Quyết định có tham vấn

Một phần của tài liệu Trả lời 20 câu hỏi quản trị học (Trang 27 - 28)

Khi nhà quản trị cần có thêm thông tin hay ý kiến của người khác thì việc tham vấn có thể thông qua hội họp để mọi người cho ý kiến hoặc gặp theo từng nhóm, cá nhân riêng rẻ. Sau khi tham khảo ý kiến, nhà quả trị mới tiến hành ra quyết định.

Đối với Quyết định có tham vấn thông thường nhà quản trị xây dựng một chuẩn mực nào đó sau đó tham vấn ý kiến và đưa ra quyết định.

· Hoàn cảnh dùng quyết định có tham vấn - Vấn đề phức tạp, phi cấu trúc.

- Đối phó với nhiều kiến thức mà nhà quản trị không hiểu sâu.

v Mô hình 3: Nhà quản trị tham khảo ý kiến của từng cá nhân riêng lẻ sau đó ra quyết định

Ưu điểm

§ Cá nhân được đóng góp ý kiến cảm giác được coi trọng, đánh giá cao, nỗ lực cố gắng khi quyết định được đề ra § Người được hỏi ý kiến có cơ hội nói, trình bày một cách tương đối thẳng thắn và thành thật

Nhược điểm

§ Tốn kém thời gian và chi phí § Các ý kiến dễ bị trùng lắp § Có nguy cơ bị rò rĩ thông tin

v Mô hình 4: Nhà quản trị tham khảo và trao đổi ý kiến với tập thể sau đó ra quyết định

Ưu điểm

§ Các ý kiến có sự kiểm tra đối chứng, không bị trùng lắp § Khuyến khích sự tranh luận, sáng tạo để tìm ra ý kiến hay

Nhược điểm

§ Ý kiến cá nhân có thể không được coi trọng đúng mức § Tốn kém chi phí và thời gian hơn mô hình 3

§ Người tham gia góp ý có thể không thành thật

§ Thông tin có nguy cơ rò rĩ thông tin cao hơn mô hình 3

Một phần của tài liệu Trả lời 20 câu hỏi quản trị học (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w