1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn triết học Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại

81 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 381 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Triết học Ấn Độ là một trong những chiếc nôi triết học sớm nhất, lâu đời, phong phú và tương đối đặc biệt của nhân loại. Một trong những triết lý mang dấu ấn tư tưởng triết học Ấn Độ cổ trung đại và nó còn có ý nghĩa cho đến hiện nay và mai sau đó là phạm trù giải thoát. Giải thoát chỉ trạng thái tinh thần, tâm lý, đạo đức, lối sống của con người thoát khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới trần tục và nổi khổ ải của cuộc đời. Tư tưởng giải thoát được coi là một trong những vấn đề nổi bật nhất trong triết lý đạo đức nhân sinh mang tính nhân văn sâu sắc của triết học tôn giáo Ấn Độ. Các trường phái triết học Ấn Độ tuy muôn màu sắc với các tính chất, khuynh hướng, nhưng tất cả các trường phái ấy đều lý giải một vấn đề căn bản nhất, đó là về bản chất, ý nghĩa của cuộc đời, nguồn gốc nổi khổ của con người và con đường cách thức giải thoát con người khỏi bể khổ của cuộc đời. Những kinh sách bình chú, giải thích tư tưởng triết lý giải thoát nổi tiếng nhất của Ấn Độ cổ đại như kinh Veda, Upanishadd, bộ sử thi Râmâyana, Mahâbhârata, BhagavadGita... lý giải về sự sống uyên nguyên của đạo, cố gắng vạch ra bản chất của thế giới, bản tính của con người và sự tương ứng, tương đồng, giữa nội tâm và ngoại giới, tìm con đường giải thoát cho đời sống tâm linh của con người. Những kinh sách này được coi là Thánh kinh ghi những lời mách bảo của thần linh cho nhân dân chứ không phải là tư tưởng của phàm nhân. Những học thuyết triết học, tôn giáo có tính hệ thống như đạo Jaina, đạo Phật cùng với các trường phái triết học lớn như Samkhya, Vaisesika, Nyaya, Yoga, Védanta, Lokayata... nghiên cứu hầu hết các lĩnh vực cuả triết học, nó mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc ảnh hưởng khá sâu đậm đến truyền thống văn hóa, đời sống tinh thần và quan điểm đạo đức của dân tộc Ấn Độ. Với những dấu son sáng mãi trong lịch sử tư tưởng Phương Đông, những tác phẩm này dù viết từ thời cổ đại xa xưa, nhưng chúng vẫn còn có một sinh lực trong cuộc sống nhân dân Ấn Độ14; 156. Bởi vì đó không chỉ là tư tưởng triết lý hay học vấn có tính cách khô khan, mà đó chình là lẽ sống, là đạo sống của con người. Những tư tưởng triết lý tôn giáo cao siêu ấy của Ấn Độ đã từng tỏa sáng nhiều quốc gia trên thế giới và tư tưởng này đã mang lại cách nhìn mới về nhân sinh. Không những thế triết lý đó của người Ấn Độ cổtrung đại luôn là nguồn suối mãnh liệt thôi thúc mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động sống của dân tộc Ấn Độ. Nó đã được các danh nhân, các lãnh tụ của Ấn Độ như Jawaharlal Nehru, Rabindranatha Tagore, Mahatma Gandhi... vận dụng rất tài tình trong bước đường và cách thức đấu tranh giải phóng cho dân tộc mình. Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những tư tưởng triết lý ấy vẫn chinh phục hàng triệu trái tim con người và đã trở thành triết lý sống của người dân Ấn Độ. Điều đó đã đem lại cho nền triết học tôn giáo Ấn Độ nét rất thâm trầm nhưng luôn sống động, rất cổ xưa nhưng luôn tươi trẻ có sức sống cuốn hút mọi người. Ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Phật giáo đã truyền bá sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, từ những thế kỷ đầu công nguyên và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống nhân dân ta ngày nay còn khá sâu sắc và phức tạp hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu triết học Ấn Độ nói chung và tư tưởng giải thoát Ấn Độ cổtrung đại nói riêng là hết sức cần thiết. Để từ đó chúng ta suy ngẫm về một nền triết học lâu đời, phong phú và sống động này, không chỉ để tìm hiểu, học hỏi trong đó những nét tinh túy của tri thức đa dạng về tự nhiên và về con người Ấn Độ, mà còn chính là để mài sắc tư duy, góp vào trong hành trang tư tưởng của mình tri thức có một không hai của nhân loại, vươn tới đỉnh cao của tư duy khoa học. Qua đó, góp phần làm sống động tình hữu nghị, đoàn kết và quan hệ hợp tác hiểu biết, giao lưu văn hóa lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. Từ những cấp thiết về lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học Ấn Độ cổtrung đại làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Triết học Ấn Độ là một trong những chiếc nôi triết học sớm nhất, lâuđời, phong phú và tương đối đặc biệt của nhân loại Một trong những triết lýmang dấu ấn tư tưởng triết học Ấn Độ cổ - trung đại và nó còn có ý nghĩa chođến hiện nay và mai sau đó là phạm trù "giải thoát" Giải thoát chỉ trạng tháitinh thần, tâm lý, đạo đức, lối sống của con người thoát khỏi mọi sự ràng buộccủa thế giới trần tục và nổi khổ ải của cuộc đời

Tư tưởng giải thoát được coi là một trong những vấn đề nổi bật nhấttrong triết lý đạo đức nhân sinh mang tính nhân văn sâu sắc của triết học - tôngiáo Ấn Độ Các trường phái triết học Ấn Độ tuy muôn màu sắc với các tínhchất, khuynh hướng, nhưng tất cả các trường phái ấy đều lý giải một vấn đềcăn bản nhất, đó là về bản chất, ý nghĩa của cuộc đời, nguồn gốc nổi khổ củacon người và con đường cách thức giải thoát con người khỏi bể khổ của cuộcđời Những kinh sách bình chú, giải thích tư tưởng triết lý giải thoát nổi tiếngnhất của Ấn Độ cổ đại như kinh Veda, Upanishadd, bộ sử thi Râmâyana,Mahâbhârata, Bhagavad-Gita lý giải về sự sống uyên nguyên của đạo, cốgắng vạch ra bản chất của thế giới, bản tính của con người và sự tương ứng,tương đồng, giữa nội tâm và ngoại giới, tìm con đường giải thoát cho đời sốngtâm linh của con người Những kinh sách này được coi là Thánh kinh ghinhững lời mách bảo của thần linh cho nhân dân chứ không phải là tư tưởngcủa phàm nhân Những học thuyết triết học, tôn giáo có tính hệ thống như đạoJaina, đạo Phật cùng với các trường phái triết học lớn như Samkhya,Vaisesika, Nyaya, Yoga, Védanta, Lokayata nghiên cứu hầu hết các lĩnh vựccuả triết học, nó mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc ảnh hưởng khá sâu đậm đếntruyền thống văn hóa, đời sống tinh thần và quan điểm đạo đức của dân tộc Ấn

Độ Với những dấu son sáng mãi trong lịch sử tư tưởng Phương Đông, nhữngtác phẩm này dù "viết từ thời cổ đại xa xưa, nhưng chúng vẫn còn có một sinhlực trong cuộc sống nhân dân Ấn Độ"[14; 156]

Trang 2

Bởi vì đó không chỉ là tư tưởng triết lý hay học vấn có tính cách khôkhan, mà đó chình là lẽ sống, là đạo sống của con người Những tư tưởng triết

lý - tôn giáo cao siêu ấy của Ấn Độ đã từng tỏa sáng nhiều quốc gia trên thếgiới và tư tưởng này đã mang lại cách nhìn mới về nhân sinh Không nhữngthế triết lý đó của người Ấn Độ cổ-trung đại luôn là nguồn suối mãnh liệt thôithúc mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động sống của dân tộc Ấn Độ Nó đãđược các danh nhân, các lãnh tụ của Ấn Độ như Jawaharlal Nehru,Rabindranatha Tagore, Mahatma Gandhi vận dụng rất tài tình trong bướcđường và cách thức đấu tranh giải phóng cho dân tộc mình

Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những tư tưởng triết lý ấyvẫn chinh phục hàng triệu trái tim con người và đã trở thành triết lý sống củangười dân Ấn Độ Điều đó đã đem lại cho nền triết học - tôn giáo Ấn Độ nétrất thâm trầm nhưng luôn sống động, rất cổ xưa nhưng luôn tươi trẻ có sứcsống cuốn hút mọi người Ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Phật giáo đãtruyền bá sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, từ những thế kỷ đầu côngnguyên và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống nhân dân ta ngày nay còn khásâu sắc và phức tạp hơn

Vì vậy, việc nghiên cứu triết học Ấn Độ nói chung và tư tưởng giảithoát Ấn Độ cổ-trung đại nói riêng là hết sức cần thiết Để từ đó chúng ta suyngẫm về một nền triết học lâu đời, phong phú và sống động này, không chỉ đểtìm hiểu, học hỏi trong đó những nét tinh túy của tri thức đa dạng về tự nhiên

và về con người Ấn Độ, mà còn chính là để mài sắc tư duy, góp vào tronghành trang tư tưởng của mình tri thức có một không hai của nhân loại, vươntới đỉnh cao của tư duy khoa học Qua đó, góp phần làm sống động tình hữunghị, đoàn kết và quan hệ hợp tác hiểu biết, giao lưu văn hóa lẫn nhau giữa cácdân tộc trên thế giới

Từ những cấp thiết về lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài "Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học Ấn Độ cổ-trung đại" làm khóa

luận tốt nghiệp của mình

Trang 3

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài.

Do tính chất và nội dung triết lý độc đáo, với ý nghĩa nhân văn sâu sắccủa nó, tư tưởng giải thoát trong triết học-tôn giáo Ấn Độ cổ-trung đại đã đượcnhiều nhà nghiên cứu trên thế giới ở cả Phương Đông lẫn Phương Tây đặc biệtquan tâm Các nhà nghiên cứu đã thu được những kết quả rất to lớn Điều nàyđược thể hiện trong khối lượng đồ sộ những tài liệu, những công trình sưu tập,khảo cổ, bình chú và đánh giá các kinh sách cổ như: Kinh Veda, KinhUpanishadd, Kinh Yoga, các loại kinh sách Phật giáo cổ, các cuốn sử thi, cácluận văn chính trị, pháp luật cổ-trung đại như: Râmâyana, Mahâbhârata,Dharmashastra, Manusmviti, Arthashâtra Ở nước ta những năm gần đây,việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học trong đó có triết học Ấn Độ cổ-trung đại trong chương trình triết học Mác - Lênin đã được chú trọng

Là một nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng triết lý Phật giáo và một phầncủa triết học Ấn Độ, Việt Nam đã có sự nghiên cứu khá sâu rộng về triết học,tôn giáo Ấn Độ nói chung và tư tưởng giải thoát trong triết lý Ấn Độ nói riêng.Trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu như:

"Nhập môn triết học Ấn Độ" của Lê Xuân Khoa, Trung tâm học liệu, BộGiáo dục, Sài Gòn, 1972; "Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ" củaNghiêm Xuân Hồng, Quan Điểm, Sài Gòn, xuất bản năm 1966; "Tư tưởng giảithoát trong triết học Ấn Độ" của PTS.Doãn Chính, Nhà xuất bản Thanh niên,

Hà Nội, 1999; "Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại" của PTS triết học Doãn Chính,Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1999; “Nhân sinh quan Phật giáo Huế qua góc nhìncủa lịch sử triết học”, Luận văn Thạc sỹ của Hoàng Ngọc Vĩnh, Phân viện Báochí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1994;

"Đề cương bài giảng lịch sử triết học Ấn Độ" của Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh, Huế10-2000; Gần đây có đề tài nghiên cứu cấp trường "Tư tưởng giải thoát trongtriết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người dân Huế" của nhóm tácgiả Trịnh Thị Liên, Lưu Thị Mai Thanh, Trương Thị Hồng Vân, Huế 4-2001;Cùng với rất nhiều bài báo và phóng sự khác Những tác phẩm này vẽ nên

Trang 4

những bức tranh chung của triết học Ấn Độ, đặc biệt là triết lý Phật giáo.Trong đó các tác giả đều giành một phần trong công trình của mình để phântích, đánh giá về tư tưởng giải thoát trong triết học-tôn giáo Ấn Độ

Trên cơ sở kế thừa và phát triển những tài liệu đã có, tác giả chỉ muốntiếp cận nó ở một khía cạnh cụ thể hơn, nhằm muốn tổng hợp đưa tới chonhững ai quan tâm về tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ về mấy điểmkhác nhau của nó, để góp phần trang bị cho hành trang tri thức của tác giả vàcủa bạn ngày càng phong phú hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là: tiếp thu và chọn lọc những tinh hoacủa triết học Ấn Độ cổ-trung đại, góp phần vào việc gìn giữ, phát huy truyềnthống, bản sắc văn hóa dân tộc trong sự giao lưu văn hóa sâu rộng và đa dạngvới thế giới hiện nay; Không chỉ tìm hiểu, học hỏi những nét tinh túy độc đáo

có một không hai của nhân loại, mà còn chính là mài sắc tư duy, vươn tới đỉnhcao của tư duy khoa học, bởi chúng ta muốn hoàn thiện tư duy lý luận thì

"không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời

trước"[13; 487]; "Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học Ấn Độ cổ-trung đại “ cũng nhằm góp phần làm cho chúng ta hiểu sâu hơn về đất

nước và con người Việt Nam, bởi văn hóa Ấn Độ đã là một thành tố góp tạonên nền văn hóa truyền thống Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là: khái lược về lịch sử triết học Ấn Độ trung đại; Chỉ ra được sự khác nhau giữa các tư tưởng giải thoát của cáctrường phái triết học Ấn Độ cổ-trung đại Nhiệm vụ phân biệt sự khác nhaunày chỉ thực hiện được chính xác khi hiểu đúng nguyên lý "đấu tranh và thốngnhất giữa các mặt đối lập"; Chỉ ra được sự ảnh hưởng của tư tưởng giải thoátcủa triết học Ấn Độ cổ-trung đại (giải thoát luận của Phật giáo) trong đời sống

cổ-xã hội Việt Nam hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Trang 5

- Cơ sở lý luận: Đề tài đứng trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin vànhững quan điểm của Đảng ta về việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoánhân loại, phát triển nền "văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" của ViệtNam hiện nay làm cơ sở nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phép biện chứng duy vật, đồngthời kết hợp với một số phương pháp chủ yếu như: Phương pháp diễn dịch -quy nạp, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - kháiquát

5 Đóng góp của khóa luận.

Đề tài góp phần giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về triết học Ấn Độ, mộttrong những cái nôi triết học lâu đời của nhân loại ngày nay

Đề tài cố gắng khái quát quá trình hình thành và phát triển của tư tưởnggiải thoát, phân tích sự khác nhau về tư tưởng giải thoát trong mỗi trường pháitriết học Ấn Độ cổ-trung đại Chính thế, đề tài là sự góp thêm phần tài liệutham khảo cho sinh viên chuyên ngành Triết học và những bạn đọc muốn tìmhiểu, quan tâm, nghiên cứu triết học Ấn Độ

Đây là công trình đầu tay, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quannên chắc chắn không tránh được những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ýcủa thầy, cô giáo và các bạn nhằm giúp tác giả nghiên cứu nó ngày càng đượchoàn thiện hơn

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài mở đầu và kết luận khóa luận có 3 chương:

Chương 1: Khái lược về lịch sử triết học Ấn Độ cổ-trung đại.

Chương 2: Những điểm khác nhau trong tư tưởng giải thoát của triết học

Ấn Độ cổ-trung đại

Chương 3: Ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát Ấn Độ cổ-trung đại trong

đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

Trang 6

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

ẤN ĐỘ CỔ-TRUNG ĐẠI 1.1 VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - KINH TẾ - CHÍNH TRỊ

- XÃ HỘI ẤN ĐỘ CỔ-TRUNG ĐẠI

Lịch sử Ấn độ thời kỳ cổ đại thường được tính từ thế kỷ thứ XXV tcnđến thế kỷ VI scn (theo sự hưng thịnh) và đến thế kỷ X scn (theo sự suy vongcủa Phật giáo ở Ấn Độ) Đặc điểm chính của thời kỳ này là sự tồn tại giai dẳngcủa công xã nông thôn và chế độ quốc hữu về ruộng đất, hai đặc điểm này nóảnh hưởng tới toàn bộ các mặt của lịch sử Ấn độ

Lịch sử Ấn Độ cổ-trung đại không mạch lạc như lịch sử các nướcPhương Tây Ấn độ không có chế độ chiếm hữu nô lệ như kiểu Hy-La, cũngkhông có quan hệ phong kiến như ở Tây Âu Nô lệ chưa bao giờ là lực lượngsản xuất chủ yếu của xã hội Ấn Độ cổ, nông dân công xã mới là lực lượng sảnxuất chủ yếu, nhưng họ lại chưa bao giờ là nông nô phong kiến như ở Tây Âu.Mặt khác sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cũng rất phức tạp Chungquy có thể xem là có bốn đẳng cấp chính sau:

1 Tăng Lữ (Bràhman)

2 Quý tộc (Ksatriya)

3 Bình dân tự do (Váisya)

4 Cùng đinh, nô lệ (K'sudra)

Sự phát triển chậm chạp của xã hội Ấn Độ cổ đại đã quy định đặc điểmcủa sự phát triển triết học Ấn Độ cổ-trung đại: "ở Ấn Độ, một loạt các quanđiểm triết học hay hệ thống triết học đã được đặt cơ sở từ thời cổ đại Sự pháttriển sau đó chỉ là sự phát triển các quan điểm ban đầu Các nhà triết học tiếpnhau, nói chung, không đặt mục đích tạo ra thứ triết học mới Mỗi người ủng

hộ một hệ thống đã có, bảo vệ và hoàn thiện nó, thường là tăng cường cácchứng cứ cho người đi trước hơn là tìm các sai lầm"[27; 110] Do đó để hiểu

Trang 7

sự ra đời của các hệ thống triết học Ấn Độ cổ đại, chúng ta có thể chia làm 3thời kỳ chính:

Thời kỳ văn minh sông Ấn (Indus): Thời kỳ này còn gọi là thời kỳ văn

hóa Harappa là một nền văn minh thành thị đã xuất hiện từ khoảng 2.500 nămtcn, với kỹ thuật cao, đường phố thẳng tắp, nhà hai tầng, bể bơi, Xã hội Ấn

Độ cổ đã có Nhà nước, có chữ viết Chủ nhân của nền văn minh này là ngườiĐravida, mà ngày nay còn tồn tại ở Nam Ấn Độ

Thời kỳ văn hóa Veda (XV-VI tcn): Đây là thời kỳ xâm nhập của người

Aryan (một bộ lạc du mục có hệ ngôn ngữ Ấn - Âu phía Bắc Ấn) NgườiAryan đã kế thừa giá trị tinh hoa của văn hóa Harappa và tạo ra nền văn hóarực rỡ làm cơ sở cho nền văn hóa Ấn Độ sau này "Người Aryan không chỉ xâydựng thành công nhà nước mới, phát triển nông nghiệp phát triển thủ côngnghiệp, phát triển kỹ thuật và phát triển kinh tế hàng hóa mà còn lập ra đượctôn giáo cho mình là Rig-Veda"[25; 12]

Xã hội Ấn Cổ lúc này chuyển từ công xã thị tộc lên công xã nông thôn

và xuất hiện sự phân chia đẳng cấp Sự phân chia đẳng cấp này rất nghiệt ngã,làm cho nền kinh tế xã hội trì trệ, làm các quan hệ xã hội trở nên nặng nề, phứctạp Đạo Balamôn là công cụ đắc lực bảo vệ cho chế độ phân chia đẳng cấp.Trong xã hội đã nẩy sinh các cuộc đấu tranh giai cấp chống chế độ phân biệtđẳng cấp và chống lại Đạo Balamôn

Thời kỳ thứ ba thời kỳ cổ điển hay còn gọi là thời kỳ Phật giáo

-Balamôn (VI tcn - Xscn): Điểm nổi bật của thời kỳ này là cuộc chiến tranhthôn tính lẫn nhau giữa các tiểu vương quốc, đã dẫn đến việc hình thành quốcgia lớn Maurya (Môgôn) Sự thống nhất quốc gia đã tạo cho sự phát triển trithức khoa học, phát triển lực lượng sản xuất và đô thị hóa xã hội Sau sự thốngnhất nội chiến của triều đại Môgôn thì kinh tế Ấn Độ rất phát triển, nhưng do

Ấn Độ là miếng đất màu mỡ cho các nước phương Tây và Nam Á nhòm ngó

Đến thế kỷ thứ IV tcn, đế quốc Hy Lạp đã xâm lược một phần lớn đất

Ấn Độ: xét về gốc độ chính trị thì cuộc chiến tranh có nhiều phi nghĩa, nhưng

Trang 8

mặt trái lại chính nhờ nó mà tạo ra được gạch nói Đông - Tây, tạo thuận lợicho Ấn Độ giao lưu văn hóa Đông - Tây Nhờ nó, Ấn Độ đã sản xuất nhiềumặt hàng mỹ nghệ trao đổi buôn bán với Hy Lạp, kinh tế và đô thị Bắc Ấnphát triển nhanh và rất nhiều công ty Đông Ấn ra đời.

Năm 321 tcn, khi đánh bại đế quốc Hy - La lập ra Vương triều Maurya,đặc biệt dưới triều đại Asôka (Adục), đất nước Ấn Độ đã đạt nhiều thành tựu

về văn hóa, kinh tế, nhất là công tác từ thiện Ấn Độ không chỉ xây dựngnhững bệnh viện cho người, mà cả bệnh viện cho động vật Bệnh nhân đếnđiều trị ở bệnh viện không phải trả tiền, có nơi nghỉ mát công cộng Đặc biệt

là việc thúc đẩy truyền bá Đạo Phật ra nước ngoài, thời kỳ này đã xây dựng ở

Ấn Độ 84000 tháp phật

Năm 187 tcn, Vương triều Mauryan bị lật đổ và thay vào đó là triều đạiSunga Nhưng từ đây, Ấn Độ không là Vương quốc thống nhất nữa, mà luôn bịcác đế quốc Ba Tư, Ápgan, Hy Lạp đánh chiếm lập nên nhiều Vương quốccủa họ

Về mặt xã hội từ thế kỷ (VI tcn - Xscn), chế độ nô lệ ở Ấn Độ hà khắckhông kém gì những chế độ nô lệ khác Nô lệ được coi là "tài sản hai chân"của chủ nô, có thể đem bán, mua, trao đổi như những "tài sản bốn chân" khác.Quan hệ giữa chủ nô và nô lệ ở Ấn Độ mang nét điển hình là bóc lột giatrưởng: "trong lao động nô lệ và chủ nô rất gần gũi Nhưng những thành viênthường của gia đình chủ nô vẫn có uy thế tuyệt đối trong mọi mặt đối với nô lệnhư phạt lao động khổ sai, kìm kẹp, đánh đập, thích vào mặt [25; 13] Tínhchất bóc lột gia trưởng của chế độ chiếm hữu nô lệ này đã tạo nên sự phân tán

nô lệ trong các gia đình chủ nô rất cao Đặc điểm này ảnh hưởng không tốt đếncuộc đấu tranh giai cấp giữa chủ nô và nô lệ Ấn Độ Đấu tranh của nô lệ ở đâychỉ là tự phát bỏ trốn, bãi công, đập phá công cụ sản xuất và sản phẩm làm ra

là chủ yếu

Trang 9

Trên lĩnh vực tư tưởng, tuy mờ nhạt nhưng cuộc đấu tranh giữa chủnghĩa duy vật, vô thần, chủ nghĩa hoài nghi chống lại uy thế của kinh Veda vàcác tín điều tôn giáo Balamôn diễn ra quyết liệt và gay gắt.

1.2 KHÁI QUÁT VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ-TRUNG ĐẠI

Triết học Ấn Độ ra đời trên cơ sở của nền văn minh cổ nhất của loàingười, những truyền thống hàng ngàn năm của nó bắt nguồn từ thế kỷ XV-Xtcn vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay Triết học Ấn Độ là sự phản ánh kháiquát toàn bộ sự biến đổi của đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại Trên cơ sở nàychúng ta có thể chia quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổđại thành hai thời kỳ sau

1.2.1 Thời kỳ Veda - sử thi (XV- VI TCN).

Veda bắt nguồn từ căn tự "Vid" có nghĩa đen là "hiểu biết", "tri thức".Veda cũng được dùng chung với ý nghĩa là "kinh thánh” đối với phái chínhthống Veda có nghĩa là tri thức cao cả, thiêng liêng trong nghĩa cụ thể Veda

là một khối lượng tác phẩm văn học được sáng tác trong khoảng thời gian trêndưới 2000 năm, không đồng nhất về văn phong và nội dung

Kinh Veda là bộ kinh cổ nhất của Ấn Đô và cũng là cổ nhất của nhânloại Nó được soạn từ thế kỷ XII đến thế kỷ V tcn Người ta cho rằng, vềnguồn gốc thần học, kinh Veda là những chân lý do Thượng đế mặc khải choloài người ở đầu mỗi chu kỳ của vũ trụ Những chân lý này tự tồn tại, tuyệt đối

và tiên thiên siêu thời gian và không gian Con người nhận thức được nó bằngtrực giác Người thấu thị được nó phải có một quá trình tu luyện, chiêmnghiệm nội tâm lâu dài cả về hành động lẫn tri thức Nó cũng không phải là tácphẩm của một người, mà là sự tổng hợp, thu lượm, tất cả những câu ca dao, tưtưởng, quan niệm, vịnh phú, tập tục lễ nghi của nhiều bộ lạc người Aryan

Bộ sớm nhất của Veda là những khúc hát ca tụng, truyền miệng của dân

du mục Arya, những khúc hát này được truyền qua ký ức và truyền miệng, nó

Trang 10

chỉ được in thành sách từ thế kỷ XIV là Rig-Veda Sau đó đến Sama-Veda,Yajur-Veda, Atharva-Veda.

Rig-Veda: Rig có nghĩa là tán ca Đây là bộ phận cổ nhất nó có 1028khúc hát với 10552 khổ, nó ra đời vào khoảng thế kỷ XXV-XX tcn, được phổbiến ở Ấn Độ vào kỷ XV tcn Những khúc ca này thường dùng để cầu nguyện,chúc tụng công đức các thần thánh, phản ánh toàn bộ đời sống xã hội và tinhthần Ấn Độ cổ đại Hai vị thần được nhắc đến nhiều nhất đó là thần sấm Indra

và thần lửa Agni

Rig-Veda không có tư duy triết học mà chỉ nêu lên những nguyện vọnghàng ngày của dân thường như "ước mong có thức ăn, có gia súc, ước vọngmưa xuống, mong an cư, mạnh khỏe, nhiều con cái "[9; 28] Tuy vậy, các nhàtriết học về sau thường cố gắng trích dẫn Rig-Veda để chứng minh nó có ảnhhưởng đến quan điểm triết học, xác nhận quyền uy của Rig-Veda với hocthuyết của mình Thật ra việc làm này là miễn cưỡng và vô nghĩa

Sama-Veda còn gọi là ca vịnh Veda: Đây là tuyển tập các đoạn trích củaRig-Veda, gồm 1549 bài Nó là những câu hát dành cho các tư tế (udgtri) trongkhi tiến hành nghi lễ Trong lễ hiến tế người ta đồng thanh hát ngân nga nhữngbài ca và thường kết thúc bằng từ UM (ôm) huyền bí (có từ ngân nga đến 9giây) Đây còn được coi như những quyết định về luật lệ cho sinh hoạt thị tộc.Chính điểm này, làm Ấn Độ trở nên một quốc gia khó cách tân về phong tục,tập quán Bởi vì, nếu cách tân là phạm lời dạy của thánh

Yajur-Veda còn được gọi là Tế tự Veda Nó là sự tập hợp những côngthức khấn bái dùng trong lễ ghi hiến tế Đây là bộ kinh dành cho Hành lễ sư(Adhvaryu) Bao gồm hai bộ nhỏ (Đen: Krispa và Trắng: Sukla) Bộ Trắng chỉ

có các thần chú và các công thức sử dụng cho các nghi lễ Bộ Đen là những ýkiến về nghi lễ và thảo luận những ý kiến đó

Thần chú trong Yajur-Veda bao gồm cả thơ và văn xuôi mang tính côngthức khấn bái dùng trong nghi lễ hiến tế Các công thức ở đây thường không

có nghĩa Nếu có thì đó là sự vô lý hỗn loạn, nhưng nó có sức mạnh ma thuật

Trang 11

Các hành lễ sư phải thuộc lòng các công thức trong thánh kinh này Thánhkinh dạy những thể thức hành lễ, cúng bái, cách bày các loại tế khí, các đồ lễlên bàn thờ và cách dâng đồ lễ khi cúng tế.

Atharva-Veda là tập các câu thần chú ma thuật, dùng cho các sự khấncầu khác nhau, tách riêng với ba bộ kinh trên Bộ này gồm 731 bài văn vần lànhững lời khấn bái mang tính bùa chúa, phù phép, ma thuật nhằm đem lạinhững điều tốt lành cho bản thân và người thân, gây tai họa cho kẻ thù

Trên cơ sở của thánh kinh Veda, đặc biệt là Rig-Veda, Veda giáo đãhình thành, đây là một trong những hình thức tôn giáo cổ nhất của Ấn Độ Tôngiáo này thờ cúng thiên nhiên với các vị thần tượng trưng cho các hiện tượng

tự nhiên đa thần, huyền diệu, biểu hiện những tín ngưỡng, phù pháp, lễ nghi,truyền thuyết của thổ dân Dravidian, mà chủ yếu là những tộc người Arian hệẤn-Âu Tôn giáo này tin và giải thích rằng trong vũ trụ đồng thời tồn tại ba lựclượng liên quan nhau là thần linh, con người và ác quỷ, tương ứng với ba thếgiới của vũ trụ là Thiên giới, Trần thế và Địa ngục Thần linh ở Veda ngự khắp

ba cõi của vũ trụ Theo họ, hiện thân của thượng đế toàn năng là Cha (trời haythiên giới Dyaus), không giới hạn, chứa đựng toàn vũ trụ cùng với Trời là cha,

là khí dương; và tinh thần là Mẹ (Aditi), là khí âm, là vật chất vô tận Donguyên lý âm dương, Trời Cha và Đất mẹ giao hợp mà sinh ra, nuôi dưỡng,điều hành toàn bộ vạn vật trong vũ trụ

Trong kinh Veda còn đưa ra quan niệm về sự sản sinh ra chư thần, vạnvật, muôn loài từ một đấng nguyên nhân đầu tiên và duy nhất Purusha Vị thầnnày có ngàn đầu, ngàn tay, ngàn mắt, ngàn chân và phân ra khắp vũ trụ bao la

Từ miệng Ngài sinh ra dòng họ Balamôn, từ đùi Ngài sinh ra thứ dân Vaishya

và từ bàn chân của Ngài sinh thần mặt trăng Mosa, từ mắt Ngài sinh ra thầnmặt trời Pusan hay Surya, từ miêng Ngài sinh ra thần sấm sét Indra, thần lửaAgni, bằng hơi thở của mình Ngài sinh ra cõi trời, chân làm cõi đất, tay làmbốn phương trời đất

Trang 12

Mỗi bộ kinh này, đều có những quyển chủ yếu và những quyển khôngchủ yếu Loại chủ yếu gọi là Samhita Những thánh kinh căn bản, trọng yếu,thông dụng Samhita có ba loại: Brahmana (Tế nghi thư), Aranyaka (Sâm lâmthư), Upanishadd (Áo nghĩa thư), các nhà triết học quen gọi là các bộ kinh HậuVeda với nội dung chính sau.

Brahmana-Veda (Tế Nghi thư) là Thánh kinh của đạo Balamôn Bộ nàynói về nghi lễ tế tự Nó ghi chép, chỉ dẫn cách thức và quy định nghi lễ tế tự

Bộ này dùng cho những người có chức sắc cao cấp gần như những giáo chủ,tăng lữ Balamôn

Với thánh kinh Brahmana, các đồ lễ vật và khí tế cũng có một năng lực

tự nhiên mạnh mẽ, vô hình, mầu nhiệm có thể chuyển lay được ý muốn, hànhđộng của thần linh Bởi vậy, với tấm lòng thành kính, tế lễ đúng phép, bày đồ

tế lễ và dâng ân huệ đúng như cầu nguyện Tất cả những linh nghiệm, ứng báo

đó đều do nguyên lý tối cao mà ra

Kinh Brahmana cũng chỉ ra cách lý giải căn nguyên và quá trình hìnhthành vũ trụ Vạn vật sinh, diệt, nóng, lạnh đều do âm dương, đực - cái giaohợp trong không gian và thời gian mà tồn tại mãi mãi Căn nguyên của sự tồntại này đều được quy về "nguyên lý chủ đề tối cao", tức là thần Brahman.Tưởng rằng nhất thần, nhưng khi nghiên cứu chúng ta thấy họ tôn sùng ba vịthần đại diện cho một lực lượng tối cao, trừu tượng, khái quát chi phối sự hìnhthành, tồn tại, biến đổi của vạn vật trong vũ trụ Ba vị thần ba xu hướng, nhưngđây chỉ là sự thể hiện của một quá trình của vũ trụ: thần sáng tạo Brahma, thầnhủy diệt Shiva còn gọi là Tamas, thần bảo vệ Vishnu còn gọi là thần Sattava

Khi bàn về con người, kinh Brahmana-Veda cho rằng, giữa mỗi kiếpngười luôn có cái duyên ràng buộc Càng tu thân, tích đức, làm nhiều điềuthiện thì càng tạo ra nhiều nhân duyên tốt của hạnh phúc, cực lạc cho kiếp sau.Điều này có thể thực hiện được hiệu quả ứng nghiệm hiện tại nếu con người,tôn sùng, siêng năng khấn bái chiêm nghiệm sự linh báo ở thần linh

Trang 13

Kinh Aranyaka-Veda là sự kế tiếp phát triển của Brahmana Nó có têngọi là "kinh rừng" (sâm lâm thư) Nó chỉ giải thích ý nghĩa huyền bí, bí truyềncủa những lễ nghi và phát hiện những ý nghĩa triết lý cao siêu Muốn được bítruyền các tăng đồ phải vào sâu trong rừng, núi rậm, u tịch, vắng lặng và đemhết tâm trí ra mà suy tư trong nhiều năm Những cao tăng thấu đạt nghĩa lýsiêu hình, uyên thâm của thánh kinh Veda được tôn trọng ngang gần vớiBalamôn

Upanishadd là tập muộn nhất và có nhiều tri thức triết học hơn cả Nó lànhững lời bình giảng tôn giáo-triết học về các lẽ thiết yếu và ý nghĩa của từngcuộc tế lễ, về những lẽ huyền bí sâu kín trong các bài thần chú, kinh cầunguyện

Upanishadd theo tiếng phạn cổ là ngồi kề bên nhau thì thầm một điều gì

đó rất huyền bí, đây chính là trí (sự hiểu biết, thông minh) Kinh Upanishadd

đã trả lời được câu hỏi cái gì là thực tại cao nhất mà khi nhận thức được nóngười ta sẽ biết được những cái còn lại Đó là "cái mà từ đó nảy sinh mọi cáitồn tại, là cái mà trong đó nó sống sau khi ra đời, là cái mà mọi cái tồn tại nhậpvào sau khi chết, đó là Balamôn, nền tảng tinh thần của thế giới mà bản chấttinh thần của con người - tức atman - là đồng nhất với nó"[29; 653] Theo họcthuyết này, thì để thoát khỏi tình trạng luân hồi hết kiếp đến kiếp khác trên thếgiới, con người chúng ta cần phải dốc hết lòng suy tư về tính thống nhất củalinh hồn mình với Balamôn

Nội dung của Upanishadd là sự giải phóng tư duy người Ấn Độ cổ, nóbiểu hiện những tinh thần mới: Giải phóng tư duy tư biện ma thuật Mặc dùngây thơ đơn giản, vẫn có những ảnh hưởng của tư biện về nghi lễ,Upanishadd còn đặt ra và trả lời được các câu hỏi triết học: cái gì là nguyênnhân? Brahman là gì? Nguyên nhân của sự xuất hiện con người như thế nào?

Nó lý giải những vấn đề tối cao, mục đích tối cao của kinh Veda, nên nó cònđược gọi là kinh Vedanta

Trang 14

Upanishadd chia nhận thức con người thành hai trình độ: Hạ trí viday) và Thượng trí (para-viday) Hạ trí là những tri thức phản ánh những sựvật, hiện tượng cụ thể, riêng lẻ có hình tướng, danh sắc, phong phú, đa dạng,hiện thực Còn Thượng trí là trình độ nhận thức vượt qua tất cả thế giới hữuhình, có hạn thường xuyên biến đổi từ hình thức tồn tại này qua hình thức tồntại khác, để nhận thức một thực tại tuyệt đối, duy nhất, bất diệt, thường hằng,

(apara-vô hình ẩn dấu đằng sau tất cả những cụ thể, hữu hình, hữu hạn Nó sáng tạo

và chi phồi tất cả thế giới hiện tượng ấy

Theo Upanishadd, Hạ trí là phương tiện cần thiết để hiểu biết thượngtrí Thượng trí là mục đích tối cao của nhận thức Khi hiểu biết Thượng trí conngười sẽ được giải thoát Cái thực tại tối cao căn nguyên của sáng tạo mà chỉThượng trí mới nhận thức được ấy Theo Upanishadd, bản chất nội tại của vũtrụ và muôn vật, nó ở ngoài tất cả mọi giới hạn của không gian, thời gian vànhân quả Đây là "tinh thần vũ trụ tối cao", là "thượng đế", là thần Brahman

Vì vậy mà trong ngạn ngữ cổ Ấn Độ đã nói: "hiểu biết thực sự là hiểu biết cóthể đưa ta tới tự do"

Để trả lời câu hỏi “cái gì là thực tại tối cao, là căn nguyên của tất cả màkhi nhận thức được nó, con người sẽ biết được mọi cái còn lại và có thể giảithoát được cái linh hồn khỏi lo âu, khổ não của cuộc đời”?, Upanishadd đã đưa

ra câu giải đáp rằng, đó là "tinh thần vũ trụ tối cao" - "Brahman" TheoUpanishadd, Brahman là thực tại tuyệt đối, tinh khiết, hằng cửu, toàn thể; Làtinh thần vũ trụ đại đồng, là nguyên lý sáng tạo nên toàn vũ trụ; Là thực thểduy nhất, trước nhất, vĩnh viễn, chung nhất, vô hình, vô danh, vô sắc; Là bảnchất của tất cả, xâm nhập tất cả, ở ngoài mọi giới hạn của không gian và thờigian Brahman biểu hiện trong con người là Atman (linh hồn), sự sống của conngười Atman đồng nhất với Brahman, nên Atman cũng tồn tại vĩnh viễn, tuyệtđối, bất diệt Do ý chí ham muốn, dục vọng mà gây ra những hậu quả đau khổcho linh hồn và thể xác (nghiệp báo - Karma) ở kiếp này và ở kiếp sau (luân

Trang 15

hồi - SamShara) Cho nên, chỉ bằng tu luyện nhằm đạt được Atman đồng nhấtvới Brahman thì con người mới giải thoát khỏi luân hồi, nghiệp báo.

Upanishadd không là công trình của một người, mà là kết quả cùa sự tựbiện hình thành qua nhiều thế kỷ Với nội dung phong phú và sâu sắc như vậy,Upanishadd đã trở thành nguồn gốc triết lý cho các trường phái triết học duytâm và tôn giáo của Ấn Độ sau này, đặc biệt là đạo Balamôn cũng như đạoHindu

Đến nay vẫn còn rất nhiều nhà nghiên cứu triết học tranh luận, thậm chítrái ngược nhau khi cho rằng Upanishadd là cơ sở của những quan điểm khácnhau của các trường phái triết học Chẳng hạn: Vedanta chỉ dựa vàoUpanishadd, nó nghi ngờ Sama-Veda và Brahmana-Veda nhưng đã lờ đi.Mimansa cố đưa những chứng cớ phức tạp để chứng minh Upanishadd làđúng, là vĩnh hằng, nhưng trên thực tế nó ủng hộ những quan điểm triết học

mà Upanishadd chống lại Cái say mê của Mimansa là nghi lễ, là những điềucấm kỵ Điều này là đúng ở Yajur-Veda và Brahmana-Veda chứ không thể làcủa Rig-Veda và Upanishadd

Tuy vậy, triết lý Veda và Upanishadd cùng với đạo Balamôn là hệ tưtưởng thống trị trong đời sống tinh thần người Ấn Độ cổ đại Uy thế của nómạnh đến mức nó được mệnh danh là tư tưởng triết học chính thống của Ấn

Độ cổ Tất cả những trào lưu vô thần, duy vật, chống lại uy thế của nó đều bịcoi là tà giáo, là không chính thống

1.2.2.Thời kỳ Phật giáo-Balamôn giáo( VItcn- Xscn)

Các nhà nghiên cứu triết học gọi thời kỳ này là thời kỳ Phật Balamôn giáo, vì các trào lưu triết học thời kỳ này đều bắt nguồn từ tư tưởngtruyền thống Veda và chịu ảnh hưởng lớn bởi triết lý Balamôn giáo Nhưngcũng chính thời kỳ này đã xuất hiện các học thuyết mới, chống lại tư tưởngtruyền thống và các giáo lý đạo Balamôn, đòi được tự do tư tưởng, được bìnhđẳng trong xã hội và bị xếp là tà giáo, mà tiêu biểu là Phật giáo

Trang 16

giáo-Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ mang tính chất gia trưởng kiểuPhương Đông đã khá phát triển ở Ấn Độ Do việc, mở mang các công trìnhthủy lợi đào kênh dẫn nước vào ruộng, diện tích cày cấy ngày càng tăng,những miền lưu vực các con sông lớn đã được khai thác thành những khu vựcnông nghiệp trù phú Sự phát triển của sức sản xuất ở Ấn Độ thời kỳ này đãlàm cho thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp ở một số vùng kinh tế pháttriển Những nghề thủ công phát đạt nhất lúc này là nghề dệt bông đay, tơ lụa,nghề luyện kim, nghề làm đồ gỗ Nhiều thành phố trở thành trung tâm thủcông nghiệp và thương nghiệp quan trọng Nhiều con đường thương mại thủy

bộ đã hình thành, nhất là vùng sông Hằng, thúc đẩy thương mại Ấn Độ cổ pháttriển Ấn Độ đã giao dịch buôn bán khá rộng rãi với các nước trong vùng nhưTrung Quốc, Ả rập, Trung Á Nhưng xã hội Ấn Độ lúc này vẫn bị bóp nghẹtbởi tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn cùng với chế độ phân biệtchủng tộc, màu da khắc nghiệt

Về tư tưởng, tuy thời kỳ này, tư tưởng duy tâm tôn giáo trong kinhVeda, Upanishadd và giáo lý đạo Balamôn truyền thống vẫn chi phối đời sốngtinh thần xã hội và vẫn đóng vai trò quyết định sự hình thành các trào lưu triếthọc đương thời, nhưng do sự biến đổi trong đời sống xã hội, nên đã sinh ranhững học thuyết mới đầy sức sống và tiến bộ, dám đương đầu đối lập với tưtưởng có trong kinh viện được coi là những tri thức mặc khải Các trường pháitriết học này có tính chất thế giới quan và nhân sinh quan khác nhau Đặc biệt

là tư tưởng triết lý, đạo đức nhân sinh mang tính nhân bản sâu sắc của Phậtgiáo và các môn phái triết học duy vật, mà ở các sách kinh điển của Phật giáo

cổ gọi là "lục sư ngoại đạo" và phong trào "hư vô chủ nghĩa"

Các trường phái triết học đa dạng của thời kỳ này, tuy có nhiều xuhướng khác nhau, nhưng chung quy lại chúng ta có thể chia thành hai hệ thống

triết học lớn đó là: Hệ thống triết học chính thống, nó thừa nhận uy thế của

kinh Veda và giáo lý đạo Balamôn, bảo vệ cho chế độ phân biệt đẳng cấp xãhội, gọi là Astika Hệ thống này gồm sáu trường phái triết học chính:

Trang 17

Samkhya, Nyaya, Vaisesika, Yoga, Mimansa và Vedanta Hệ thống triết học không chính thống (triết học tà giáo), nó thoát ly văn hóa tư tưởng cổ truyền

Veda, không thừa nhận uy thế tối cao của Veda và phê phán giáo lý Balamôn,phản đối chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội Hệ thống này gồm ba trường pháitriết học tiêu biểu: Phật giáo, Jaina và Lokayata (hay còn gọi là Charvaka)

Sự phân chia này có căn cứ lịch sử của nó, là sự ảnh hưởng thống trị củachủ nghĩa duy tâm tôn giáo Veda, Upanishadd và đạo Balamôn Nhưng mộttrong những đặc điểm và động cơ thật sự của sự phát triển tư tưởng triết học

Ấn Độ lúc này chính là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa vô thần và tư tưởng thần

bí tôn giáo Phản ánh thực tiễn xã hội bấy giờ, trong triết học-tôn giáo Ấn Độ

đã diễn ra quá trình đấu tranh, "tranh luận triết lý" khá sôi động và rất gay gắtgiữa các trường phái triết học duy vật vô thần (hay "những người theo thuyết

hư vô", "bọn hoài nghi" ) với các trường phái triết học duy tâm tôn giáo,nhằm phủ nhận hoặc khẳng định quan điểm suy tôn thượng đế, đấng phạmthiên "tinh thần sáng tạo vũ trụ tối cao" Brahman; sự bất tử của linh hồn;nghiệp báo, luân hồi và sự siêu thoát của linh hồn con người sang "thế giới bênkia" nào đó Đại biểu cho phong trào chống duy tâm tôn giáo là trường pháiduy vật, vô thần triệt để Lokayata Những quan điểm duy vật vô thần củaLokayata đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ đếnmức hầu như không có một tác phẩm quan trọng nào của chủ nghĩa duy tâmtôn giáo, trong khi trình bày nội dung tư tưởng triết lý của mình lại không dànhchỗ để phê phán, đã kích lại những quan điểm có tính chất duy vật và vô thần

ấy

Trong quá trình phát triển của đời sống tinh thần Ấn Độ cổ, chủ nghĩaduy tâm tôn giáo trong thánh kinh Veda, Upanishadd và đạo Balamôn đượccoi là hệ tư tưởng chính thống thống trị trong sinh hoạt tinh thần của xã hộiđương thời "Những người duy vật đả kích quyền lực và tất cả quyền lợi cótính chất bất di, bất dịch trong tư tưởng thần giáo và thần học Họ tố cáo cáckinh Veda và nghề tu hành, các tín ngưỡng cổ truyền và tuyên bố rằng tín

Trang 18

ngưỡng phải được tự do và không phụ thuộc vào giả định có trước Nó muốnthoát khỏi xiềng xích và gánh nặng của quá khứ, thoát khỏi việc suy tưởng vềnhững vấn đề không cảm thụ được, khỏi sự sùng bái các thần linh tưởngtượng "[14; 153].

Các trường phái triết học chính thống thừa nhận những nguyên lý cănbản của xã hội chính thống, chấp nhận quyền uy của kinh Veda, Upanishadd,biện hộ cho giáo lý Balamôn, bảo vệ chế độ phân biệt đẳng cấp, tự do pháttriển tư tưởng của mình theo các hình thức, khuynh hướng khác nhau Triếthọc chính thống dù có khác nhau về tư tưởng nhưng đều đồng nhất về một sốnguyên tắc cơ bản chính thống: "1 các kinh Veda là do mặc khải; 2 để tìm sựthật để đạt chân lý thì phép lý luận không chắc chắn bằng phép trực giác; 3.mục đích của tri thức và triết học không phải để thống trị thế giới mà là đểthoát ly khỏi thế giới; 4 suy tư là để tự giải thoát khỏi khổ não, diệt dục vọng

và chính duc vọng không được thỏa mãn là nguyên nhân của đau khổ"[5; 173]

Các trường phái triết học được coi là tà giáo, tuy có những đặc điểmchung như không tin có thượng đế, nghi ngờ và phủ định quyền uy của kinhVeda, phê phán giáo lý đạo Balamôn, đả kích chế độ phân biệt đẳng cấp xãhội, nhưng chính giữa họ lại có sự khác biệt nhau cả về thế giới quan và vềnhân sinh quan Trường phái Lokayata luôn thể hiện một cách nhất quán rõràng và triệt để thế giới quan duy vật, vô thần trong lập trường tư tưởng triếthọc của mình, chỉ thừa nhận bốn yếu tố cơ bản đầu tiên cấu thành vạn vật: đất,nước, lửa và không khí; phủ nhận thượng đế, đả phá quan niệm về "sự bất tửcủa linh hồn", đề cao chủ nghĩa hiện thự Còn ở trường phái Jaina lại là một hệthống triết học mang tính nhị nguyên, có chiều hướng ngả về chủ nghĩa duytâm Jaina chỉ thừa nhận hai bản nguyên cấu tạo nên vạn vật đó là Jiva (linhhồn) và atjiva (gồm tất cả những gì không phải là tinh thần) Đặc biệt họ chonguyên tử là viên gạch cuối cùng tạo nên các sự vật, nguyên tử của các yếu tố:đất, nước, lửa, khí là giống nhau, chúng kết hợp lại với nhiều cách khác nhautạo ra các sự vật đa dạng, phong phú khác nhau Triết lý Phật giáo vừa không

Trang 19

thừa nhận thế giới quan vừa không thừa nhận cái “ngã” cá nhân bất biến Họchủ trương hết cả đều do nhân duyên hòa hợp mà hiển nhiên, và chỗ dựa củanhân duyên này ở tâm mỗi người Do vậy, muốn giải thoát con người phải cắtđứt mọi nhân duyên, nghĩa là phải diệt hết dục vọng trong tâm chúng ta

1.2.3 Tư tưởng giải thoát - khuynh hướng nổi trội của triết học Ấn

Độ cổ-trung đại.

Lịch sử phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ-trung đại chứng tỏ nó

là một nền triết học truyền thống lâu đời và hết sức đặc biệt Dưới sự chi phốicủa điều kiện xã hội, mà đặc biệt là chế độ chiếm hữu nô lệ mang nặng tínhchất của chế độ công xã nông thôn, thêm vào đó là sự thống trị của chế độphân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt, triết học Ấn Độ cổ đại đã hình thành vàphát triển, vừa mang tính đa dạng, vừa mang tính thống nhất, tạo ra sự sinhđộng muôn màu sắc của triết học Ấn Độ Đây được xem là một đặc điểm chủyếu của triết học Ấn Độ cổ đại

Đặc điểm này được biểu hiện ở chỗ, trên một nền tảng xã hội và cùngmột mục đích chung là tìm lẽ sống, tìm đạo sống của con người, suy ngẫm vềbản chất và ý nghĩa tối cao của cuộc đời, nhưng các trường phái triết học Ấn

Độ cổ đại lại đựơc phát triển theo nhiều khuynh hướng mang những tính chấtkhác nhau

Các trường phái triết học chính thống, mỗi môn phái chỉ cần thừa nhậnnhững nguyên lý căn bản của xã hội chính thống, chấp nhận quyền uy củathánh kinh Veda, Upanishadd Coi đây là những tri thức mặc khải, thừa nhậngiáo lý Balamôn, bảo vệ chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội đương thời, rồi pháttriển lên các khuynh hướng, tính chất khác nhau của mỗi trường phái Dù đó làchủ nghĩa vô thần, phủ nhận tồn tại của Thượng đế hay là tư tưởng suy tôn

"đấng sáng tạo tối cao vô ngã", dù là tư tưởng nhất nguyên hay là đa nguyên,chủ nghĩa bi quan yêm thế hay chủ nghĩa lạc quan Các trường phái này vừa

"cạnh tranh" với nhau, lại vừa "kế thừa" tư tưởng của nhau, chúng "gối lênnhau, tư tưởng mới và tư tưởng cũ vận động bên nhau không dung hoà và

Trang 20

thường khi mâu thuẫn với nhau góp phần tạo nên một hệ thống khái niệm,những phạm trù, những nguyên lý triết học, tôn giáo vừa có tính truyền thốngvừa mang tính hiện thực sinh động như "thực thể", "tồn tại", "hư vô", "pháp",

"bản ngã", "tự ngã", "tâm linh", "nhân quả", "nghiệp", "luân hồi", "thiền định",

"giải thoát", "siêu thoát" chúng góp phần hun đúc và ảnh hưởng mạnh mẽtrong việc nhào nặn cách nhìn của dân tộc và phát triển một tâm thức đặc biệtcủa người Ấn Độ "[14; 32-33] Sáu hệ thống triết học chính thống, chúng khácnhau trong cách tiếp cận và các kết luận cuối cùng của mỗi trường phái "Cóthuyết đa thần giáo, có thuyết hữu thần với một thượng đế riêng, và nhất thầngiáo thuần túy, và một hệ thống vừa nhận Thượng đế vừa tự đặt cơ sở trên mộtthuyết tiến hóa Có chủ nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa hiện thực."[14; 299]

Trong các trường phái triết học được coi là tà giáo, tuy có đặc điểmchung là không thừa nhận có Thượng đế, nghi ngờ và phủ nhận quyền uy củakinh Veda, phê phán giáo lý Balamôn, đả kích chế độ phân biệt đẳng cấp xãhội, nhưng họ lại có sự khác biệt nhau trong cả quan niệm về thế giới quancũng như về nhân sinh quan như đã phân tích ở trê Trường phái Lokayata làduy vật, vô thần, phủ nhận thượng đế thần linh và đề cao chủ nghĩa hiện thực.Jaina lại là một trường phái triết học nhị nguyên luận, có chiều hướng duy tâm,hữu thần Còn Phật giáo thì vừa không thừa nhận thế giới quan thần quyền, lạikhông thừa nhận cái "ngã", họ thừa nhận tất cả đều do nhân duyên hoà hợp màbiểu hiện và chổ dựa của nhân duyên là ý chí, là cái tâm của chúng ta, muốngiải thoát con người phải cắt đứt mọi dục vọng của mình

Với cách nhìn như vậy, mà phó tiến sỹ Doãn Chính khi nghiên cứu lịch

sử văn minh Ấn Độ đã đồng tình với Will Durant: "Ấn Độ sẽ dạy cho chúng tabài học khoan dung cao thượng, dấu hiệu cuả một tâm hồn già dặn, dạy chochúng ta có một tâm hồn thanh thản, dễ tiếp thu những ý mới, có một trí ócbình tĩnh, hiểu được tất cả, tha thứ cho tất cả, sau cùng có một tấm lòng nhân

từ thương yêu mọi sinh vật, và chỉ tấm lòng đó mới đoàn kết mọi người vớinhau được thôi"[8; 542]

Trang 21

Quá trình phát sinh và phát triển triết học Ấn Độ được coi như là mộtquá trình đấu tranh "về triết lý khá sôi động và gay gắt giữa các trường pháitriết học duy vật, vô thần hay là "những người theo thuyết hư vô", "bọn hoàinghi" với các trường phái triết học duy tâm, tôn giáo trong triết lý Veda,Upanishadd và giáo lý Balamôn, nhằm phủ nhận tư tưởng suy tôn Thượng đế,tinh thần sáng tạo vũ trụ tối cao Brahman - là nguyên lý tối cao sáng tạo, chiphối vũ trụ, chống lại những quan điểm về sự bất tử của linh hồn, về nghiệpbáo, luân hồi và sự siêu thoát của linh hồn con người sang "thế giới bên kia"sau khi con người chết đi.

Tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ tuy muôn màu, muôn vẻ nhưng tất

cả các trường phái này đều đưa đến một điểm then chốt nhất, đó là việc giảiquyết vấn đề nhân sinh Các nhà triết học Ấn Độ thời kỳ này đi tìm chân lýkhông phải nói về triết lý về những điều trừu tượng viễn vong và khô khan, màđều tập trung vào mục đích tối cao là tìm ra chỗ quy hướng của kiếp người,tìm lấy một phương châm thực tiễn để quyết định cho lẽ sống và đạo sống củacon người Qua đây, tính chất nhân bản của triết học Ấn Độ cổ đã toả sáng vàluôn luôn là những bài học, những câu hỏi sống động hấp dẫn làm day dứt baocon tim và khối óc của nhân loại

Trong giải quyết vấn đề nhân sinh quan, nếu triết học Trung Quốc đivào nghiên cứu đời sống chính trị - xã hội với những quan hệ xã hội hiện thựcnhằm đặt ra những cách thức, biện pháp để cai trị xã hội và giáo dục đạo đứccon người, thì triết học Ấn Độ lại tập trung vào lý giải bản chất đời sống tâmlinh con người nhiều hơn Tuy nhiên, triết học Phương Đông nói chung và triếthọc Ấn Độ nói riêng, đó là sự phân tích của đời sống nhân sinh, chứ không là

sự phân tích của tự ý thức Đó là thế giới tinh thần, linh hồn, tâm lý linhthiêng, sâu kín trong tâm con người Bởi người Ấn Độ, cuộc sống tâm linh còn

có nghĩa là trí tuệ linh nghiệm, là sự thông minh tự có trong lòng con người, vềmặt tôn giáo quan niệm về "tâm linh" còn có nghĩa là cái tâm rất linh diệu,mầu nhiệm biểu hiện khôn lường

Trang 22

Ở các trường phái triết học Ấn Độ cổ- trung đại ít có sự sáng tạo, năngđộng Thông thường các triết thuyết Ấn Độ phát triển về sau thường chỉ làbằng cách này, hoặc cách khác làm rõ hơn ý của các bậc tiền bối mà thôi.

“Nhưng ở các hệ thống triết học này đều cùng chung một mục đích, là cố gắng

đi tìm cái chân bản của con người mà về bản chất là đồng nhất với bản thể của

vũ trụ hay nguồn sống của vũ trụ tuyệt đối vĩnh hằng, hay tìm cái ta vũ trụtuyệt đối, sáng suốt, thanh tịnh trong cái ta giả, cái ta hiện tượng đầy hư vọng

và tham dục của con người"[4; 40] Có thể nói rằng, những vấn đề về bản chấtđời sống tinh thần, tâm linh, đạo đức, tâm lý của nhân sinh là những vấn đề cốtlõi nhất của triết học-tôn giáo Ấn Độ Từ đó đưa đến đạo sống của con người,đưa con người ta thoát khỏi sự đam mê ảo tưởng, khát vọng vươn tới bản thểtuyệt đối tối cao, vĩnh viễn, là nguồn sống của vũ trụ, vạch ra sự tương ứnggiữa nội tâm và ngoại giới, giữa cái "tiểu ngã" và cái "đại ngã"

Triết học Ấn Độ lý giải về nguyên lý vũ trụ, hầu như đều cho rằng đằngsau thế giới hiện tượng thiên hình, vạn trạng, luôn biến đổi như ảo ảnh phù du,

là một thực tại chân thực có tính chất tuyệt đối và vĩnh hằng Họ quy mọi sựvật, hiện tượng trong thế giới, kể cả con người chỉ là những biểu hiện khácnhau của cái duy nhất, tuyệt đối, tối cao, được coi là "tinh thần vũ trụ tối cao"Brahama, Phạm thiên, Niết bàn hay là chân lý, thực thể, thực tính hiển nhiên,tuyệt đối, vĩnh viễn không thay đổi

Do vậy, với các trường phái triết học-tôn giáo Ấn Độ, mục đích tối cao của cuộc sống con người là vượt qua sự mê muội, vô minh, nhận ra bản tính của mình và thực trạng của vạn vật, hoà nhập được vào với bản thể vũ trụ tuyệt đối, chân thực, bằng nhận thức trực giác "thực nghiệm tâm linh", hay đó là

sự chiêm nghiệm, vén mở của chính nội tâm của con người Đây chính thế giới

sự giải thoát.

Giải thoát là một trong những khuynh hướng nổi trội của triết học Ấn

Độ Bằng những con đường, phương tiện và hình thức khác nhau, nhưngchung quy lại họ có cùng chung một lý tưởng cao cả nhất đó là giải thoát con

Trang 23

người đến bến bờ “hạnh phúc” Sự giải thoát là mục đích và lý tưởng cao cảnhất của đời sống con người Vấn đề nghiệp lực được coi là nguyên lý cơ bảncho các trường phái triết học-tôn giáo Ấn Độ Nghiệp (karma) là những hành

vi thiện hay ác, do "thân nghiệp", "khẩu nghiệp" trở thành động lực chi phốivận mệnh của ta Nếu con người làm điều thiện thì có nghiệp tốt ứng báo điềulành, điều tốt cho con cháu đời sau Gây điều ác thì sẽ có nghiệp xấu ứng vớiđiều xấu cho đời sau Do đó linh hồn con người phải chịu đầu thai vào hết loàinày hay loài khác, để chịu quả báo ứng nghiệm về ác mà ta đã gây nên Đâychính là kiếp luân hồi (Sasara) Điều này được thể hiện rõ trong triết lý giảithoát của kinh Upanishadd và triết học Phật giáo

Triết học Ấn Độ là sự đan xen, hoà đồng giữa những tư tưởng triết học

và những tư tưởng tôn giáo và đều có mục đích chung là đi tìm ý nghĩa thựccủa đời sống con người Các trường phái đều nhất trí trên những nét cơ bản vềnhững quy tắc đạo đức, hướng dẫn cuộc sống con người trên con người tiến tớigiác ngộ và giải thoát Tư tưởng triết học Ấn Độ không chỉ là tri thức, học vấnnhằm phát hiện chân lý mà còn là sự thực nghiệm chân lý này trong cuộc sống.Các hệ thống triết học Ấn Độ cổ bao giờ cũng là cơ sở triết lý cho một tôn giáo

mà họ ý tưởng ra Còn tôn giáo thì không dừng lại ở đức tin mà còn là sự thựchành một lý tưởng sống, một triết lý sống hay một đạo sống khi được giảithoát

Nói tóm lại, tư tưởng giải thoát đã được biểu hiện dưới nhiều hình thứckhác nhau ở khắp nơi trên thế giới Nhưng muốn tìm đến cội nguồn sâu xađược coi là đỉnh cao của tư tưởng giải thoát thì chúng ta không thể không tìmđến Ấn Độ cổ đại Tư tưởng giải thoát thực sự đã trở thành khuynh hướng nổitrội của triết học và tôn giáo Ấn Độ cổ-trung đại

Chương 2: SỰ KHÁC NHAU TRONG TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT

CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ-TRUNG ĐẠI 2.1 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ-TRUNG ĐẠI

Trang 24

"Giải thoát" theo tiếng Phạn là moksha, mukti (Mộc xoa, mộc đề), đượcgiải nghĩa như sau: "giải" nghĩa là gỡ ra, chia tách ra hoặc là giải thích rõ rànghơn; "thoát" có nghĩa là vượt ra khỏi sự ràng buộc, trói buộc.

Trong kinh Upanishadd, phạm trù giải thoát được định nghĩa là sự xoá

bỏ mọi ràng buộc của thế giới nhục dục, đưa tiểu ngã (Atman) hay linh hồn cábiệt hoà nhập vào đại ngã (Brahman) Theo triết lý Upanishadd thì chừng nàochưa giác ngộ và thực hiện được sự đồng nhất giữa At man với Brahman thìchừng đó con người còn bị ràng buộc trong thế giới giả tưởng, sinh tử, luân hồi(Samsara) bất tận bởi nghiệp báo (Karma) chi phối

Trong triết lý Phật giáo, giải thoát là trạng thái đời sống tinh thần conngười vượt ra khỏi sự ràng buộc của thế giới trần trục, là sự "diệt" hết mọi dụcvọng, cái tham, sân, si của con người và đạt tới Niết bàn với cái tâm tuyệt đốithanh tịnh, không vọng động, an lạc, bất sinh, bất diệt và tự do tự tại, bằngcách tu luyện đạo đức giữ nguyên giới luật và tu luyện trí thức, thiền định thựchiện tâm linh để đạt tới giác ngộ mà Phật giáo gọi là "Duyên giác" Đó là giảithoát khỏi vòng khổ não, tai nạn đang trói buộc cái thân và giải thoát tất cảnhững mối phiền não, những dây luyến ái đã từng trói buộc cái tâm con người,

nó đã làm mê tâm mờ tính bởi nhục quyến ru Giải thoát khỏi vòng luân hồi

mà đắc quả thánh: La Hán, Duyên Giác, Bồ tát và Phật

Giải thoát là một phạm trù triết học-tôn giáo Ấn Độ chỉ trạng thái đờisống tinh thần, đạo đức, tâm lý của con người thoát khỏi mọi sự ràng buộc củathế giới sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường biến như giả tưởng hay

ảo ảnh, đạt tới sự giác ngộ, nhận ra chân bản của con người và thực tướng củavạn vật, diệt mọi dục vọng, thoát mọi sự chi phốicủa nghiệp báo luân hồi, hoànhập vào bản thể tuyệt đối, tối cao, phạm thiên, cõi phật hay Niết bàn với tâmthanh tịnh, tịch diệt, an lạc, không tha-ngã, vật-ta, sống-chết, tự do, tự tại làmchủ mình, không còn dao động, không lo lắng ham muốn, khi đã nắm chắcchân bản của con người và vạn vật, bằng sự tu luyện tri thức, thiền định và tuluyện hành động đạo đức, "thực nghiệm tâm linh" lâu dài Khi con người được

Trang 25

giải thoát, đó là lúc "đạt tới sự siêu thoát, nghĩa là họ vượt lên trên sự trói buộccủa thế giới trần tục, thoát khỏi sự chi phối của dục vong, sinh tử, phiền não,sống hoàn toàn thanh thoát tự tại"[4; 47] Vâng, giải thoát như Phật giáo quanniệm, đây là sự thấu suốt lý duyên sinh để có thể đạt tới "không tịch" Khi đãđạt tới không tịch, con người không có nghĩa sẽ trở về với cái hoàn toàn hư vôtuyệt diệt, mà chỉ là đã phá thành kiến chấp ngã hẹp hòi của người đời, thấuđạt tư tưởng: "chư hành vô thường, vạn pháp vô ngã, hết thảy đều là không"của pháp ấn.

Trong kinh Upanishadd, những nổi khổ đè nặng lên cuộc đời con ngườinằm ngay trong thân thể, trong ý chí, tình cảm, trong kiếp người và ngay cảtrong thế giới hiện tượng biến đổi "vô ngã", "vô thường" này

Trong "Tứ diệu đế" (Catvary Arya Satyani) của triết học Phật giáo, ĐứcPhật Thích Ca Mâu Ni đã coi khổ đế (duk Kha) là chân lý đầu tiên "Khổ đế"

là tất cả những cái có, vốn là tồn tại đều khổ Đau khổ là quá trình tồn tại Đời

là bể khổ "nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước của bốn biển" Những cáikhổ này được tóm lại trong bát khổ đó là: Sinh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tửkhổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng hội khổ - Sở cầu bất đắc khổ - Thủ ngũ vẫn khổ.Tất cả đời sống đều là khổ não và không thể có hạnh phúc thật sự, bền vữngtrong một thế giới huyền ảo Cái hạnh phúc vật chất chỉ là sự thoả mãn củamột vài dục vong có tính tạm thời mà thôi Dục vọng của con người không khinào được thoả mãn một cách trọn vẹn cả mà hạnh phúc thật sự nằm bên trongchúng ta, ở trong tâm của mỗi người và khó có thể định nghĩa được Dục lạc,luyến ái, mê lầm, tất cả sẽ không tránh khỏi sa vào sự lôi kéo, mê hoặc của thếgiới hiện tượng biến áo vô thường Hạnh phúc theo quan niệm của người đời

có tính chất tạm bợ và đầy lôi cuốn Con người phải diệt được dục vọng, vượtlên mọi luyến ái, ảo vọng với cái tâm thanh tịnh, mới là hạnh phúc cao thượng.Kinh pháp cú đã định nghĩa: "Niết bàn là hạnh phúc tối thượng" Gọi là Niếtbàn vì Niết bàn là sự dứt bỏ, sự tách rời ra khỏi ái dục hay sự thèm khát dục

Trang 26

vọng, là phải diệt dục hay dập tắt ngọn lửa dục vọng: tham (Lobha), sân (dosa)

có xứ nào người ta mê triết học để tiêu khiển hoặc để trang sức trí óc; mà coi

nó là lợi ích bậc nhất, cần thiết cho đời sống hằng ngày của họ Bởi đó chính là

lẽ sống, là đạo sống của con người"[4; 52]

Các hệ thống triết học-tôn giáo Ấn Độ mà đặc biệt là Upanishadd,Balamôn giáo, Phật giáo đã cho rằng, sở dĩ con người ta mắc vào vòng tróibuộc của những nổi khổ chính là do con người mê lầm, không nhận ra đượcchân bản của mình cũng như của vạn vật Tất cả sự vật, hiện tượng đều là vôngã, vô thường, luôn trong trạng thái biến chuyển không ngừng Không có gì

là thường trụ, bất biến cả mà tất cả đều là giả tưởng cả Do đó nẩy sinh ranhững luyến ái, dục vọng, thúc đẩy con người hành động, theo đuổi nhữngtham vọng vật chất, của cải, danh vọng vốn là những cái hư ảo, đã tạo nên cáinghiệp báo, đắm chìm trong những cái thất vọng, đau khổ hết kiếp này đếnkiếp khác Để con người thoát khỏi những mê muội, nỗi phiền não, phải dậptắt ngọn lửa dục vọng để trở về với cái tâm tịch diệt, không vọng động bằngthiền định, tu dưỡng đạo đức, chiêm nghiệm nội tâm của con người

Nói tóm lại, nguồn gốc của nỗi khổ của tư tưởng giải thoát đều được cáctrường phái triết học Ấn Độ chủ yếu nói về bình diện nhận thức hay quy nó vềbình diện đạo đức, tinh thần, tâm lý của đời sống hàng ngày Những nỗi khổcủa cuộc đời và khát vọng vươn lên giải thoát con người khỏi nỗi khổ ấy bắt

Trang 27

nguồn từ đời sống của xã hội Ấn Độ cổ đại Nó chính là sự phản ánh nhữngđặc điểm của tính chất sinh hoạt xã hội và những mâu thuẫn, những xu hướng,

là yêu cầu tất yếu của đời sống xã hội Ấn Độ cổ-trung đại Chỉ bằng xem xétdưới góc độ như vậy, chúng ta mới có thể vạch ra được một cách chính xáchơn tư tưởng giải thoát trong triết lý, tôn giáo Ấn Độ cổ-trung đại "Không thểkhông đồng ý rằng một nền văn hoá hay một nhân sinh quan dựa trên thuyếtthế giới bên kia hay sự vô giá trị của thế giới lại có thể sản sinh ra tất cả nhữngbiểu hiện về cuộc sống mạnh mẽ và muôn vẻ như thế ” "Thêm vào đó,

"thông thường thì mỗi tư tưởng đều liên quan đến cơ cấu đời sống đang thayđổi"[14; 276-277] Triết học Mác-Lênin đã khẳng định, không bao giờ có thể

là cái gì khác hơn nữa là sự tồn tại ý thức, trong đó không phải là ý thức quyếtđịnh đời sống, mà chính là đời sống quyết định ý thức Tuy vậy, chúng ta cũngcần phải thấy rằng, ý thức xã hội không bao giờ phản ánh tồn tại xã hội mộtcách cứng nhắc, đơn giản, một cách trực tiếp mà nó phải trải qua nhiều khâutrung gian, hết sức tinh tế và linh hoạt Tư tưởng giải thoát trong triết lý Ấn Độcổ-trung đại cũng không thể nằm ngoài nguyên tắc đó

Chính điều kiện sống của con người Ấn Độ cổ đã tác động thườngxuyên, lâu dài đến sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần, đến phong tục tập quán, kể

cả tâm lý, quan điểm tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo và phong cách tư duy củangười dân Ấn Độ cổ-trung đại Ấn Độ cổ với thiên nhiên bao la, hùng vĩ,huyền bí và đầy uy lực, vốn là cái nôi văn minh của con người từ thuở banđầu, nhưng nó lại thường gây ra cho cuộc sống của con người không biết baonhững bế tắc và hiểm họa khôn lường Cho nên, người dân Ấn Độ cổ luôn ước

mơ vươn tới một cuộc sống an lành, tốt đẹp, vĩnh hằng Một cuộc sống ở "thếgiới bên kia" cùng với sự phù trợ của các đấng siêu nhân, thần tiên, ở đó cuộcsống sẽ tiếp tục đầy hạnh phúc Không có chết, không thiên tai, dịch bệnh, thú

dữ, đói nghèo và bất công đe doạ họ, cũng như hạnh phúc của con ngườikhông còn có nghiệp báo chi phối Tuy nhiên, cái cuộc sống ở "thiên đường"này đã được quan niệm theo hình ảnh cuộc sống trần gian, của sự sống và hạnh

Trang 28

phúc tự có, là tấm gương phản ánh những ước vọng vươn lên khỏi sự ràngbuộc của thế giới hiện có của người dân Ấn Độ cổ-trung đại Đây chính là ướcvọng giải thoát của người dân Ấn Độ cổ xưa

Chế độ xã hội Ấn Độ cổ không chỉ bị đè nặng bởi nỗi khổ do quan hệđối xử bất công, tàn tệ và sự bóc lột hà khắc sức lao động của chủ nô đối với

nô lệ mà còn bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tộc, dòng dõi, màu da,đẳng cấp xã hội hết sức nghiệt ngã Trong đời sống tinh thần xã hội, triết lýVeda, Upanishadd và giáo lý đạo Balamôn trở thành hệ tư tưởng tôn giáochính thống thống trị và nô dịch xã hội, càng làm cho mâu thuẫn xã hội giữamột bên là muốn sống tự do, làm cho bản ngã thực sự của con người với cácquan hệ xã hội và thể chế xã hội hà khắc trở nên hết sức gay gắt Chính nhữngđiều này càng thúc đẩy con người Ấn Độ khát khao vươn tới sự giải thoát khỏixiềng xích trói buộc của xã hội đương thời

Chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội đã góp phần quy định cơ cấu, trật tự

xã hội Ấn Độ và ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái tư tưởng, điều tiết triết lýgiải thoát trong triết học-tôn giáo Ấn Độ cổ-trung đại Chế độ này dựa trên sựphân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp, huyết thống, tôn giáo,tục cấm ly hôn nhân, quan niệm về sự trong sạch Để bảo vệ địa vị, quyền lợibất di bất dịch cho những đẳng cấp thống trị, các bộ luật Ấn Độ cổ đại còn đặt

ra những luật lệ, quy tắc rất nghiệt ngã nhằm quy định quyền lợi, nghĩa vụ chomỗi đẳng cấp xã hội, mà giáo lý Balamôn cho rằng đó là sự an bài tự nhiêntheo một trật tự có sẵn do ý chí của thần linh chi phối Bộ luật Manu đã quyđịnh: Ưu tú nhất trong mọi sinh vật là loài động vật; ưu tú nhất trong loài độngvật là giống vật có lý tính; ưu tú nhất trong giống động vật có lý tính là loàingười; ưu tú nhất trong loài người là người Balamôn, người Balamôn sinh rasớm nhất và có sự hiểu biết về kinh Veda nên bắt buộc phải thống trị toàn thếgiới

Đẳng cấp Balamôn có quyền uy tối cao là vì họ nắm độc quyền tri thức

Họ bảo vệ tục lệ - những cái gì có lợi cho họ Đây là những người duy nhất

Trang 29

chủ trì các buổi tế lễ tiếp xúc với thánh thần Còn đẳng cấp Kshatriya (gồmVương công, võ sĩ, tướng lĩnh) có nhiệm vụ trông coi việc nước, duy trì trật tự

xã hội Đẳng cấp Vaishya (là đa số những người bình dân Aryan, thương nhân

và điền chủ) có nhiệm vụ lao động sản xuất ra của cải vật chất nhằm cung cấpmọi vật phẩm cho các đẳng cấp trên Ngoài ra họ còn phải nộp thuế má, đi línhcho nhà nước Còn đẳng cấp Shudra (gồm những tầng lớp tiện dân và nô lệ)chỉ có một bổn phận là phục dịch hầu hạ, phục tùng các đẳng cấp trên khôngkêu la, oán trách số phận Họ cũng không được tham gia vào các nghi lễ tôngiáo ngoài vài việc thờ cúng giành riêng cho đẳng cấp họ Sự phân biệt của xãhội còn thể hiện trong những quy định về quan hệ hôn nhân hết sức khắt khe.Nếu những cuộc hôn nhân giữa những người có chủng tính khác nhau đều bịcấm đoán

Không những thế trong quan hệ giao tiếp, sinh hoạt thường ngày, sựphân biệt giữa các đẳng cấp trong xã hội cũng rất chặt chẽ và nghiệt ngã.Những người thuộc đẳng cấp thấp về nguyên tắc đều không được sinh hoạtgiao tiếp với những đẳng cấp trên Các đẳng cấp dưới này phải phục tùng vàtôn kính đẳng cấp Balamôn

Luật pháp của nhà nước chiếm hữu nô lệ đề ra những luật lệ nghiêmngặt, nhưng rất bất đẳng trong việc xử phạt những kẻ phạm tội trong các đẳngcấp xã hội, những điều luật đặt ra chỉ bênh vực cho đẳng cấp trên Tăng lữBalamôn được coi là người của thần nên dù họ có phạm tội nặng như thế nào

đi chăng nữa thì vua không có quyền xử tử mà chỉ có quyền hạn đày đi mộtnơi khác và được giữ mọi tài sản của mình

Chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội Ấn Độ cổ-trung đại là hết sức nổi trội,

nó không chỉ được giáo lý tôn giáo ủng hộ mà còn được pháp luật của nhànước nô lệ bảo vệ Như thế, không chỉ là sự phân biệt nhau về địa vị, học vấn,giàu nghèo như kiểu phân biệt đẳng cấp ở các quốc gia Phương Tây mà ở dâycòn là phân biệt màu da, chủng tính, nghề nghiệp, tôn giáo, chế độ hôn nhân,giao tiếp được thể hiện ngay trong đời sống thường ngày Đây chính là điểm

Trang 30

khác biệt quan trọng giữa chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ-trung đại với chế độ phânbiệt đẳng cấp đương thời ở Hy lạp, La Mã cổ đại

Đứng trước những lực lượng thiên nhiên khắc nghiệt và đa dạng luôngây tại hoạ khủng khiếp và những bất trắc khôn lường cho con người như thiêntai, dịch bệnh, đói khát, chết chóc, người Ấn Độ cổ-trung đại với trình độ sảnxuất lạc hậu và nhận thức thấp kém, đã nhận thấy thân phận của họ thấp kém

và hết sức bấp bênh, nhỏ bé và luôn luôn sống trong cảnh lo âu, thấp thỏm,phiền não Trong quan hệ xã hội với chế độ chiếm hữu nô lệ trì trệ, nghiệt ngãcùng với chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội hết sức hà khắc, người Ấn Độ cổ-trung đại cảm thấy cuộc đời đầy rẫy bất công, đau khổ và quá ngắn ngủi Do

đó, mơ ước giải thoát những nỗi khổ của cuộc đời đã trở thành những ước

vọng, sự khao khát của người dân Ấn Độ đương thời Như vậy, "tư tưởng giải thoát trong triết học-tôn giáo Ấn Độ cổ đại không chỉ nảy sinh và mang đậm dấu ấn của đặc điểm điều kiện tự nhiên của đất nước Ấn Độ, mà nó còn được bắt nguồn từ tính chất gia tưởng bị kìm hãm bởi tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn và chế độ phân biệt chủng tộc, màu da, đẳng cấp xã hội hết sức nghiệt ngã ở Ấn Độ cổ đại”

Hầu như tất cả các hệ thống triết học-tôn giáo xuất hiện trong thời kỳnày, đều chú trọng vào lý giải ý nghĩa, bản chất tối cao của cuộc đời, tìm ranguyên nhân của nỗi khổ và chỉ ra con đường để giải thoát con người khỏinhững nỗi khổ não, lo âu và cảnh sinh tử của cuộc sống mà họ ngày càng phảigánh chịu Nhưng đứng trước những lực lượng tự nhiên và xã hội khắc nghiệt,tàn bạo họ không tìm thấy chỗ dựa cho cuộc đời của mình Cho nên họ đi tìm

sự an ủi hoặc trong thế giới của các thần linh, thượng đế hoặc trong thế giớinội tâm, trong đời sống tinh thần, tâm lý, đạo đức, các nơi sâu kín của tâm linhcon người Những khát vọng ở đây đã trở thành niềm an ủi cho đời sống mỗicon người và nó đã trở thành trung tâm của triết lý-tôn giáo Ấn Độ cổ-trungđại Qua đó, nó phản ánh sự vận động, phát triển của đời sống xã hội và trình

độ nhận thức của Ấn Độ đương thời là: đức tin, nhận thức, hành động đều có

Trang 31

lý tưởng chung là giải thoát Giải thoát là mục đích tối cao cho các trườngphái triết học Ấn Độ cổ-trung đại Nhưng do lập trường tư tưởng, tính chấttriết học khác nhau nên các hệ thống triết học này đã có những quan niệm,cách thức, con đường và phương pháp giải thoát khác nhau.

2.2 SỰ KHÁC NHAU VỀ TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT THỜI KỲ VEDA.

2.2.1 Tư tưởng giải thoát trong kinh Veda.

Về nguồn gốc thần thoại, tôn giáo, người Ấn Độ xem kinh Veda lànhững chân lý thiên khải cho loài người ở mỗi đầu của chu kỳ vũ trụ Nhữngchân lý thiên khải này tồn tại tự nó tuyệt đối, thiên nhiên Con người ta chỉnhận thức được chân lý này bằng trực giác, và đối với những người thấu thị(rishi), để thấy được chân lý ấy phải trải qua quá trình tu luyện, chiêm nghiệmnội tâm lâu dài

Về nguồn gốc lịch sử, Veda là một bộ sách thâu lượm tất cả những câu

ca dao vịnh phú về sự giàu đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên Ấn Độ, về những tưtưởng, tập tục, nghi lễ, quan điểm và những bài thánh ca ca ngợi, cầu nguyệncác đấng thần linh của người Aryan ở nhều địa phương dọc theo con sôngIndus, Gange, và dưới chân núi Hymalaya Jawahralal Nehru đã nói: "Vedađơn giản có nghĩa là một sưu tập kiến thức hiện có của thời đại, đó là một mớlộn xộn nhiều thứ, những bài thánh ca, kinh cầu nguyện, nghi lễ giết vật tếthần, ma thuật, thơ ca về thiên nhiên tuyệt đẹp Sức sống và sự khẳng địnhcuộc sống thể hiện tràn ngập trong chúng thật kỳ lạ."[15; 119]

Qua một thời gian dài các bộ kinh này đã được học thuộc lòng và truyềnmiệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến nay hầu như chúng vẫn còntụng niệm nguyên vẹn không hề sai sót Những bộ kinh này, nó đã ăn sâu vàotiềm thức và truyền thống của nhân dân Ấn Độ không chỉ và là tri thức thiênkhải mà còn là kho tàng tri thức đúc rút kinh nghiệm đời sống Khoảng từ năm

1000 trước công nguyên đến năm 800 trước công nguyên, nó mới được sưutập, biên chép lại bằng một thứ tiếng phạn cổ, gọi là thánh kinh Veda

Trang 32

Theo các nhà triết học nghiên cứu, kinh Veda với nghĩa rộng gồm cóbốn loại đó là: Các tập Samhitas (hay các Mantra), tức thánh ca, đây là nhữnglời cầu nguyện, xưng tụng thần linh dưới dạng thi ca; Các Brahmanna (phạnthư hay là thánh kinh Balamôn), giải thích các nghi lễ, chuyên dùng cho các tu

sĩ, chức sắc cao cấp Balamôn; Các Aranyaka (kinh rừng hay là sâm lâm thư),dùng cho các tu sĩ khổ hạnh, ngồi suy tư, thiền định và suy tưởng về những lẽuyên nguyên của vũ trụ, về bản chất của con người, về giải tự nhân sinh; CácUpanishadd (Áo nghĩa thư - sách có ý nghĩa thâm sâu uyên áo), đây là kinhsách bình chú có tính tôn giáo-triết học, giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa củacác kinh Veda, trong đó nêu lên hàng đầu lập luận khái quát về "tinh thần sángtạo thế giới vô ngã" Brahman và bản chất, ý nghĩa đời sống tâm linh conngười, dùng cho các nhà triết gia

Nhưng theo nghĩa hẹp thì Veda chỉ gồm có bốn bộ Samhitas là: Veda, Sama-Veda, Yajur-Veda, và Atharva-Veda Trong triết học ngày nay thìcác nhà nghiên cứu quan niệm Upanishadd và Vedanta chính là sự phát triểntiếp tục tư tưởng của triết lý Veda

Rig-Trước các hiện tượng tự nhiên ẩn dấu nhiều điều bí ẩn mạnh mẽ và kỳdiệu, luôn gây ra cho đời sống con người những tai hoạ, bất trắc khôn lường,người Ấn Độ đã sáng tạo ra một thế giới các vị thần linh có tính chất tự nhiên

để giải thoát các hiện tượng đó Các vị thần xuất hiện đều là sự tượng trưngcho sức mạnh của lực lượng tự nhiên đó là: trời, đất, lửa, ánh sáng, gió, mưa

và sinh thực khí Người Ấn Độ cũng sáng tạo ra nhiều biểu tượng của các vịthần để giải thích các hiện tượng của xã hội và luân lý đạo đức Họ tin và giảithích rằng trong vũ trụ này đồng thời tồn tại ba lực lượng có liên quan chặt chẽvới nhau như là: thần linh, con người và ác quỷ, cùng ứng với ba cõi vũ trụ bao

la là: thiên giới, trần thế và địa ngục

Người Ấn Độ đã phân tích các hiện tượng tự nhiên và lý giải chúng quabiểu tượng của thế giới thần linh phong phú, hiện diện ở khắp mọi nơi và mọithời, chia nhau sự chi phối sự biến hoá của vũ trụ vạn vật theo sự điều khiển

Trang 33

của nguyên lý rita (có nghĩa đen là chân xác, thích hợp, trật tự vận hành vũtrụ) Con người say mê gửi gắm tâm hồn cuộc sống tự nhiên của mình vào thếgiới các vị thần linh Do đó, họ rất sùng bái, cầu nguyện và hiến tế Bất cứ việc

gì đối với bản thân, gia đình và bộ tộc, họ đều cầu khẩn các thần giúp đỡ.Chẳng hạn như "làm lễ cầu nguyện khi cưới vợ; lễ chúc phúc khi sinh con; lễcầu nguyện cho gia đình an vui, cho đàn gia súc không bị dịch bệnh và sinh đẻnhiều; lễ cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu; lễ cầu nguyện đểđược khoẻ mạnh, sống lâu "[5; 70]

Người Ấn Độ cúng tế không chỉ là sự mê tín, mà còn chính là niềm say

mê cuộc sống hồn nhiên và sự khẳng định lẽ sống, lối sống, cuộc sống hằngngày của mình Do vậy, họ cho rằng đem lòng thành kính của mình để mà tụngniệm trước thần linh là bổn phận và hạnh phúc của con người

Các thần linh trong kinh Veda ngụ ở khắp ba cõi: hạ giới (Prithivi),trung gian (Antariksha) và thiên giới Cùng với trời là cha (Dyaus) thì có đất là

mẹ (Aditi) Nếu dyaus là tinh thần thì aditi là vật chất Chính do trời, đất kếthợp, giao cảm và sản sinh ra vạn vật, muôn loài trong vũ trụ

Thần cai quản hạ giới là thần lửa Agni, Thần cai quản trung gian là thầngió Vâyu và Thần cai quản thiên giới là thần mặt trời Surya hay còn gọi làMithra Và ba vị thần này được coi là ban ngôi tối cao trong kinh Veda(trimitri) Ngoài ra người Ấn Độ còn thờ rất nhiều thần khác nữa như thần Mặttrăng Mosa, thần mưa, thần sấm sét, thần tri thức, thần Ánh sáng, thần tài sản Đặc biệt thần lửa Agni và thần Rudu Soma là biểu tượng cho sự sinh hoạt củamỗi gia đình, được coi là chất môi giới giữa con người và thế giới thần linh.Qua ngọn lửa thiêng liêng giúp người thiêu cháy các lễ vật bốc lên cao dângcho các vị thần Còn rượu Soma thì làm cho các vị thần thêm hăng hái và cóthêm sức mạnh phi thường

Người Ấn Độ ngoài việc dùng các biểu tượng thần linh để giải thích cáchiện tượng tự nhiên còn để giải thích cả lĩnh vực xã hội, tâm lý và đạo đức.Thần linh dưới con mắt họ là những bậc hiện sinh, siêu việt và mang tính tự

Trang 34

nhiên Tuy nhiên, các vị thần vẫn mang đậm nhân tính, cũng có vợ, có chồng.Nhưng nhìn chung, đối với người Ấn Độ, thần linh bao giờ cũng đại diện cho

sự tốt lành, luôn ban phước và phù hộ cho con người Thần linh không nhữngduy trì sự vận hành của vũ trụ mà còn giám sát cả thế gian, bảo vệ công lý chonhân dân, thưởng người thiện, phạt kẻ ác và tha thứ cho những kẻ nào cầunguyện mình

Khi giải thích về thế giới, tư tưởng triết học Veda đã dần khám phá rarằng, đằng sau thế giới hiện tượng phong phú của hiện thực có một lực lượngmạnh mẽ vô hình chi phối Càng về sau, quan niệm tự nhiên về các vị thần,biểu tượng cho các hiện tượng đa dạng của giới tự nhiên dần dần mờ nhạt.Thay vào đây là những nguyên lý trừu tượng nhằm giải thích nguồn gốc vàbản chất của vũ trụ cũng như đời sống của con người Điều này chứng tỏ tưduy của người Ấn Độ đang dần chuyển từ cụ thể, cảm tính sang trừu tượng, từquan niệm có tính chất đa thần sang nhất thần giáo Đây là phần nổi bật nhấtcủa tư tưởng triết lý Ấn Độ trong buổi đầu hình thành dưới màn sương bao phủcủa tính ngưỡng thần thoại tôn giáo Đó là "đấng sáng tạo duy nhất" là "thầnsáng tạo tối cao" Brahman Thần Prajãpati (thần sáng tạo) được coi là tay thợtuyệt kỷ đắp lò, quạt lửa, Ngài muốn làm cái gì thì làm ra ngay cái ấy thật sựhoàn hảo

Do đời sống xã hội và trình độ nhận thức còn thấp kém, người Ấn Độ cổ

từ sự phụ thuộc vào tự nhiên đã chuyển sang giai đoạn tách mình ra khỏi tựnhiên để thực hiện ý chí tự do của mình Lúc này, con người cũng bắt đầuchuyển từ sự tìm hiểu thế giới bên ngoài vào tìm hiểu đời sống xã hội và suy

tư về thế giới nội tâm của con người Cho nên, trong các kinh Veda thường lànhững bài ca ca ngợi các lực lượng mạnh mẽ của thiên nhiên như trời, đất, gió,mưa, sấm, sét, nóng lạnh, hạn hán, lũ lụt Họ còn đi xa hơn nữa, đó là lý giải

về một nguyên lý tối cao với sức mạnh kỳ diệu và hình chi phối toàn vũ trụ.Người Ấn Độ đương thời cũng bắt đầu tin một cách mù quáng vào kiểu tồn tạinào đó sau khi chết, như tin vào sự bất tử của linh hồn và cầu mong được sống

Trang 35

hạnh phúc ở thế giới bên kia Nét nổi trội trong tư tưởng Veda là thế giới quanmang tính chất đa thần tự nhiên và lòng tin nhiệt thành vào sự ủng hộ của các

vị thần linh đại diện cho các lực lượng tự nhiên đầy quyền lực tối cao

Tư tưởng giải thoát trong kinh Veda chủ yếu nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là mối đe doạ đến cuộc sống con người bởi những lực lượng thiên nhiên mạnh mẽ, huyền bí với một bên là ý chí, ước muốn vươn lên để khẳng định sự tồn tại của mình, cầu mong cho cuộc sống an lành của người dân Ấn Độ cổ Do vậy, con đường và cách thức giải thoát của kinh Veda tất

yếu là con dường Thờ phụng, Nghi lễ sự trợ giúp của các đấng thần linh đốivới đời sống con người Con đường giải thoát buổi đầu sơ khai thiên về niềmtin, tình yêu hơn là nhận thức về tri thức, tư duy Sự cầu mong ở uy lực, phù

hộ của lực lượng tự nhiên được con người thần thánh hoá, nhân cách hoá lên

hơn là sự tự lực bằng trí thức, sức mạnh của chính con người Bằng sự thờ phụng, lễ nghi, khấn vái, tụng niệm bởi những bài thánh ca, con người đã đặt vận mệnh mình trong tay các đấng thần linh và "thượng đế" tối cao chi phối mọi

sự vật, hiện tượng của vũ trụ.

Cũng chính vì thiên về con đường, cách thức thờ phụng, nghi lễ để giảithoát, nên ở kinh Brahmanna đã ghi chép lại rất nhiều lễ ghi tế tự Người Ấn

Độ cổ coi đây là những phương thức để con người gửi gắm những ước mơ củamình vào thần linh và giúp mình làm theo đúng ý chí của thần linh, bắt chướccái "hoà điệu của vũ trụ" Giống như thánh ca tán tụng thần lửa (Thần lửa ởđây là thần lửa trong bếp, ở mặt trời và cả trong thân xác con người - cái dụcvọng):

"Ngài là bó đuốc của cúng tế

Không có Ngài thì những vị bất tử không được hài lòng

Như một vị đệ nhất chủ lễ

Ở Ngài những Phú nguyên đã biểu lộ cho người trần thờ phụngNgài "[18; 33]

Trang 36

Vì đã tin tưởng ở giá trị thiêng liêng và mầu nhiệm của cuộc hành lễ nênnhất thiết trong các cuộc hành lễ phải có các lễ vật như sữa dê, gạo, rượuSoma, trái cây, nước, cao hơn hết và quan trọng nữa là lòng thành kính của conngười đối với thần linh

Ở kinh Veda, tuy là buổi sơ khai về quan niệm luân hồi, nghiệp báo,nhưng con người cũng bắt đầu tin rằng, khi con người chết đi cuộc sống vẫncòn tiếp tục chuyển sang một kiếp sống khác ở thế giới bên kia Ở thế giới này,linh hồn hoặc bị trừng phạt, chịu cảnh đoạ đày, hoặc được sống trong hạnhphúc bất diệt, vĩnh viễn Nó tuỳ thuộc vào hành vi mà con người ta lúc sống ởtrần gian đã gây ra

Tư tưởng giải thoát manh nha trong kinh Veda, không chỉ là sự cầu xin phù hộ của thần thánh ban cho con người cuộc sống yên bình, mà còn cầu xin cho linh lồn của họ sẽ về tại một thế giới vĩnh hằng, Niết bàn Trong thời kỳ

Veda, con người đã bắt đầu suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời, về sự sống vàcái chết, tìm cách giải thoát khỏi cái chết, mơ ước một cuộc sống hạnh phúc

trường sinh, bất tử Tuy nhiên, cái thiên đường này trong Veda, cũng như trong tư tưởng của bất cứ một triết lý-tôn giáo nào, thực chất cũng là biểu hiện của hình ảnh đời sống hiện thực, là lý tưởng hoá đời sống hiện tại để an

ủi đời sống con người khổ cực, bị bất công đương thời Vì thế tư tưởng giải

thoát trong kinh Veda mang nặng dấu ấn của sự khao khát sinh tồn tự nhiên vàlòng tin có tính chất tín ngưỡng tôn giáo hơn là mặt trí tuệ và triết lý đạo đứcnhân sinh Điều này thể hiện rõ trong kinh Upanishadd

2.2.2 Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishadd:

Nếu như trong kinh Veda, cách thức và con đường giải thoát là suy tôn

và nghi lễ tế tự thần linh phù hộ cho con người, biểu hiện sức mạnh của lựclượng tự nhiên và xã hội được thần thánh hoá, nhân cách hoá, mù quáng tinvào một cuộc sống an lạc, bất tử nơi "thế giới bên kia", thì ở kinh Upanishaddgiải thoát là sự đồng nhất giữa Atman với Brahman, giữa linh hồn cá nhân với

"tinh thần vũ trụ tối cao" Brahman là một nền tảng tinh thần của thế giới, là

Trang 37

thực tại tuyệt đối chân thực mà bản chất linh hồn của con người đồng nhất với

nó Nhưng linh hồn cá biệt này chỉ là sự biểu hiện của cái thực thể, như sóng

và nước vậy

"Upanishadd là bí giáo mà ông thầy truyền cho các môn sinh thân tín,khi họ cung kính ngồi dưới chân thầy Upanishadd không phải là tác phẩm triếthọc có tính hệ thống có triết lý mạch lạc, vì nó tập hợp tư tưởng của nhiều triếtgia, đạo sĩ trong những hoàn cảnh và thời gian khác nhau Nó không có sựphân biệt rạch ròi giữa triết lý và tôn giáo Nó cố gắng đi tìm cái bản chất sâukín của vũ trụ, chìm sâu sau cái bề mặt thiên hình vạn trạng của thế giới, rồithành kín thể nhập vào cái bản thể tuyệt đối đó Do vậy, trong các Upanishdd

có nhiều chỗ vô lý, mâu thuẫn, ngây thơ, đôi khi mông lung như tư tưởng củaHéget, nhưng cũng có nhiều chỗ ẩn dấu những tư tưởng sâu sắc nhất trong lịch

sử triết lý"[5; 103]

Theo Upanishadd, do Atman gắn bó với nhục thể trong đời sống trầngian, mà con người tưởng rằng hồn của mình khác với "tinh thần vũ trụ tốicao" Brahman, nên trong đời sống, con người luôn phải phụ thuộc vào hậu quảcủa những hành vi nhằm thoả mãn những dục vọng do chính họ gây nên.Muốn giải thoát, con người phải cố gắng xa rời đời sống trần tục, diệt mọitham vọng, để suy tư, tiên nghiệm về bản chất đời sống của mình, về sự đồngnhất của linh hồn mình với nguồn sống của vũ trụ tuyệt đối, vĩnh cửuBrahman Nếu con người ta đã vượt qua sự ràng buộc của thế giới trần thế thìhồn sẽ hết ràng buộc với thế giới sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thườngbiến như giả tưởng này Khi đó linh hồn mới bắt đầu đồng nhất với Brahman,nghĩa là bắt đầu sự siêu thoát (MokSha) Nhưng, cảm giác và lý trí thôngthường không thể nhận thức được sự đồng nhất đó Con người chỉ có thể đạtđược trạng thái đồng nhất giữa linh hồn cá thể với "tinh thần vũ trụ tuyệt đóitối cao" nhờ sự linh báo có trong kinh Veda và sự nhận thức trực giác, tiênthiên mặc tưởng lâu dài

Trang 38

Upanishadd không trái nghịch với triết học Veda, mà chỉ là sự tiếp tụccông cuộc của Veda ở chỗ tìm cách đồng nhất linh hồn cá nhân với tinh thần

vũ trụ, không phải bằng cầu cúng lễ nghi, bằng hành lễ ở hình thức bên ngoài,

mà là quay vào nội tâm để đi trong ra, theo con đường thực nghiệm bằng tríthức thuần tuý kinh nghiệm hay nội quan như ở Phật giáo gọi là "kiến tính",

"hiện tượng"

Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishadd đã khai phá một con đường,một cách thức giải thoát mới, dùng tri thức, trí tuệ của con người để lý giảinhững vấn đề với cuộc sống của vạn vật, khám phá bản chất đời sống của tinhthần của con người, tìm con đường giải thoát cho họ khỏi nổi khổ của cuộc đờiđau khổ, đắng cay của mình Đây chính là thức tỉnh của ý thức trong sự mumuội trước đây chỉ đến Upanishadd mới đạt được Giống như nhà triết học giaSchopenhauer đã từng nói: "Khắp thế giới không có gì lợi ích nâng cao tâmhồn con người bằng các Upanishadd Nó đã an ủi đời sống của tôi, nó sẽ an ủitôi khi tôi chết"[8; 73]

Người ta có tiên nghiệm để trả lời, tìm cách giải quyết cho các câu hỏicái gì là thực tại đầu tiên, duy nhất, tối cao, là căn nguyên của tất cả mà khinhận thức được nó người ta sẽ biết được mọi cái và có thể cứu thoát được linhhồn con người khỏi mọi lo âu khổ não của cuộc đời? Ngay trong kinhUpanishadd Upanishad là nhằm mục tiêu tối cao, đại tối trạng tri thức về cái

tự ngã, tự tại, khoa học về vật tự thâu và ý thức về cái tự ngã Upanishadd đãcho rằng: “Brahman cũng là Atma Atman cũng là cái "tự ngã, đại tự tại bâygiờ trở nên ánh sáng của người ấy Vì nhờ có ánh sáng của Đại tự tại mà nóđứng im, nó động đậy, nó đi lại và làm công việc"[18; 100]

Brahman, xuất phát từ căn tự "brah" có nghĩa là "vươn lên", ý nói đếnmột thực tại "đấng tối cao", nó là tinh khiết, vĩnh hằng, toàn thiện và là đấngtoàn năng; Là tinh thần vũ trụ đại đồng, là nguyên lý sáng tạo nên toàn vũ trụ

và "không có gì lâu đời và rực rỡ hơn Brahman" cả Là cái bản chất nội tại củatất cả, nhưng Brahman cũng không phải là cái gì tuyệt đối hư vô, cũng như

Trang 39

không phải là cái gì cụ thể hay như là ý niệm Tất cả mọi sự vật, hiện tượngtrong vũ trụ, kể cả thân thể và đời sống con người đều sinh ra từ Brahman -

"Tinh thần vũ trụ tối cao", chúng là sự biểu hiện khác nhau của Brahman vàtrở về với Brahman sau khi tiêu tan

Brahman biểu hiện trong con người và vạn vật là linh hồn cá biệt bấtdiệt, là cái đơn nhất Atman Nhục thể chỉ là cái vỏ bọc của linh hồn, là nơihiện hữu của linh hồn bất tử Tức, linh hồn cá nhân chỉ là một bộ phận của cáitoàn bộ, cái chung - tinh thần vũ trụ tối cao Atman là biểu hiện cụ thể củaBrahman, trú ngụ trong mọi vật, đây là cái tồn tại đích thực của vạn vật trong

vũ trụ đại đồng, là tinh thần thuần tuý, linh hồn cá thể và khi con người chếtquay về với cát bụi lúc đó linh hồn bất tử trở về với thế giới thần tiên Atman

bị Brahman Brahman là cái ngã vụ trụ đại đồng, Atman là cái ngã cá nhân.Brahman chỉ có một, còn Atman là số nhiều nhưng là giả tưởng, vì về bản chất

cả hai chỉ là một và sự khác nhau giữa chúng là sự thể hiện mà thôi Atmanđồng nhất với Brahman, cho nên linh hồn cá nhân cũng tồn tại vĩnh viễn, tuyệtđối, bất diệt như "Tinh thần vũ trụ tối cao"

Nhưng linh hồn đó được thể hiện trong mỗi thể xác con người trong đờisống trần tục nên ý thức con người lầm tưởng tằng linh hồn là cái khác vớiBrahman, cũng sinh tử như đời sống thân xác con người Với những ý chí,tham vọng và các hành động của con người nhằm làm thoả mãn mọi hammuốn vật chất, ích lợi của mình đã làm che lấp nhân cách chân thực, cái tâmbên trong, con người gây nên hậu quả nghiệp báo (Karma), giam hãm ràngbuộc linh hồn bất tử đầu thai vào hết kiếp này đến kiếp khác với các hình thứckhác nhau gọi là luân hồi (Samsara)

Vậy, muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng luân hồi nghiệp báo conngười phải toàn tâm tương ứng luyện, kiên trì đạo đức và cả tương ứng luyệntri thức, nhằm diệt mọi vật dục, phiền não, lo âu, rũ bỏ hết mọi sự ràng buộclôi kéo bởi thế giới dục vọng của thế giới trần tục, suy tư chiêm nghiệm lại nộitâm, thực nghiệm tâm linh", bằng nhận thức trực giác nhận ra chân bản tính

Trang 40

con người để đạt tới chân lý tối thượng, "Tinh thần vũ trụ, tuyệt đối tối cao"Brahman.

Đây chính là sự giải thoát con người khỏi bể khổ của tự nhiên và xã hộiđương thời đè nặng trên đôi vai họ Nhưng nhận thức được sự đồng nhất giữalinh hồn bất tử Atman và Brahman, không phải là điều mà cảm giác hay là trítuệ thông thường có thể đạt được Mà có thể đạt được nhờ sự tiên nhiên vàtrầm tư lâu dài Chỉ có trình độ thượng trí hay là "minh giác siêu việt" mới cóthể nhận thức được "Tinh thần vũ trụ tối cao" Còn hạ trí là tri thức phản ánhthế giới sự vật, hiện tượng cụ thể hữu hạn, hữu hình, thường biến, mà thựcchất chỉ là sự biểu hiện khác nhau của Brahman

Thượng trí, đó là trình độ nhận thức vượt qua tất cả thế giới hiện tượng,hữu hình, hữu hạn, biến ảo để đi đến nhận thức một thực tại tuyệt đối, duynhất, tối cao, bất diệt Bằng con đường nhận thức này, khi con người đã hiểubiết được thực tại tuyệt đối cao, nắm bắt được bản chất của mọi cái tồn tại, tìm

ra được cái bản tính của mình thì họ sẽ phân biệt được linh hồn bất tử với thểxác hữu hình, hữu han, vô ngã, vô thường, sẽ đưa con người ta tới sự giảithoát Người Ấn Độ đã có câu ngạn ngữ: "Hiểu biết thưc sự là hiểu biết có thểđưa ta tới tự do"

Như vậy, Giải thoát là trạng thái chân như (turiya), vượt qua mọi sựràng buộc của thế giới hiện tượng, ảo ảnh, là diệt mọi dục vọng, vượt qua mọiquan niệm sống - chết, tha - ngã, còn - mất, là thoát khỏi cảnh nghiệp báo, luânhồi để thể nhập với bản thể tuyệt đối tối cao, đạt tới cảnh tự do, an lạc và tựtại; Giải thoát là vượt ra ngoài sự chi phối của không gian và thời gian, khônggian và thời gian chỉ là sự biểu hiện của sự tồn tại của sự vật Giải thoát cónhiều mức độ và nhiều loại khác nhau như là có giải thoát tức thời (Sadyamukti), giải thoát dần dần (Krama mukti), giải thoát tại thế (Jivan mukti) vàgiải thoát sau khi chết (Videha mukti)

Tư tưởng giải thoát trong triết học-tôn giáo Ấn Độ từ triết lý Veda đếntriết lý Upanishadd đã có một bước biến đổi về chất cả trong nội dung lẫn con

Ngày đăng: 06/12/2016, 23:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. PTS. Doãn Chính. Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Khác
4. Doãn Chính. Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ - NXB Thanh niên - Hà Nội - 1999 Khác
5. Doãn Chính. Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại - NXB Thanh niên - Hà Nội- 1999 Khác
6. Doãn Chính - Lương Minh Cừ. Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại - NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp - Hà Nội - 1999 Khác
7. Trịnh Doãn Chính. Upanishad - Một tác phẩm triết học lớn trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ. Tạp chí triết học, số 3 tháng 9 - 1995, tr 33 - 37 Khác
8. Will Durant. Lịch sử văn minh Ấn Độ, NXB Lá Bối, Sài Gòn, 1971 Khác
9. TS. Đoàn Đức Hiếu. Giáo trình lịch sử triết học Phương Đông, Huế, 2002 Khác
10. Nguyễn Duy Hinh. Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 Khác
12. Theodore M.Ludwing. Những con đường tâm linh Phương Đông, phầnI Các tôn giáo khởi nguyên từ Ấn Độ, NXB Văn Hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000 Khác
13. C.Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 20 Khác
14. Jawaharlal Nehru. Phát hiện Ấn Độ, NXB Văn Học, Hà Nội, 1990 Khác
15. Thích Đạo Quang. Đại cương triết học Phật giáo, NXB Thuận Hoá, 1996 Khác
16. Bùi Thanh Quất (chủ biên). Lịch sử triết học - NXB Giáo dục - Hà Nội - 1999 Khác
17. M.T.Stepaniants. Triết học Phương Đông, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 Khác
18. Nguyễn Đăng Thục. Lịch sử triết học Phương Đông, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 1991, tập 3 Khác
19. Nguyễn Tài Thư. Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay, Tạp chí triết học, số 4, 1993, tr 48 -53 Khác
20. Hoàng Thị Thơ. Giá trị nhân bản của Phật giáo trong truyền thống và hiện tại, Tạp chí triết học, số 6(124), tháng 9 năm 2001, tr 19 -24 Khác
21. Vũ Tình. Một số vấn đề triết học Ấn Độ với đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 6, 1999, tr 32 - 35 Khác
22. GS. Nguyễn Đức Toàn. Tư tưởng triết học và đời sống văn hoá văn học Ấn Độ, NXB văn học 1998 Khác
23. Lê Hữu Tuấn. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư duy của người Việt trong lịch sử, Tạp chí triết học, số 6(106) tháng 12, 1998, tr 36 - 38 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w