Nếu tôi được hỏi dưới bầu trời nào trí óc con người đã phát triển một cách đầy đủ nhất những năng khiếu hoàn hảo nhất của mình, đã suy tư sâu sắc nhất về những vấn đề lớn nhất của cuộc s
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ấn Độ là quốc gia nằm ở Nam Á với lãnh thổ rộng lớn, hai bên giápbiển, cạnh phía Bắc nối với châu Á, nhưng lại ngăn cách bởi dãy núi caonhất thế giới - dãy Himalaya, nên còn được gọi là Tiểu lục địa Nam Á.Diện tích Ấn Độ hơn 3 triệu km2, dân số đứng thứ hai thế giới
Ấn Độ là đất nước của những tương phản về địa hình, khí hậu,chủng tộc, ngôn ngữ đồng thời là một quốc gia thống nhất trong đa dạng.Phía Nam dãy núi Hinmalaya quanh năm tuyết phủ là sa mạc Thar cháybỏng, giáp với miền Bengal mưa nhiều nhưng rất phì nhiêu và dân cưđông đúc là cao nguyên Dekkan đất rộng người thưa, khô cằn sỏi đá.Trong lịch sử có thời điểm Ấn Độ bị chia xẻ thành 600 tiểu quốc khácnhau với hàng nghìn phương ngữ và thổ ngữ, cùng những khác biệt về tôngiáo Tuy nhiên, trong suốt quá trình chiều dài lịch sử, Ấn Độ là một chỉnhthể thống nhất Chất keo kết dính ở đây chính là nền văn hoá Ấn Độ đượcthể hiện qua các truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc cũng như đời sốngtâm linh, phong tục tập quán, kinh sách và sử thi Ấn Độ còn là quê hươngcủa nhiều tôn giáo lớn, những tư tưởng triết học ra đời sớm và đạt đượcnhiều thành tựu Max Muller học giả, nhà phương đông học nổi tiếng đã
nói “Nếu chúng ta phải tìm trên toàn thế giới một nước được trời phú nhiều nhất về của cải, sức mạnh và vẻ đẹp thiên nhiên-trên một số điểm có thể coi là thiên đường trên mặt đất - thì tôi chỉ ngay vào Ấn Độ Nếu tôi được hỏi dưới bầu trời nào trí óc con người đã phát triển một cách đầy đủ nhất những năng khiếu hoàn hảo nhất của mình, đã suy tư sâu sắc nhất về những vấn đề lớn nhất của cuộc sống, và đã tìm ra lời giải của một vài vấn đề trên…thì tôi sẽ chỉ vào Ấn Độ” [5; 180,181]
Muốn hiểu được lịch sử Ấn Độ đều cần tìm hiểu và nghiên cứu cácthư tịch cổ đặc biệt là bộ luật Manu vì đây được coi là cuốn từ điển báchkhoa về các kiến thức chung, về mọi mặt trong đời sống Ấn Độ cổ đại.Trên thế giới, luật Manu đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau đểnghiên cứu Không giống với nhiều bộ luật cổ khác trên thế giới, Manukhông đơn thuần là việc đưa ra các quy định, quy tắc, hình phạt nghiêmkhắc mà còn là một tác phẩm Hindu giáo mang đầy tính nhân văn, khoahọc thậm chí là cả sự tiến bộ đi trước thời đại Giá trị của luật Manu khôngchỉ có ý nghĩa ở thời đại của nó mà còn có tầm ảnh hưởng tới nhiều bộluật khác sau này ở Ấn Độ
Một trong những nội dung quan trọng trong bộ luật Manu đó là chế
độ đẳng cấp Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Việt Namthông qua tìm hiểu bộ luật Manu còn thiếu tính hệ thống và đầy đủ Chế
Trang 2độ đẳng cấp Ấn Độ thường được khai thác thông qua việc nghiên cứu dựatrên nhiều cơ sở, ngoài luật Manu còn có tôn giáo, chính trị, xã hội vv.Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về chế độ đẳng cấp
ở Ấn Độ thông qua bộ luật Manu
Do đó, mục đích chủ yếu của đề tài này nhằm tìm hiểu chế độ đẳngcấp Ấn Độ cổ đại qua bộ luật Manu Việc nghiên cứu vấn đề này khôngchỉ giúp hiểu sâu sắc hơn về lịch sử Ấn Độ cổ đại nói riêng mà còn biếtthêm về những truyền thống văn hoá tốt đẹp của Ấn Độ nói chung
2 Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, luật Manu là một trong những thư tịch cổ tiếng Phạnđầu tiên được dịch sang các ngôn ngữ châu Âu Bản dịch đầu tiên được
xuất bản ở Calcutta năm 1794, là bản dịch của William Jones - một trong
những nhà nghiên cứu đầu tiên của ngành Ấn Độ học Hiện nay, trêntượng của ông trên đường Paul’s Cathedral, London người ta vẫn thấyông cầm một bản dịch của luật Manu Năm 1797, Bản dịch của W Jonesđược J.Chr.Huttner dịch và xuất bản bằng tiếng Đức Sang đầu thế kỉ XIXluật Manu nhanh chóng được dịch phổ biến bằng nhiều thứ tiếng khácnhau như: Pháp, Đức, Nga, Bồ Đào Nha… Ở Pháp, năm 1833 A.Loiseleur - Deslongchamps xuất bản bản dịch luật Manu đầu tiên bằng
tiếng Pháp có tên Lois de Manu Đến năm 1893, G Strehly cũng dịch xuất bản cuốn Les Lois de Manu Ở Đức, học giả Julius Jolly cho xuất bản bản dịch hai chương VIII và IX của luật Manu trong cuốn Zeitschrift fur vergleichende Retchtswissenschaft vào năm 1882 Bằng tiếng Bồ có bản
dịch của G Pauthier xuất bản ở Goa năm 1859 Năm 1913, bản dịch luậtManu bằng tiếng Nga của S.D Elmanovich được xuất bản ở St.Petersburg Tuy nhiên, bản dịch lớn và đầy đủ nhất vào thế kỷ XIX là của
F.Max Muller in trong tuyển tập Những quyển sách tôn giáo của phương Đông (Scared Books of the East) xuất bản ở Oxford năm 1886 [31;19].
Tuy nhiên, những bản dịch tiếng Anh được giới nghiên cứu đánh giá cao
là The ordinances of Manu của A.C Burnell và E.W Hopkins và The Laws
of Manu của G Buller xuất bản lần đầu ở Oxford vào năm 1886.
Sang thế kỷ XX, Những bản dịch về luật Manu xuất hiện nhiều và
có sự khác biệt so với trước thể hiện ở chỗ; các bản dịch chi tiết hơn, cóthêm những chú thích, bình luận và đánh giá về nội dung của bộ luật Năm
1975, J.D.M Derret xuất bản cuốn Manusastravivarna gồm hai tập Năm
1991, Wendu Doniger (giáo sư lịch sử tôn giáo ở đại học Chicago) vàBrian K Smith (giáo sư lịch sử và nghiên cứu tôn giáo đại học California)
ra mắt cuốn The Laws of Manu xuất bản ở Basu Mudran, Kolkata Trong
tác phẩm này ngoài nội dung 12 chương của luật Manu với 2685 câu dịch
Trang 3thì tác giả còn trình bày lịch sử quá trình dịch Manu sang các ngôn ngữchâu Âu, tầm quan trọng của bộ luật đối với những nhà nghiên cứu, vềnhững ý kiến xung quanh bản dịch của Buller, những ý kiến đánh giá khácnhau về bộ luật Năm 2006, Patrick Ollive công bố bản dịch luật Manu
bằng tiếng Anh trong Manu’s Code of Law - A critical edition and translation of the Manava Dharmasastra tại Oxford University Press Tác
giả giải thích về cấu trúc, nguồn gốc cũng như nền tảng xã hội, chính trịcủa các luận thuyết trong Manu, bàn luận nhiều vấn đề liên quan đếnnhững mâu thuẫn trong Manu, về tính tôn giáo trong cấu trúc bộ luật chứkhông chỉ là những truyền thuyết về cái tên Manu Tác giả cũng bàn luận
về việc dùng Manavadharmasastra hay Manu smriti để gọi bộ luật…Đây
là công trình nghiên cứu tỉ mỉ 53 bản dịch và viết tay của 12 tác giả vànghiên cứu 38 bản dịch tiếng nước ngoài Ngoài ra, tác giả còn đưa ranhững nhận xét, đánh giá khá chi tiết về nội dung của bộ luật và trở thànhcông trình nghiên cứu được đánh giá rất cao Về việc nghiên cứu chế độđẳng cấp Ấn Độ cổ đại có một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này, tiêu
biểu là cuốn “Caste system in Indian” của Ekta Sings xuất bản năm 2009.
Tác giả đề cập đến quá trình hình thành chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ và sự
biến đổi của nó trong lịch sử Ngoài ra, có thể kể đến cuốn “Caste today”
của Taya zinkin xuất bản tại Oxford univesity press năm 1962 Tác giả đềcập chủ yếu đến sự biến đổi và thực tại của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ
Ở Việt Nam, thực tế chưa có một công trình nào tìm hiểu chi tiết vềluật Manu cũng như chế độ đẳng cấp Việc khai thác luật Manu chủ yếu ởmột vài khía cạnh nhằm tìm hiểu chung về lịch sử Ấn Độ Tuy nhiên, việctìm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua luật Manu cũng được đề cập
trong nhiều cuốn sách như Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant do Nguyễn Hiến Lê dịch; Lịch sử văn minh thế giới của GS Vũ Dương Ninh; Lịch sử văn minh thế giới của Lê Phụng Hoàng; Tìm hiểu văn hoá Ấn Độ
của PGS Nguyễn Thừa Hỷ vv trong các cuốn sách này luật Manu cũngnhư chế độ đẳng cấp chỉ được nhắc tới rất sơ lược Cụ thể và rõ ràng nhất
về Manu là trong cuốn Almanach những nền văn minh thế giới do NXB
Văn hoá thông tin biên soạn có nói đến thời gian tồn tại của bộ luật, sốchương và nội dung khái quát của bộ luật song không mang tính chất củamột công trình nghiên cứu và không đề cập nhiều đến chế độ đẳng cấp
3 Nguồn tài liệu
Việc nghiên cứu đề tài này chủ yếu được dựa trên các nguồn tài liệuchính sau đây: Tham khảo các bộ luật Manu bản dịch tiếng Anh của các
tác giả Wendu Doniger và Brian K Smith trong The Laws of Manu xuất
bản ở Basu Mudran, Kolkata, 1991, bản dịch tiếng việt của Lương Hạnh
Trang 4Nguyên - GS Lương Ninh hiệu đính Bản dịch của G Buller, Motilal
Banarsidass Pub, 1993 (tái bản) Almanach những nền văn minh thế giới của NXB Văn hoá thông tin Hà Nội, Lịch sử văn hoá thế giới cổ trung đại của NXB Giáo dục Hà Nội, Tìm hiểu văn hoá Ấn Độ của Nguyễn Thừa
Hỷ, Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant do Nguyễn Hiến Lê dịch…
vv và tư liệu từ một số tạp chí điện tử như Việt báo, VnExpress
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này hai phương pháp cơ bản được sử dụng trongnghiên cứu sử học là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Trong đóviệc đặt tác phẩm lịch sử vào hoàn cảnh cụ thể để đánh giá là rất cần thiết,nếu không sẽ có những kết luận sai lệch, không đúng đắn Phương pháp
xử lý tư liệu cũng được sử dụng khá chặt chẽ trong việc nghiên cứu đề tàinày vì xung quanh vấn đề nghiên cứu có rất nhiều những ý kiến khácnhau, thậm chí mâu thuẫn nhau Thêm nữa, việc tham khảo các tác phẩmnước ngoài (tiếng Anh), các bản dịch khác nhau của luật Manu là hết sứccần thiết để hiểu sâu sắc hơn nội dung bộ luật
5 Phạm vi nghiên cứu
Manu là một bộ luật chứa đựng nhiều vấn đề lớn, với khả năng củamột học viên cao học, đề tài này chỉ đề cập riêng về việc tìm hiểu chế độđẳng câp Ấn Độ cổ đại qua Manu Trong đó, nhấn mạnh đến quan niệmcủa Manu nói riêng, Hindu giáo nói chung về chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổđại ở các khía cạnh tìm hiểu như: Nguồn gốc, vai trò, địa vị, quan hệ xãhội của các đẳng cấp…
6 Đóng góp của đề tài
Đóng góp lớn nhất của đề tài là làm sáng tỏ bộ luật Manu về chế độđẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại - điều mà chưa có một công trìnhtiếng Việt nào nghiên cứu thật sự đầy đủ và công phu Qua đó, thấy đượcgiá trị khoa học của luật Manu và những truyền thống tôn giáo và văn hoátốt đẹp của văn minh Ấn Độ từ xưa đến nay Một đóng góp khác nữa khinghiên cứu đề tài này là lần đầu tiên khai thác thác tương đối đầy đủ vềchế độ đẳng cấp thông qua từ một tư liệu gốc - bộ luật Manu - một trongnhững thư tịch cổ nhất còn lại đến nay ở Ấn Độ và trên thế giới Công
trình nghiên cứu còn góp phần tìm hiểu thêm về lịch sử Ấn Độ cổ đại
Chương I KHÁI QUÁT VỀ BỘ LUẬT MANU 1.1 Nguồn gốc tên gọi bộ luật
Ấn Độ là một trong những nền văn minh ra đời sớm của nhân loại,gắn liền với quá trình hình thành và ra đời xã hội có giai cấp và nhà nước
Trang 5Từ giữa thiên niên kỷ II TCN, tiếp theo giai đoạn công xã nguyên thuỷ, ở
Ấn Độ đã xuất hiện hình thái xã hội mới - xã hội có giai cấp và nhà nước.Cùng với sự biến đổi đó, chế độ đẳng cấp đặc biệt được hình thành - chế
độ chủng tính Varna Để đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước và quyền
lợi của đẳng cấp trên thì ngoài việc hoàn thiện, củng cố bộ máy hành
chính, xây dựng quân đội, thiết lập toà án xét xử thì các Raja (vua Ấn Độ)
còn chú trọng tạo ra các luật lệ để quản lý xã hội Trong đời sống hàng
ngày họ thường dùng bộ Dharmasastras là những cuốn viết tay, trong đó
các luật lệ và bổn phận của các đẳng cấp được đặt thành vè và do các tu sĩBàlamôn (Brahman) soạn thảo Manu được coi là bộ luật cổ nhất
Tên gọi Manu có nhiều cách lý giải khác nhau Theo truyền thuyết,Manu là một nhà hiền triết lớn của Ấn Độ, là ông tổ của phái Bàlamôn ởManava gần Delhi, người ta coi ông là một vị thần được thần Brhama traotận tay bộ luật mang tên ông Luật Manu được biết dưới hai cái tên là
Manusmriti và Manavadharmasastra, Manu còn có nghĩa là “một người
uyên bác”…vv Trải qua một quá trình phát triển, luật Manu ngày càngđược hoàn chỉnh, ngày càng có vai trò to lớn trong xã hội Về thời gian rađời của luật Manu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng luật Manu có thể đã tồntại và phổ biến trong khoảng thời gian từ năm 1580 đến 800 TCN, hoặcxuất hiện vào khoảng năm 1200 TCN Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứunhất trí quan điểm về khoảng thời gian tồn tại của bộ luật từ năm 1000 đếnnăm 800 TCN [32;1]
1.2 Cơ sở hình thành nền tảng của bộ luật
1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội
Luật Manu ra đời là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, cơ sở khác nhau.Trong thời kì veda (khoảng giữa thiên niên kỉ thứ II đến thiên niên kỉ thứ ITCN), lịch sử Ấn Độ được phản ánh trong các tập veda gồm 4 quyển Chủnhân của thời kì Veda là người Aryan di cư từ Trung Á vào Ấn Độ Địabàn sinh sống chủ yếu của họ là lưu vực sông Hằng Trong giai đoạn đầucủa thời kì Veda, người Aryan đang sống trong giai đoạn tan rã của xã hộinguyên thuỷ đến cuối thiên niên kỉ II TCN, họ mới tiến vào xã hội có nhànước Chính trong thời kì này, ở Ấn Độ mới xuất hiện hai vấn đề có ảnhhưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳngcấp và đạo Bàlamôn Thực tế, những điều kiện kinh tế, xã hội của Ấn Độtrong thời kì Veda đã tác động, chi phối không nhỏ đến sự hình thành vàphát triển của văn hoá, tư tưởng triết học, tôn giáo nói chung và sự ra đờicủa bộ luật Manu nói riêng ở Ấn Độ
Trong thời kì Veda đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh
tế, nhất là thời kì vương quốc Magadha Việc sử dụng đồ sắt làm công cụ
Trang 6lao động đã trở thành phổ biến Nông nghiệp đã phát triển, Người Ấn Độ
đã biết mở mang các công trình thuỷ lợi, trên cơ sở đó tiến hành khai khẩnđất đai, mở rộng diện tích canh tác
Trong thời kì Veda, về tổ chức xã hội của người Aryan lấy gia đình
và gia tộc làm nền tảng căn bản Trong gia đình người cha làm chủ Khichế độ công xã thị tộc bị chế độ công xã nông thôn thay thế, các tế bào cơ
sở của xã hội Aryan là các làng xã công xã Chính công xã nông thôn đãtác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, tinh thần, tư tưởng và tôn giáocủa người dân Ấn Độ cổ đại Trong thời kì Veda, cùng với sự biến đổi vềkinh tế, xã hội Ấn Độ cũng có sự chuyển biến lớn đó là quá trình hoànthiện của chế độ đẳng cấp Varna Chế độ đẳng cấp mang trong mìnhnhững quy tắc, luật lệ riêng biệt và nghiêm khắc, quy định một trật tự thứbậc xã hội được hình thành trong quá trình người Aryan chinh phục ngườibản địa, cũng như trong quá trình phân hoá sâu sắc giữa những ngườiAryan Đây chính là nền tảng cơ sở cho sự phân chia xã hội Ấn Độ thời cổđại và sự ra đời của bộ luật Manu Ngược lại, Luật Manu thừa nhận sựphân chia hệ thống đẳng cấp trong xã hội và bảo vệ địa vị và quyền lợi chonhững đẳng cấp trên trong hệ thống đẳng cấp
1.2.2 Cơ sở về tôn giáo, tư tưởng
Đây là thời kì hình thành và phát triển của đạo Bàlamôn Thời kìVeda được coi là đặt nền móng và cơ sở cho giáo lí của đạo Bàlamôn Về
cơ bản đạo Bàlamôn được xây dựng trên nền tảng của ba yếu tố: Dharma(đạo), Varna (đẳng cấp) và Asrama (các giai đoạn của đời sống), chínhgiáo lý của đạo Bàlamôn đã củng cố thêm quan niệm về một trật tự, mộtquy phạm có tính chất vĩnh hằng tồn tại trong xã hội
Khi luật Manu ra đời, nó đã nhanh chóng trở thành công cụ biểuhiện quyền lực chính trị, cơ sở của Hindu giáo Ấn với nền tảng là
varnasrama - dharma (những bổn phận tôn giáo và xã hội được gắn chặt
với các đẳng cấp và các giai đoạn phát triển của một đời người) Luật
Manu ra đời dựa trên cơ sở của Sruti, Smriti và Sistachara/sadachara Trong đó, Sruti (gốc tiếng Phạn là “nghe”) Sruti được hiểu là luật lệ, quy
tắc, tiêu chuẩn trong các tác phẩm Hindu giáo, mà kinh điển là Veda Mỗi
Veda gồm có 4 samhita (gốc tiếng Phạn là “tập hợp”, “thu thập”) làm thành bộ: Rig Veda (tụng), Sama Veda (ca), Yajus Veda (linh ngôn) và Atthurva Veda (phù chúa)…
Ngoài ra, tư tưởng trung tâm của luật Manu là dharma Mỗi người phải hiểu rõ được dharma của bản thân và tự giác thực hiện nó Darhma
thường được giải thích là “tôn giáo”, “nghĩa vụ”, “luật pháp”, “quy tắc”,nhưng nghĩa gốc là “gìn giữ” hay “cất giữ” Dharma trở thành tư tưởng
Trang 7trung tâm của nền văn minh cổ Ấn Độ, do đó luật Manu được phổ biếnrộng rãi và giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội và chế độđẳng cấp
1.3 Những nội dung cơ bản của luật
Luật Manu là một tác phẩm đề cập tương đối toàn diện mọi mặt củađời sống xã hội Về cấu trúc, luật Manu gồm 12 chương với gần 2700điều Tuy nhiên, Về số lượng điều luật trong Manu ở nhiều tài liệu có khácnhau như 2694 điều [32;1], 2684 điều [36;16] hoặc 2685 điều [14;177].Nội dung cơ bản từng chương như sau:
Chương 1: Gồm 119 điều với nội dung chủ yếu nói về nguồn gốccủa thế giới, sự ra đời của bốn đẳng cấp, đề cao thần Brahma - thuỷ tổ của
cả thế giới loài người và các vị thần khác có liên quan đến cuộc sống, sinhhoạt và lao động của cư dân Ấn Độ
Chương 2: Gồm 249 điều nói về vai trò của kinh Veda trong xã hội
và phân biệt vị trí, quyền lợi cũng như nghi lễ của các đẳng cấp đối vớikinh Vêđa Nguồn gốc của dharma, quy định về dharma của mỗi đẳng cấptrong xã hội
Chương 3: Gồm 286 điều quy định các loại hình hôn nhân trong xã
hội, việc chọn vợ Ngoài ra, chương còn đề cập chi tiết về thời gian, địađiểm, cách thức tiến hành các nghi lễ cúng thần thánh, tổ tiên, đề cập đếnvai trò, trách nhiệm của người chủ nhà
Chương 4: Gồm 260 điều nói về lối sống của các đẳng cấp trong xã
hội Đó cũng là một phần dharma mà mỗi đẳng cấp phải thực hiện
Chương 5: Gồm 169 điều, nói về hành vi của con người đối với cácloại thức ăn, tiết hạnh của người phụ nữ Các quy tắc tẩy uế khi có việc tử
và tẩy uế các đồ vật
Chương 6: Gồm 97 điều nói về các nghi thức thiêng liêng trong khi
đọc kinh, cúng lễ và cái chết của những con người có tâm tu hành
Chương 7: Gồm 226 điều nêu các đức tính của vua và lời răn dạymọi người sống theo gương đó
Chương 8: Gồm 420 điều quy định về tư cách làm chứngtrước toà, việc xét xử những người bị tội và những lỗi vi phạm của đẳng
cấp dưới với đẳng cấp trên về kinh tế, an ninh chính trị, xã hội, tôn giáo
Chương 9: Gồm 336 điều nói về quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình
và sự ràng buộc hay phân biệt giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái
Chương 10: Gồm 131 điều lại tiếp tục quy định và phân loại các đốitượng được nghiên cứu kinh Veda, những quy định về lối sống của cácđẳng cấp sao cho đúng dharma
Trang 8Chương 11: Gồm 266 điều răn dạy những người mắc lỗi, vi phạmđiều cấm kỵ trong xã hội, tôn giáo
Chương 12: Gồm 126 điều khuyên con người chăm chỉ nghiên cứu
kinh Vêda và thông qua đó để nâng cao đức hạnh, kiến thức của mình.Những lời khuyên về lối sống, hành động của đẳng cấp Bharman Nhữngquy định xử phạt với tội ăn cắp
Qua nội dung cơ bản của luật Manu có thể thấy rõ những quy định
cụ thể về tất cả mọi mặt của đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại Trong đó,Manu tập trung vào việc bảo vệ chế độ đẳng cấp, quyền lợi của các đẳngcấp trên trong xã hội, củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế Ngoài ra, bộluật cũng thể hiện rõ màu sắc tôn giáo-đạo Hindu
Chương II CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI QUA LUẬT MANU 2.1 Quan niệm của bộ luật manu về trật tự xã hội và sự phân chia các đẳng cấp
Đạo Hinđu ở Ấn Độ đã được hình thành qua một quá trình phát
triển lâu dài bao gồm các giai đoạn: đạo Vêda (Vedism), đạo Bàlamôn (Brahmanism) và cuối cùng là Ấn Độ giáo hoàn chỉnh (Hinduism) Giáo lí
cơ bản của đạo Hindu được thể hiện qua bộ kinh Veda gồm bốn quyển vàcác kinh sách khác Nền tảng của Manu dựa trên kinh Veda - chứa đựngnhững yếu tố căn bản nhất của Hindu giáo, do vậy quan niệm của Manugần như là quan niệm của Hindu giáo về xã hội và con người Theo Manu
xã hội được phân chia theo đẳng cấp và giới tính, các đẳng cấp có trật tựtrên dưới rõ ràng Xã hội là một hệ thống chặt chẽ vì mỗi người đều có
những dharma của riêng của mình và cố gắng thực hiện dharma như là
một trách nhiệm bắt buộc nhằm duy trì trật tự xã hội Manu chấp nhận một
xã hội mà ở đó khái niệm Varna được tồn tại một cách hoàn chỉnh Rig Veda nói rằng sự tồn tại của vũ trụ là dựa vào sự tồn tại của bốn đẳng cấp Nguồn gốc của họ thể hiện vị trí của họ trong xã hội Đẳng cấp Brahman được sinh ra từ miệng của thần Brahma, đẳng cấp Ksatrya được sinh ra từ cánh tay, đẳng cấp Vaishya được sinh ra từ bắp đùi và Shudra được sinh ra
từ bản chân của thần [Manu, điều 31 chương I]
Trong hệ thống đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ đại mỗi đẳng cấp cóquyền lợi và trách nhiệm khác nhau được pháp luật quy định cụ thể Trong
đó, những đẳng cấp trên như: Brahman, Ksatrya được hưởng nhiều đặcquyền về nhiều mặt
Trật tự xã hội lý tưởng mà Manu hướng tới bao gồm nhiều yếu tố
như: Một là, sista Mục đích cuối cùng của Manu là thiết lập một xã hội
Trang 9thiêng liêng Hai là, asrama Manu hướng tới một xã hội duy nhất mà ở đó
sự phát triển của cá nhân trên các mặt thể chất, đạo đức, tinh thần trải qua
bốn giai đoạn riêng biệt của cuộc đời Ba là, samskara - nghi lễ, phương
tiện để con người trải qua sự biến đổi về tinh thần, đạo đức… Tóm lại,Manu đưa ra một hệ thống các các luật lệ quy định cho mỗi cá nhân trong
xã hội nhằm bảo vệ trật tự xã hội
2.2 Nguồn gốc của chế độ đẳng cấp
Về mặt thời gian không thế xác định chính xác thời gian ra đời củachế độ đẳng cấp Varna Varna theo tiếng Ấn có nghĩa là “màu sắc, màuda” Thực tế, trong xã hội của người Aryan thực tế đã tồn tại ít nhất baVarna mà cơ sở phân chia xã hội một cách bất bình đẳng là sự khác biệt vềdòng họ, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng Chế độ đẳng cấp Varna đượchoàn thiện khi người Aryan vào Ấn Độ, tức là khoảng thiên niên kỉ I TCN Khi xâm nhập vào Ấn Độ, hệ thống đẳng cấp được hoàn thiện vớiviệc hình thành đẳng cấp thứ tư dành cho người Dravida bản địa Nguyênnhân chủ yếu là do người Aryan là một tộc người thuộc chủng tộc Ấn - Âu
và nói ngữ hệ Ấn- Âu sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi thuộc vùngTrung Á, di cư vào Ấn Độ, không chỉ có sự khác biệt giữa họ với ngườiDravida bản địa về màu da, hình dáng mà cả về trình độ phát triển Chính
sự khác biệt về chủng tộc và đặc biệt là do mối quan hệ giữa kẻ đi chinhphục và người bị chinh phục mà sự kì thị chủng tộc là rất sâu sắc Do đó,người Aryan muốn duy trì củng cố sự thống trị của mình đối với ngườiDravida bản địa thì người Aryan buộc phải thiết lập và hoàn thiện chế độđẳng cấp, coi đó là công cụ hữu ích để cai trị người Dravida bản địa Chế độ đẳng cấp Varna đầu tiên là dựa trên sự phân chia màu da
và chủng tộc, dòng giống, nhưng sau đó với sự biến đổi của xã hội, chế độVarna được mở rộng ra bằng phân biệt về nghề nghiệp, tôn giáo, tục cấm
kỵ trong hôn nhân, quan niệm về sự trong sạch và giao tiếp xã hội
Trong bộ luật Manu, nguồn gốc của chế độ đẳng cấp không được
đề cập nhiều Người ta gán cho nguồn gốc sự ra đời của chế độ đẳng cấpmột giả thuyết có tính chất thiêng liêng, thần bí dựa trên cơ sở sùng bái vịthần tối cao-thần Bhaman Cùng với giáo lý của đạo Bàlamôn, luật Manu
đã phân chia xã hội Ấn Độ thành nhiều đẳng cấp khác nhau, nhưng có thểquy thành bốn đẳng cấp chính gồm: Brahaman, Kshatrya, Vashya lànhững đẳng cấp trên chủ yếu là những người Aryan, còn Shudra thuộcđẳng cấp dưới chủ yếu là người bản địa Sự phân chia đẳng cấp trên nhằmbảo vệ quyền lợi và sự thống trị của người Aryan đối với người bản địa
2.3 Qui định về quyền lợi và nghĩa vụ của các đẳng cấp
2.3.1 Quy định về tôn giáo
Trang 10Ấn Độ được coi là quê hương của nhiều tôn giáo, hai trong số cáctôn giáo lớn trên thế giới có xuất xứ từ Ấn Độ đó là Đạo Phật và ĐạoHindu Ấn Độ cũng là nơi mà nhiều tôn giáo ở bên ngoài được du nhập và
có đông tín đồ Trong lịch sử Ấn Độ, tôn giáo đã và vẫn có những ảnhhưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong
bộ luật Manu những quy định về tôn giáo được đề cập tương đối nhiều vàkhá chi tiết, bao gồm những quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệmcủa mỗi đẳng cấp trong xã hội Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, mỗi cá nhânđều thuộc một đẳng cấp nhất định và phải có nghĩa vụ thực hiện bổn phậnthuộc về đẳng cấp mình Ở khía cạnh luật pháp Manu đã đưa ra những quyđịnh về tôn giáo với từng đẳng cấp rất rõ ràng Trên đỉnh hệ thống đẳngcấp trong xã hội Ấn Độ là các tu sĩ Bàlamôn Họ là những người đượchưởng nhiều quyền lợi nhất về tôn giáo, vai trò, địa vị luôn được đề cao
Điều 88 chương I quy định “Việc giảng dạy (adhyapa), nghiên cứu Veda (adhyayana), cúng lễ ngài và cúng lễ các người khác, phân phát (dana) và nhận (pratigana) (của bố thí), ngài quy định cho các Bharman” Manu
cũng chỉ ra rằng trách nhiệm phân phát của bố thí, cúng lễ, nghiên cứuVeda được dành lần lượt cho đẳng cấp Ksatrya và Vaisya Như vậy,những quyền lợi và trách nhiệm chính trong việc thực thi những quy địnhtôn giáo chủ yếu dành cho những người thuộc ba đẳng cấp trên được coi là
những người “ra đời hai lần” Người Sudra thuộc đẳng cấp thấp nhất
trong xã hội theo đạo Bàlamôn nếu nghe thánh kinh (veda) thì tai sẽ điếc,
bị đổ chì vào; nếu tụng thánh kinh thì lưỡi bị cắt đứt ra; nếu lại muốn họcthuộc lòng thì thân thể chặt ra làm hai
Mục đích lớn nhất của các tín đồ Bàlamôn giáo là đi đến sự “giảithoát” Đạo này dựa trên ba yếu tố chính gồm: Đạo (Dharma), đẳng cấp(Varna) và các giai đoạn của đời sống (Arama) Trong luật Manu nhữngquy định về tôn giáo không những bảo vệ chế độ đẳng cấp mà còn làm rõbốn giai đoạn khác nhau của một con người Mỗi giai đoạn của cuộc đờimỗi đẳng cấp phải thực hiện những lễ nghi, quy định tôn giáo khác nhau,
đó cũng là quá trình vươn đến sự giải thoát Trong đó: Giai đoạn thứ nhấtdành cho tuổi niên thiếu là tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống Đây làgiai đoạn chủ yếu phải học tập kinh Veda Tuỳ thuộc mỗi đẳng cấp màmức độ nghiên cứu kinh Veda nặng, nhẹ khác nhau Giai đoạn này thiếuniên phải học tập và tuân theo những quy định chặt chẽ, khắt khe dưới sựdẫn dắt của thầy dạy veda Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn “chủ nhà” conngười lập gia đình và tạo dựng sự nghiệp và công danh hưởng thú vui trầntục nhưng vẫn phải tuân theo những quy định, lễ nghi tôn giáo và bổnphận của giai cấp mình Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sống ẩn dật khi đã
Trang 11có tuổi và con cháu Họ phải rời bỏ gia đình, từ bỏ những ràng buộc củacuộc sống đời thường, sống cuộc sống tâm linh, suy ngẫm về những triết
lý tôn giáo Giai đoạn thứ tư là giai đoạn xuất thế thành những tu sĩ khấtthực sống cuộc sống không màng đến danh lợi mong muốn tìm đến sự giảithoát Trong mỗi giai đoạn khác nhau của mỗi đời người, tuỳ thuộc vàothân phận của mình mà mỗi đẳng cấp phải thực hiện những lễ nghi, quyđịnh tôn giáo khác nhau
Nhìn chung, những đặc quyền về tôn giáo thường dành cho nhữngđẳng cấp trên trong hệ thống xã hội, đặc biệt là đẳng cấp Bharman Tuynhiên, song song với việc được hưởng những đặc quyền đó, những người
ra đời hai lần cũng phải thực hiện hàng loạt những quy định khắt khe,những lễ nghi tôn giáo phức tạp mà luật Manu đã quy định cho mỗi đẳngcấp khá chi tiết rõ ràng
2.3.2 Quy định về chính trị
Khi người Aryan vào Ấn Độ, họ không chỉ tiếp thu kĩ thuật sảnxuất, tín ngưỡng tôn giáo mà cả trình độ tổ chức quản lí xã hội của ngườibản địa để từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị
Để bảo đảm quyền lợi của kẻ đi thống trị, người Aryan đã thực hiện hàngloạt những biện pháp như: hoàn thiện củng cố chế độ đẳng cấp, duy trì đạoBàlamôn, ban hành luật pháp…vv Trong đó, Luật Manu là một công cụhữu hiệu bảo đảm quyền lợi thống trị cho người Aryan, những đẳng cấptrên trong xã hội Mỗi đẳng cấp có quyền lợi địa vị chính trị khác nhauđược quy định cụ thể trong luật Manu
Đối với đẳng cấp Bharman: Buổi đầu với tư cách là người kiếnthiết đứng đầu quốc gia và nắm quyền chỉ huy quân đội, đẳng cấp Ksatryađược coi là cao nhất trong xã hội nắm quyền lực tuyệt đối về chính trị.Trong các buổi tế lễ, đẳng cấp Bharman chỉ đóng vai trò trợ giúp nhà vuathực hiện các lễ nghi tôn giáo……
Nhưng khi những cuộc chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại, conngười cần mở mang tri thức, sinh hoạt tôn giáo và phát triển kinh tế Đẳngcấp Bharman ngày càng đông lên, uy quyền được thần thánh hoá Quyềnlực chính trị của Bharman được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: Bharman
là đẳng cấp có quyền đưa ra những quy định về pháp luật trong nhiềutrường hợp nếu không có trong các quy định pháp luật thì lời nói củaBharman được coi là các Dharma và các đẳng cấp khác phải nghe theoBharman còn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp vua xét xử các
vụ kiện tụng Thậm chí, trong những trường hợp đặc biệt nếu vua không tựmình xét xử được những vụ kiện tụng thì phải của một Bharman thôngthái nhất tiến hành việc xử kiện Manu cũng khuyên vua muốn thực hiện
Trang 12tốt trách nhiệm cai trị đất nước của mình thì phải có sự giúp đỡ của các
Bharman thông thái “Vua nên bàn bạc hết sức nghiêm chỉnh với Bharman thông thái ưu tú nhất về sáu hình thức chính trị 1 Bao giờ cũng nên cho người ấy biết mọi công việc với sự tin cậy hoàn toàn; hãy cùng người ấy cân nhắc kĩ rồi mới thi hành bất kì biệp pháp nào” [Manu Điều 58, 59
chương VII]
Đẳng cấp Ksatrya: Thực chất Ksatrya chính là chủ thể của quyền
lực chính trị Đẳng cấp Ksatrya gồm tầng lớp quý tộc vương công, võ sĩthế tục…Theo quan điểm về tính gần gũi với tri thức thần thánh thì đẳngcấp Ksatrya giữ địa vị thấp hơn so với đẳng cấp Bharman Tuy nhiên,trong thực tế quyền lực chính trị và cai quản hành chính lại nằm trong tayđẳng cấp này Luật Manu cũng chỉ rõ trách nhiệm chính đối với Ksatrya làmang gươm, việc làm xứng đáng nhất với họ là bảo vệ các thần dân, ra sứcthực hiện các Dharma được quy định cho đẳng cấp mình, Ksatrya khôngbao giờ được lảng tránh chiến đấu trên sa trường
Đẳng cấp Vaishya: Mặc dù được coi là những người ra đời hailần nhưng đẳng cấp Vaishya chủ yếu có trách nhiệm thực thi bổn phậnchính trị đã được quy định chứ không có nhiều quyền lực về chính trị nhưđẳng cấp Bharman hay Ksatrya Dharma cao nhất đối với đẳng cấpVaishya là cố gắng hết sức làm tăng tài sản và cấp thức ăn cho tất cả cácsinh vật
Đẳng cấp Shudra: Là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội, Shudra cótrách nhiệm chính là phục dịch các đẳng cấp trên đặc biệt là Bharman.Việc phục dịch các Bharman được coi là Dharma cao nhất đối với đẳng
cấp Shudra vì “Một Shudra trong sạch, vâng lời người trên, nói năng dịu dàng, không kiêu ngạo luôn nhờ cậy Bharman che chở, thì được sự ra đời cao nhất trong cuộc đời mới 2 [Manu Điều 334 chương IX]
Luật Manu còn đưa ra những quy định về lối sống của các đẳngcấp trong xã hội Mỗi đẳng cấp nên thực hiện tốt trách nhiệm và bổn phậncủa mình mà luật pháp đã quy định, nếu những đẳng cấp trên vì những lí
do khác nhau nếu không thể sống bằng lối sống của đẳng cấp mình có thểsống bằng lối sống của những đẳng cấp dưới
2.3.3 Quy định về tư cách pháp nhân trước pháp luật
Những quy định về tư cách pháp nhân thể hiện vai trò vị trí củacác đẳng cấp trong xã hội, đồng thời thể hiện quyền lợi nghĩa vụ của mỗithành viên trong xã hội Mỗi đẳng cấp đều có quyền lợi và trách nhiệm
1 Sáu hình thức chính trị là: samdhi – liên minh, vigraha-chiến tranh, yana- hành trình, asana - chờ đợi, sansaya – tìm sự che chở, dvaidha – chia quân
2 Trung thành với Bharman có thể được lên thiên đường