1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khoa học Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường tiêu học Lê Lợi,Thường Tín,Hà Nội

24 3,9K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 171 KB

Nội dung

Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh tiểu họcĐề cương nghiên cứu khoa họcCao đẳng sư phạmDành cho sinh viên khi làm đề cương môn nghiên cứu khoa học đặc biệt là sinh viên sư phạmbản báo cáo có 3 phần:Phần mở đầu,nội dung nghiên cứu Và kết luậnphần mở đầu có 10 mục nhỏ+Lý do chọn đề tài,kịch sử nghiên cứu đề tài,mục đích nghiên cứu,nhiệm vụ nghiên cứu,khách thể và đối tượng nghiên cứu,giới hạn và phạm vi nghiên cứu,giả thuyết khoa học ,các phương pháp nghiên cứu,đóng góp cua đề tài và dàn ý nội dung nghiên cứu

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Giáo dục là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia,góp phần đưa đất nướchội nhập với các nước phát triển.Hiện nay,trên những chặng đường thư

thách,ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và

học.Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ ti thức,mà quan trọng hơn làphải biết dạy “cách” học,”cách” nghiên cứu kích thích người học chủ động,sáng tạo,tích cực trong hoạt động học tập.Đôi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.Một trong những phương pháp đổi mới hiện đang được các trường từ tiểu học,trung học cơ sở,trung học phổ thông,đến các trường cao đẳng đại học đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm

Phương pháp này kích thích lòng ham mê học tập của học sinh,tránh lối họcthụ động,giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm,có tinh thầnđoàn kết cao.Học sinh hợp tác hỗ trợ nhau trong quá trình học tập,tự đánh giá,tựđiều chỉnh vốn kiến thức của mình bằng phương pháp tự học và khám phá thêmnhững kiến thức liên quan đến thực tiễn.Khi nhóm thảo luận dưới sự giám sát củathầy cô giáo,sẽ hạn chế rất nhiều thói quen xấu của học sinh như nói chuyệnriêng,thiếu tập trung,mất trật tự…Đa số học sinh đều dùng phương pháp suy luận

và tư duy để giải quyết vấn đề nên những kiến thức khoa học mà các em thu nhậpđược sẽ khắc sâu và dễ nhớ.PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo và PGS.TS Tô Hiệu bàn vềdạy học theo nhóm tại lớp như một hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể vàtính cá nhân,trong đó học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ýtưởng ,nguồn kiến thức ,hợp tác với nhau trong quá trình lĩnh hội tri thức,hìnhthành kĩ năng kĩ xảo

Hiện nay trong các trường Tiểu học phương pháp này còn ít sử dụng,có thể dothời gian eo hẹp,sự sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp lí,cơ sở vật chất thiếu thốn,hayđơn giản là lo ngại học sinh Tiểu học còn nhỏ…nên thầy cô giáo rất ít cho học sinhthảo luận nhóm vì vậy học sinh các trường Tiểu học thiếu các kỹ năng thảo luậnnhóm

Từ các lý do trên,tôi chọn đề tài nghiên cứu là “THỰC TRẠNG KỸ NĂNGTHẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊLỢI,THƯỜNG TÍN,HÀ NỘI”

Trang 2

2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Kĩ năng là một trong những yếu tố giúp cho con người hoạt động có hiệu quả

Do đó, vấn đề nghiên cứu kĩ năng đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ lâu

Nhà triết học Hy lạp cổ đại Aristot (384-322) đã xem kĩ năng như một phẩm chất, một phần phẩm hạnh của con người Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là

“biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi” Thế kỷ 19, các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxo (Pháp), K.D.Usinxki (Nga), I.A.Kômenxki (Tiệp khắc) cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ của học sinh và con đường hình thành kĩ năng này Tuy nhiên, từ thế kỷ 19 trở về trước, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống Chỉ bắt đầu từ thế kỷ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, kĩ năng trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng mang ý nghĩa thực tiễn cao Nhưng nhìn chung, việc nghiên cứu kĩ năng xuất phát từ hai quan điểm: Nghiên cứu kĩ năng trên cơ sở của tâm lý học hành vi mà đại diện là các tác giả:

Nghiên cứu kĩ năng trên cơ sở tâm lý học hoạt động mà đại diên là các nhà tâm

lý học Liên xô (cũ) Điểm qua lịch sử nghiên cứu kĩ năng của các nhà tâm lý học,giáo dục học Xô viết cho thấy có 2 hướng chính sau: + Hướng thứ nhất: nghiên cứu kĩ năng ở mức độ khái quát Đại diện cho hướng nghiên cứu này có các tác giả: P.Ia.Galperin, P.V.Petropxki, V.X.Cudin, K.K.Platonov…Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu bản chất khái niệm kĩ năng, cácqui

luật hình thành và mối liên hệ giữa kĩ năng và kỹ xảo + Hướng thứ hai: nghiên cứu kĩ năng ở mức độ cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau, như: Trong lĩnh vực lao động công nghiệp: V.V.Tsebbuseva (1973),V.G.Look (1980), E.A.Milerian (1979)…Các tác giả nghiên cứu kĩ năng trong mối quan hệ giữa con người với máy móc, công cụ, phương tiện lao động Trong lĩnh vực hoạt động sư phạm: N.D.Lêvitov (1970), X.I Kixegof (1976), G.X Kaxchuc (1978), N.A Menchinxcaia (1978)…Trong lĩnh vực hoạt động tổ chức: N.V

Mặc dù nghiên cứu kĩ năng ở các hướng khác nhau nhưng các tác giả không có

Trang 3

những quan điểm trái ngược nhau về khái niệm kĩ năng mà những quan điểm đó thường bổ sung cho nhau

2.2 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng hoạt động nhóm: Trong những thập kỷ gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về kĩ năng thuộc các lĩnh vực hoạt động cụ thể được các nhà tâm lý học và giáo dục học Việt Nam quan tâm Về kĩ năng lao động có Trần Trọng Thủy, Nguyễn Tiến Dũng, ĐỗHuân… Về kĩ năng sư phạm có Nguyễn Như An, Nguyễn Ngọc Bảo…Về kĩ nănggiao tiếp có Nguyễn Thạc, Hoàng Anh…Về kĩ năng học tập của sinh viên có Hà

Cùng với sự thay đổi hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của người học được phát huy tích cực tối đa Học theo nhóm là một trong những hình thức học tập phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về kĩ năng hoạt động nhóm tronghọc tập của học sinh Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề này càng trở nên cần thiết,góp phần vào việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, đáp ứng được xu hướng giáo

3.Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất và làm rõ thực trạng của kỹ năng thảo luậnnhóm của học sinh lớp 5.Trên cơ sở đó góp phần nâng cao hiệu quả của phươngpháp thảo luận nhóm của học sinh lớp 5

4.Nhiệm vụ nghiên cứu

-Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

Trang 4

-Khảo sát thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường Tiểu học-Đề xuất các biện pháp để kỹ năng thảo luận nhóm có chất lượng hơn

5.Khách thể và đối tượng nghiên cứu

-Đối tượng: Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường tiểu học-Khách thể: Học sinh lớp 5

6.Giới hạn,phạm vi nghiên cứu

-Giới hạn : Nghiên cứu trong 1 năm

-Phạm vi : Học sinh lớp 5(100 em)

7.Giả thuyết khoa học

-Mức độ nhận thức của học sinh Tiểu học về kỹ năng thảo luận nhóm chưa cao-Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc nhóm của học sinh,trong đó chủyếu là cách học của học sinh mang tính đối phó,thụ động…và cách dạy của giáoviên

8.Các phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:Tìm và thu thập tài liệu,đọc,phận tích,tổng hợpcác nguồn tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến thực trạng kỹ năng thảo luậnnhóm

-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+Phương pháp quan sát-đánh giá:Quan sát quá trình thảo luận của các nhóm họcsinh lớp 5 trường tiểu học nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm

+Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:Xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng công

cụ điều tra và khẳng định giá trị của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm

và kỹ năng thảo luận nhóm

+Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:Nghiên cứu kế hoạch thảo luận nhóm củahọc sinh và các sản phẩm khác có liên quan đến đề tài

+Phương pháp thống kế toán học:Xử lí các kết quả điều tra về định lượng

9.Điểm đóng góp mới

Xác định cơ sở lí luận,thực trạng,sản phẩm sáng tạo:Xác định hiệu quả củaphương pháp thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường tiểu học

10.Dàn ý nội dung công trình nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết thúc thì nội dung công trình nghiên cứu có 2 chương:

Trang 5

Chương 1:Cơ sở lí luận kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường tiểu học

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lí luận kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường

1 Hoạt động:

1.1 Khái niệm về hoạt động:

Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động tùy theo góc độ xem xét

Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người khi

tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình

Về phương diện tâm lý học, hoạt động là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong tâm lý học Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người

và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người Qua quá trình hoạt động, con người phát triển bản thân mình, đồng thời tạo

ra sự thay đổi ở thế giới khách quan

Trang 6

Xét về phương diện Triết học, hoạt động chính là phương thức tồn tại của con người Theo quan điểm Triết học Mác-Lênin, thông qua hoạt động, con người mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của chính mình Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989), hoạt động là sự tương tác tích cực giữa chủ thể và đối tượng, nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể đã đặt ra.Quá trình chủ thể tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm

Từ đó, chúng tôi đưa ra định nghĩa về hoạt động như sau: “Hoạt động là quá

trình tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (khách thể), qua đó vừa tạo ra sản phẩm ở phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý ở chính bản thân con người” 1.2 Đặc điểm của hoạt động:

-Tính đối tượng của hoạt động

Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng “Đối tượng của hoạt động

là cái ta tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh Nó có thể là sự vật hiện tượng, khái niệm, con người hoặc các mối quan hệ…có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thúc đẩy con người hoạt động”

-Tính chủ thể của hoạt động

Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể Chủ thể của hoạt động có thể là một

hoặc nhóm người Hoạt động có đối tượng thực hiện mối liên hệ giữa chủ thể và thế giới xung quanh bao giờ cũng là hoạt động do chủ thể tiến hành

-Tính mục đích của hoạt động

Hoạt động của con người bao giờ cũng có tính mục đích vì con người là một thực thể có ý thức Mục đích là biểu tượng về sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ thể Hình ảnh cuối cùng về sản phẩm cần đạt tới của hoạt động trở thành động lực thúc đẩy chủ thể vươn tới mục đích mạnh mẽ hơn

-Tính xã hội của hoạt động

Con người hoạt động không phải chỉ để tồn tại như một cơ thể sống mà hoạt động để đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của xã hội Hoạt động của con người được vận hành trong xã hội và trong mối quan hệ với mọi người xung quanh Và sản phẩm của hoạt động là sản phẩm mang tính xã hội

-Tính gián tiếp của hoạt động

Trong hoạt động, con người bao giờ cũng phải sử dụng những công cụ nhất

định Công cụ tâm lý, ngôn ngữ và công cụ lao động giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và khách thể tạo ra tính gián tiếp của hoạt động Chính những công

Trang 7

vụ này làm cho hoạt động của con người ngày càng hiệu quả hơn

2 Nhóm:

2.1 Khái niệm Nhóm:

Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng “nhóm là cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa các thành viên có chung lợi ích và mục đích, có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động chung”

Theo A.V.Petrovxki thì “nhóm là một cộng đồng người thống nhất với nhau trên cơ sở một hay một số dấu hiệu chung có quan hệ với việc thực hiện hoạt động chung và giao tiếp của họ”

Với Marvin Shaw, nhà tâm lý học phương Tây, ông cho rằng “nhóm là cộng đồng người có từ ba người trở lên, giữa họ có sự tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định, cùng nhau thực hiện hoạt động chung”

Theo Trần Hiệp: “nhóm là một cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa họ có một sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong qua trình thực hiện hoạt động chung”

Ngoài ra, còn một số quan điểm khác về nhóm như “Nhóm là một tổ chức bao gồm những thành viên, được thành lập và tồn tại vì một mục đích chung” hay

“Nhóm là tập hợp những cá nhân có các KN bổ sung cho nhau, cùng nhau cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung”

Trên cơ sở những khái niệm trên, tôi quan niệm rằng: “Nhóm là tập

hợp gồm hai người trở lên hoạt động có tổ chức theo những nguyên tắc nhất định, nhằm đạt những mục tiêu và lợi ích chung”

2.2 Các đặc tính cơ bản của nhóm:

Theo tâm lý học, tính thống nhất của nhóm dựa trên những dấu hiệu: đặc

điểm hoạt động chung, thuộc tính xã hội hoặc giai cấp, đặc điểm tổ chức, mức độ phát triển…đặc biệt là “Sự tồn tại của nhóm không tách rời hoạt động”

Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh (2007), nhóm phải có đủ 4 yếu tố:

- Chia sẻ mục tiêu

Một tập hợp người không thể được xem như một nhóm nếu họ không có

cùng mục tiêu và cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt được mục tiêu đó Khi trong tập thể người ta không cùng chia sẻ mục tiêu thì lại có sự phân hóa thành nhiều nhóm Mục tiêu chung là điểm qui tụ các thành viên trong nhóm, mục tiêu cũng chính là động lực, là kim chỉ nam cho nhóm hoạt động Mục tiêu giúp các thành viên giải quyết mâu thuẫn và xác định cách làm việc của nhóm Khi tham gia xây

Trang 8

dựng mục tiêu chung, các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy hứng thú và họ đều

cố gắng để đạt được

- Sự tương tác giữa các thành viên

Đây là yếu tố cơ bản của hoạt động nhóm Để trở thành một nhóm, các thành viên cần có mối quan hệ “mặt giáp mặt” kéo dài trong một thời gian nhất định Họ giao tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau Họ giao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngôn ngữ cơ thể Sự tham gia tích cực của nhóm viên sẽ đem lại sự thỏa mãn và gắn bó với nhóm Tương tác phải hai chiều, chính tương tác là yếu tố chủ yếu làm thay đổi hành vi con người Trong tiếp xúc, họ càng gắn kết với nhau thì nhóm càng dễ dàng đạt được mục đích chung Chất lượng của tương tác mang ý nghĩa rất lớn vì

nó làm tăng cường hiệu quả hoạt động nhóm

- Có quy tắc chung

“ Những qui định chung của nhóm là đặc tính quan trọng nhất trong việc

giúp cho nhóm ổn định và vận hành một cách có hiệu quả” Tập thể

nào khi làm việc chung cũng cần xây dựng nội qui để mọi người tuân theo

Quy tắc là các luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặt ra Những quy tắc

này có thể được thông báo, xác định một cách chính thức hoặc có khi được các thành viên mặc nhiên chấp nhận không cần hình thức

-Vai trò của từng thành viên

Mỗi cá nhân của nhóm có những vai trò riêng góp phần giúp nhóm hoạt

động hiệu quả Thường thì vai trò là kết quả của quá trình phân chia trách nhiệm dựa vào khả năng chuyên môn cũng như những điều kiện khác Vai trò là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm Các vai trò này từ từ có thể thành nếp tùy đặc tính nhân cách của nhóm viên và nhu cầu

chung của nhóm Vì thế vai trò không luôn ở thế tĩnh mà ở thế động tùy vào các tình huống khác nhau Một thành viên cùng một lúc có thể giữ nhiều vai trò

Rõ ràng, nếu chỉ tập hợp một số lượng người nào đó mà giữa họ không có

mục tiêu chung, không có sự tương tác, không có sự chia sẻ… nghĩa là “giữa họ không có hoạt động chung thì đó không phải là nhóm, mà là đám đông”

Hoạt động nhóm tạo nên sự liên kết, thúc đẩy tinh thần hợp tác, phụ thuộc giữa các thành viên; mỗi người cố gắng thể hiện tốt vai trò của mình: cùng chia sẻ trách nhiệm, cùng nhau hỗ trợ và cam kết giải quyết vấn đề chung của nhóm Điều này không có nghĩa vai trò của mỗi cá nhân không còn quan trọng nữa mà tính hiệu quảcủa nhóm dựa vào thành quả của từng thành viên trong nhóm Khi cả nhóm hoạt động hiệu quả nhất là khi các cá nhân cùng đồng lòng phối hợp ăn ý hướng về

Trang 9

một mục đích

2.3 Hoạt động nhóm:

2.3.1 Khái niệm hoạt động nhóm:

Theo Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng, hoạt động của một nhóm người có những đặc điểm sau: Cùng tham gia về phương diện không gian và thời gian của các thành viên tạo ra khả năng tiếp xúc cá nhân trực tiếp giữa họ với nhau, trong

đó

có sự trao đổi hành động, thông tin, cũng như khả năng nhận thức lẫn nhau Có mục tiêu chung, trong đó kết quả hoạt động được dự đoán trước phù hợp với lợi ích chung, góp phần thoả mãn những nhu cầu của mỗi thành viên

Như vậy, chúng tôi đưa ra khái niệm sau: “Hoạt động nhóm là hoạt động mà

ở đó có sự tương tác qua lại, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên nhằm đạt được mục đích chung của nhóm”

2.3.2 Khái niệm Hoạt động nhóm trong học tập:

Khi nghiên cứu về hoạt động học tập theo nhóm, có các định nghĩa sau: A.T Francisco (1993): Hoạt động học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập Người học trao đổi ý tưởng và kiến thức với các thành viên khác của nhóm…các thành viên tham gia tích cực và hợp tác với nhau để lĩnh hội kiến thức

và kĩ năng mới

Theo Slavin “nhóm học tập là một nhóm nhỏ bao gồm năm bảy học sinh… Sau khi giáo viên hướng dẫn, nêu ra mục đích của đề tài và phân phát các tài liệu…

sau khi đọc tài liệu và thay nhau đặt câu hỏi để bạn trả lời, cả nhóm đưa ra ý kiến

và nhận định về nội dung và mục đích của đề tài”

Hoạt động học tập theo nhóm là hình thức người học cùng nhau hợp tác

trong nhóm để hoàn thành công việc chung Học tập theo nhóm không đơn thuần

là chia người học thành từng nhóm để cùng giải quyết một câu hỏi khó mà một học sinh bình thường không thể giải quyết được, mà người học phải cùng nhau hợptác trong học tập để hoàn thành công việc chung

Như vậy, qua quan điểm của các tác giả về hoạt động học tập theo nhóm, có thể thấy “hoạt động học tập theo nhóm cũng là hình thức học hợp tác” Học hợp tác là một quan điểm học tập rất phổ biến và đem lại hiệu quả giáo dục cao Quan điểm học tập này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của người học vào quá

Trang 10

trình học tập, đồng thời yêu cầu họ phải làm việc cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung

Trên cơ sở lý luận đã phân tích về nhóm, hoạt động nhóm và hình thức học tập theo nhóm, chúng tôi rút ra định nghĩa về hoạt động nhóm trong học tập như sau:

“Hoạt động nhóm trong học tập là hoạt động mà trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau, trao đổi, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể”

Chương 2: Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường tiểu học

1.Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm

1.1.Quan niệm về hình thức thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của học sinh,là phương tiện học tập có tính dân chủ,mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm,tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng,biết đón nhận quan điểm bất đồng hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn

Thảo luận nhóm có thể thực hiện dưới 3 hình thức

Nhóm thực thụ( từ

8-10 người)

-Có thể đưa ra nhiều ý kiến dựa trên cơ sở đóng góp để cùng nhau phát triển

-Có thể chọn được nhiều thông tin tốt

-Tạo tính công khai và thu hútmọi người tham gia vào bàn bạc

-Thông tin mang tính cá nhân và của nhóm nhiều-Chưa tạo tính khách thể về kết quả

-Có thể mất đoàn kết nếu nhóm trưởng không điều khiển tốt

Trang 11

Nhóm nhỏ(khoảng

4 người)

-Có cơ hội tham gia nhiều hơn-Các thành viên có thể dễ trao đổi với nhau hơn là nhóm lớn

-Mang tính cá nhân trong vấn đề

-Chưa tạo tính cụ thể hóa một vấn đề cần nghiên cứu,thông tin có thể chưa được cập nhật toàn diện

Nhóm qua điện

thoại(các thành

viên tham gia thảo

luận thông qua

điện thoại)

-Đáp ứng kịp thời vấn đề được giải quyết nhanh chóng

- -Ý kiến được tôn trọng và được lưu lại qua điện thoại

-Không mang tính chính xáccao vì các nguyên nhân nhiễu,lỗi nếu đường truyền kém

1.2 Các bước tiến hành thảo luận nhóm

*Bước 1:Chuẩn bị

-Xác định mục tiêu của vấn đề nghiên cứu

-Xác định đối tượng tham gia thảo luận

-Nơi thảo luận

-Phát triển đề cương của người điều khiển

*Bước 2: Thực hiện thảo luận nhóm

-Tập huấn viên giao bài tập

-Xác định xem các học viên trong lớp đã nắm rõ bài tập

-Phân nhóm,mỗi nhóm có phân công trách nhiệm

-Yêu cầu về thảo luận nhóm

+Tập huấn viên quan sát điều chỉnh,nhắc nhở khi cần

*Bước 3:Tổng kết

-Sau khi thảo luận,mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận

-Tập huấn viên nhận xét,kết luận

1.3.Ưu điểm và hạn chế của hình thức thảo luận nhóm

*Ưu điểm

Trang 12

-Giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp,kỹ năng sử dụng ngôn ngữ,kỹ năng thảoluận,bảo vệ ý kiến cá nhân,kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

-Học sinh biết giải quyết các vấn đề tong học tập,biết phân tích,tổng hợp,so sánh,

-Tăng khả năng hòa nhập,có tinh thần học hỏi,biết lắng nghe người khác,…

-Hình thành cho học sinh tính tự chủ,giúp đỡ nhau trong học tập

*Nhược điểm

-Nếu sử dụng không đúng cách,không phù hợp thì có thể gây mất thời gian,sản phẩm không mang tính tập thể,không đạt hiệu quả cao

-Có thể gây mất trật tự

1.4 Yêu cầu sư phạm của hình thức thao luận nhóm

- Chia nhóm để tiến hành thảo luận

Có nhiều cách chia nhóm: theo số điểm danh, theo tổ, theo giới tính, vị trí chỗngồi Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ theo vấn đề thảo luận, tốt nhất nhóm

có 4-6 người

- Nội dung và thời gian thảo luận

Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau Quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận của các nhóm Mỗi nhóm sẽ cử một thành viên trong nhóm làm nhóm trưởng để điều khiển quá trình thảo luận và một thư kí để ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước lớp Nhóm trưởng và thư kí phải được luân phiên nhau

Kết quả thảo luận có thể trình bày dưới nhiều hình thức: nói, viết, thay mặt nhóm trình bày, mỗi người trình bày một đoạn nối tiếp nhau.Trong thời gian học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, giáo viên quan sát lắng nghe ý kiến, giúp đỡ, gợi ý cho học sinh nếu cần thiết

Như vậy, Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học sử dụng trí tuệ tập thể của học sinh cùng đi tìm chân lí, là một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Tuy nhiên mỗi hình thức của phương pháp thảo luận nhóm đều có những đặc điểm và ưu thế nổi trội của mình Do vậy tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung bài học cũng như các điều kiện dạy và học khác nhau mà giáo viên

có thể lựa chọn cho mình những hình thức thảo luận nhóm phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học

2.Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường tiểu học Lê Lợi

Ngày đăng: 07/05/2018, 21:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w