1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trả lời 20 câu hỏi quản trị học

42 647 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 77 KB

Nội dung

Nhóm 1: Vai trò quan hệ với con người - Vai trò người đại diện: là người đứng đầu một tổ chức, nhà quản trị thực hiện các hoạt động với tư cách là người đại diện, là biểu tượng cho tập t

Trang 1

TÔNG HỢP TRẢ LỜI 20 CÂU QUẢN TRỊ HỌC - CÔ CHÂU

Lớp Ngày 2 K23 MỤC LỤC

Câu 1 Vì sao quản trị cần thiết trong mọi tổ chức?

Câu 2 Phân tích Quá trình quản trị qua các chức năng cơ bản của QT

Câu 3 Giải thích 10 vai trò của nhà quản trị theo Mintzberg? Nếu nhà QT không thực hiện đúng các vai trò này sẽ ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào? Những khó khăn của nhà quản trị khi thực hiện?

Câu 4 Các kỹ năng cần thiết đối với nhà QT? mức độ đòi hỏi về từng loại kỹ năng này đối với các nhà QT ở cấp bậc khác nhau? Những kỹ năng này giúp ích gì cho nhà quản trị trong điều hành công việc?

Câu 5 Áp dụng lý thuyết về môi trường để phân tích tác động của môi trường đến một doanh nghiệp cụ thể Từ đó rút ra những vấn đề gì cho doanh nghiệp này

Câu 6 Việc quản trị trong điều kiện môi trường năng động và phức tạp có điểm gì khác biệt so với việc quản trị trong điều kiện môi trường ổn định và đơn giản?

Câu 7 Những vấn đề thách thức của quản trị trong môi trường kinh doanh hiện đại

Câu 8 Ảnh hưởng của ĐĐKD đến sự thành công của doanh nghiệp (minh họa qua ví dụ cụ thể) <Nhóm Mar 1>Câu 9 Tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR (Corporate Social

Responsibility – CSR) đối với sự phát triển doanh nghiệp

Câu 10.Phân tích nhận định: “Ra quyết định quản trị là hoạt động mang tính khoa học và tính nghệ thuật” Ví dụ minh họa

Câu 11 Việc nghiên cứu các mô hình ra quyết định giúp ích gì cho các nhà quản trị?

Câu 12.Hoạch định là chức năng khởi đầu và quan trong nhất của quá trình quản trị

Câu 13 Ủy quyền trong quản trị chưa hiệu quả thường vì những nguyên nhân nào? Giải pháp để nâng cao hiệu quả của ủy quyền trong quản trị?

Câu 14 Chân dung nhà lãnh đạo kinh doanh thành công mà nhóm tâm đắc Bài học rút ra từ Phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo này?

Câu 15.“Giữ nhân viên giỏi không phải là biện pháp đối phó nhất thời mà là chiến lược của doanh nghiệp”

Câu 16.“ Thất bại trong quản trị phần lớn là do buông lỏng kiểm soát mà ra” Hãy cho biết quan điểm của nhóm về câu nói trên và giải thích

Trang 2

Câu 1 Vì sao quản trị cần thiết trong mọi tổ chức? < Nhóm Tài chính>

· Đầu tiên chúng ta tìm hiểu khái niệm Quản trị là gì?

Hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau để cùng hoàn thànhmục tiêu Các hoạt động quản trị phát sinh khi con người kết hợp thành tập thể là sự cần thiết khách quan Bởi vì, nếukhông có những hoạt động đó mọi người sẽ không biết làm gì, làm lúc nào, làm như thế nào Giống như hai ngườicùng khiêng một khúc gỗ, nếu không có sự thống nhất, thay vì cùng bước về một hướng thì mỗi người lại bước về mộthướng khác nhau Những hoạt động khiến hai người cùng khiêng khúc gỗ đi về một hướng là hoạt động quản trị

· Sự cần thiết của Quản trị

Nhìn ngược dòng thời gian, chúng ta có thể thấy ngay từ xa xưa đã có những nổ lực có tổ chức dưới sự trôngcoi của những người chịu trách nhiệm hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát để chúng ta có những công trình vĩđại lưu lại đến ngày nay như: Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc hoặc Kim Tự Tháp ở Ai Cập,… Vạn Lý TrườngThành, công trình được xây dựng trước công nguyên, dài hàng ngàn cây số xuyên qua đồng bằng và núi đồi một khối

bề cao 10 mét, bề rộng 5 met, công trình duy nhất trên hành tinh chúng ta có thể nhìn thấy từ trên tàu vũ trụ bằng mắtthường Ta sẽ cảm thấy công trình đó vĩ đại đại biết chừng nào, và càng vĩ đại hơn, nếu ta biết rằng đã có hơn mộttriệu người làm việc tại đây suốt hai chục năm trời ròng rã Ai sẽ chỉ cho mỗi người phu làm gì Ai là người cung cấpsao cho đầy đủ nguyên liệu tại nơi xây dựng? Chỉ có sự quản trị mới trả lời được những câu hỏi như vậy

Những kết luận về nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp có thể minh chứng cho vai trò cótính chất quyết định của quản trị đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức Thật vậy, khi nói đến nguyên nhân sự phásản của các doanh nghiệp thì có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân hàng đầu thường vẫn là quản trị kémhiệu quả, hay nhà quản trị thiếu khả năng Trong cùng hoàn cảnh như nhau, nhưng người nào biết tổ chức các hoạtđộng quản trị tốt hơn, khoa học hơn, thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn Đặc biệt quan trọng không phải chỉ làviệc đạt kết quả mà sẽ còn là vấn đề ít tốn kém thì giờ, tiền bạc, nguyên vật liệu và nhiều loại phí tổn khác hơn, hay nóicách khác là có hiệu quả hơn

Trả lời câu hỏi vì sao quản trị là hoạt động cần thiết đối với mọi tổ chức? Không phải mọi tổ chức đều tin

rằng họ cần đến quản trị Trong thực tiễn, một số người chỉ trích nền quản trị hiện đại và họ cho rằng người ta sẽ làmviệc với nhau tốt hơn và với một sự thỏa mãn cá nhân nhiều hơn, nếu không có những nhà quản trị Họ viện dẫn ranhững hoạt động theo nhóm lý tưởng như là một sự nỗ lực ‘đồng đội’ Tuy nhiên họ không nhận ra là trong hình thức

sơ đẳng nhất của trò chơi đồng đội, các cá nhân tham gia trò chơi đều có những mục đích rõ ràng của nhóm cũng nhưnhững mục đích riêng, họ được giao phó một vị trí, họ chấp nhận các qui tắc/luật lệ của trò chơi và thừa nhận mộtngười nào đó khởi xướng trò chơi và tuân thủ các hướng dẫn của người đó Điều này có thể nói lên rằng quản trị làthiết yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức

Thật vậy, quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chứcnhằm đạt được những mục tiêu chung Hoạt động quản trị là những hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp vớinhau thành tập thể, nếu mỗi cá nhân tự mình làm việc và sống một mình không liên hệ với ai thì không cần đến hoạtđộng quản trị Không có các hoạt động quản trị, mọi người trong tập thể sẽ không biết phải làm gì, làm lúc nào, côngviệc sẽ diễn ra một cách lộn xộn Giống như hai người cùng điều khiển một khúc gỗ, thay vì cùng bước về một hướngthì mỗi người lại bước về một hướng khác nhau Những hoạt động quản trị sẽ giúp cho hai người cùng khiêng khúc gỗ

đi về một hướng Một hình ảnh khác có thể giúp chúng ta khẳng định sự cần thiết của quản trị qua câu nói của C Máctrong bộ Tư Bản: “Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có người chỉ huy,người nhạc trưởng”

Quản trị là nhằm tạo lập và duy trì một môi trường nội bộ thuận lợi nhất, trong đó các cá nhân làm việc theo nhóm có thể đạt được một hiệu suất cao nhất nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Khi con người hợp tác lại với nhau trong một tập thể cùng nhau làm việc, nếu biết quản trị thì triển vọng và kết quả sẽ cao hơn, chi phí sẽ ít hơn Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, phải luôn tìm cách hạn chế chi phí và gia tăng hiệu năng Hoạt động quản trị là cần thiết để đạt được hai mục tiêu trên, chỉ khi nào người ta quan tâm

đến hiệu quả thì chừng đó hoạt động quản trị mới được quan tâm đúng mức

Khái niệm hiệu quả thể hiện khi chúng ta so sánh những kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra Hiệu quảcao khi kết quả đạt được nhiều hơn so với chi phí và ngược lại, hiệu quả thấp khi chi phí nhiều hơn so với kết quả đạtđược Không biết cách quản trị cũng có thể đạt được kết quả cần có nhưng có thể chi phí quá cao, không chấp nhận

Trang 3

Trong thực tế, hoạt động quản trị có hiệu quả khi:

Giảm thiểu chi phí đầu vào mà vẫn giữ nguyên sản lượng ở đầu ra.

Hoặc giữ nguyên các yếu tố đầu vào trong khi sản lượng đầu ra nhiều hơn.

Hoặc vừa giảm được các chi phí đầu vào, vừa tăng sản lượng ở đầu ra.

Hiệu quả tỉ lệ thuận với kết quả đạt được nhưng lại tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra Càng ít tốn kém các nguồn lực thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.

Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong

một môi trường luôn thay đổi Trọng tâm của quá trình này là sử dụng có hiệu quả nguồn lực có giới hạn Hoạt động quản trị là để cùng làm việc với nhau vì mục tiêu chung, và các nhà quản trị làm việc đó trong một khung cảnh bị chi phối bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài của tổ chức Thí dụ, một người quản lý công việc bán hàng trong khi

đang cố gắng quản trị các nhân viên của mình vẫn phải quan tâm đến các yếu tố bên trong như tình trạng máy móc,tình hình sản xuất, công việc quảng cáo của công ty, cũng như những ảnh hưởng bên ngoài như các điều kiện kinh tế,thị trường, tình trạng kỹ thuật, công nghệ có ảnh hưởng tới sản phẩm, những điều chỉnh trong chính sách cuả nhànước, các mối quan tâm và áp lực của xã hội v.v Tương tự, một ông chủ tịch công ty trong khi cố gắng để quản lý tốtcông ty của mình phải tính đến vô số những ảnh hưởng bên trong lẫn bên ngoài công ty khi đưa ra quyết định hoặcnhững hành động cụ thể

Mục tiêu của hoạt động quản trị có thể là các mục tiêu kinh tế, giáo dục, y tế hay xã hội, tuỳ thuộc vào tập thể mà trong

đó hoạt động quản trị diễn ra, có thể đó là một cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, cơ quan công quyền, một trườnghọc

Về cơ bản, mục tiêu quản trị trong các cơ sở kinh doanh và phi kinh doanh là giống nhau Các cấp quản lý trong các cơ

sở đó đều có cùng một loại mục tiêu nhưng mục đích của họ có thể khác nhau Mục đích có thể khó xác định và khó

hoàn thành hơn với tình huống này so với tình huống khác, nhưng mục tiêu quản trị vẫn như nhau.

Câu 2 Phân tích Quá trình quản trị qua các chức năng cơ bản của QT.

Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn

James Stoner và Stephen Robbins chia chức năng của quản trị thành bốn chức năng là hoạch định, tổ chức, điều khiển

Như vậy quá trình đầu tiên của quản trị cũng chính là hoạch định, tất cả những nhà quản trị từ cấp cao đến cấp thấpđều làm công việc hoạch định Hoạch định không những vạch ra con đường đi đến mục tiêu mà còn chỉ ra giải pháp để

giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của một tổ chức

Đây cũng chính là chức năng quan trọng nhất của quá trình quản trị

2 Chức năng tổ chức

Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị liên quan đến các hoạt động thành lập nên các bộ phậntrong tổ chức bao gồm các khâu và các cấp, tức là quan hệ hàng ngang và hàng dọc để đảm nhận những hoạt động

Trang 4

cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiềm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó.

Tương ứng với chức năng này là quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức Nội dung của quá trình này bao gồm:

· Thiết kế, xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức

· Xây dựng nguyên tắc và thủ tục hoạt động nhằm đảm bảo cho cơ cấu đó hoạt động hiệu quả

· Thiết lập hệ thống quyền lực và phân quyền

3 Chức năng điều khiển

Chức năng điều khiển là quá trình nhà quản trị tác động đến con người, hướng dẫn, thúc đẩy họ sẵn sang, nhiệt tìnhthực hiện nhiệm vụ được giao

Như vậy, đây là một trong những nhiệm vụ trung tâm và quan trọng của quản trị, bởi vì con người là nhân tố đóng vaitrò rất quan trọng trong quản trị của một tổ chức Hiệu quả của quản trị chỉ đạt được nếu huy động được sự nổ lực,nhiệt tình và tích cực của con người trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Để làm được điều đó, nhà quản trị cần:

· Lãnh đạo con người, hướng họ vào việc thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức

· Động viên con người trong tổ chức nỗ lực làm việc

· Thông tin hiệu quả, tạo thuận lợi cho con người làm việc với tổ chức

· Xử lý kịp thời các xung đột xảy ra có liên quan đến tổ chức

4 Chức năng kiểm soát

Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, nhận diện sai lệch và nguyên nhân sai lệch, tiến hành điều chỉnhviệc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra đã và đang được hoàn thành

Kiểm soát là chức năng sau cùng trong tiến trình quản trị Kiểm soát không chỉ dừng lại ở những hoạt động đã diễn ra

và đã kết thúc, nó còn là quá trình kiểm soát trước đối với những sự việc sắp diễn ra Tiến trình của kiểm soát baogồm:

· Xác định tiêu chuẩn kiểm soát: đó là các chuẩn mực, hay là mục tiêu, chỉ tiêu mà chúng ta đặt ra cho việcthực hiện Các tiêu chuẩn kiểm soát ngoài việc phải nhất quán với các mục tiêu và chiến lược chung của tổchức, chúng cần phải có mối liên hệ với nhau, mang tính chất hiện thưc (không quá cao cũng không quá thấp),

dễ đo lường, giúp cho việc phát hiện sai lệch và hiệu chỉnh dễ dàng nhằm đảm bảo hệ thống đạt hiệu quả cao

· Đo lường thành quả: Căn cứ vào những tiêu chuẩn kiểm soát đã đặt ra, tiến hành đo lường kết quả thực tếnhằm phát hiện những sai lệch

· Điều chỉnh các sai lệch: Nếu như kết quả thực tế có sai lệch so với những tiêu chuẩn, cần phải phân tích rõnguyên nhân và đề ra các biện pháp nhằm khắc phục sự sai lệch đó

Câu 3 Giải thích 10 vai trò của nhà quản trị theo Mintzberg? Nếu nhà QT không thực hiện đúng các vai trò này

sẽ ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào? Những khó khăn của nhà quản trị khi thực hiện?

A Giải thích 10 vai trò của nhà quản trị theo Henry Mintsberg

Trang 5

Dựa vào công trình nghiên cứu của Henry Mintsberg vào thập niên 1960, 10 vai trò khác nhau mà nhà quản trị phảithực hiện khi thực hiện việc quản trị tổ chức Những vai trò này được chia thành 3 nhóm như sau:

1 Nhóm 1: Vai trò quan hệ với con người

- Vai trò người đại diện: là người đứng đầu một tổ chức, nhà quản trị thực hiện các hoạt động với tư cách là

người đại diện, là biểu tượng cho tập thể, có tính chất lễ nghi trong tổ chức

Ví dụ như nhà quản trị đại diện tổ chức phát biểu khai trương chi nhánh mới trong chuỗi hệ thống bán lẻ của siêu thịABC

- Vai trò người lãnh đạo: chỉ huy, hướng dẫn, động viên, phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên dưới

quyền

Ví dụ như công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên; khích lệ, động viên tinh thần làm việc để họ làm việc tốt hơn

- Vai trò liên lạc: Quan hệ với người khác ở trong hay ngoài tổ chức, để nhằm góp phần hoàn thành công việc

được giao cho đơn vị của họ

Ví dụ: Công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nếu nhà quản trị không thường xuyên tiếp xúc khách hàng, thì sẽ khó

đánh giá được nhu cầu, tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty để từ đó có những biệnpháp khắc phục kịp thời

2 Nhóm 2: Vai trò thông tin

Các hoạt động về quản trị chỉ thực sự có cơ sở khoa học và có hiệu quả khi nó được xử lý, được thực thi trên cơ sởcác thông tin phải chính xác, đầy đủ và kịp thời Thông tin không chỉ cần cho các nhà quản trị mà ngay trong chính bảnthân nó cũng chứa đựng những giá trị nhất định cho các đối tượng khác Vai trò thông tin đối với nhà quản trị được thểhiện như sau:

- Vai trò thu thập và xử lý thông tin: Nhà quản trị đảm nhiệm vai trò thu thập thông tin một cách thường xuyên,

đồng thời, xem xét và phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để nhận ra những tin tức, những hoạt động và những sựkiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạt động của tổ chức

Ví dụ:

Thị trường nước giải khát ở Việt Nam những năm trước đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng Coca và Pepsituy nhiên bằng sự quan sát tinh tế của mình Những nhà lãnh đạo của Tân Hiệp Phát đã đưa ra dòng sản phẩm tràxanh O độ đánh đúng vào tâm lý của người Việt Nam là gần gũi với thiên nhiên, không sử dụng nhiều hóa chất nên sảnphẩm đã thành công lớn trên thị trường và trở thành thương hiệu có tiếng trong nước Có được sự thành công này đòihỏi rất cao khả năng nắm bắt thông tin nhu cầu thị trường của những nhà quản trị đúng lúc thị trường đang bị bão hòabởi các loại thức uống có gas

- Vai trò phổ biến thông tin: là người phổ biến thông tin cho mọi người, mọi bộ phận có liên quan để ảnh hưởng

đến thái độ và hành vi của họ

Ví dụ: Trong các cuộc họp thường niên, nhà quản trị cần phổ biến những thông tin về tình hình hoạt động của tổ chức,

những thành công cũng như thất bại của tổ chức mình để nhân viên của mình phần nào nắm được tình hình chung của

tổ chức mà có hướng hoạt động tốt hơn

- Vai trò cung cấp thông tin: là người có trách nhiệm và quyền lực thay mặt tổ chức phát ngôn những tin tức ra

bên ngoài với mục đích giải thích, bảo vệ các hoạt động của tổ chức hay tranh thủ thêm sự ủng hộ cho tổ chức

Trang 6

Ví dụ: Khi nhà phát ngôn không làm tròn vai trò của mình, điều đầu tiên là nhà quản trị sẽ không đạt được mục đích

cung cấp thông tin, truyền thông của mình, đây là một sự lãng phí rất to lớn trong thời buổi kinh tế thị trường hiện naybởi công tác quảng cáo truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, góp phầnminh bạch hóa mọi hoạt động của doanh nghiệp, tranh thủ sự ủng hộ, góp vốn của các tổ chức, cá nhân bên ngoài.Thậm chí nếu cung cấp thông tin bị bóp méo, có thể làm cho hình ảnh doanh nghiệp bị xấu đi

3 Nhóm 3: Vai trò quyết định

- Vai trò nhà kinh doanh: xuất hiện khi nhà quản trị đưa ra ý tưởng kinh doanh mới hoặc tìm cách cải tiến hoạt

động kinh doanh của tổ chức Việc này có thể là phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị phần, áp dụng một kỹ thuật mớivào một tình huống cụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng

Ví dụ: Công ty Apple là đơn vị sản xuất rất thành công máy nghe nhạc Ipod, tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đây, dưới

sự lãnh đạo của ban quản trị tài năng, rất nhạy bén với vai trò nhà kinh doanh, Apple vẫn cho ra đời những sản phẩmsau này còn thu hút hơn cả Ipod như: Iphone, Ipad…

- Vai trò người giải quyết các xáo trộn: Nhà quản trị là người phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ

nảy sinh làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức như mâu thuẩn về quyền lợi, khách hàng thay đổi nhằmđưa tổ chức sớm trở lại sự ổn định

Ví dụ: Sau khi sát nhập một doanh nghiệp nhỏ vào doanh nghiệp lớn, những nhân viên cũ của doanh nghiệp bị sát

nhập chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp sát nhập, át hẳn bước đầu sẽ xảy ra xung đột về văn hóa Rõ ràng vănhóa kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp mỗi khác, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, sự khác biệt cònnhiều hơn nữa Lúc này vai trò giải quyết xáo trộn của nhà quản trị có cơ hội phát huy rất rõ, nhằm trung hòa, giúpnhững người mới hòa nhập với môi trường, giải quyết xung đột

- Vai trò người phân phối tài nguyên: Khi tài nguyên khan hiếm mà lại có nhiều yêu cầu, nhà quản trị phải dùng

đúng tài nguyên, phân phối các tài nguyên cho các bộ phận nhằm đảm bảo sự hợp lý và tính hiệu quả cao Tài nguyên

đó có thể là tiền bạc, thời gian, quyền hành, trang thiết bị, hoặc con người Thông thường, khi tài nguyên dồi dào, mọinhà quản trị đều có thể thực hiện vai trò này một cách dễ dàng nhưng khi tài nguyên khan hiếm thì quyết định của nhàquản trị trong vấn đề này sẽ khó khăn hơn vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của một bộ phận haythậm chí toàn thể tổ chức

Ví dụ: trong tình hình khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế như hiện nay, nhà nước ban hành chỉ đạo chung đối với

tất cả các doanh nghiệp nhà nước cần tiết kiệm chi tiêu, tránh mua sắm đầu tư trang thiết bị xa xỉ, chỉ thực hiện những

dự án thực sự gấp rút, như vậy, với nguồn vốn hỗ trợ bị giới hạn, doanh nghiệp phải cân nhắc lựa chọn dự án để triểnkhai, chỉ tiến hành những dự án cực kỳ cần thiết, những dự án chưa thực sự gấp rút thì để sau, ưu tiên dồn toàn lựccho các dự án đang triển khai dang dở

- Vai trò người đàm phán: Thay mặt cho tổ chức thương thuyết trong quá trình hoạt động, trong các quan hệ với

những đơn vị khác, với xã hội

Ví dụ thông thường dễ gặp nhất là hầu như tất cả các nhà quản trị, giám đốc công ty đều phải đi thương thuyết, đàm

phán nhằm tiến đến ký kết hợp đồng

Trang 7

Mười vai trò này liên hệ mật thiết với nhau và nhà quản trị có thể thực hiện một hoặc nhiều vai trò trong cùng một lúcđối với tình huống quản trị Tầm quan trọng của các vai trò có thể thay đổi tùy thuộc vào cấp bậc của nhà quản trị đótrong tổ chức.

B Những ảnh hưởng đến tổ chức khi nhà quản trị không thực hiện đúng các vai trò này và những khó khăn

mà nhà quản trị gặp phải khi thực hiện chúng.

Trong 3 nhóm vai trò của nhà quản trị thì nhóm vai trò về quan hệ con người mang tính chất cơ bản nhất và là tiền đề

để thực hiện các nhóm vai trò còn lại bởi vì công tác quản trị là một tiến trình làm việc với con người và thông qua conngười để đạt đến mục tiêu của tổ chức Cho nên, chúng tôi sẽ đi vào phân tích các vai trò của nhà quản trị đối vớinhóm vai trò này

1 Vai trò người đại diện

· Nhà quản trị là người thay mặt tổ chức trước pháp luật, trước lợi ích chung của tổ chức và kết quả cuối cùng mà

tổ chức đạt được Tuy nhiên, không phải mọi nhà quản trị đều là người đại diện pháp lý mà còn tuỳ thuộc vào vị trí của

họ tại doanh nghiệp, thông thường những nhà quản trị cấp cao sẽ là người đại diện pháp lý

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật: trước các cơ quan chức năng, nhà quản trị là người chịu trách nhiệm hoàn

toàn về quá trình thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì ngườichịu trách nhiệm trước tiên là nhà quản trị doanh nghiệp

Ví dụ: khi Vinalines tham nhũng tiền của nhà nước thông qua việc nâng khống giá mua ụ nổi từ 5 triệu USD lên 9 triệu

USD, đã làm thất thoát tiền tỷ của nhà nước Vì vậy người lãnh đạo Vinalines – Dương Chí Dũng là người đầu tiên chịutrách nhiệm trước pháp luật

- Chịu trách nhiệm trước lợi ích chung và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: là người điều hành doanh

nghiệp nên kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được đề là sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp từ những quyết địnhcủa nhà quản trị Khi doanh nghiệp kinh doanh thành công hay thua lỗ thì trách nhiệm đầu tiên được quy cho nhà quảntrị

Ví dụ: Công ty ITA là một công ty thực phẩm khá nổi tiếng của Mỹ Mười năm trước, lãnh đạo công ty muốn phát triển

thêm ngành y dược, nên đã mua một xí nghiệp dược phẩm với giá 5 tỷ USD Nhưng chỉ năm sau họ đã phải bán xínghiệp đó với giá 3 tỷ USD, gây thiệt hại lớn cho công ty Lãnh đạo công ty ITA đã phải từ chức vì vụ việc này

· Là biểu tượng cho tập thể, thực hiện các hoạt động có tính chất nghi lễ trong tổ chức như dự và phát biểu

khai trương chi nhánh mới Người quản trị trong vai trò này là người tiên phong trong việc xây dựng hình tượng cánhân và thể hiện phong cách riêng cho phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp Công tác xây dựng hình tượng cá nhângắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp nên việc xây dựng hình tượng này không phải là một công việc đơn giản

Đó không chỉ là tác phong làm việc, cử chỉ, trang phục mà là cả một nghệ thuật giao tiếp được tích lũy theo thời gian.Nhà quản trị phải cực kỳ khéo léo và tinh thế trong việc ứng xử giữa họ với nhân viên, khách hàng và đối thủ cạnhtranh

Ví dụ: Steven Jobs, nhà lãnh đạo tài ba của Apple, không chỉ nổi tiếng với phong cách lãnh đạo độc đoán mà còn tài

năng và trí tuệ tuyệt vời trong công nghệ thông tin

Trang 8

Nếu không hoàn thành tốt vai trò đại diện, nhà quản trị chẳng những tạo ra ấn tượng không tốt về hình ảnh cá nhân màcòn ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp Từ đó dẫn đến việc khó tạo lập lòng tin với đối tác cũng như vớikhách hàng và các nhân viên trong tổ chức.

Khó khăn

- Chưa nhận thức đúng tầm quan trong của vai trò người đại diện nên đôi lúc vô tình làm xấu đi bộ mặt của doanhnghiệp

- Chưa xác lập được phong cách lãnh đạo riêng để từ đó thể hiện được thương hiệu của doanh nghiệp

- Phải có kiến thức rộng về xã hội

- Khả năng giao tiếp tốt: kỹ năng thuyết trình tốt, kỹ năng đàm phán

- Khả năng xử lý tình huống tốt

2 Vai trò lãnh đạo

- Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền nhằm lôi kéo, khuyến khích động viên tinh thần làmviệc của nhân viên để họ cùng vai, sát cánh với tổ chức và đạt được mục tiêu chung Nhà quản trị sử dụng uy tín, tầmảnh hưởng của mình lên người khách để thúc đẩy họ làm việc, đồng thời chiêu mô những anh tài từ những nơi khác vềlàm việc cho tổ chức mình

Ví dụ: Năm 1983, Steve Jobs lôi kéo John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple

bằng câu hỏi nổi tiếng: "Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?"

- Nhà quản trị nếu không thực hiện tốt vai trò này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tổ chức cũng nhưmối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, được thể hiện như sau:

+ Lực lượng lao động kém chất lượng, gây sự lãng phí không cần thiết vì không thu hút được nhân tài hoặc bố tríngười không đúng người theo những yêu cầu của công việc

+ Sự lạm quyền có thể dẫn đến tham ô, quan liêu và gây ra tiêu cực trong tổ chức

+ Tạo nên rào cản giữa nhân viên và nhà quản trị, gây mất đoàn kết trong nội bộ, tinh thần làm việc sa sút

+ Xung đột giữa lợi ích cá nhân và tập thể ngày càng tăng, vì vậy khó lòng đạt được mục tiêu chung của tổ chức

Khó khăn

- Không phát hiện được tiềm năng ẩn chứa trong từng nhân viên để phát triển họ

- Chưa thể hiểu sâu sắc về nhu cầu, nguyện vọng tâm tư của nhân viên

- Khắc phục sự mưu cầu lợi ích của bản thân và tìm kiếm được tấm gương điển hình cho tổ chức

- Nhà quản lý phải hiểu rõ bản chất công việc và nắm bắt vấn đề tốt

- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt

Trang 9

- Phải biết khen và phê bình đúng lúc và đúng Trên thực tế rất nhiều nhà quản lý không biết cách khen ngợi hayphê bình vì không nắm rõ được năng lực cụ thể của từng nhân viên hay để cho cảm tình cá nhân xen vào công việc.

- Kỹ năng dùng người cũng là 1 kỹ năng cần thiết trong vai trò lãnh đạo này

3 Vai trò liên lạc

Nhà quản trị là cầu nói giữa các cá nhân, các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan

· Liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp: Nhà quản trị phải gắn kết các phòng, ban, chi nhánh lại với nhau

trong một mục tiêu chung của doanh nghiệp Họ thu thập, phân tích xử lý thông tin từ các chi nhánh và tạo điều kiện đểcác chi nhánh hiểu tình hình hoạt động của nhau

Ví dụ: Bill Gates, nhà lãnh đạo tài ba của tập đoàn Microsoft còn dành “tuần lễ suy ngẫm" để đọc tất

cả các phác thảo, báo cáo về mọi đề tài liên quan, từ công nghệ tương lai đến dự báo sản phẩm “hot", việc cảithiện sản phẩm hiện tại Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng mới cũng có thể trình bày và gửi cho ông xem xét.Một ý tưởng hay sẽ có thể được ông nhận xét bằng cách gửi email cho hàng trăm nhân sự Microsoft trên toàncầu và đề nghị họ cùng tham gia góp ý Tiếp đó là các bước tiến hành để biến ý tưởng thành hiện thực Việcnày có tác dụng khích lệ rất hiệu quả Bằng chứng là tất cả mọi nhân viên tại Microsoft đều háo hức đóng góp

ý kiến và hồi hộp chờ đợi phản hồi từ ông chủ của mình sau “tuần lễ suy ngẫm”

· Liên kết giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài: nhà quản trị thường xuyên tiếp xúc với các đối tác khách

hàng, các hội nghề nghiệp, các cơ quan chính quyền Họ cần sử dụng mối quan hệ rộng rãi của mình để nhận đượcnhiều nguồn thông tin và sự ủng hộ cần thiết Vì thế, mà nhà quản trị là một nhà hoạt động xã hội tích cực

Ví dụ như tham gia các câu lạc bộ dành cho doanh nghiệp Ở đó, nhà quản trị không chỉ nắm bắt

được các cơ hội thương mại mà còn kết giao với nhiều bạn bè, tạo lập các mối quan hệ với các doanh nghiệpkhác và khách hàng tiềm năng

Khó khăn

- Có nhiều kiến thức xã hội

- Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt

- Phải có nhiều mối quan hệ với các đơn vị bên ngoài

4 Vai trò thu thập và xử lý thông tin

Nếu không thực hiện đúng vai trò này thì khi điều kiện môi trường thay đổi mà nhà quản trị không nắm bắt, không chọnlọc được thông tin để có thể đánh giá nhu cầu thị trường từ đó đưa ra những dự báo cho tương lai nhằm nắm bắt được

cơ hội có thể xảy ra hay có bước chuẩn bị sẵn sàng cho những thử thách sắp tới thì công ty dễ bị tụt hậu so với xu thếphát triển của xã hội, dẫn đến sự phát triển trì trệ có nguy cơ phá sản

Ví dụ: Điều tra mới nhất do BBC thực hiện cáo buộc, Mỹ và Anh cố tình dựa vào những thông tin tình báo cho rằng, cố

Tổng thống Iraq Saddam Hussein âm mưu tàng trữ và chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt, bất chấp hàng loạt nhữngcảnh báo về tính xác thực của thông tin Thậm chí, các tài liệu tình báo khác cho rằng chế độ Saddam không sở hữu vũkhí hủy diệt hàng loạt đều bị lờ đi Và đó là một trong những nguyên nhân chính xảy ra chiến tranh ở Iraq

Khó khăn

- Thị trường có rất nhiều thông tin nhiễu Nhà quản trị phải là người nhạy bén với thông tin, biết đánh giá chọn lọcthông tin 1 cách khéo léo

Trang 10

- Nguồn thông tin không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của công ty.

- Khả năng phân tích và giải quyết thông tin một cách chính xác và hiệu quả nhất

5 Vai trò phổ biến thông tin: đối nội

Nếu không thực hiện đúng vai trò này thì tất cả các nhân viên trong tổ chức đó ko có được những thông tin cần thiết về

tổ chức mình đang làm việc, từ đó tạo tâm lý không quan tâm đến tổ chức của đa số nhân viên

Khó khăn

- Hoạt động của tổ chức rất cần đến vai trò này, đây là vai trò phổ biến thông tin cho các thành viên trong tổ chứcnắm bắt Nhà quản trị phải biết chọn lựa đúng thời điểm để phổ biến thông tin sao cho mọi thành viên trong tổ chức đềunắm bắt đầy đủ

- Phải phổ biến nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật thông tin của công ty vì những thông tin nội bộ khi bi rò rỉ sẽ ảnhhưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của công ty nếu đối thủ nắm bắt được thông tin đó Để làm tốt vấn đề này đòihỏi nhà quản trị cần phải có kinh nghiệm làm việc và khả năng đọc vị tính cách của nhân viên của công ty mình

6 Vai trò cung cấp thông tin: đối ngoại

Là người có trách nhiệm và quyền lực thay mặt tổ chức phát ngôn những tin tức ra bên ngoài với mục đích giải thíchhay bảo vệ các hoạt động của tổ chức, đồng thời sử dụng thông tin để tranh thủ sự ủng hộ cho tổ chức

Khó khăn:

Nhà quản trị thiếu một số kỹ năng sau nên công tác truyền thông không có hiệu quả:

- Không biết lắng nghe

- Nếu không thực hiện được việc phổ biến thông tin, thu thập thông tin trong nội bộ tốt thìnhà quản trị không thể cung cấp những thông tin đầy đủ, xác thực ra bên ngoài được

7 Vai trò nhà kinh doanh

Nếu không thực hiện tốt vai trò này, hoặc thực hiện hơi quá đà, nhà quản trị rất dễ rơi vào tình trạng trở thành nhà độctài Họ sẵn sàng quyết định mọi vấn đề mà không cần nghe bất cứ lời góp ý nào từ phía người khác Từ đó sẽ rất dễphát sinh những quyết định sai lầm, thực hiện những dự án tồi hay không thực hiện những dự án tốt, ảnh hưởng mạnh

mẽ và lâu dài đến sự phát triển doanh nghiệp

Khó khăn: Có rất nhiều trường hợp nhà quản trị không có sự cộng tác của nhiều người tài, thiếu vốn hay do sự thiếu

đồng bộ về cơ chế quản lý, chính sách của nhà nước làm cho các ý tưởng, các dự án kinh doanh của nhà quản trị rấtkhó triển khai, hoặc trong quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc, bất cập Bên cạnh đó, sự cải tiến luôn đi kèm vớinhững rủi ro thất bại nên tâm lý nhiều nhà quản trị không kiên quyết làm đến cùng

8 Vai trò người giải quyết các xáo trộn

Nếu không kịp thời đối phó, mà để những mâu thuẫn dẫn đến xáo trộn công ty, gây thiệt hại vô cùng lớn về tài chínhcũng như uy tín của công ty

Khó khăn: Do những xáo trộn đều là những thứ không thể ngờ, nhiều việc thậm chí rất nghiêm trọng, nếu không giải

quyết có thể gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp, tuy nhiên, khi xử lý, nhà quản trị lại không được sựhợp tác từ nội bộ, có lẽ đó là khó khăn lớn nhất

9 Vai trò người phân phối tài nguyên

Trang 11

Nếu với vai trò lãnh đạo của mình, nhà quản trị thực hiện việc phân phối tài nguyên của doanh nghiệp không hợp lý, giả

sử những dự án cần thực hiện trước mắt thì không thực hiện, lại đi làm những dự án có thể trì hoãn, hoặc có thể triểnkhai thực hiện sau một thời gian sẽ dẫn đến mất cân đối nguồn cung, như vậy vừa không đạt được hiệu quả, vừakhông đạt được hiệu suất kinh doanh Nếu lâu dần như vậy, chi phí cơ hội của doanh nghiệp phải bỏ ra là rất lớn, ảnhhưởng mạnh mẽ đến tài chính doanh nghiệp, gây mất lòng tin trong nội bộ về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị

Khó khăn

Hiệu quả sử dụng tài nguyên trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ vẫn còn thấp dotrình độ quản lý yếu kém, năng lực xác định các cơ hội của hiệu quả tài nguyên thấp, thiếu cán bộ chuyên môn, trangthiết bị lạc hậu…

10 Vai trò người đàm phán

Như chúng ta đã biết, đàm phán là công việc rất khó nhưng vô cùng cần thiết trong doanh nghiệp, nếu không được chútrọng đầu tư hợp lý, đặc biệt là nhà quản trị - người đóng vai trò như người thương thuyết lại không hoàn thành tốt vaitrò của mình sẽ dần dần làm mất đi khách hàng, mất đi các hợp đống Khi đó sẽ làm mất dần doanh thu của doanhnghiệp, làm cho lợi nhuận giảm, thậm chí lâu dần có thể đẩy doanh nghiệp đến bên bờ phá sản

Khó khăn: Không phải ai bẩm sinh cũng đã có năng lực đàm phán, thậm chí kỹ năng này còn có thể bị mất dần qua

thời gian, do càng lớn người ta càng có nhu cầu thỏa hiệp nhằm tránh mất đi quyền lợi Mặt khác, vai trò này chỉ đượcnhà quản trị phát huy tốt khi họ thu thập đủ và đúng thông tin, nên nếu nhà quản trị không tròn vai trong vị trí người thuthập thông tin thì quả thật cực kỳ khó để là nhà đàm phán thành công

Tóm lại: Mười vai trò này liên hệ mật thiết với nhau và bất cứ lúc nào trong hoạt động của tổ chức của mình, nhà quản

trị có thể phải thực hiện nhiều vai trò cùng lúc, song tầm quan trọng của các vai trò thay đổi tùy theo cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức Vai trò của nhà quản trị có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức

Câu 4 Các kỹ năng cần thiết đối với nhà QT? mức độ đòi hỏi về từng loại kỹ năng này đối với các nhà QT ở cấp bậc khác nhau? Những kỹ năng này giúp ích gì cho nhà quản trị trong điều hành công việc?

1.1 Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị

1.1.1 Kỹ năng tư duy

Là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản trị, đặc biệt là nhà quản trị cấp cao Kỹ năng này đòi hỏi nhà quản trị phải có tầm nhìn chiến lược, hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường tác động đến doanh nghiệp

Ví dụ:Một trong những yếu tố làm nên thành công của Microsoft là nhờ vào tầm nhìn chiến lược sắc sảo của Bill Gates Với sự am hiểu sâu sắc về công nghệ và khả năng đặc biệt về tổng hợp phân tích khuynh hướng phát triển của công nghệ, Gates đã đóng vai trò một nhà tiên tri của Microsoft, chỉ đạo chiến lược phát triển của công ty

1.1.2 Kỹ năng nhân sự

Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuậnlợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp quản trị viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức

Ví dụ: Khả năng cùng làm việc, khả năng hòa nhập, khả năng thuyết phục, động viên khích lệ người khác của nhà quản trị hay là khả năng xây dựng bầu không khí hợp tác trong tổ chức, hay khả năng đàm phán, thượng lượng với đối

Trang 12

tác, khả năng giao tiếp với khách hàng…

1.2 Mức độ đòi hỏi từng kỹ năng đối với các nhà quản trị ở cấp bậc khác nhau

Dù cấp bậc nào các nhà quản trị cũng cần có các kỹ năng cấn thiết, đó là: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng tư duy, kỹ năngnhân sự Tuy nhiên mức độ ứng dụng của từng kỹ năng đối với các cấp quản trị khác nhau là khác nhau Hình sau thể hiện mức độ đòi hỏi từng kỹ năng đối với các cấp khác nhau:

Tất cả các nhà quản trị, dù làm việc ở lĩnh vực nào cũng đều phải có đầy đủ 3 loại kỹ năng trên Hình trên cho thấy rằng ý nghĩa quan trọng tương đối của ba kỹ năng này đối với một nhà quản trị cụ thể tùy thuộc vào cấp của người đó

trong tổ chức Kỹ năng kỹ thuật sẽ giảm dần mức độ quan trọng khi lên cao dần trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị Kỹ năng tư duy thì ngược lại, càng tăng dần sự quan trọng khi lên cao dần trong hệ thống cấp bậc Kỹ năng nhân sự thì như nhau đối với nhà quản trị ở mọi cấp vì nhà quản trị nào cũng cần phải làm việc và tiếp xúc với con

người

· Kỹ năng tư duy: Một người ở cấp quản trị càng cao thì họ càng liên quan nhiều hơn đến những quyết định dài

hạn có ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của toàn bộ tổ chức

· Các kỹ năng kỹ thuật: Cần thiết cho mọi cấp quản trị, song chúng có ý nghĩa quan trọng nhất đối với hiệu

quả công tác của những nhà quản lý cấp cơ sở sở Do họ trực tiếp lãnh đạo nhóm, phòng ban trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ trong tổ chức nên đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật phải cao

· Kỹ năng nhân sự: Kỹ năng nhân sự là kỹ năng liên quan đến con người Đối với nhà quản trị cấp cao, công

việc chính của họ là đưa ra các chiến lược, họ giao tiếp với cả người bên ngoài và bên trong tổ chức Đối với nhà quản trị cấp trung, họ là người bổ sung kế hoạch và chiến lược, giao tiếp với cấp trên và cấp dưới Còn nhà quản trị cấp cơ sở, phần lớn thời gian tham gia vào công việc chuyên môn và trực tiếp hướng dẫn nhân viên nên phải có khả năng thuyết trình, hướng dẫn

1.3 Lợi ích các kỹ năng quản trị trong việc điều hành công việc

Để hiểu rõ việc nhà quản trị vận dụng các kỹ năng này vào việc điều hành công việc, chúng ta cùng xem xét một trường hợp điển hình của công ty bia Heineken

Ø Về kỹ năng tư duy:

· Thực hiện thành công chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.

· Chiến lược của Heineken tập trung hoàn toàn vào tính xuất khẩu của thương hiệu

· Heineken là một trong những thương hiệu đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của việc kinh doanh đa quốc gia

· Sự thành công Heineken là có được tầm nhìn đúng đắn, tăng cường chất lượng khâu bảo quản và chế biến

Ø Về kỹ năng nhân sự:

· Sẵn sảng trả lương cao cho nhà quản trị giỏi

· Tăng lương cho những người làm tốt nhưng cố gắng duy trì họ ở vị trí thành công nhất

· Luôn lựa chọn những nhân sự cấp cao có chiến lược, có tầm nhìn tổng quát và tư duy tốt

Ø Về kỹ năng kỹ thuật:

· Các quy trình sản xuất bia được quy định và kiểm nghiệm chặt chẽ

· Cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp

Câu 5 Áp dụng lý thuyết về môi trường để phân tích tác động của môi trường đến một doanh nghiệp cụ thể

Từ đó rút ra những vấn đề gì cho doanh nghiệp này.

Câu 6 Việc quản trị trong điều kiện môi trường năng động và phức tạp có điểm gì khác biệt so với việc quản trị trong điều kiện môi trường ổn định và đơn giản?

TL <Nhóm mar 2>

Để thấy được sự khác nhau trong cach quản trị giữa 2 môi trường, trước hết cần phân biệt đặc điểm của 2 môi trường

Trang 13

Ít biến động/ thay đổi.

Hiện tại, hiếm có doanh nghiệp nào hoạt

động trong môi trường này

Có nhiều yếu tố tác động/ ảnh hưởng

Thường xuyên thay đổiCác doanh nghiệp hiện nay đang dần chuyểnsang hoạt động ở môi trường này

Cạnh

tranh

Ít có sản phẩm mới được tạo ra

Chất lượng sản phẩm ít khi được cải thiện

Giá thành sản phẩm ít thay đổi

Vòng đời sản phẩm dài

Ít sản phẩm thay thế

Ít đối thủ cạnh tranh, ít người gia nhập

ngành

Ít áp lực và mối đe dọa đối với doanh nghiệp

Nhiều sản phẩm mới được tạo ra

Chất lượng sản phẩm luôn được nâng cao,hoàn thiện hơn

Giá thành ngày càng rẻ hơn

Vòng đời sản phẩm ngắn

Nhiều sản phẩm thay thế

Nhiều đối thủ cạnh tranh, nhiều đối thủ mới

Có nhiều áp lực và mối đe dọa đối với doanhnghiệp

Do có ít yếu tố tác động vào môi trường này,

hơn nữa, các yếu tố tác động lại biến đổi

không nhiều, nên nhà quản trị trong môi

trường này không cần nhiều kiến thức về

những yếu tố tác động, chỉ cần nắm chắc

những yếu tố chính tác động đến doanh

nghiệp và ngành là có thể quản trị tốt được

Vấn đề quản trị đơn giản

Do có nhiều yếu tố tác động, hơn nữa nhữngyếu tố này lại biến động không ngừng nên nhàquản trị trong môi trường này cần rất nhiềunhững kiến thức về những yếu tố tác động,không chỉ nắm những yếu tố trong doanhnghiệp và ngành của mình, mà con phải xemxét những yếu tố tác động đến nhà cung cấp,khách hàng… mới có thể quản trị tốt đượcQuản trị khó khăn và phức tạp

Trang 14

Từ sự khác biệt trên, ta có những khác biệt trong cách quản trị giữa môi trường đơn giản-ổn định và môi trường phức tạp-năng động như sau:

MT ĐƠN GIẢN – ỔN ĐỊNH MT PHỨC TẠP – NĂNG ĐỘNG

Hoạch định - Chỉ cần hoạch định tốt ở bước đầu có

thể ứng dụng cho thời thời gian saubằng cách điều chỉnh lại chút ít chophù hợp Do môi trường ít biến độngnên kế hoạch lập ra tương đối ổn địnhtrong ngắn hạn Kế hoạch dự phòng làcần thiết nhưng không cần quá nhiều

- Độ phức tạp cao: ngoài những hoạch địnhdài hạn thì những hoạch định trong ngắn hạnphải liên tục, cập nhật và điều chỉnh cho phùhợp vì các yếu tố tác động không ngừng thayđổi

- Cần có nhiều phương án dự trù để linh hoạtứng phó

Tổ chức

- Chính nhờ hoạch định tương đối ổnđịnh, nên cơ cấu tổ chức nếu đã phùhợp với chiến lược hoạch định thìcũng không cần phải thay đổi quánhiều Việc giữ ổn định cơ cấu tổchức trong môi trường này sẽ thuậnlợi hơn vì cơ cấu này đã vận hành tốtcho doanh nghiệp, sự thay đổi quánhiều sẽ làm cho tổ chức không ổnđịnh và không giúp ích gì được vềmặt hoạt động

- Khi hoạch định thay đổi, đòi hỏi tổ chứccũng phải thay đổi cho phù hợp

- Cơ cấu, bộ máy quản lý phân chia hợp lý

và thay đổi thường xuyên khi có yêu cầu

- Nguồn lực sẵn có cao và đòi hỏi nhân lựcphải không ngừng học hỏi, nâng cao trình

độ, tay nghề đẻ bắt kịp với sự thay đổi củamôi trường

- Khuynh hướng thiên về hành động

Điều khiển - Sử dụng cách quen thuộc Do không

có nhiều sự biến đổi và ít yếu tố tácđộng cũng có thể làm cho nhân viênkhông tìm thấy nguồn cảm hứng trongcông việc hoặc họ dễ cảm thấy không

đủ để họ phát huy tài năng, chính vìvậy, dù trong môi trường ổn định, nàhquản trị cũng phải khéo léo có nhữngchính sách động viên và khuyến khíchnhân viên phù hợp, không nên thụđộng Thông tin tuy đơn giản nhưngphải được truyền đạt cách chính xác

-Chế độ động viên từng thời kỳ để phù hợpvới điều kiện phát triển của doanh nghiệp vàcủa ngành cũng như của đất nước

- Thông tin xuyên suốt và cập nhật để phảnứng kịp thời Do môi trường thông tin biếnđộng nhanh và mạnh nên việc đảm bảothông tin được truyền đạt chính xác, hiệuquả trong môi trường này khó khăn hơn, đòihỏi nhà quản trị phải xây dựng cho doanhnghiệp mình một hệ thống truyển tin tốt

- Giải quyết các xung đột và xáo trộn linhhoạt và hài hòa

- Định kỳ Do môi trường ít biến động - Kiểm soát, đánh giá chặt chẽ và kịp thời

Trang 15

Kiểm soát nên việc kiểm soát có thể bị buông

lỏng hoặc làm một cách hời hợt Chính

vì vậy, cần lên kế hoạch những điểm

dễ xảy ra sai sót để kiểm soát định kỳthực sự có hiệu quả

( định kỳ và đột xuất)

- Môi trường có nhiều bến động nên việckiểm soát càng cần phải chặt chẽ, khôngnhững kiểm soát định kỳ mà còn cần kiểmsoát đột xuất để kịp phản ứng với những thayđổi của môi trường

KẾT LUẬN:

Khó có thể phân biệt một cách rạch ròi doanh nghiệp hiện ở hẳn trong một môi trường nào Trong môi trường kinhdoanh hiện đại ngày nay, doanh nghiệp có thể ở giữa 2 loại môi trường Chính vì vậy, việc nghiên cứu môi trường lànền tảng để các doanh nghiệp tiến hành phân tích môi trường mình đang hoạt động Các doanh nghiệp cần phân tích

cả môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp Liệt kê càng nhiều, càng cụ thể, chi tiết càng tốt các yếu tố tácđộng vào doanh nghiệp Những yếu tố đó bao gồm những yếu tố từ những năm trước đây và những yếu tố tác độnghiện tại Sau đó dựa vào sự biến động của các yếu tố để phân loại môi trường Việc phân tích môi trường cần phải tiếnhành nhiều lần Nhà quản trị cần sử dụng đội ngũ chuyên gia phân tích trên từng vấn đề mang tính chiến lược chodoanh nghiệp

Câu 7 Những vấn đề thách thức của quản trị trong môi trường kinh doanh hiện đại <Nhóm Nghiên cứu>

1 Quá trình quốc tế hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ

Toàn cầu hóa đã làm cho việc tiếp cận và mở rộng các thị trường dễ dàng hơn, các công ty dễ dàng hơn trong việc tiếpcận các nguồn lực tốt nhất và rẻ nhất cho họat động của mình

Đi liền với toàn cầu hóa là sự cạnh tranh khốc liệt trên phạm vị toàn cầu, trên cả hai cấp độ là giữa các quốc gia và giữa các doanh nghiệp Sự gia tăng mức độ cạnh tranh làm cho nền kinh tế thay đổi nhanh chóng và khó có thể dự báotrước được

Trong giai đoạn hiện nay phổ biến khuynh hướng đầu tư xuyên quốc gia của các doanh nghiệp Khu vực châu Á và Thái Bình Dương đã chứng kiến những làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu Những dự án đầu

tư này di chuyển một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng lợi thế tương đối của các nước và khuynh hướng đầu tư xuyên quốc gia đã tạo ra sự đan kết kinh tế giữa các quốc gia như “sự phân công lao động trên toàn cầu” Một hình ảnh tiêu biểu cho sự “phân công toàn cầu” thể hiện giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc

là nhìn vào các vụ đầu tư của công ty Motorola ở hai nước đó Tới 40% các phần mềm dùng trong máy điện thoại di động mới của Motorola là do các cơ sở nghiên cứu ở Bangalore, Ấn Độ sáng chế Nhưng hầu hết việc lắp ráp máy điệnthoại để bán thì thực hiện ở Trung Quốc

Khuynh hướng này đòi hỏi các doanh nghiệp Châu Á cần phải có các kinh nghiệm cần thiết nhằm hoạt động hữu hiệu trong các nước có các hệ thống chính trị và văn hóa khác nhau Các công ty Châu Á cần phát triển các chính sách, thủ tục phù hợp để tuyển chọn, chuẩn bị và gửi các chuyên gia (cùng với gia đình họ) đi quản lý các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài Các chuyên gia cần phải hiểu các đặc trưng về văn hóa, xã hội, chính trị ở những nước mà công ty sẽ hoạt động và cần phải có các kỹ năng quản trị lực lượng lao động đa văn hóa

2 Kỷ nguyên thông tin

Sự bùng nổ thông tin và tri thức với tốc độ chóng mặt hiện nay đã làm cho những người lao động và các tổ chức khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề của mình Trong điều kiện bùng nổ của tri thức và thông tin, sự quá tải thông tin trở thành một gánh nặng và vì thế để tìm được những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định hoặc gỉải quyết vấn

đề là cực kỳ khó và là một quá trình tốn kém rất nhiều thời gian và công sức cho tất cả mọi người hiện nay

Sự kết hợp giữa tự động hóa và mạng thông tin toàn cầu cho phép các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch kinh

Trang 16

doanh quốc tế luân chuẩn vốn đầu tư một cách nhanh chóng, nhờ đó nâng cao khả năng hoạt động, năng suất và hiệu quả

Tự động hóa và năng suất lao động tăng làm giảm số lượng nhân công Tự động hóa giúp các nhà quản trị quản lý và kiểm soát công nhân, thu thập và xử lý thông tin được nhanh chóng và thuận tiện hơn Tự động hóa yêu cầu các doanhnghiệp phải đầu tư cho việc nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới

3 Sự khác biệt (đa dạng) ngày càng tăng trong lực lượng lao động

VN đang thiếu lao động lành nghề Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhân viên, nhất là các chuyên viên, cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề

Một trong những thách thức lớn mà những nhà quản trị phải đối mặt trong thế kỷ 21 sẽ là việc phối hợp những nổ lực làm việc của những thành viên đa dạng trong tổ chức để hoàn đạt những mục tiêu của tổ chức Đặc điểm của những tổchức hiện nay là sự đa dạng về lực lượng lao động tức là sự khác nhau về giới tính, chủng tộc, độ tuổi và những đặc điểm khác phản ánh sự khác biệt

Người ta cho rằng những con người khác nhau sẽ tìm cách hòa đồng với nhau Nhưng hiện nay người ta nhận ra rằng khi đi làm việc con người không thể từ bỏ những giá trị văn hóa và sự khác biệt trong lối sống Vì vậy, thách thức của nhà quản trị là phải điều tiết các hoạt động của tổ chức mình thật hài hòa với những nhóm người khác nhau bằng cách nhận biết những lối sống, những nhu cầu về gia đình và cách thức làm việc khác nhau Quan niệm “ Pha trộn” đã được thay thế bằng khái niệm công nhận và tôn trọng những sự khác biệt

4 Sự trung thành của nhân viên với tổ chức sút giảm

Môi trường kinh doanh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, linh hoạt hơn trên tất cả mọi phương diện điện tử sản xuất, Marketing đến quản trị nguồn nhân lực Do đó người không thích nghi, đáp ứng được những yêu cầu

đó của doanh nghiệp sẽ bị sa thải và những cá nhân có năng lực sẽ nổi lên như những tài năng xuất chúng Như vậy, chuẩn mực giá trị của người lao động chuyển sang khuynh hướng căn cứ vào tài năng hơn là lòng trung thành Đồng thời sự sa thải công nhân một cách không thương tiếc cũng đặt với những lao động những câu hỏi mới về lòng trung thành, sự tận tụy phục vụ của họ đối với doanh nghiệp

5 Quản lý trong môi trường luôn thay đổi

Sự thay đổi nhanh chóng và ở phạm vi lớn của môi trường kinh doanh tạo ra áp lực tâm lý cho doanh nghiệp và nhân viên phải linh hoạt thích ứng và chấp nhận rủi ro

Chu kỳ đổi mới công nghệ ngày càng ngắn hơn, vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn Nếu doanh nghiệp không có chiến lược sản phẩm thích hợp thì rất có thể bị thua lỗ, bởi hàng hóa rất có thể bị chất đống trong kho do tốc độ lỗi thời,bởi hàng hóa sẽ bị ế thừa do không phù hợp với thị trường của người tiêu dùng trên thị trường

6 Chú trọng hơn tới chất lượng của hàng hóa và dịch vụ

Đặc điểm của thị trường hiện đại là cạnh tranh mang tính tòan cầu và ngày càng khốc liệt, cạnh tranh về giá đã nhườngbước cho cạnh tranh về chất lượng và tốc độ, khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn, đòi hỏi cao hơn và được chiều chuộng hơn thông qua cạnh tranh Doanh nghiệp cần sáng tạo ra các giá trị cao, độc đáo, hiểu biết nhu cầu của khách hàng để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng Doanh nghiệp cần có những nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng, và đưa ra những chính sách phù hợp để phục vụ, chăm sóc khách hang, làm khách hàng hài lòng

7 Cải thiện hành vi đạo đức và trách nhiệm xã hội

Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp, các doanh nhân phải có đạo đức trong kinh doanh,

có những hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với toàn xã hội,… Những cái đó được coi

là văn hoá kinh doanh Ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh một bộ phận doanh nghiệp tuy hiểu biết về pháp luật nhưng vẫn

cố tình vi phạm, thì vẫn còn diễn ra tình trạng một số doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không có kiến thức về pháp luật nên đã vô tình vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động

Trang 17

Câu 8 Ảnh hưởng của ĐĐKD đến sự thành công của doanh nghiệp (minh họa qua ví dụ cụ thể) <Nhóm Mar 1>

1 Khái niệm về đạo đức kinh doanh:

1.1 Khái niệm đạo đức

Để làm rõ khái niệm đạo đức trong kinh doanh, trước tiên ta cần tìm hiểu khái niệm về “đạo đức” Đạo đức là tậphợp các quan điểm về thế giới, về phong cách sống của một cá nhân, một nhóm người hay rộng hơn là của một tầnglớp xã hội Đạo đức là khái niệm về những nguyên tắc luân thường đạo lý của con người, thuộc phạm trù tốt hay xấu,đúng hay sai Đạo đức thường gắn liền với một nền văn hóa, tôn giáo, quan điểm về nhân văn, triết học và luật lệ xãhội

Đạo đức có những đặc điểm sau:

- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực và tính địa phương

- Nội dung các chuẩn mực đạo đức có thể thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể

- Cần phân biệt đạo đức với pháp luật: đạo đức không có tính cưỡng chế, cưỡng bức mà mang tính tự nguyện

1.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh liên quan đến những nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, trong điều kiện môi trường kinh doanh của cá nhân và tổ chức đó Định nghĩa về

đạo đức kinh doanh theo Ferrels và John Fraedrich: “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, có phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”.

1.3 Các nguyên tắc, chuẩn mực và phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh thể hiện trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ khi thành lập,vận hành đến khi giải thể và dựa trên nền tảng những chuẩn mực, luân lý về đạo đức:

- Về mặt kinh tế - xã hội: Chú trọng đến lao động tập thể, tính đoàn kết, tự giác và sang tạo trong tập thể Ngoài

ra, còn kết hợp hài hòa với tinh thần yêu nước, hòa nhập quốc tế và đề cao chủ nghĩa nhân đạo

- Về mặt cá nhân: Đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người tham gia lao động: trung thực, khiêm tốn, sángtạo, có trách nhiệm cao trong công việc, biết gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích khách hàng và xã hội; đồngthời đề cao trách nhiệm xã hôi

2 Ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp

Thực tế đã cho thấy, nếu các doanh nghiệp xây dựng các chuẩn mực, triết lý kinh doanh dựa trên nền tảng đạođức tốt, tôn trọng các giá trị bền vững từ bên trong (như người lao động, văn hóa công ty,…) cũng như các chủ thểtương tác bên ngoài (như khách hàng, nhà đầu tư, xã hội, môi trường tự nhiên…) thì sẽ phát triển ngày càng lớn mạnh

và bền vững; sức mạnh thương hiệu ngày càng được nâng cao trên thương trường Ngược lại, nếu thiếu đạo đức vàkỷ cương quản trị, sẽ dễ trở thành một doanh nghiệp của cơ hội, kinh doanh chụp giật, đầu cơ…Vì vậy, cách xây dựng

và phát triển thương hiệu tối ưu nhất của bất cứ doanh nghiệp nào là xây dựng và phát triển gắn liền các chuẩn mựcđạo đức Thương hiệu có tiếng tăm, uy tín sẽ dễ dàng giúp một doanh nghiệp đạt tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với các đối

Trang 18

thủ cạnh tranh, cũng như chiếm được thị phần cao hơn từ những khách hàng trung thành, dẫn tới thành công đạt đượccũng lớn hơn.

2.1 Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh

Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ phápluật và các chuẩn mực đạo đức xã hội Tuy nhiên, pháp luật không thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trongviệc khuyến khích mọi người làm việc thiện nguyện, tác động vào lương tâm của doanh nhân Bởi vì phạm vi ảnhhưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điềuchỉnh những hành vi liên quan tới chế độ nhà nước, chế độ xã hội,… Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, càng chặt chẽ

và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao Các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật khi bị phát hiện

sẽ bị các cơ quan chức năng có thẩm quyền điều chỉnh hoặc chế tài

Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà cònchủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổchức Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp.Minh họa 2.1: (các bạn tự cho ví dụ nha), vd Giá trị cốt lõi trong hoạt động kd của Trung Nguyên là phát triển các spthỏa mãn, tôn trọng khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ luật pháp

2.2 Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp

Một Dn có đạo đức kd và trách nhiệm xã hội sẽ đạt hiệu quả cao trong các hoạt động hàng ngày, từ sự tận tâmcủa các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đến việc đưa ra các quyết định đúng đắn hơn, sự trung thànhcủa khách hàng, và đạt được lợi ích về kinh tế lớn hơn

Khách hàng có xu hướng mua hàng của công ty liêm chính hơn, đặc biệt là khi giá cả của công ty đó cũng bằngvới đối thủ Về phần các nhân viên, khi họ cảm nhận rằng công ty của mình có môi trường đạo đức tốt, họ sẽ tận tâmhơn và hài lòng với công việc của mình hơn; các công ty cung ứng cũng thường muốn làm ăn lâu dài với các công ty

mà họ tin tưởng để qua hợp tác họ có thể xóa bỏ được sự không hiệu quả, các chi phí và những nguy cơ để có thể làmhài lòng khách hàng; các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và uy tín của các công

ty mà họ đầu tư Vì vậy, kinh doanh có đạo đức là nền tảng cho sự hiệu quả năng suất, lợi nhuận cũng như nâng cao

uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đối với xã hội, khách hàng và nhà đầu tư Minh họa 2.2: (các bạn tự cho ví dụnha) vd Trung Nguyên 12 năm liền đạt danh hiệu hàng VN chất lượng cao

2.3 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên

Bất kỳ doanh nghiệp nào dù quy mô lớn hay nhỏ, muốn đạt được những thành công trong hoạt động kinh doanhcủa mình thì trước hết phải có một đội ngũ nhân viên đủ năng lực, đủ sức vận hành bộ máy theo đường lối kinh doanh

mà các cấp lãnh đạo đã đề ra Tuy nhiên, làm thế nào để giữ chân những nhân viên có năng lực lâu dài và khiến họluôn cảm thấy bản thân là một phần của doanh nghiệp, sẵn sàng cống hiến vì lợi ích tập thể là một điều không hề dễdàng

Để đạt được điều này, doanh nghiệp trước hết cần thực hiện tốt và đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động như:tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân viên, đảm bảo chế độ lương thưởng, phúc lợi rõ ràng, hợp lý, thựcthi những chính sách tôn trọng nhân quyền nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và công bằng cho người tham gia laođộng Thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng phản

Trang 19

ánh đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đó Khi được thỏa mãn nhu cầu vật chất lẫn tinh thần, người lao động sẽcảm thấy giá trị bản thân được tôn trọng, và công sức lao động họ bỏ ra được công nhận, từ đó, người lao động tựnhận thấy phải tận tâm làm việc để xứng đáng với chế độ đãi ngộ mà doanh nghiệp đã dành cho họ Nếu doanh nghiệpđạt được sự hài hòa, thống nhất trong mối quan hệ này, năng suất lao động sẽ ngày càng tăng cao dẫn đến giá trịdoanh nghiệp cũng phát triển tương ứng, doanh nghiệp và người lao động sẽ cùng nhau xây dựng khối thống nhấtchung, sẵn sàng đối mặt, vượt qua những thử thách trên thương trường nhằm từng bước đạt đến những mục tiêu,chiến lược dài hạn đề ra ban đầu.

Minh họa 2.3: (các bạn tự cho ví dụ nha) vd, Chính sách quản lý và đào tạo nguồn nhân lực ở Trung Nguyên

2.4 Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng

Các hành vi vô đạo đức rõ ràng có thể làm suy giảm lòng trung thành của khách hàng và họ sẽ chuyển sang muahàng của các thương hiệu khác, ngược lại hoạt động kinh doanh có đạo đức sẽ lôi cuốn khách hàng đến và sử dụngsản phẩm của công ty Người tiêu dùng thích mua sản phẩm của các công ty có danh tiếng tốt, quan tâm đến lợi íchcủa họ cũng như của xã hội Khách hàng sẵn sàng ưu tiên những thương hiệu nào có đạo đức kd nếu giá cả và chấtlượng như nhau Vì vậy, các công ty có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượngsản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn,dành được nhiều lợi nhuận hơn, dẫn đến sự trung thành của khách hàng đối với họ ngày càng tăng

Để thu được những lợi nhuận lâu dài thì việc phát triển mối quan hệ tôn trọng và hợp tác cùng với khách hàngchính là điểm cốt lõi Khi niềm tin của khách hàng tăng thì doanh nghiệp sẽ có động lực cải thiện chất lượng, dịch vụ,

từ đó sẽ phục vụ khách hàng được tốt hơn Các doanh nghiệp thành công thường trân trọng ý kiến phản hồi của kháchhàng và khuyến khích họ tham gia vào quá trình giải quyết các rắc rối

Để hoạt động kinh doanh được bền vững, các doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh thường xem trọng và đề caolợi ích của khách hàng cũng như kết hợp hài hòa với lợi ích của người lao đông, nhà đầu tư và cộng đồng, địa phương,

xã hội Hoạt động kinh doanh có đạo đức và hướng tới khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được vị thế cạnhtranh vững mạnh, ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh cũng như tạo được uy tín tốt trên thương trường Minhhọa 2.4: Trung Nguyên lấy người tiêu dùng làm trọng tâm để phát triển

2.5 Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

Theo 1 nghiên cứu tiến hành với 500 tập đoàn lớn của Mỹ thì những doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành viđạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tàichính Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành một bộ phận trong các kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp,đây không còn là một chương trình do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản lý trong

nỗ lực để dành lợi thế cạnh tranh

Đạo đức trong kinh doanh của một doanh nghiệp có liên hệ mật thiết đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanhthu của doanh nghiệp đó Đó có thể là đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội bằng hoạt động kinh doanh lành mạnhcủa mình, đầu tư xã hội, tổ chức các chương trình mang tính nhân văn, sự cam kết đóng góp của doanh nghiệp vàocác chính sách công, Đây là các phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để quản lý các mối quan hệ kinh tế, xã hội,môi trường và cũng là cam kết của doanh nghiệp với các bên liên quan có ảnh hưởng đến thành công dài hạn củadoanh nghiệp về sau

Trang 20

Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không thể duy trì và phát triển một môi trường kinh doanh có đạo đức, nếu như hoạtđộng kinh doanh không tạo ra lợi nhuận Các doanh nghiệp có nguồn lực lớn sẽ có nhiều lợi thế để thực thi hoạt độngkinh doanh cũng như trách nhiệm xã hội của mình hợp chuẩn mực đạo đức như phục vụ khách hàng, tăng sự hài lòng,gắn kết nhân viên, thiết lập lòng tin với đối tác, cộng đồng, xã hội Thực tế trong môi trường kinh doanh hiện đại vàcạnh tranh khốc liệt ngày nay, doanh nghiệp nào chọn chiến lược kinh doanh đi ngược với các quy tắc, chuẩn mực đạođức, ví dụ kinh doanh chụp giựt, lừa đảo, chạy theo lợi nhuận mù quáng mà bỏ quên các giá trị cốt lõi thì sau một thờigian sẽ đối mặt với các hậu quả rất tiêu cực, lợi nhuận suy giảm hoặc thậm chí phá sản do bị khách hàng, nhà đầu tư

và cả xã hội quay lưng

Thực tế cho thấy, việc thực thi đạo đức trong kinh doanh về lâu dài sẽ mang lại cho doanh nghiệp niềm tin từkhách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng và xã hội, đó chính là tiền đề rất quan trọng để doanh nghiệp tăng doanh thu, lợinhuận, phát triển mở rộng, duy trì lợi thế cạnh tranh, Ngoài lợi thế về kinh tế, đạo đức trong kinh doanh còn là kim chỉnam, tạo thói quen kinh doanh lành mạnh để doanh nghiệp hạn chế sai lầm, về lâu dài sẽ giúp họ phát triển bền vững.Minh họa 2.5: (các bạn tự cho ví dụ nha) vdTrung Nguyên thực thi đạo đức kinh doanh trong các chương trình hỗtrợ cho nông dân trồng cà phê và tham gia các chương trình đóng góp cho cộng đồng, xã hội

2.6 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia

Các nhà kinh tế học thường đặt câu hỏi tại sao một số nền kinh tế thị trường mang lại năng suất cao, công dân

có mức sống cao, trong khi đó các nền kinh tế khác lại không được như thế

Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế xây dựng trên tính minh bạch, trung thực, là yếu tố vô cùng quan trọng

để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệthống các thể chế kinh tế-chính trị hợp lý và chặt chẽ, trong đó bao gồm cả đạo đức kinh doanh, để khuyến khích tăngnăng suất Trong khi đó, tại các nước kém phát triển hơn, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi vấn nạn kinhdoanh độc quyền, tham nhũng, quan liêu hạn chế nghiêm trọng quá trình phát triển của các cá nhân tham gia hoạtđộng kinh doanh, dẫn đến kiềm hãm sự tiến bộ chung của toàn xã hội

Các doanh nghiệp hoạt động trong những thị trường tạo được uy tín quốc tế về hoạt động kinh doanh, minh bạchthông tin, cạnh tranh lành mạnh như Nhật Bản, Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Thụy Điển, sẽ có nhiều cơ hội thànhcông và phát triển hơn phần còn lại do họ đã xây dựng được uy tín tốt, tạo nên sức mạnh thương hiệu đảm bảo chotinh thần hợp tác kinh doanh quốc tế mạnh mẽ, bền vững, tin tưởng và hài hòa lợi ích lẫn nhau giữa các bên

Khi tìm hiểu các thể chế xã hội khác nhau, sự vững mạnh, ổn định kinh tế giữa các nước đã phát triển có sự khácbiệt lớn so với các nước chưa phát triển cũng như đang phát triển, khác biệt này gây ra bởi các chuẩn mực đạo đứctrong chính sách kinh tế mà các nước đang theo đuổi Có thể nói đạo đức đóng một vai trò chủ đạo trong công cuộcphát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia Xét ở khía cạnh doanh nghiệp, kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm sẽ tạoniềm tin nơi người tiêu dùng, từ đó tự bản thân doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển thêm các mối quan hệ đầy tiềmnăng, đẩy mạnh quá trình mở rộng, phát triển bền vững trong tương lai Từ đó, khi doanh nghiệp kinh doanh ổn định,hiệu quả sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động hơn, tạo ra nhiều sản lượng, giá trị thặng dư, góp phần vào sựphát triển chung của cả nền kinh tế quốc gia Minh họa 2.6: (các bạn tự cho ví dụ nha) vd Tầm nhìn và sứ mạng củaTrung Nguyên

Trang 21

3 Kết luận

Trước đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các hành vi kinh doanh có trách nhiệm và đạo đức,nhiều doanh nghiệp đã đưa ra cam kết với cộng đồng và xây dựng chuẩn mực, nguyên lý hoạt động dựa trên các camkết đó

Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với các cá nhân, khách hàng, ngườilao động, đối với doanh nghiệp, đối với xã hội và sự vững mạnh của cả nền kinh tế quốc gia Các cổ đông thườngmong muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có các chuẩn mực đạo đức cao, rõ ràng, quan tâm đến xã hội và có danhtiếng tốt Các nhân viên thích làm việc trong một công ty có thể tin tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính liêmchính trong các mối quan hệ kinh doanh Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho kháchhàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Tưcách công dân của doanh nghiệp cũng có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận mang lại của các khoản đầu tư, tài sản vàtăng doanh thu của doanh nghiệp Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của một quốcgia Đạo đức kinh doanh nên được tập thể quan tâm trong khi lập kế hoạch chiến lược như các lĩnh vực kinh doanhkhác, như sản xuất, tài chính, đào tạo nhân viên, và các mối quan hệ với khách hàng

Câu 9 Tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR (Corporate Social

Responsibility – CSR) đối với sự phát triển doanh nghiệp.

TL <Nhóm Tài chính>

1 Nhận thức về trách nhiệm xã hội (CSR):

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình

họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000,… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầucủa xã hội và được xã hội chấp nhận

-Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo đượchoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâmđến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao độnglàm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng

là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như các chương trình hỗ trợ châu Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú Bill Gates là một

ví dụ tiêu biểu Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn…, nếu các doanhnghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng

1 Lợi ích của việc thực hiện CSR ngày nay:

Ngày đăng: 24/09/2017, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w