiên của đất nước Ấn Độ Sự bao bọc bởi những dãy núi lớnkhiến cho Ấn Độ gần như cô lập với thế giới bên ngoài Văn hóa, tư tưởngcủa các vùng, các quốc gia lân cận cũng khó lòng vượt qua để xâm nhập vào
Ấn Độ Thiên nhiên khắc nghiệt nhưng người Ấn vẫn tìm cách hòa đồng với
tự nhiên hơn là chinh phục để làm chủ tự nhiên
Với tính cách của người phương Tây, coi trọng sự hướng ngoại ra thếgiới bên ngoài vì thế mà triết học phương Tây luôn bàn đến vấn đề mới quan hệgiữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy, mối quan hệ giữa con người vớithế giới tự nhiên Triết học Trung Quốc lại quan tâm đến mối quan hệ giữa conngười với con người nghĩa là con người trong xã hội Nhưng vấn đề
Trang 27cơ bản của triết học Ấn Độ là mối quan hệ giữa con người với chính mình.Người Ấn Độ luôn nhìn vào chính chiều sâu tâm thức của mình để tìm ra cái giátrị đích thực của con người, hướng vào chính mình để giải thoát cho mình.
Cũng bởi vì tư duy hướng nội, hướng vào tâm hồn con người mà Ấn
Độ đã được hình thành như một xứ sở của tâm linh và tôn giáo Ở Ấn Độ đếnbất cứ đâu người ta cũng đều nhận thấy sự linh thiêng, trầm mặc Nếu muốntìm hiểu các tư tưởng triết học Ấn Độ phải bắt nguồn từ trong các tôn giáobởi nơi đây tôn giáo và triết học gắn liền với nhau, hòa quyện với nhau Điểnhình như Phật giáo ra đời với tư cách là một tôn giáo nhưng lại chứa đựngnhiều tư tưởng triết học, nhiều quan niệm về nhân sinh, về vũ trụ
Thứ sáu, tư duy hướng nội của người Ấn Độ là điểm khởi nguồn cho
việc đề cao con người, đề cao nội tâm con người, đề cao giải thoát trong tâmlinh mà trong nhiều tôn giáo – triết học Ấn Độ đều bàn tới
Cũng bởi vì quan niệm con người là vô cùng nh b trước vũ trụ bao la
mà người dân Ấn Độ có cái nhìn hướng đến cái tuyệt đối, phổ quát coi nhẹcái cá biệt, cái cụ thể Đó chính là tư duy mang tính phổ quát của người ẤnĐộ
Đối với người Ấn, cái cá nhân không được chú trọng, không được đềcao mà người Ấn lại coi trọng cái phổ quát, cái lớn lao Bởi thế, giải thoáttrong triết học Ấn Độ là việc Atman – linh hồn cá thể trở về đồng nhất vớiBrahman – đấng sáng tạo Cái phổ quát là cái vô hình ở đằng sau những sựvật, hiện tượng cụ thể Sự vật thường biến chỉ là ảo ảnh còn cái vô hình tĩnhtại ấy mới đích thực là chân bản của thế giới Trong Phật giáo, đó là Chânnhư, Phật tính của con người
Người dân Ấn Độ vì không quan tâm đến cái chi tiết nên họ cũng gầnnhư loại b cái cá thể, chi tiết trong cuộc sống Do vậy, bất cứ cái cá biệt nàotrong cuộc sống người Ấn cũng không có thời gian chính xác thể hiện quá
Trang 28trình hình thành, phát sinh, phát triển của nó Trong tư duy người Ấn, nhữngcái cụ thể chỉ được biết thời gian một cách chung chung, không chính xácnhư ở phương Tây – nơi rất coi trọng sự chi tiết, cụ thể.
Người Ấn chỉ quan tâm và đặc biệt coi trọng những sức mạnh vô hình,
sự tồn tại của thần linh và tâm linh của con người Quan niệm về giải thoáttrong Phật giáo còn là sự kế thừa có chắt lọc và phát triển những tinh hoa của
tư tưởng tôn giáo – triết học Ấn Độ truyền thống
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Những đặc điểm cơ bản trên của hệ thống triết học phi chính thống Ấn
Độ cổ đại là do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Ấn Độ cổ đại quyđịnh Do các điều kiện về tự nhiên, về con người, xã hội, kinh tế, chính trị,văn hóa và tôn giáo, tâm linh, mà triết học phi chính thống của Ấn Độ đã trảiqua nhiều bước thăng trầm, tạo nên n t đặc sắc mang bản chất riêng
Nhìn chung, tư duy của các trường phái triết học phi chính thống đãgóp phần tạo nên n t tư duy riêng, lối sống nhân văn của người Việt Có thểnói, sức sống của Phật giáo phần nào cũng chính là sự cân bằng, điều hòa,chuyển giao giữa Phật giáo bác học với Phật giáo dân gian qua các phép tuluyện nội quán và đạo lý nhân văn của dân tộc Việt Cho đến nay, tư tưởnggiải thoát của các trường phái triết học phi chính thống Ấn Độ cổ đại vẫn pháthuy một số giá trị độc đáo có tính nhân văn cao
Trang 29CHƯƠNG 2
TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG CÁC TRƯỜNG PHÁI
PHI CHÍNH THỐNG Ở ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI2.1 GIẢI THOÁT VÀ VAI TRÒ CỦA GIẢI THOÁT
2.1.1 Khái niệm giải thoát
Về tư tưởng giải thoát, không phải chỉ có các trường phái triết học phichính thống Ấn Độ cổ đại mới nói đến vấn đề này mà hầu hết các tôn giáo đều
có đề cập đến tư tưởng giải thoát con người, phải chăng chỉ khác nhau về tên
gọi Trong đạo Cơ Đốc sử dụng từ “cứu rỗi” để chỉ sự giải thoát con người
kh i sự đam mê của thể xác, lầm l i của linh hồn để đi về với Thiên Chúa còn
Phật giáo sử dụng từ “giải thoát” để đưa con người rũ b mọi n i khổ đau nơi
trần thế
Theo tiếng Phạn, giải thoát là moksha, mukti Theo các kinh sách triết
học và tôn giáo cổ Ấn Độ, từ “giải thoát” có rất nhiều nghĩa, người ta có thể
xem xét nó qua các mặt khác nhau như trạng thái, mục đích, phương tiện và
kết quả Bên cạnh đó “giải thoát” cũng có thể xem x t nó ở bản thể luận hay
mặt nhận thức luận, mặt triết học, mặt tâm lý cũng như mặt đạo đức, tôn giáo
Trong cuốn Từ điển Phật học Hán – Việt khi bàn đến “giải thoát” có viết: “Giải thoát có nghĩa là lìa bỏ mọi trói buộc mà được tự tại Cởi bỏ sự
trói buộc của nghiệp, thoát ra khỏi khổ quả của tam giới Còn là tên khác của Niết bàn, bởi vì dùng Niết bàn để lìa bỏ sự trói buộc Còn chỉ tên gọi khác của Thiền định như tam giải thoát, bất tư nghị giải thoát Thoát ràng buộc và được tự tại là đức tính của Thiền định” [Từ điển Phật học Hán – Việt, tập 2,
tr.495]
Hay trong Phật học từ điển, tác giả Đoàn Trung Còn cũng nói về “giải
thoát” như sau: “Giải là lìa khỏi sự trói buộc, được tự tại, mở những dây trói buộc của nghiệp lầm (hoặc nghiệp) Thoát là ra ngoài quả khổ tam giới (dục
Trang 30giới, sắc giới, vô sắc giới)…Giải thoát tức là Niết bàn, nó là thể Niết bàn, vì lìa tất cả sự trói buộc Như sự giải thoát khỏi ngũ uẩn, từ sắc giải thoát tới thức giải thoát, kêu là năm thứ Niết bàn” [Phật học từ điển, tập 1, tr.597].
Trong nhiều cuốn sách “giải thoát” được dùng đồng nghĩa với “giác
ngộ” Tuy nhiên “giải thoát” và “giác ngộ” không phải đồng nhất hoàn toàn.
Vì vậy, cần hiểu rõ khái niệm giác ngộ là sự thức tỉnh toàn diện về dòng vậnhành của duyên khởi trong đời sống con người bao gồm cả tâm lý và vật lý
Do năng lực thức tỉnh toàn diện này mà con người có thể vượt qua nhữngphiền não và kiến lập đời sống an lạc, hạnh phúc cho chính mình Năng lựcthức tỉnh được chia làm các cấp độ khác nhau từ thấp đến cao
Một đời người tu hành chưa hẳn đã tạo được cho mình một năng lựcthức tỉnh toàn diện nghĩa là giác ngộ chân lý tuyệt đối vì nó còn phụ thuộc
vào dòng nghiệp lực trong nhiều đời m i người Khái niệm “giải thoát” trong
hệ thống triết học phi chính thống nó bao hàm nhiều cấp độ khác nhau, từ việc
nh đến việc lớn Khi nào con người vượt ra kh i những ràng buộc của cácphiền não như tham, sân, si…trong đời sống của chính mình thì khi đó conngười được giải thoát Cho đến khi nào tâm thức của con người hoàn toànkhông còn bị chi phối bởi các phiền não thì con người sẽ thực sự đạt tới giảithoát
Thế nhưng, để đạt tới giải thoát tối hậu đòi h i con người phải loại b tận gốc rễ các phiền não trong tâm thức của chính con người một cách hoàn toàn và triệt để, vì chính các phiền não là nguyên nhân của sinh tử luân hồi
2.1.2 Vai trò của giải thoát
a Đối với đạo đức
Tư tưởng giải thoát của cả ba trường phái Lokayata, Jaina, Phật giáođều có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của nhân dân ta, m i trường phái cómột mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó tư tưởng giải thoát của Phật giáo
Trang 31có vai trò quan trọng, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóadân tộc, chính vì vậy, việc củng cố và phát huy vai trò của Phật giáo có một ýnghĩa lớn đối với cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” hiệnnay Vì rằng, đối với tất cả người dân Việt Nam, dù có theo Phật giáo haykhông đều ít nhiều hiểu tư tưởng triết lý nhà Phật, bởi vì đó là một phầntruyền thống của cha ông Nếu muốn nghiên cứu văn hóa Việt Nam mà khôngnghiên cứu Phật giáo và tư tưởng giải thoát của Phật giáo thì sẽ không hiểuhết được bản chất của các nền văn hóa ấy.
Sự ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát đến đời sống tinh thần của conngười Việt Nam được thể hiện khá rõ nét ở lĩnh vực đạo đức Chính vì cónhiều điểm tương đồng nên ngay từ khi được truyền bá vào Việt Nam đãđược người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên dễ dàng Đó là sự sẵn sàng hysinh cho đạo lý, hướng tới sự hòa hợp toàn vũ trụ Mọi người tìm thấy hạnhphúc khi được khai sáng cái tâm bằng các hoạt động phụng sự xã hội, phụng
sự dân tộc và mọi người Tư tưởng giải thoát có ảnh hưởng sâu đậm đến đạođức của nhân dân Việt Nam và đã thích nghi với mọi biến đổi của xã hội đểđứng vững trong lòng người dân
Nếp sống của con người Việt Nam nghiêng về nội tâm, hướng nội.Ngày nay, sau khi đã trải qua nhiều mất mát, hy sinh trong hai cuộc khángchiến chống Pháp và chống Mỹ, người dân Việt Nam rất nhạy cảm trước mọiniềm vui n i buồn của mọi người, sẵn sàng chia sẻ, đồng cam cộng khổ vớinhững người xung quanh Dân gian ta có câu "hàng xóm láng giềng nhữngkhi tắt lửa tối đèn có nhau" có ý muốn nói tới sự đùm bọc, quan tâm chu đáo,chia sẻ lẫn nhau khi gặp khó khăn Đây là một nghĩa cử cao đẹp của conngười Việt Nam Cái nghĩa cử ấy, ngoài yếu tố truyền thống, phải chăng cũng
có ảnh hưởng từ giáo lý nhân sinh quan Phật giáo? Bởi vậy, trong việc giảiquyết các mối quan hệ xã hội, người Việt Nam đề cao và lấy cái tâm làm gốc,
Trang 32thiên về tình cảm Cho đến hiện nay, đối với nhiều gia đình người Việt Namthì mười điều tâm niệm và mười bốn điều răn của Phật được xem là nhữnggiá trị đạo đức và được họ treo ở những nơi trang trọng nhất với ý muốn luônnhắc nhở những thành viên trong gia đình phải sống theo những điều ĐứcPhật đã dạy.
Phật giáo với triết lý nhân sinh sâu sắc có ảnh hưởng và góp phần đắclực trong việc tạo nên nhân cách con người Việt Nam, hình thành và pháttriển nhân sinh quan, đạo đức trong nhân dân ta Triết lý ấy còn giáo dục conngười phấn đấu tu dưỡng để hoàn thiện mình, làm lành, lánh ác; thấy đượccuộc sống của mình do chính mình làm chủ, vì vậy không chờ đợi ở một thếlực nào khác mà bản thân phải gắng sức luyện rèn để trở thành người tốt, cóích cho xã hội Nó còn giáo dục con người sống biết hy sinh lợi ích, yêuthương mọi người, thương người như thể thương thân Với quan niệm Phậttại tâm, nên tu Phật là tu dưỡng đạo đức trong lòng của m i cá nhân Vì vậy,đạo đức Phật giáo dễ đi vào lòng người
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường thì ảnh hưởng nhân sinhquan Phật giáo đến đạo đức đã có sự biến đổi Trong cơ chế mới, con ngườicầu mong một cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ thì phải cầu may trong cuộc cạnhtranh để trở thành người chiến thắng, đây là nguyên nhân làm cho nhiềungười tìm đến với tư tưởng giải thoát Người thì đi theo tư tưởng giải thoátcủa trường phái Lokayata, người theo trường phái Jaina, người theo Phật,theo Thần với nhu cầu tâm linh của con người trong cơ chế thị trường, họ cầuxin Thần linh, đức Phật phù hộ độ trì để có được cuộc sống tốt đẹp, đầy đủthậm chí họ cầu xin cả những điều ngược trái với giáo lý
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, ảnh hưởng củacác trường phái triết học Ấn Độ, đặc biệt là tư tưởng giải thoát vẫn có nhiều
ý nghĩa tích cực làm hạn chế tác động của mặt trái kinh tế thị trường, ngăn
Trang 33chặn sự suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội.
Sự tham gia của các giáo phái, đặc biệt là Phật giáo vào đời sống xã hộingày càng thiết thực và đa dạng hơn Hoạt động của các giáo phái đã tham giatích cực vào các phong trào xã hội, nổi bật trong những năm vừa qua là hoạtđộng từ thiện của Phật giáo Việc làm từ thiện của Phật giáo là một n t đẹptrong xã hội, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường với mặt trái của nó đã
xô đẩy không ít người đến với chủ nghĩa thực dụng, với lối sống vị kỷ
Những hoạt động từ thiện của Phật giáo là những n t đẹp trong xã hội,nhất là khi nền kinh tế thị trường với mặt trái của nó đã xô đẩy không ítngười đến với lối sống vị kỷ Hiện nay, công tác từ thiện của Phật giáo rất đadạng, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Chăm sóc người già cô đơnkhông nơi nương tựa, chăm sóc trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, trẻ em tàntật; chăm sóc, ủng hộ bệnh nhân nghèo; chăm lo cho người nghèo; hoặcnhững nạn nhân do thiên tai, lũ lụt; nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độcmàu da cam và những nạn nhân của cơ chế thị trường
Ngày nay, nhu cầu tâm linh của các tín đồ lại càng phong phú hơn bao giờhết, các nơi thờ cúng cũng đã đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của các tín
đồ Nhiệm vụ của các tăng ni là th a mãn nhu cầu tâm linh của các tín đồ ngàycàng nhiều Các nơi thờ cúng đó còn làm nhiều việc mà trước đây không phải làcông việc của họ như: bói toán, xem thẻ, sóc thẻ Có thể nói, hình thức phục vụtâm linh đã t rõ vai trò đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của các tín đồ Tất
cả điều đó cũng đã nói lên biểu hiện sự tác động của cơ chế thị trường tới hành
vi đạo đức của tăng ni và tín đồ, qua đó một lần nữa lại khẳng định ảnh hưởngnhân sinh quan Phật giáo, Lokayata, Jaina đến đạo đức của con người Việt Nam.Tuy vậy, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ảnh hưởng của đạo đứcPhật giáo vẫn có ý nghĩa tích cực, đạo lý từ bi, tinh thần hiếu nghĩa, hiếu sinh đóảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong
Trang 34tâm hồn người Việt Còn trong cơ chế kinh tế mới này, ảnh hưởng của cáctrường phái mà nhất là đạo đức Phật giáo vẫn góp phần để làm lành mạnh conngười, làm hạn chế tác động mặt trái của cơ chế kinh tế ấy, hạn chế, ngănchặn sự suy thoái đạo đức trong xã hội, hướng thiện cho con người, nếuchúng ta biết khai thác những giá trị tích cực của nó
b Về tư duy
Lokayata, Jaina, Phật giáo, đều là những tôn giáo, nhưng yếu tố tôngiáo và triết học luôn hoà quyện vào nhau làm cơ sở luận chứng cho nhau.Trong đó yếu tố giải thoát của triết học Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn tới tưduy của người Việt Nam
Tiếp thu triết học Ấn Độ tư duy người Việt Nam có thêm một số kháiniệm và phạm trù nói nên bản thể luận là những vấn đề cơ bản của triết học.Trong thế giới quan phức hợp nhiều thành phần của người Việt Nam thì Phậtgiáo là có ý nghĩa nhiều nhất Hơn tất cả các học thuyết khác của phươngĐông, Phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự nhiên của con người, đó là sinh,lão, bệnh ,tử Bốn chặng đó của cuộc đời đã nói lên sự phát triển tất yếu củacon người mà nếu ai đó nhận thức được sẽ không sợ hãi trước sự thay đổicủa cuộc đời thậm chí sống lạc quan bình thản trước cái chết Nhiều nhà sưtrong thời kỳ Lý – Trần đã có quan niệm như thế Phật giáo đã đề cập đến vấn
đề ngũ uẩn: sắc ,thụ, tưởng ,hành, thức là những vấn đề có ý thức luận sâu xa.Tuy đối tượng đó là tâm và tính chất là duy tâm, nhưng trong các yếu tố ngũuẩn chứa đựng một quá trình nhận thức hợp lý; Từ sự vật kháchquan(Sắc),Con người cảm thụ được(Thụ), Suy nghĩ(Tưởng), Rồi đem thựchiện (Hành), và cuối cùng là biết (Thức)
Các trường phái triết học Ấn Độ đã đưa vào hệ tư tưởng Việt Namnhững quan niệm biện chứng, nhìn sự vật trong sự vận động biến đổi liên tụckhông có gì là trụ lại mãi, không có ai là tồn tại mãi Tuy nhận thức đó chỉ
Trang 35nhìn thấy cái biến đổi mà không nhìn thấy cái ổn định tương đối, chỉ thấy đượccái vận động mà không thấy được các hình thức vận động sẽ đi đến chiều hướng
bi quan buông xuôi, nhưng mặt khác nhận thức được như vậy là cũng có chiềusâu, là thấy được phương diện cơ bản của sự phát triển sự vật
Tuy vậy, các trường phái triết học Ấn Độ cũng có cũng có những hạn chế,ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến tư duy của người Việt Nam chúng ta Chẳnghạn như Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy tính cộng đồng xãhội của con người, chỉ thấy con người nói chung mà không thấy con người củagiai cấp đối kháng, không thừa nhận đấu tranh giai cấp trong xã hội, do đó khôngthấy được nguyên nhân khổ ải của con người, không thấy được sự cần thiết phảichống áp bức, bóc lột vì thế quan niệm từ bi bác ái trong một số trường hợp, bấtlợi cho đấu tranh giải phóng giai cấp, chống áp bức
Cùng với xã hội loài người, thực tiễn xã hội Việt Nam đang vận độngbiến đổi từng ngày, từng giờ k o theo đó là ý thức xã hội trong đó có ý thứctôn giáo cũng biến đổi cho phù hợp Theo thời gian, trình độ dân trí, trạng tháitình cảm, quan niệm đạo đức, văn hóa, lối sống của các tín đồ trong các giáophái cũng thay đổi Nhiều điều mà trước đây họ thực hiện, thì ngày naykhông được chấp nhận cũng là điều dễ hiểu
Trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh, suy, nhưng luôn luôn
đi cùng dân tộc, gắn bó với đất nước Trong quá trình lịch sử của mình, Phậtgiáo Việt Nam đã có nhiều biến đổi thích ứng với phong tục, tập quán, hoàncảnh xã hội của con người Việt Nam, góp phần làm nên bản sắc văn hóa củadân tộc Việt Nam Hiện nay, công cuộc đổi đã đem lại sự biến đổi sâu sắc trênmọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó đáng chú ý là sự phát triển củanền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đã góp phầnlàm nên những thành tựu quan trọng về kinh tế, k o theo sự chuyển biến tíchcực về chính trị, văn hóa, xã hội Tuy nhiên, mặt trái kinh tế thị trường cũng
Trang 36là nguyên nhân của nhiều hiện tượng tiêu cực đối với đời sống xã hội Tồn tạivới tính cách là một những hình thái ý thức xã hội, Phật giáo Việt Nam có sựbiến đổi đáng kể để thích ứng với thực tiễn của đất nước Nhiều vị chức sắctrong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhận thấy sự cần thiết phải thích ứngvới tình hình mới của thời đại Những hoạt động từ thiện, từ bi của Phật giáo
là những n t đẹp trong xã hội nhất là khi nền kinh tế thị trường với mặt tráicủa nó đã đưa một số người đến với chủ nghĩa cá nhân
Hạn chế lớn nhất của tư tưởng giải thoát đối với tư duy của ngườiViệt Nam là quan điểm duy tâm về các quan niệm xã hội Quan điểm nàykhông hướng cuộc sống của con người vào cuộc sống hiện thực mà lạihướng vào luân hồi, nghiệp báo, vào lực lượng siêu nhiên để mong được phù
hộ, độ trì Khi tư duy như vậy thì không cần khám phá tìm tòi, sáng tạo vàhành động Trong các trường phái có ảnh hưởng đến Việt Nam thì tư tưởngPhật giáo đã hoà quyện thành một yếu tố tinh thần dân tộc Phật giáo đãhướng tới cái đẹp, cái thiện và mang tinh thần yêu nước Tính chân, thiện, mĩđược thể hiện khá rõ trong hệ thống các tư tưởng Phật giáo
c.Về lối sống
Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại nói chung, Trường pháiLokayata, Jaina và Phật giáo nói riêng đều có ảnh hưởng sâu rộng đến nếpnghĩ nếp đối với đông đảo quần chúng nhân dân
Niềm tin vào luật nhân quả khiến cho các tín đồ Phật tử tin vào tứ diệu
đế một cách tự nguyện, cho rằng cuộc đời con người là bể khổ trầm luân Vìvậy, họ vào chùa tu hành, sinh sống để xa lánh cuộc sống trần tục nơi thế gianđầy dục vọng và cám d Lẽ sống của con người Việt Nam còn là việc lễ Phậtcầu an, thờ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mùng một Những ngày này không chỉcòn riêng của sinh hoạt Phật giáo mà đã trở thành đại lễ của đông đảo quầnchúng nhân dân
Trang 37Ảnh hưởng nhân sinh quan của các trường phái triết học Ấn Độ đến lốisống của người Việt Nam còn được biểu hiện qua các phong tục tập quántrong các đám tang: có nhà sư mặc áo cà sa, là sự thể hiện pháp lực của nhàPhật xua đuổi tà ma, có các vãi đi cầu kinh để dẫn vong hồn về nơi yên nghỉ.Nhà chùa vẫn là điểm tựa cho linh hồn người chết được siêu thoát.
Ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát đến lối sống của người Việt Namhiện nay còn được biểu hiện qua các phong tục tập quán trong các đám tang:
Có nhà sư mặc áo cà sa, là sự thể hiện pháp lực của nhà Phật xua đuổi tà ma,
có các vãi đi cầu kinh để dẫn vong hồn về nơi yên nghỉ Rồi sau đó là lễ cúngcầu siêu nhà chùa vẫn là điểm tựa cho linh hồn người chết được siêuthoát… Tất cả điều đó đã nói lên biểu hiện sự tác động của kinh tế thị trườngtới hành vi đạo đức của Tăng Ni và tín đồ, qua đó một lần nữa cho thấy ảnhhưởng của các trường phái triết học Ấn Độ, đặc biệt là Phật giáo đến đờisống tinh thần của con người Việt Nam có nhiều biểu hiện khác so với thời
kỳ nước ta thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
Trong cuộc sống có những người được giải thoát kh i thói hư tật xấu
Có người lại được giải thoát kh i những vọng tưởng mơ hồ Có khi mộtngười giải thoát kh i ý thức để thể nhập vô thức Dù cho người đó được giảithoát ở mức độ thấp hay mức độ cao, bản thân họ vẫn có lợi ích và mọi ngườichung quanh cũng có lợi ích lây Chỉ cần một người b được một số thói quennóng nảy, ích kỷ, trở nên hiền lành vị tha thì những người chung quanh cũngthở phào nhẹ nhõm Đó là chưa nói đến người giải thoát hẳn đã ngã chấp,chứng đạt Bản Thể, hoàn toàn vô ngã, từ đây tất cả mọi bóng dáng ích kỷ đềubiến mất, chỉ còn tâm đại từ đại bi bao trùm mọi yêu thương Lúc đó họ dấnthân vào cuộc đời để làm lợi ích cho mọi người mà không còn ngần ngại,không còn sợ khó sợ khổ Họ thường xuyên yêu cả người tốt lẫn người xấu,
họ bình thản trước vinh quang cũng như trước nghịch cảnh
Trang 38Không bao giờ có hành vi từ thiện hoàn hảo nếu một người chưa thoátđược ngã chấp Có thể họ cũng tích cực hoạt động từ thiện, nhưng vì còn ngãchấp, họ vẫn còn ấp ủ một ước mơ thầm kín cho tự kỷ Có thể đó là một danhtiếng, một sự đền bù, hoặc một sự ban ơn của thần linh Bản ngã luôn luôn đòi
h i một quyền lợi trở lại cho chính nó Đôi khi với lý luận tinh tế, người tacũng chứng t hành vi từ thiện của mình là vô vụ lợi, là lòng vị tha bác ái.Nhưng một khi ngã chấp chưa hết, hành vi đó vẫn dấu diếm một sự lừa gạtcủa bản ngã Bản ngã lừa gạt chúng ta trong từng giờ phút mặc dù nó đượcche đậy rất kỹ bằng nhiều chiêu bài tốt đẹp bên ngoài Nó tương tự như câuchuyện sau này Một viên chức nhà nước phê chuẩn cho ph p thực hiện thicông một nhà hát cao cấp với lý do để phục vụ sinh hoạt văn hóa vui chơi chonhân dân
Cũng vậy, nếu x t thật kỹ động cơ thật sự của việc làm từ thiện, đôi khichúng ta giật mình vì rõ ràng bản ngã vẫn mĩm cười ngạo nghễ Nó vẫn cómột cái lợi gì đó Tuy nhiên, chúng ta không thể đòi h i ai cũng phải diệt sạchchấp ngã rồi mới làm việc từ thiện, vì x t cho cùng, việc làm từ thiện và việctrừ diệt ngã chấp h trợ lẫn cho nhau Nhờ biết diệt trừ chấp ngã, việc làm từthiện sẽ hoàn hảo hơn và ngược lại, nhờ việc làm từ thiện mà chấp ngã mauchóng được trừ diệt hơn Chỉ có những người thiên lệch một chiều mới làđáng trách Hoặc họ chỉ biết nói là diệt trừ ngã chấp mà không bao giờ chịulàm lợi ích cho ai Hoặc họ chỉ biết làm việc từ thiện mà không bao giờ biếtquay lại để diệt trừ chấp ngã
Nhiều người lầm tưởng rằng giải thoát là coi như vắng mặt kh i trần thếnày Họ không thể cảm nhận được rằng Bản Thể Tuyệt Đối là sự cảm ứng tuyệtđối với tất cả mọi người, với tất cả vạn hữu Bậc giải thoát đã chan hòa đễ trởthành tất cả mọi người, thường xuyên cảm ứng và ấp ủ mọi người trong lòng từ
bi vô hạn của mình Tuy nhiên không phải vì thương yêu mọi người
Trang 39mà bậc giải thoát trở thành một vị thần linh chuyên đáp ứng những nhu cầu vị
kỷ của mọi người
Luật Nghiệp Báo vẫn là chân lý tối hậu chi phối tất cả, con người phảithực sự là thượng đế của chính mình trong việc tạo cho mình một đời sống tốtđẹp bằng cách tu tạo phước và đức Không ai có thể đem lại cho mình hạnh phúcngoài chính mình Chỉ có chính mình bằng cách tạo ra nhiều nghiệp phước, bằngcách đem niềm vui đến cho mọi người, mới làm cho mình trở lên an vui hạnhlạc Sự thương yêu và gia hộ của bậc giải thoát chỉ có tính cách
h trợ mà thôi, vai trò trách nhiệm chính vẫn thuộc về trách nhiệm của mọi người
Sự đóng góp và giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, hoạn nạn của Giáohội Phật giáo Việt Nam chính là xuất phát từ tư tưởng đại từ đại đức, từ bi,cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật, đã góp phần xoa dịu những n i đau cho quầnchúng nhân dân mắc phải nơi trần thế, tạo điều kiện để họ hòa nhập vào cộngđồng, xây dựng xã hội ngày càng công bằng, bình đẳng và văn minh hơn
Chính những hoạt động xã hội mang đậm tính nhân đạo đã góp phầngiảm bớt tính chất thần bí, làm cho Phật giáo không xa lánh với cuộc sống đờithường, gần gũi với nhân dân Xu hướng thế tục hóa của Phật giáo một mặtthúc đẩy các tín đồ gắn liền, không thoát ly công cuộc đổi mới của đất nước,mặt khác giúp họ nhận rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của người công dân đốivới đất nước, đối với dân tộc Bên cạnh các hoạt động tôn giáo, các tín đồPhật tử phải chăm lo công việc đời thường, làm theo lẽ đời, theo phươngchâm Đạo pháp – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội Chính xu hướng thế tục hóa
sẽ đem lại nhiều cơ hội cho Phật giáo để mở rộng ảnh hưởng của mình trongquần chúng nhân dân
Có thể nói tư tưởng giải thoát nhìn chung vẫn phát huy được mặt tích cực và nó vẫn đang hòa nhập với nền đạo đức, văn hóa hiện đại của dân tộc
Trang 40Việt Nam, tạo nên cốt cách và dáng dấp của con người Việt Nam Điều nàycũng trùng hợp với khẳng định của Giáo sư Hoàng Như Mai: Những điềuđạo Phật dạy đều nhân bản (nếu hiểu rõ, hiểu đúng), và phù hợp hoàn toàn vớinhững yêu cầu giáo dục đào tạo con người của nước ta và thế giới hiện nay…Thiết nghĩ nếu những giới luật của đạo Phật mà được thấm nhuần một phầnnào vào nhân loại thì xã hội sẽ giảm đi biết bao nhiêu tội ác và cuộc sống sẽlương thiện thuận hòa hơn thế này nhiều.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới Lokayata và Jaina cũng như Phật giáo
đã có sự cải biến, đổi mới cả về giáo lý, lễ nghi để thích nghi với hoàn cảnhmới, điều kiện mới Sự biến đổi ảnh hưởng đó diễn ra ở cả hai chiều tráingược nhau Một mặt, sự biến đổi đó diễn ra theo chiều hướng tích cực, đó là
xu hướng đạo gắn với đời, việc tu tập của người tín đồ không xa lánh trầntục, không thoát ly sự nghiệp đổi mới của đất nước, người tín đồ ngoài việc
lo hành đạo còn phải thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân
Mặt khác, trong xu hướng nhập thế, cũng nảy sinh không ít hiện tượngtiêu cực như một số người lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng củaĐảng và Nhà nước, vô tình hay hữu ý tiếp tay cho các thế lực thù địch ở bênngoài có những hành vi gây rối, âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết toàn dântộc, cản trở công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Điều đó đòi h i Đảng
và Nhà nước là phải tìm ra các giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tíchcực, hạn chế và đẩy lùi ảnh hưởng tiêu cực mà sự biến đổi nhân sinh quan củanhân sinh quan trong các giáo phái của Ấn Độ gây ra Trên cơ sở nắm vữngnội dung nguyên lý cơ bản của giáo phái để phát huy những giá trị của nótrong đời sống xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh
Ngày nay, khi đất nước đã có sự đổi mới, nền kinh tế thị trường đang