Những nhà quản trị không muốn ủy quyền, họ thường có một nhu cầu kiểm soát rất lớn, họ muốn được tự mình định hướng và điều hành mọi việc. Họ cho rằng sự vắng mặt của một định hướng, mục tiêu rõ ràng từ cấp trên và sự thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến rối loạn và thất bại của nhân viên. Họ cho rằng sự kiểm soát từ cấp trên là bắt buộc
Biện pháp khắc phục: Những nhà quản trị cần thay đổi trong suy nghĩ và mạnh dạn ủy quyền cho nhân viên. Họ
sẽ tự tin hơn trong ủy quyền nếu thực hiện đúng các nguyên tắc và đúng quy trình ủy quyền. Thêm nữa hoạt động ủy quyền là một nghệ thuật, muốn thành công trong hoạt động này nhà quả trị cần khéo léo thực hiện quy trình bên cạnh vận dụng nghệ thuật ủy quyền thì mới đạt kết quả. Một số lưu ý cho nhà quản trị khi ủy quyền là
Sự hợp tác: Một thuộc tính cơ bản của những nhà quản trị khi giao quyền là sự sẵn lòng tạo cho những người
khác một dịp để suy nghĩ
Sự sẵn sàng chia sẻ: Một nhà quản trị muốn ủy quyền một cách có kết quả phải sẵn sàng giao quyền ra quyết
định cho người được ủy quyền
Chấp nhận thất bại của người khác: Bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm, một cấp dưới phải được phép mắc
sai lầm, và thiệt hại của chúng phải xét đến việc đầu tư để phát triển con người
Sẵn sàng tin cậy cấp dưới: Việc ủy quyền chứa đựng một thái độ tin cậy của cả hai bên, mà đặt biệt là nhà
quản trị, cấp trên phải có lòng tin với cấp dưới
Sẵn sàng lập ra và sử dụng sự kiểm tra rộng rãi: Do cấp trên không thể giao phó trách nhiệm thực hiện, cho
nên họ sẽ không thể giao phó quyền lực trừ khi họ tìm ra cách thức để đảm bảo rằng quyền lực đang được sử dụng vì các mục tiêu và kế hoạch tổ chức. Việc thiết lập các hoạt động kiểm tra kết quả là một trong những nghệ thuật quản trị phức tạp nhất.
Ngoài những nguyên nhân trên, hoạt động ủy quyền cũng thường xuyên gặp thất bại hoặc không hiệu quả do không tuân thủ theo các nguyên tắc khi ủy quyền