Giáo dục là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia, góp phần đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển. Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức, mà quan trọng hơn là phải biết dạy cách học, cách nghiên cứu, kích thích người học chủ động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động học tập. Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường từ Tiểu học, THCS, THPT, đến các trường Đại học đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm. Trong dạy học các bộ môn nói chung có quan hệ giao tiếp thầy – trò nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp: thầy – trò thông qua sự hợp tác trong “Hoạt động nhóm” học sinh có điều kiện nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể (nhóm), ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó học sinh tự nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của tập thể nhóm.Hoạt động nhóm là một trong những hình thức dạy học đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam. J.A.Comenxki Nhà giáo dục, nhà tư tưởng lỗi lạc người Tiệp Khắc đã quả quyết rằng: học sinh sẽ thu thập được nhiều từ việc dạy cho bạn mình cũng như việc học hỏi từ bạn mình. V.Xandecson, C.Turney, Lewin K là những tác giả đã nghiên cứu và ứng dụng các mô hình dạy học theo nhóm và đã khẳng định vai trò của hình thức này đối với sự phát triển nhân cách của người học. Ở Việt Nam, trong cuốn Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo và PGS.TS Tô Hiệu bàn về dạy học theo nhóm tại lớp như một hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức, hợp tác vớinhau trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo.Từ xưa, bên cạnh câu “Không thầy đó mày làm nên” ông cha ta lại có câu “Học thầy không tầy học bạn”. Điều đó thêm khẳng định ý nghĩa của việc “Hoạt động nhóm” trong dạy học nói chung. Chính vì vậy nên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của nhóm là:
Trang 1MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia, góp phần đưa đất nước hộinhập với các nước phát triển Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mớiphương pháp dạy và học Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức, màquan trọng hơn là phải biết dạy "cách" học, "cách" nghiên cứu, kích thích người học chủđộng, sáng tạo, tích cực trong hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mộttrong những phương pháp đổi mới hiện được các trường từ Tiểu học, THCS, THPT, đếncác trường Đại học đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm.Trong dạy học các bộ môn nói chung có quan hệ giao tiếp thầy – trò nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp: thầy – trò thông qua sự hợp tác trong “Hoạtđộng nhóm” học sinh có điều kiện nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể (nhóm),
ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó học sinh
tự nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệmcủa mỗi cá nhân và của tập thể nhóm
Hoạt động nhóm là một trong những hình thức dạy học đang thu hút được sựquan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam J.A.Comenxki -Nhà giáo dục, nhà tư tưởng lỗi lạc người Tiệp Khắc đã quả quyết rằng: học sinh sẽ thuthập được nhiều từ việc dạy cho bạn mình cũng như việc học hỏi từ bạn mình
V.Xandecson, C.Turney, Lewin K là những tác giả đã nghiên cứu và ứng dụng các
mô hình dạy học theo nhóm và đã khẳng định vai trò của hình thức này đối với sự pháttriển nhân cách của người học Ở Việt Nam, trong cuốn "Tổ chức hoạt động dạy học ởtrường trung học", PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo và PGS.TS Tô Hiệu bàn về dạy học theonhóm tại lớp như một hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong
đó học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức, hợptác vớinhau trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo
Từ xưa, bên cạnh câu “Không thầy đó mày làm nên” ông cha ta lại có câu “Họcthầy không tầy học bạn” Điều đó thêm khẳng định ý nghĩa của việc “Hoạt động nhóm”
Trang 2trong dạy học nói chung Chính vì vậy nên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của nhóm là:
“Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh ở trường THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm và đưa ramột số biện pháp để bồi dưỡng kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh THPT, qua đó pháttriển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện… góp phần nâng cao chất lượng học tập
cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Giáo viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : kỹ năng thảo luận nhóm của HS ở trường THPT
Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng kỹ năng thảo luận
nhóm của học sinh ở trường THPT
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận dạy học ở trường PT
Điều tra thực trạng, kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường THPT
Đề xuất biện pháp, kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh trường THPT
5. Giả thuyết khoa học
Mức độ nhận thức của học sinh THPT về kỹ năng thảo luận nhóm chưa cao
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh, trong đóchủ yếu là cách học của học sinh còn mang tính đối phó, thụ động…và cách dạy của GV
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nguyên cứu lí luận: Thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổnghợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đếnthực trạng, kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh THPT
Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp choviệc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Phương pháp điều tra – quan sát: Quan sát quá trình thảo luận của các nhóm họcsinh trong trường THPT nhằm tìm hiểu thực trạng, kỹ năng thảo luận nhóm
Trang 3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng công
cụ điều tra và khẳng định giá trị của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm vàthực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh THPT
7. Dàn ý nội dung công trình
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 2 chương:
Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương 2 : THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trang 4Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Nhóm
1.1.1.Khái niệm nhóm
Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm
việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung.
Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm
để đạt được mục tiêu chung Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vàothông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình
Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như : Nhóm bạn học tập,nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làmviệc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức v.v
Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫnnhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trongnhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đếnmục tiêu đã đặt ra Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng
sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sựtưởng thưởng xứng đáng, không có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi củamỗi người Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể
có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người
Trang 5của nhóm.Khi tham gia xây dựng mục tiêu chung,các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấyhứng thú và họ đều cố gắng để đạt được.
Sự tương tác giữa các thành viên
Đây là yếu tố cơ của thảo luận nhóm Để thành một nhóm,các thành viên cần có mốiquan hệ “mặt giáp mặt ” kéo dài trong một thời gian nhất định.Họ giao tiếp và ảnh hưởnglẫn nhau.Họ giao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngôn ngữ cơ thể.Sự tham gia tích cực củanhóm viên sẽ đem lại sự thỏa mãn và gắn bó với nhóm.Tương tác phải hai chiều,chínhtương tác là yếu tố chủ yếu làm thay đổi hành vi con người.Trong tiếp xúc,họ càng gắnkết với nhau thì nhóm càng dễ dàng được mục đích chung.Chất lượng của tương tác mang
ý nghĩa rất lớn vì nó làm tang hiệu quả thảo luận nhóm
Có các qui tắc chung
“Những qui định chung của nhóm là đặc tính quan trọng nhất trong việc giúp nhóm
ổn định và vận hành một cách hiệu quả” Tập thể nào khi làm việc chung cũng cần xâydựng nội qui để mọi người tuân theo
Qui tắc là các luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặt ra.Những qui tắc này có thểđược thông báo, xác định một cách chính thức hoặc có khi được nhóm viên mặc nhiênchấp nhận không cần hình thức.Đối với các qui tắc này thì không thể áp đặt mà qua quátrình gắn bó với nhau, các thành viên sẽ phát hiện và tuân thủ
Vai trò của từng thành viên
Mỗi cá nhân của nhóm có những vai trò riêng góp phần giúp nhóm hoạt động hiệuquả.Thương thì các vai trò là hết quả của quá tình phân chia trác nhiệm dựa vào khả năngchuyên môn cũng như những điều kiện khác Vai trò là khuôn mẫu các hành vi quenthuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm.Các vai trò này từ từ có thể thành nếp tùyđặc tính nhân cách của nhóm viên và nhu cầu chung của nhóm.Vì thế vai trò không luôn ởthế tĩnh mà ở thế động tùy vào các tình huống khác nhau.Một thành viên cùng một lúc cóthể giữ nhiều vai trò
Rõ rang,nếu chỉ tập hợp một số lượng người nào đó mà giữa họ không có mục tiêu
chung,không có sự tương tác,không có sự chia sẽ…Nghĩa là “giữa họ không có hoạt động chung thì không phải là nhóm,mà là đám đông”.Thảo luận nhóm tạo nên sự lien kết, thúc
Trang 6đẩy tinh thần hợp tác ,phụ thuộc giữa các thành viên, mỗi người cố gắng thể hiện tốt vaitrò của mình:cùng chia sẻ trách nhiệm ,cùng nhau hỗ trợ và cam kết giải quyết vấn đềchung của nhóm.Điều này không có nghĩa vai trò của mỗi cá nhân không còn quan trọngnữa mà tính hiệu quả của nhóm dựa và thành quả của từng thành viên trong nhóm.Khi cảnhóm hoạt động hiệu quả nhất là khi các cá nhân cùng đồng long phối hợp ăn ý hướng vềmột mục đích.
Vì vậy , làm việc nhóm không hẳn chỉ là làm việc với nhiều người,làm việc nhóm khác vớilàm việc đông người.Chúng ta so sánh sự khác biệt đó sau đây:
1.Các thành viên làm việc tương tác lẫn
nhau.Họ hiểu rõ mục tiêu của nhóm chỉ đạt
kết quả tố nhất bằng cách hỗ trợ cho nhau
2.Các thành viên cam kết chịu trách
nhiệm phần việc của mình trong nhóm
3.Họ đóng góp kinh nghiệm tài năng của
mình vào sự thành công của cả nhóm
4.Các thành viên trung thực,mạnh dan
bộc lộ ý kiến,tôn trọng lắn nghe người khác
đặt câu hỏi và sẵn sàng thay đổi quan điểm
5.Các thành viên bình đẳng trong việc
bàn bạc đưa ra cách giải quyết vấn đề.Mọi
thành viên đều mong muốn cùng nhau giải
quyết vấn đề đó
1.Các thành viên làm việc độc lập vàthường không có mục tiêu chung theokiểu “mạch ai nấy làm”
2.Các thành viên chỉ tập trung vàocông việc của bản thân,họ không lienquan đến mục tiêu của đám đông đó.3.Họ chỉ hoàn thiện nhiệm vụ củamình,không biết hoặc không để ý đếnngười khác
4.Các thành viên không tin tưởngnhau.Nếu có ý tưởng,họ thường giữ riêngcho mình ,không chia sẻ,không đón nhận
sự gợi ý của người khác
5.Họ cảm thấy phiền long khi bất đồngquan điểm,họ không tham gia vào việcgiải quyết vấn đề và không hề có sự ủng
hộ nào để giúp họ giải quyết vấn đề
Trang 71.1.3 Các cách thành lập một nhóm
Có nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụngmột tiêu chí duy nhất trong cả năm học Có thể theo sổ điểm danh, theo màu sắc, theobiểu tượng, theo giới tính, theo vị trí ngồi, hoặc có cùng sự lựa chọn, Bảng sau đây trìnhbày 10 cách theo các tiêu chí khác nhau
Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo nhiệm vụ Tuy nhiên, nhóm thường từ 3-5 hs
là phù hợp
Tiêu chí Cách thực hiện Ưu, nhược điểm
1 Các nhóm gồm những
người tự nguyện, chung
mối quan tâm
Ưu điểm: Đối với Hs thì đây là cách dễ chịu nhất để thành lập
nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh nhất
Nhược điểm: Dễ tạo sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp, vì
vậy cách tạo nhóm như thế này không nên là khả năng duynhất
2 Các nhóm ngẫu nhiên
Bằng cách đếm số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo màu sắc,
Ưu điểm: Các nhóm luôn luôn mới mẻ sẽ đảm bảo là tất cả
các hs đều có thể học tập chung nhóm với tất cả các hs khác
Nhược điểm: Nguy cơ có trục trặc tăng cao, hs phải sớm làm
quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như vậy là bìnhthường
3 Nhóm ghép hình
Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lí, các hsđược phát mẫu xé nhỏ, những hs ghép thành bức tranh hoặc tờtài liệu đó sẽ tạo thành nhóm
Ưu điểm: Cách tạo nhóm kiểu vui chơi, không gây ra sự đối
địch, đối kháng
Nhược điểm: Cần một tí chi phí để chuẩn bị và cần nhiều thời
gian hơn để tạo lập nhóm
Trang 8cho hs có thể biết nhau rõ hơn.
Nhược điểm: Cách làm này mất đi tính độc đáo nếu được sử
dụng thường xuyên
5 Các nhóm cố định
trong một thời gian dài
Các nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một số tháng,các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng
Ưu điểm: Cách làm này đã được chứng tỏ tốt trong những
Những hs khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các hs yếu hơn
và đảm nhận nhiệm vụ của người hướng dẫn
Ưu điểm: Tất cả đều được lợi Những hs khá giỏi đảm nhận
trách nhiệm, những hs yếu kém được giúp đỡ
Nhược điểm: Ngoài việc mất thời gian thì chỉ có ít nhược
điểm, trừ phi những hs khá giỏi hướng dẫn sai
7 Phân chia theo năng
lực học tập khác nhau
Những Hs yếu hơn sẽ xử lí các bài tập cơ bản, những hs đặcbiệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung
Ưu điểm: Hs có thể xác định mục đích của mình Ví dụ, ai bị
điểm kém trong môn Toán thì có thể tập trung vào một số ítbài tập
Nhược điểm: Cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm học tập
cảm thấy bị chia thành những Hs thông minh và những hs kém
8 Phân chia theo các
dạng học tập
Được áp dụng thường xuyên khi học tập theo tình huống,những hs thích học tập với hình ảnh, ẩm thanh hoặc biểutưởng sẽ nhận được những bài tập tương ứng
Ưu điểm: Hs sẽ biết các em thuộc dạng học tập như thế nào? Nhược điểm: Hs chỉ học những gì mình thích và bỏ qua
những nội dung khác
9 Nhóm với các bài tập Ví dụ, trong khuôn khổ một dự án, một số hs sẽ khảo sát một
Trang 9khác nhau
xí nghiệp sản xuất, một số khác khảo sát cơ sở chăm sóc xãhội,
Ưu điểm: Tạo điều kiện học tập theo kinh nghiệm đối với
những gì đặc biệt quan tâm
Nhược điểm: Thường chỉ có thể áp dụng trong khuôn khổ một
dự án lớn
10 Phân chia hs nam và
nữ
Ưu điểm: Có thể thích hợp nếu học về những chủ đề đặc
trưng cho hs nam và nữ, ví dụ trong giảng dạy về tình dục, chủ
1.3.Học tập theo nhóm
1.3.1.Khái niệm
Học tập theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng phốihợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một mụctiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể.Học tập theo nhóm là hìnhthức người học cùng nhau hợp tác trong nhóm để hoàn thành công việc chung.Học tậptheo nhóm không đơn thuần là chia người học thành từng nhóm để cùng giải quyết mộtcâu hỏi khó mà một học sinh bình thường không thể giải quyết được, mà người học phảicùng nhau hợp tác trong học tập để hoàn thành công việc chung
Như vậy,có thể thấy “ học tập theo nhóm cũng là một hình thức học hợp tác”.Họchợp tác là yêu cầu sự tham gia,đóng góp trực tiếp của người học vào quá trình họctập,đồng thời yêu cầu họ phải làm việc cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung
Trang 10Hoc hợp tác theo David Johnson và Roger Johnson(1999)phải hội đủ các yếu tốsau : Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực :các thành viên trong nhóm phải cùng nhaulàm việc hoàn thành mục tiêu chung.Yếu tố này giúp các thành viên hiểu rằng đóng gópcủa mỗi cá nhân là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của nhóm.Mỗingười phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vu được giao để cả nhóm hoàn thiện vụchung.Kết quả của học tập của cả nhóm là công sức đóng góp của mỗi thành viên.Mỗithành viên không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn phải tham gia giúp đỡ cácthành viên khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm “Sự phụ thuộc lẫnnhau”tồn tại khi các thành viên trong nhóm gắn kết với nhau theo kiểu một cá nhân khôngthể thành công khi các thành viên khác thất bại.Trong thực tế , khi yếu tố này không tồntại,các thành viên trong nhóm không có cảm giác rằng họ đang làm việc chung ,nên dễdẫn đến cạnh tranh hay làm việc riêng lẽ.Ngoài ra, “sự phụ thuộc”này còn giúp các thànhviên biết quan tâm đến ý kiến của nhau nhiều hơn và giao tiếp hiệu quả hơn.Nếu mộtngười trong nhóm không hoàn thành trách nhiệm của mình,cả nhóm phải chịu tráchnhiệm.
a Sự tiêp xúc trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác : giúp đỡ nhau học tập,ủng hộ nhữngthành công và cố gắng của nhau.Các thành viên trong nhóm phải gặp nhau thường xuyên
để thảo luận nhiệm vụ chung của nhóm.Trong các buổi thảo luận này ,mọi người khuyếnkhích ,động viên nhau cùng tham gia,chia sẽ,giúp nhau cải thiện kết quả học tập tốt đẹphơn Đây là cơ hội để các thành viên tiếp xúc với nhau nhiều hơn ,lắng nghe người khác
và đóng góp ý kiến của mình
b Trách nhiệm với tư cách “tôi”và tư cách “chúng ta ’’:mỗi thành viên phấu đấucho mình và nhóm.Mỗi cá nhân phải hiểu họ được tính điểm dựa trên đóng góp của mìnhcho nhóm,điều này giúp các thành viên chia đều trách nhiệm cùng nhau mà không đùnđẩy trách nhiệm cho nhau.Khi các thành viên có trách nhiệm với nhau,họ sẽ cùng nhautạo nên động lực khuyến khích nhau học tốt hơn
c Các kỹ năng trong nhóm nhỏ :bao gồm KN giao tiếp và KN học nhóm như cáchtrình bày một quan điểm,biết chia sẽ nguồn thông tin,tài liệu hay thuyết phục người khácphải hòa giải các ý kiến bất đồng.cùng nhau đưa ra quyết đinh và giải quyết vấn đề chung
Trang 11của nhóm.Đề đạt được lợi ích khi học nhóm,người học phải biết những KN này.Nhiềunghiên cứu cho thấy khi người học có đủ các KN trên,họ luôn có tinh thần hợp tác và sẵnsàng giúp đỡ người khác.Ngược lại,khi không có KN giao tiếp thích hợp,họ thường gặpkhó khăn trong quá trình làm việc chung,thiếu tự tin và luôn tạo ra những bất đồng.
1.3.2 Những vấn đề cơ bản về học tập theo nhóm
Chúng ta không phủ nhận các cách học truyền thống cũng như hình thức thảo luậntheo sự hướng dẫn của giáo viên ở các trường THPT Nhưng hiện nay với yêu cầu đổimới phương pháp học theo hướng tăng cường tính chủ động, tích cực, tự làm việc, tự tìmtòi, khám phá chân lý khoa học của người học nhằm phát triển tri thức và các kỹ năngthiết thực cho người học thì phương pháp học tập theo nhóm chiếm một vị trí đặc biệtquan trọng Học tập theo nhóm trong và ngoài giờ học sẽ là một phần bổ sung quan trọngcho các bài giảng, giúp học sinh nắm vững các khái niệm và áp dụng vào các tình huốngcần đến các kỹ năng đào sâu suy nghĩ.Học tập theo nhóm không những đáp ứng yêu cầuđổi mới phương pháp học tập mà còn rất có ý nghĩa đối với việc tự học của mỗi người
1.3.3 Đặc điểm của học tập theo nhóm
Học tập theo nhóm là một cách học đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm cùng thựchiện một cam kết làm việc nhất định không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên màdựa trên sự hợp tác và phân công công việc hợp lý trong nhóm
Học tập theo nhóm được biểu hiện:
+ Mọi thành viên trong nhóm đều hướng đến mục tiêu chung nhất định
+ Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên
+ Có trách nhiệm, lợi ích liên đới trong sản phẩm nhóm
Nếu học tập theo nhóm được tổ chức và điều khiển một cách khoa học và hợp lý sẽđem lại rất nhiều lợi ích Cụ thể:
+ Làm việc theo nhóm sẽ góp phần xây dựng tinh thần đồng đội, mối quan hệ tương
hỗ giữa các thành viên trong nhóm đồng thời tạo nên sự gắn kết trong một cộng đồngnhằm hướng đến một mục tiêu chung Trong quá trình làm việc nhóm, các mâu thuẫn sẽnảy sinh đòi hỏi sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề
Trang 12+ Học tập theo nhóm sẽ đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc họchướng tới người học; khuyến khích tính độc lập tự chủ trong học tập Nếu trong phươngpháp thuyết trình cơ hội cho người học trao đổi với nhau rất ít thì học tập theo nhóm mọithành viên được tự do phát biểu quan điểm của mình về chủ đề thảo luận, từ đó phát triển
tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm
+ Học tập theo nhóm luôn có sự bàn bạc, tranh luận để tìm ra chân lý dựa trênnhững nguồn thông tin mà mọi thành viên trong nhóm tìm hiểu Vì vậy sản phẩm củanhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể, tập hợp sự sáng tạo của nhiều người nên sẽ rấtphong phú, đa dạng và giàu tính sáng tạo Từ đó giúp các thành viên hiểu và nhớ kiếnthức lâu hơn
+ Học tập theo nhóm sẽ tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi, biết lắngnghe người khác cũng như khả năng phản biện thông qua phần trình bày của mình và sựphản hồi của những người xung quanh
+ Học tập theo nhóm sẽ tạo cơ hội cho mọi thành viên rèn luyện các kỹ năng như:
kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức…Đây là những
kỹ năng rất quan trọng, cần thiết cho quá trình làm việc sau này, vì vậy đây sẽ là tiền đề
để ta biết cách làm việc trong môi trường tập thể
Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp học tập theo nhóm không đúng cách, khôngphù hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉ mang tính hình thức, gâymất nhiều thời gian, sản phẩm không mang tính tập thể, các cá nhân thiếu tích cực sẽ đùnđẩy cho những người năng nổ, nhiệt tình
Chính vì vậy để học tập nhóm thực sự đem lại kết quả cao mỗi thành viên trongnhóm cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, cùng rèn luyện kỹ năng làm việcnhóm thật hiệu quả
Có rất nhiều cách tiếp cận trong phân chia hình thức học tập nhóm như: theo sốlượng người trong cùng một nhóm, như theo tính chất công việc Tuy nhiên trong phạm
vi đề tài này chúng tôi chỉ xin tiếp cận hình thức học tập nhóm theo tính chất công việc.Dựa trên tính chất học tập có thể chia nhóm học tập theo ba hình thức, gồm:
Trang 13- Nhóm ngang: Là nhóm sau khi nhận yêu cầu làm bài người nhóm trưởng sẽ lập đề
cương rồi phân chia từng phần công việc cho các thành viên, sau đó tổng hợp và hoànthiện bài tập của nhóm
+ Ưu điểm:
Thành viên thích vì làm ít, không mất nhiều công sức
Phát huy nhiều khả năng của các thành viên, mỗi người đều được rèn luyện kỹnăng tìm tài liệu, xử lý tài liệu, viết bài
+ Nhược điểm:
Làm hổng kiến thức của HS (người làm phần 1 sẽ không hiểu đến các phần 2, 3) Thiếu thông tin từ các phần khác nên khả năng chồng chéo lên nhau là rất cao
- Nhóm dọc: Nhóm trưởng hiểu rõ năng lực các thành viên trong nhóm Nhóm
trưởng nhận đề tài sau đó phân chia cụ thể: ai viết đề cương, ai tìm tài liệu, ai xử lý tàiliệu, ai viết bài, ai phản biện lại bài viết của nhóm, ai chuẩn bị câu hỏi phản biện lại nhómkhác, ai là thư ký
+ Ưu điểm:
Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận
Phát huy được thế mạnh mỗi thành viên
Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: lập kế hoạch nhóm, phân công côngviệc hợp lý
+ Nhược điểm:
Đòi hỏi nhóm trưởng phải thực sự có năng lực
Đòi hỏi năng lực và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm
- Nhóm kết hợp: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm tất cả các công
việc
+ Ưu điểm:
Thành viên biết hết kiến thức
Sử dụng tối đa thời gian
+ Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức, dễ gây tình trạng chép bài của nhau
Trang 14Như vậy mỗi hình thức nhóm làm việc đều có ưu và nhược điểm riêng Vì vậy, khi
áp dụng các hình thức trên, các nhóm cần phải lựa chọn linh hoạt để đem lại hiệu quả caonhất
1.3.4 Nguyên tắc học tập theo nhóm
Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Tạo sự đồng thuận: Các buổi họp là cách thức hiệu quả để bồi đắp tinh thần đồngđội và thói quen làm việc theo nhóm ngay từ lúc đầu mới thành lập nhóm Các buổi họpgiúp các thành viên làm quen với nhau, hiểu biết về nhau, gắn bó với nhau, tạo sự nhất trí
về các mục tiêu cũng như cơ cấu tổ chức nhóm Để tạo sự đồng thuận mọi vấn đề củanhóm đều cần đem ra bàn bạc và đi đến thống nhất dựa trên sự nhất trí của các thành viên.+ Chia sẻ và hợp tác với tinh thần đồng đội: Đây là một nguyên tắc quan trọng tronghọc tập nhóm Vì học tập theo nhóm là sự tham gia của nhiều thành viên nhằm hướng đạtmục tiêu chung trong học tập nên sự hợp tác và chia sẻ là không thể thiếu Hơn nữa nếulàm việc đơn lẻ sẽ khó thực hiện tốt nhiệm vụ chung vì mỗi người chỉ mạnh về một khía cạnhnào đó của công việc chung Vì thế sự hợp tác và chung sức sẽ tạo ra sức mạnh tập thể
+ Tôn trọng: Tôn trọng là một nguyên tắc rất quan trọng trong học tập nhóm Bởi vìnhóm là một tập thể chỉ khi tập thể đó tồn tại sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên,tôn trọng nội quy của nhóm mới có thể xây dựng một bầu không khí cởi mở, thân thiệntrong nhóm Sự tôn trọng thể hiện ở sự chấp hành nội quy nhóm, đúng giờ, chú y lắngnghe khi người khác phát biểu ý kiến, tạo cơ hội - khuyến khích mọi người chia sẻ, ghinhận - đánh giá đúng sự đóng góp của các thành viên
+ Phát huy tốt vai trò của trưởng nhóm: Mỗi nhóm đều cần một nhóm trưởng giữ vaitrò là người tổ chức và điều hành hoạt động của nhóm, là “cầu nối” giữa nhóm và phầncòn lại của tổ chức, là người phát ngôn cho nhóm Trưởng nhóm là người duy trì sự thựchiện mục tiêu và giữ cho mọi người đi đúng hướng, đem nguồn lực về cho nhóm khi cầnthiết, khuyến khích mọi người và gỡ rối cho nhóm khi gặp vấn đề nan giải
+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: Phân công nhiệm vụ là một việc làm khôngthể thiếu khi học tập theo nhóm Khi phân công phải chú trọng phân công phù hợp vớinăng lực của từng thành viên vì mỗi cá nhân sẽ cống hiến hết mình nếu họ được đánh giá
Trang 15đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng Sự phân công rõ ràng trách nhiệm củatừng thành viên sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho nhóm.
1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới học tập theo nhóm.
Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng trong hoạt động học tập theo nhóm có nhiềuyếu tố ảnh hưởng, có thể theo hai chiều hướng: tích cực hoặc tiêu cực Nếu xét theo chiềuhướng tích cực, chúng tôi nhận thấy các yếu tố sau đây sẽ làm hoạt động nhóm đạt hiệuquả cao
1.3.5.1 Quan niệm đúng đắn về học tập theo nhóm.
Để hoạt động học tập theo nhóm đạt kết quả, trước hết mọi thành viên trong nhómcần phải hiểu rõ thế nào là học tập theo nhóm, có những nhận thức đúng đắn về những ưuthế của học tập theo nhóm, từ đó mới thấy được trách nhiệm của bản thân và có địnhhướng hoạt động nhóm đạt hiệu quả Nếu các thành viên quan niệm lệch lạc về học tậptheo nhóm thì chắc chắn hoạt động học tập nhóm đó sẽ không thể có hiệu quả
1.3.5.3 Người trưởng nhóm có năng lực, nhiệt tình và có uy tín
Trong hoạt động của một nhóm, người trưởng nhóm đóng vai trò vô cùng quantrọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thể lớp về hoạt động của nhóm, làngười điều hành và tổ chức công việc của nhóm, đảm bảo cho nhóm đi đúng hướng, làngười động viên thôi thúc mọi người và tháo gỡ khó khăn khi cần thiết Chính vì vậy,
Trang 16người trưởng nhóm sẽ góp phần quyết định thành công của một nhóm học tập Nếu mộtnhóm có người trưởng nhóm có năng lực về học tập và quản lý (kỹ năng điều hànhnhóm), có lòng nhiệt tình và được các thành viên tin tưởng, yêu mến thì chắc chắn nhóm
đó sẽ hoạt động có chất lượng
1.3.5.4 Các thành viên có ý thức, tích cực trong hoạt động học tập nhóm.
Học tập theo nhóm nên sự hợp tác là rất quan trọng, đòi hỏi các thành viên trongnhóm phải có tinh thần tự giác, tích cực vì công việc tập thể cũng chính là
việc của mình Mỗi thành viên phải ý thức được trách nhiệm của mình đối vớinhóm, phải hiểu rằng mình là một mắt xích trong “cỗ máy” nhóm, một mắt xích khôngđảm bảo thì ảnh hưởng đến sự vận hành của cả cỗ máy Vì vậy, mỗi thành viên phải cóthái độ làm việc nghiêm túc, tích cực cùng cả nhóm thực hiện mục tiêu chung một cáchhiệu quả nhất
1.3.5.5 Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm phù hợp:
Chất lượng của một nhóm học tập phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp mà nhóm
đó sử dụng Phương pháp ở đây chính là cách thức tiến hành hoạt động nhóm mà nhóm sửdụng nhằm đạt mục tiêu mà nhóm đặt ra Có phương pháp làm việc khoa học và phù hợpvới điều kiện của nhóm, phù hợp với từng nội dung bài tập chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả
1.4.2 Kỹ năng thảo luận nhóm
Thảo luận là phần tất yếu tạo nên việc thảo luận theo nhóm, là hình thức cácthành viên trong nhóm cộng tác với nhau đề trao đổi ý tưởng , quan điểm , chia sẻ nguồn
Trang 17thông tin để cùng nhau hình thành cách giải quyết vấn đề , kiểm tra giả thuyết và đi đếnkết luận.
Thảo luận nhóm khắc phục tình trạng thụ động, lười suy nghĩ và thiếu hẳn sựphản hồi từ phía người học Khi những vấn đề được nhóm đưa ra thảo luận, bàn bạc đòihỏi các thành viên phải tự sưu tầm tài liệu, phải động não cố gắng tìm hiểu và đưa ra ýkiến của mình , cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập mà giáo viên đề ra Qua đó , hìnhthành ở học sinh khả năng tìm tòi , quan sát , so sánh , nghiên cứu tài liệu, nhận xét , đánhgiá , tổng hợp và sáng tạo Ngoài ra , tinh thần hợp tác , thông cảm , chia sẽ và hỗ trợ lẫnnhau được phát huy giữa các thành viên trong nhóm
Nhờ không khí thảo luận cở mở,sôi nổi sẽ tạo cơ hội cho các thành viên nhút nhátmạnh dạn hơn khi trình bày ý kiến của mình , học được cách tôn trong và lắng nghe ngườikhác, tạo cho học sinh sự tự tin hứng thú trong học tập.Hơn nữa, thảo luận nhóm sẽ làmcho kiến thức của học sinh bớt phần chủ quan,phiến điện, ngược lại sẽ tang tính khácquan và khoa học,kiến thức trở nên sâu sắc bền vững ,dễ nhớ và nhớ lâu hơn.Tuy nhiên ,thảo luận chỉ phát huy vai trò của nói khi các thành viên trong nhóm có những biểu hiệnsau :
Xác định đúng mục tiêu rõ ràng và cụ thể
Chuẩn bị nội dung, thu thập dữ kiện liên quan đến nội dung thảo luận
Thái độ lắng nghe,tôn trọng các ý kiến khác
Có sự bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau của nhóm viên
Biết khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi phù hợp kích thích sự suy nghĩ củamọi người
Biết điều đông sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm
Biết chia sẽ thông tin,kinh nghiệm mình có cho các thành viên khác
Phát hiện những khác biệt mâu thuẫn trong các ý kiến,quan điểm và cùng nhaugiải quyết
Nối kết các ý kiến rời rạc thành hệ thống
Mục tiêu phải được giải quyết sau buổi thảo luận
Để học tập theo nhóm đạt chất lượng cần đảm bảo nhiều kỹ năng Cụ thể:
Trang 18- Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm: Có kỹ năng xây dựng một kế hoạch hoạtđộng cho nhóm một cách cụ thể, hợp lý, bao gồm: thứ tự công việc, nội dung công việc,thời gian, người chịu trách nhiệm sẽ đảm bảo cho mỗi thành viên chủ động và có địnhhướng trong công việc của mình và của cả nhóm.
- Kỹ năng xây dựng nội quy nhóm: Đã thành lập một nhóm học tập (hay làm việc)
dù lớn dù nhỏ đều cần thiết lập những nội quy, những nguyên tắc chung trong hoạt động
để mọi thành viên trong nhóm dựa vào đó mà thực hiện, đảm bảo sự quy củ, nghiêm túctrong hoạt động của nhóm
- Kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: (Điều này phụ thuộc vào vai trò vàkhả năng chỉ đạo của nhóm trưởng) Khi công việc được phân công rõ ràng, phù hợp vớinăng lực và khả năng của mỗi thành viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có tráchnhiệm hoàn thành công việc Ngược lại, nếu phân công công việc không rõ ràng, khônghợp lý, người thì phải đảm nhiệm quá nhiều việc, người lại không có việc để làm, kết quả
là sự bất hợp tác sẽ tác động lớn đến chất lượng của hoạt động nhóm và sản phẩm củanhóm
- Kỹ năng thảo luận, trao đổi: Điểm đặc trưng nổi bật nhất của học tập theo nhóm là
sự hợp tác nhằm xây dựng một sản phẩm trí tuệ tập thể bằng việc thống nhất các ý kiếnthông qua sự thảo luận, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm Vì vậy đây là một kỹnăng có vị trí rất quan trọng trong hoạt động nhóm Thảo luận, trao đổi là hoạt động đòihỏi các thành viên phải tư duy và có tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm Đểthảo luận, trao đổi có hiệu quả các thành viên trong nhóm cần có khả năng thuyết trình,diễn giải vấn đề sao cho mạch lạc, thuyết phục người nghe; khả năng đặt câu hỏi chất vấn;khả năng phản biện cũng như khả năng lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của các thànhviên khác Thông qua thảo luận, trao đổi chúng ta có thể nhận biết được cách tiếp cận vấn
đề, quan niệm riêng của từng thành viên, mức độ tác động lẫn nhau giữa các thành viên
Kỹ năng này không chỉ giúp ta thống nhất được ý kiến mà còn giúp mỗi thành viên họchỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển
- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu là một kỹ năng cần thiết tronghọc tập theo nhóm vì các bài tập nhóm thường là những vấn đề rộng đòi hỏi sinh viên tự
Trang 19tìm tòi, nghiên cứu qua các tài liệu Muốn nghiên cứu tài liệu hiệu quả cần biết cách tìmkiếm tài liệu, biết đánh giá, chọn lọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu theo những vấn đềmình cần tìm Có kỹ năng nghiên cứu tài liệu sẽ giúp mọi thành viên trong nhóm tìmkiếm được nhiều thông tin làm phong phú hơn bài tập của nhóm.
- Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm: Để cho hoạt động của nhóm đạt chất lượng và khôngkhí làm việc trong nhóm vui vẻ, đoàn kết mọi thành viên cần phải chia sẻ trách nhiệm vớinhau Biết chia sẻ hợp lý trách nhiệm giữa các thành viên sẽ tạo động lực giúp hoạt độngnhóm đạt hiệu quả cao hơn
- Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực: Lắng nghe một cách hiệu quảgiúp tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối, thắt chặt hơn các mối quan hệ Trong học tậptheo nhóm, kỹ năng lắng nghe là rất cần thiết vì lắng nghe là phương pháp cơ bản để tậphợp thông tin Mục tiêu của lắng nghe là để hiểu, học hỏi, thưởng thức, giúp đỡ, hỗ trợ
- Kỹ năng chia sẻ thông tin: Làm việc nhóm nghĩa là hợp tác trên cơ sở chia sẻkiến thức và thông tin từ nhiều người để hoàn thiện bài tập chung một cách tốt nhất Vìvậy, kỹ năng chia sẻ thông tin là rất cần thiết Trong nhóm có nhiều người chia sẻ thôngtin, lượng thông tin càng nhiều, càng phong phú, là một điều kiện để sản phẩm nhóm đạtchất lượng cao
- Kỹ năng giải quyết xung đột: Trong một nhóm tồn tại quá nhiều cái tôi cá nhânnên không thể tránh khỏi những xung đột gây ra sự bất hòa trong nhóm Điều này ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm Tất nhiên mâu thuẫn là động lực cho sự phát triểnnhưng khi mâu thuẫn quá mức thì sẽ không tốt cho sự hợp tác trong nhóm Vì vậy, kỹnăng giải quyết xung đột là rất quan trọng đối với hoạt động nhóm, đặc biệt là với ngườinhóm trưởng (vì nhóm trưởng là người chịu trách nhiệm điều hòa các mối quan hệ trongnhóm mình)
- Kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: Để hoạt động nhóm ngàycàng đạt hiệu quả thì nhóm cần phải thường xuyên tự kiểm tra - đánh giá hoạt động củamình để tự điều chỉnh kịp thời (nếu thấy cần thiết) Đồng thời, tự kiểm tra - đánh giá cũng
là cách để phát hiện, biểu dương các thành viên tích cực, phê bình những thành viên cònthiếu ý thức nhằm tạo thêm động lực cho các thành viên trong nhóm nhiệt tình hơn với
Trang 20hoạt động chung Sự công bằng trong đánh giá phải đặc biệt được coi trọng bởi nó lànguyên nhân chính thúc đẩy hay kìm hãm động lực làm việc của các thành viên Tự kiểmtra - đánh giá ở đây gồm 2 nội dung:
+ Tự kiểm tra - đánh giá sự tham gia hoạt động nhóm của các thành viên trongnhóm
+ Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm (mặt tốt, mặt hạn chế nhằm có biệnpháp khắc phục)
Tóm lại: Thảo luận nhóm trong học tập chỉ mang lại hiệu quả cao khi người học cóđược các kỹ năng cần thiết
Học sinh được xem là có kỹ năng thảo luận nhóm trong học tập khi họ:
Nắm vững tri thức về các kỹ năng thảo luận nhóm trong học tập
Vận dụng tri thức và kinh nghiệm đã có để hành động và hành động có hiệu quảmột cách ổn định, thường xuyên trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau
Chương 2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Quan niệm về hình thức thảo luận nhóm
Trang 21Thảo luận nhóm (dạy học hợp tác) là một trong những phương pháp dạy học được
du nhập từ các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan…nhằm pháthuy tính tích cực chủ động cho người học Cái hay của phương pháp này là xây dựng nênbầu không khí dân chủ, có tính đối thoại cao giữa người học với nhau, giữa thầy và trò; nótạo điều kiện cho người học tự chiếm lĩnh tri thức, từ đó sẽ hiểu và nhớ bài học sâu sắchơn cũng như được rèn luyện kĩ năng giao tiếp Điều này có vẻ khá hấp dẫn
Và trên thực tế, giáo dục Việt Nam đang xem việc vận dụng phương pháp dạy họchợp tác là một trong những biểu hiện cụ thể nhất của quá trình đổi mới phương pháp, cảitiến giáo dục Nhưng khi đưa vào áp dụng thực tiễn nó lại phát sinh ra nhiều bất cập,không những không mang lại kết quả như mong muốn mà còn sinh ra nhiều hệ lụy khác.Quá trình giảng dạy tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên đều rất bức xúc với vấn đề
áp dụng máy móc cực đoan phương pháp thảo luận nhóm Nhiều thanh tra sở, hoặc cácgiảng viên đại học quan niệm một tiết dạy theo tinh thần đổi mới buộc phải có phươngpháp này Họ cho rằng trong một tiết dạy 45 phút, nên dành khoảng 5 phút cho học sinhthảo luận nhóm Tóm lại, trong một tiết dạy miễn là giáo viên tổ chức cho học sinh 5 phútthảo luận là đã đạt được hàng loạt những hiệu quả như trên đã đưa ra Và như thế mới làtiết dạy tốt
Thực chất họ đang bị ảo tưởng một cách ấu trĩ kiểu như anh sinh viên ngành y ngỡrằng cứ khoác lên mình chiếc áo blouse là có thể trở thành bác sĩ Bản thân phương phápthảo luận nhóm được xây dựng trên cơ sở ý thức sự cần thiết của nó từ các thành viên Cáiquan trọng hơn nữa, nó là một quá trình làm việc nghiêm túc, có thời gian chuẩn bị côngphu cũng như quá trình vận dụng nó còn tùy vào tình huống sư phạm cụ thể và sự phốihợp của người dạy với các phương pháp khác Có thể đưa ra một kiểu ví dụ từ cách dạyquen thuộc của nhiều giảng viên: Thay vì truyền thụ một chiều, các thầy có thể hướng dẫnhọc sinh tự làm việc:
– Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ
– Đưa ra vấn đề cần bàn luận cho mỗi nhóm
– Hướng dẫn người học cách thức thảo luận, tài liệu nghiên cứu, tham khảo, cáchtrình bày trong tiết hiện tại