Sự khác nhau trong tư tưởng giải thoát của triết học Ấn Độ cổ trung đại

MỤC LỤC

Tư tưởng giải thoát - khuynh hướng nổi trội của triết học Ấn Độ cổ-trung đại

Với cách nhìn như vậy, mà phó tiến sỹ Doãn Chính khi nghiên cứu lịch sử văn minh Ấn Độ đã đồng tình với Will Durant: "Ấn Độ sẽ dạy cho chúng ta bài học khoan dung cao thượng, dấu hiệu cuả một tâm hồn già dặn, dạy cho chúng ta có một tâm hồn thanh thản, dễ tiếp thu những ý mới, có một trí óc bình tĩnh, hiểu được tất cả, tha thứ cho tất cả, sau cùng có một tấm lòng nhân từ thương yêu mọi sinh vật, và chỉ tấm lòng đó mới đoàn kết mọi người với nhau được thôi"[8; 542]. Do vậy, với các trường phái triết học-tôn giáo Ấn Độ, mục đích tối cao của cuộc sống con người là vượt qua sự mê muội, vô minh, nhận ra bản tính của mình và thực trạng của vạn vật, hoà nhập được vào với bản thể vũ trụ tuyệt đối, chân thực, bằng nhận thức trực giác "thực nghiệm tâm linh", hay đó là sự chiêm nghiệm, vén mở của chính nội tâm của con người.

SỰ KHÁC NHAU TRONG TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ-TRUNG ĐẠI

SỰ KHÁC NHAU VỀ TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT THỜI KỲ VEDA

    Theo các nhà triết học nghiên cứu, kinh Veda với nghĩa rộng gồm có bốn loại đó là: Các tập Samhitas (hay các Mantra), tức thánh ca, đây là những lời cầu nguyện, xưng tụng thần linh dưới dạng thi ca; Các Brahmanna (phạn thư hay là thánh kinh Balamôn), giải thích các nghi lễ, chuyên dùng cho các tu sĩ, chức sắc cao cấp Balamôn; Các Aranyaka (kinh rừng hay là sâm lâm thư), dùng cho các tu sĩ khổ hạnh, ngồi suy tư, thiền định và suy tưởng về những lẽ uyên nguyên của vũ trụ, về bản chất của con người, về giải tự nhân sinh; Các Upanishadd (Áo nghĩa thư - sách có ý nghĩa thâm sâu uyên áo), đây là kinh sách bình chú có tính tôn giáo-triết học, giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của các kinh Veda, trong đó nêu lên hàng đầu lập luận khái quát về "tinh thần sáng tạo thế giới vô ngã" Brahman và bản chất, ý nghĩa đời sống tâm linh con người, dùng cho các nhà triết gia. Như vậy, Giải thoát là trạng thái chân như (turiya), vượt qua mọi sự ràng buộc của thế giới hiện tượng, ảo ảnh, là diệt mọi dục vọng, vượt qua mọi quan niệm sống - chết, tha - ngã, còn - mất, là thoát khỏi cảnh nghiệp báo, luân hồi để thể nhập với bản thể tuyệt đối tối cao, đạt tới cảnh tự do, an lạc và tự tại; Giải thoát là vượt ra ngoài sự chi phối của không gian và thời gian, không gian và thời gian chỉ là sự biểu hiện của sự tồn tại của sự vật. Còn ở Upanishadd, giải thoát được thể hiện bằng chính sức mạnh của hành động đạo đức và trí tuệ của con người, bằng sự tu luyện đạo đức và tu luyện trí thức, "chiêm nghiệm nội tâm", trầm tư mặc tưởng để đi tới đại giác, nhận ra thực tế của vạn vật và chân bản tính của mình, từ đó dứt bỏ được mọi sự ràng buộc, lôi kéo làm mê muội tâm tính bởi thế giới dục vọng biến ảo vô thường, diệt bỏ mọi dục vọng, mọi quan niệm thế tục của trần thế về sống chết, khổ não, buồn chán, lo âu của cuộc đời đạt tới đồng nhất của Brahman và Atman.

    Có trường phái sự tu luyện hành động bằng đạo đức, tâm lý với tinh thần, bổn phận xã hội và tôn giáo một cách tự nhiên, vô tư, nhiệt thành theo đúng đạo pháp không cần quan tâm đến kết quả hành động; có trường phái chủ trương giải thoát bằng nghi thức tế tự, nhưng có trường phái lại chú ý đến cách thức giải thoát bằng con đường tu luyện trí tuệ, " thực nghiệm tâm linh" và cũng có trường phái nhấn mạnh sự rèn luyện thể xác, tinh thần đạo đức nhằm diệt mọi vật dục và vô minh, đạt tới sự thanh khiết của tinh thần hay linh hồn, hoà nhập vào bản thể tuyệt đối tối cao của vũ trụ. Bên cạnh các trường phái triết học có khuynh hướng giải thoát bằng sự tu luyện trí tuệ (vidya) trên cơ sở của thực tại luận và luân lý học như trường phái Nyaya và Vaisesika, hay trường phái Yoga là một hệ thống phương pháp tu luyện thực hành kỷ luật thể xác, tâm lý "ức chế tư tưởng" chặt chẽ và siêu thoát bằng "bát bảo tu pháp", thì triết học Mimansa chủ trương giải thoát bằng nghi thức tế tự, chú ý đến việc chấp hành nghĩa vụ xã hội và tôn giáo, được thể hiện qua nghi lễ và phục tùng đúng đắn, nghiêm túc mọi hạn chế, nghiêm cấm theo luật lệ mà đẳng cấp đặt ra cho mỗi người là đặc trưng riêng của nó. Nguyên do của những nỗi khổ trong đời sống con người, theo triết lý Nyaya chính là do những linh hồn bất tử luôn bị trói buộc bởi những nguyên tử vật chất hay thân xác con người, với những tham vọng, mê muội, thúc đẩy con người ta hành động chiếm đoạt để thỏa mãn những ham muốn ấy, do đó con người đã gây nên những hậu quả, nghiệp báo, giam hãm linh hồn vào vòng vây tỏa của những nguyên tử hay thể xác con người, không trở về với chân bản tính thanh khiết, bất tử, tồn tại tuyệt đối, vĩnh viễn được.

    Để giải thoát linh hồn cá biệt thoát khỏi những đam mê, dục vọng, Vaisesika không chủ trương lễ bái, tích luỹ khổ tu, tin tưởng vào thượng đế, hay tinh thần sáng tạo vũ trụ tối cao mà đề ra con đường nhận thức thấu triệt bảy loại nhận thức (Padartha), hiểu rừ bản chất của linh hồn và tiết chế dục vọng của mình theo phương pháp của Yoga và diệt hết nghiệp lực thì mới có thể giải thoát được linh hồn cá biệt ra khỏi vòng vây hãm của bảy nguyên lý tạo thành vạn vật của vũ trụ và thế giới nguyên tử, mà tồn tại bất diệt, thanh tịnh và vĩnh viễn được. Tóm lại, cách thức và con đường giải thoát trong triết học Yoga là hệ thống các phép tu luyện nhằm làm cho linh hồn con người tách khỏi thể xác và mọi sự cản trở của nhục dục, đạt tới trạng thái cực kỳ thanh tịnh, bằng sự rèn luyện mình bền bỉ, chặt chẽ, toàn diện và rất nghiêm ngặt, từ hành động đạo đức đến lý trí trực giác, từ thể xác đến linh hồn, từ ngoại giới đến nội tâm, khi đó con người thoát khỏi nỗi khổ nảo, buồn chán của cuộc đời.

    TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG HỆ THỐNG TRIẾT HỌC TÀ GIÁO

      Trường phái Jaina cho rằng muốn "giải thoát linh hồn toàn năng ra khỏi nỗi khổ do dục vọng của con người gây nên, con người phải tu luyện đạo đức bằng phương pháp khổ tu, ép xác theo luật ahimsha, tức là không sát sinh, không ăn cắp, không nói dối, không dâm dục, không có của riêng, chối bỏ mọi thú vui trần thế, chuyên tâm thiền định. Thể xác là vật chất xuyên sâu, phong tỏa vây hãm tính giác ngộ toàn năng vốn có của linh hồn, khiến cho linh hồn bị mờ ám, mê hoặc bởi những vật dục của thể xác và thực thể vật chất gói bọc linh hồn trong một thể xác sinh diệt vô thường, đầy sự tham lam và dục vọng, buộc linh hồn phải tồn tại dưới một trong bốn dạng tồn tại sau: Con người, súc sinh, trời và địa ngục ở mỗi một giai đoạn cụ thể. Muốn giải thoát linh hồn toàn năng, thanh khiết, tuyệt đối, bất tử ra khỏi thế giới vật dục của trần thế, con người phải tu luyện đạo đức với phương pháp tu luyện khổ hạnh, ép xác theo luật ahimsha "không sát sinh dù đó là sinh vật nhỏ như kiến, muỗi, côn trùng; không ăn cắp; không nói dối; không dâm dục;.

      Kho kinh điển này gồm 500 cuốn, gồm ba bộ phận đó là: 1.Tạng kinh (Sutra pitaka) ghi đạo pháp của Phật dạy; 2.Tạng luật (Vinaya pitaka) gồm các giới luật của đạo Phật; 3.Tạng luận (Adhidharma pitaka) gồm các bài kinh luận giải, bình chú về giáo pháp của Phật và các học trò là cao tăng các thế hệ kế tiếp. Khác với các tư tưởng giải thoát của thánh kinh Veda, Upanishadd, giáo lý Balamôn và các trường phái triết học đương thời thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên tuyệt đối, tối cao, sáng tạo và chi phối toàn vũ trụ (Brahman), giáo lý Phật giáo cho rằng "vũ trụ này là vô thuỷ, vô chung, vạn vật trong thế giới này chỉ là những dòng biến hoá vô thường, vô định, không do một vị thần nào sáng tạo nên cả"[4; 164]. Do đó, con người bằng phương pháp tu luyện hoàn thiện phẩm chất đạo đức và đời sống tinh thần theo giới luật và sự trầm tư mặc tưởng, đào sâu suy nghĩ trong thế giới nội tâm của con người, không kể đến sự khác nhau về địa vị, lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ.