Từ những lý do trên, tôi - người giáo viên Mầm non tương lai, với sự nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ đã tìm hiểu về thực trạng chuẩn mực ngôn ngữ ở trẻ và tìm ra nguyên nhân cũng như một s
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ
Người hướng dẫn khoa học:
TS PHẠM THỊ HÒA
Hà Nội – 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt khóa học
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo – T.S Phạm Thị Hòa – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để giúp em hoàn thành tốt
khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Lê Thị Hoa
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Một số biện pháp rèn chuẩn mực ngữ âm
cho trẻ mẫu giáo nhỡ” là kết quả nghiên cứu của riêng mình, khóa luận
không sao chép từ cac tài liệu có sẵn nào Đề tài chƣa đƣợc công bố trong bất
cứ một công trình khoa học nào khác
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Lê Thị Hoa
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng nghiên cứu 5
6 Phạm vi nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc của khóa luận 6
Phần II NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN CHUẨN MỰC NGỮ ÂM 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Vài nét về chuẩn mực ngữ âm 7
1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo nhỡ 8
1.1.2.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ 8
1.1.2.2 Đặc điểm sinh lý của trẻ 10
1.1.3 Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ 11
1.1.4 Vị trí và vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ em 11
1.1.4.1 Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp 11
1.1.4.2 Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức 12
1.1.4.3 Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện 13
1.1.5 Nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm 14
1.1.5.1 Hoàn thiện cơ quan phát âm 14
1.1.5.2 Rèn luyện khả năng nghe hiểu lời nói 14
1.1.5.3 Rèn luyện khả năng phát âm 15
Trang 51.1.5.4 Hoàn thiện chuẩn mực chính âm 16
1.1.5.5 Rèn luyện ngữ điệu của lời nói 17
1.1.5.6 Sửa các lỗi phát âm của trẻ 18
1.1.6 Nội dung rèn chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 18
1.2 Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của trẻ mầm non và nguyên nhân 20
1.2.1 Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ 20
1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng phát âm chưa chuẩn của trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường Cổ Loa 24
1.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan 24
1.2.2.2 Nguyên nhân khách quan 25
1.3 Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC RÈN CHUẨN MỰC NGỮ ÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ TRONG TRƯỜNG MẦM NON 27
2.1 Các biện pháp rèn chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 27
2.1.1 Biện pháp bắt chước âm thanh 27
2.1.1.1 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 27
2.1.1.2 Giáo án minh họa 30
2.1.2 Biện pháp sử dụng trò chơi độc lập 32
2.1.2.1 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 32
2.1.2.2 Giáo án minh họa 33
2.1.3 Biện pháp sử dụng bài tập trò chơi 36
2.1.3.1 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 36
2.1.3.2 Giáo án minh họa 37
2.1.4 Biện pháp sử dụng ngữ điệu hợp lý 39
2.1.4.1 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 39
2.1.4.2 Giáo án minh họa 41
Trang 62.2 Các hình thức tổ chức rèn chuẩn mực ngữ âm của trẻ mẫu giáo nhỡ 48
2.2.1 Hình thức rèn luyện chuẩn mực ngữ âm thông qua tiết học 48
2.2.2 Hình thức rèn chuẩn mực ngữ âm ngoài tiết học 50
2.3 Những điều kiện và phương tiện thực hiện công trình nghiên cứu 53
2.3.1 Yêu cầu đối với cô giáo và người lớn xung quanh trẻ 53
2.3.2 Chế độ sinh hoạt hàng ngày 54
2.3.3 Cơ sở vật chất 54
2.4 Tiểu kết chương 2 55
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 7Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục Mầm non nói riêng và trong thực hiện nhiệm vụ cụ thể của hệ thống giáo dục Quốc dân nói chung Giáo dục Mầm non là nền tảng ban đầu trong hệ thống Giáo dục Quốc dân có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, từ đó góp phần giúp cho trẻ trở thành con người phát triển toàn diện và đúng hướng
Trong mục tiêu chung của Giáo dục Mầm non đã đặt ra nhiều kế hoạch nhằm phát triển trẻ một cách toàn diện về mọi mặt: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ… để trẻ sẵn sàng bước vào bậc học phổ thông Nếu trẻ không được chăm sóc- giáo dục, không được tạo điều kiện để tiếp xúc với môi trường xã hội thì sẽ không thể hình thành và phát triển nhân cách cho đứa trẻ đó được
Cùng với đó, Giáo dục Mầm non không chỉ có nhiệm vụ phát triển nhân cách cho trẻ mà còn đào tạo cho xã hội tương lai một thế hệ trẻ có đầy
đủ các phẩm chất, năng lực trí tuệ, năng lực thể chất, phù hợp với xu thế ngày càng phát triển của xã hội Với ý nghĩa to lớn ấy, trong khi lựa chọn nội dung
đề tài nghiên cứu, chúng tôi không thể bỏ qua vai trò vô cùng quan trọng của việc rèn luyện chuẩn mực ngữ âm cho trẻ
Trang 82
V.I.Lê-nin đã nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” Bằng cách nhìn nhận từ thực tế đời sống hằng ngày, chúng ta thấy nếu không có ngôn ngữ thì đứa trẻ sẽ không thể phát triển thành người một cách thực thụ, ngôn ngữ là phương tiện để tư duy, là nền tảng cho sự phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lý ở người
Trẻ Mầm non đang trong giai đoạn học nói, lứa tuổi Mẫu giáo Nhỡ là giai đoạn phát triển nhanh chóng về ngôn ngữ của trẻ Trong giai đoạn này, trẻ thường rất tò mò về các sự vật và hiện tượng xung quanh, trẻ thường đặt nhiều câu hỏi về nguyên nhân, nguồn gốc của sự vật, hiện tượng Vì thế, đây
là thời điểm thích hợp nhất để rèn luyện chuẩn mực ngữ âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Nếu người lớn có biện pháp quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ trẻ đúng cách trong giai đoạn này thì trẻ sẽ phát triển vượt trội hơn so với trẻ không được quan tâm giáo dục đúng cách
Từ những lý do trên, tôi - người giáo viên Mầm non tương lai, với sự nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ đã tìm hiểu về thực trạng chuẩn mực ngôn ngữ ở trẻ và tìm ra nguyên nhân cũng như một số biện pháp để rèn luyện chuẩn mực ngữ âm cho trẻ Mẫu giáo Nhỡ Thông qua đó, chúng tôi có thêm điều kiện để bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quan trọng hơn cả, chúng tôi mong muốn đề tài nghiên cứu này có thể góp một phần nhỏ vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở bậc học Mầm non Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài
“Một số biện pháp rèn luyện chuẩn mực phát âm cho trẻ Mẫu giáo Nhỡ”
2 Lịch sử vấn đề
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm và đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau
Trang 93
Từ sau Cách mạng tháng Tám, vấn đề này nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Một số hội nghị khoa học từ Trung Ương đến địa phương đã hướng vào nội dung nâng cao chất lượng giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (1997), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Đây là cuốn giáo trình đầu tiên đề cập một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang được thực hiện trong các lớp nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta Tác giả đưa ra nhiệm vụ, nội dung của việc dạy nghe và phát âm của trẻ thường mắc phải Các lỗi đó được trình bày lần lượt theo cấu trúc của âm tiết: lỗi thanh điệu, âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối Trong mỗi lỗi này, tác giả đều có đề cập đến nguyên nhân mắc lỗi ở trẻ, qua đó, tác giả cũng đưa ra một số trò chơi nhằm rèn luyện cách phát âm cho trẻ
Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non” (2006), Nxb Đại học Sư phạm cũng chú trọng tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non: Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua thơ và truyện để tạo tiền đề tốt cho trẻ bước vào lớp 1
Trong tạp chí Giáo dục mầm non số 2/2013 có bài “Mục tiêu phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục mầm non New Zeland”, Nguyễn Thị Minh Thảo vụ Giáo dục Mầm non, dịch từ chương trình Giáo dục mầm non New Zeland Bài viết đã đưa ra 4 mục tiêu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ và
sự tiếp nối giữa trường mầm non và trường tiểu học
Trang 104
“Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi” của tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2005), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tìm hiểu các vấn đề luyện phát âm cho trẻ ở các lứa tuổi
“Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” của tác giả Nguyến Ánh Tuyết
đã đề cập đến sự phát triển vốn từ của trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi
Ngoài ra còn rất nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập về vấn đề này như công trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp đại học “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các dạng hoạt động của trẻ” của sinh viên Lưu Thị Diệu – k31 - khoa Giáo dục Tiểu học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non” của sinh viên Lê Thị Hường - k34 - khoa Giáo dục Tiểu học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Như vậy, có rất nhiều tác giả đã đưa ra công trình nghiên cứu về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Cho thấy sự quan tâm của các nhà khoa học tới sự mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đưa ra các lỗi phát âm, tìm ra nguyên nhân và đề ra một số biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục mầm non nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu tìm hiểu về vấn đề “biện pháp rèn chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mẫu giáo nhỡ” nên trong đề tài nghiên cứu khóa luận này, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về vấn
Trang 115
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của một số biện pháp rèn chuần mực ngữ âm của trẻ Mẫu giáo Nhỡ
- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân về hoạt động rèn ngữ âm của trẻ Mẫu giáo Nhỡ
- Đưa ra một số biện pháp rèn chuẩn mực ngữ âm cho trẻ Mẫu giáo Nhỡ
5 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động rèn chuẩn mực ngữ âm cho trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo Nhỡ
6 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động rèn chuẩn mực ngữ âm cho trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo Nhỡ ở trường Mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp:
- Phương pháp quan sát
Đối với giáo viên: chúng tôi đã quan sát giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các tiết đọc thơ, kể chuyện cho trẻ và kết hợp với sự trao đổi về vốn kinh nghiệm để rèn chuẩn mực phát âm cho trẻ Đối với trẻ: chúng tôi đã quan sát quá trình hoạt động của trẻ trong khi thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong các tiết đọc thơ, kể chuyện, kết hợp trò chuyện với trẻ để nắm được khả năng sử dụng ngôn ngữ và phát âm của trẻ
- Phương pháp điều tra
Mục đích điều tra: nhằm tìm hiểu về những lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo nhỡ và nguyên nhân dẫn đến những lỗi phát âm đó Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục lỗi phát âm của trẻ một cách phù hợp
Nội dung điều tra: điều tra thực trạng phát âm của trẻ mẫu giáo nhỡ, đặc điểm phát âm của trẻ, của gia đình trẻ, địa phương nơi trẻ sinh sống
- Phương pháp phân tích
Trang 126
Phân tích định tính: Là tìm ra những nội dung mà các tài liệu nghiên cứu trước đây đã đề cập đến, tìm ra những vấn đề có liên quan đến rèn chuẩn mực phát âm cho trẻ và xác định vấn đề gì được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết
Phân tích định lượng: Là cách thức phân nhóm các dấu hiệu, nhóm nguyên nhân dẫn đến những lỗi phát âm của trẻ và tìm ra những mối quan hệ nhân quả giữa các nhóm chỉ báo Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp phải xử lý một lượng thông tin lớn
- Phương pháp thống kê
Thống kê là thu thập, tổng hợp, trình bày dữ liệu cũng như các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định về việc sử dụng các biện pháp rèn chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mẫu giáo nhỡ
- Phương pháp tổng hợp
Là sự kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết các giả thuyết liên quan đến nghiên cứu về biện pháp rèn chuẩn mực ngữ âm cho trẻ
-Phương pháp so sánh tài liệu
Để thấy được sự giống và khác nhau giữa những đề tài nghiên cứu trước đây
đã từng nghiên cứu về biện pháp rèn chuẩn mực ngữ âm cho trẻ Từ đó thấy được ưu nhược điểm của từng công trình nghiên cứu và tìm biện pháp thực hiện
8 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, khóa luận được cấu trúc gồm hai chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số biện pháp và hình thức tổ chức rèn chuẩn mực ngữ
âm cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non
Trang 131.1.1 Vài nét về chuẩn mực ngữ âm
Lời nói có hai mặt: âm thanh và ý nghĩa Hai mặt này thống nhất, gắn
bó chặt chẽ với nhau Ý nghĩa của lời nói được người khác hiểu đúng chỉ khi
âm thanh phát ra chính xác Vì thế, rèn luyện chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ
là rất cần thiết Chất lượng của âm thanh ngôn ngữ tốt sẽ là tiền đề của chất lượng giao tiếp ngôn ngữ
Chuẩn mực âm thanh lời nói: xuất phát từ thuật ngữ tiếng Nga: Zvukovaia kultura rechi (một số giáo trình gọi là: Giáo dục văn hóa nói, luyện phát âm cho trẻ… là không chính xác) Thuật ngữ này thể hiện cái văn hóa, chuẩn mực về phương diện ngữ âm của lời nói (kultura vừa có nghĩa là văn hóa, vừa có nghĩa là chuẩn mực)
Xalaviova - một nhà sư phạm người Nga đã viết: «Trước mắt nhà sư phạm đặt ra nhiệm vụ giáo dục trẻ phát âm rõ ràng, đúng các âm trong các từ, phát âm đúng các từ tương ứng với các chuẩn mực ngữ âm tiếng Nga, giáo dục phát âm rõ nét và giáo dục tính biểu cảm trong lời nói cho trẻ» Như vậy, theo Xalaviova thì cần phải tập cho trẻ phát âm chính xác và biểu cảm Có thể hiểu đơn giản là giáo dục chuẩn mực ngữ âm bao gồm toàn bộ những công việc cần làm để tạo ra chất lượng âm thanh ngôn ngữ Bắt đầu từ việc phát triển thính giác, hoàn thiện cơ quan phát âm đến việc luyện tai nghe, luyện thở ngôn ngữ và phát âm theo chính âm, luyện ngữ điệu để có âm thanh lời nói biểu cảm
Trang 148
Giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói không tách rời các mặt nhiệm vụ khác của phát triển lời nói: cung cấp vốn từ, luyện nói đúng các kiểu câu, phát triển lời nói mạch lạc
1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo nhỡ
1.1.2.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ
Trong những năm tháng đầu đời, ngoài sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ về thể chất thì tâm lý của trẻ mầm non cũng có sự thay đổi rõ rệt và nhanh chóng
Trẻ cũng được tiếp xúc với những câu hát ru ầu ơ của bà, của mẹ Tất
cả đã thấm sâu vào trong tiềm thức của trẻ Lớn hơn một chút, nhu cầu giao tiếp của trẻ phát triển thì vai trò của những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ là vô cùng quan trọng vì khi giao tiếp, trẻ bắt chước âm thanh, tiếng nói của những người xung quanh
Từ những năm đầu đời, ở trẻ hình thành tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ và giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi Tuy nhiên, trẻ chỉ giao tiếp khi trẻ cảm nhận được sự an toàn và thoải mái về tình cảm Càng về cuối năm thứ nhất thì trẻ lại càng thích giao tiếp với người lớn bằng những tiếng bập bẹ, những âm thanh này có ý nghĩa vô cùng
to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này Như vậy, trong quá trình giao tiếp trực tiếp với người lớn, trẻ dần tích cực hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ
và ngôn ngữ trở thành phương tiện vô cùng quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp cho trẻ với những người xung quanh Có thể nói, giao tiếp với người lớn là điều kiện tiên quyết để lĩnh hội kiến thức và hình thành nhân cách cho trẻ
Ở tuổi ấu nhi (15-36 tháng tuổi), trẻ đã có thể nắm vững hoạt động với
đồ vật và việc giao tiếp với người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp của trẻ ấu nhi, điều này quyết định sự phát triển ngôn ngữ
Trang 159
của trẻ Tuy nhiên, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi này phần lớn phụ thuộc vào sự dạy dỗ của người lớn Những trẻ ít có điều kiện giao tiếp hay ít được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp thì thường nói rất chậm Để phát triển khả năng nói của trẻ thì người lớn cần yêu cầu trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói và giao tiếp thường xuyên với trẻ
Trẻ đến độ tuổi mẫu giáo đã nắm được một số từ vựng mà người lớn cung cấp Giai đoạn này, tâm lý của trẻ đặc biệt ở chỗ trẻ rất tò mò, ham tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, trẻ luôn hỏi người lớn những câu hỏi «Vì sao?», «Tại sao?» trước mọi sự vật, hiện tượng mới gặp lần đầu và yêu cầu người lớn phải giải đáp thắc mắc Cùng với đó, nhớ có sự trợ giúp đắc lực của ngôn ngữ mà tư duy của trẻ mẫu giáo đã phát triển vượt bậc hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ
Tư duy của trẻ mẫu giáo phát triển nhờ cảm tính ngày càng nhạy bén, trong quá trình giao tiếp với người lớn bằng phương tiện ngôn ngữ, các hình thức tư duy cũng được hoàn thiện dần, vốn hiểu biết của trẻ ngày càng mở rộng Sự phát triển tư duy của trẻ gắn chặt với sự phát triển của ngôn ngữ
Tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh mẽ và vượt trội hơn hẳn Tuy nhiên, kiểu tư duy đó không đáp ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn Vì vậy, xuất hiện kiểu tư duy trực quan - hình tượng mới, đó là tư duy trực quan - sơ đồ Kiểu
tư duy này vẫn giữ mãi tính chất hình tượng song bản thân hình tượng cũng trở nên khác hơn trước: hình tượng đã khác đi những chi tiết không quan trọng, rườm rà nhưng vẫn giữ lại những yếu tố đặc trưng giúp cho trẻ phản ánh sự vật một cách khái quát chứ không phải là từng sự vật riêng lẻ
Như vậy, đặc điểm tâm lý chung của trẻ mầm non đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ song lại chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của sự phát triển ngôn ngữ Sự lĩnh hội ngôn ngữ của độ tuổi này góp phần thúc đẩy sự
Trang 1610
phát triển ngôn ngữ và bươc đầu hình thành những yếu tố làm tiền đề xây dựng nên nhân cách cho trẻ
1.1.2.2 Đặc điểm sinh lý của trẻ
Trẻ em là một thực thể tự nhiên đang phát triển Trẻ càng nhỏ thì tốc độ phát triển càng nhanh, các cơ quan hoàn thiện dần về cấu tạo và chức năng, vì thế, chúng ta có thể quan sát thấy trẻ thay đổi từng ngày Tuy nhiên, từng cơ quan và hệ cơ quan và các giai đoạn phát triển lại có sự thay đổi khác nhau Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện các cơ quan, hệ cơ quan có tác động lớn đến tất cả các quá tình tâm lý của trẻ Vì vậy, khả năng thích nghi và hoạt động của trẻ dễ bị thay đổi dưới những tác động khác nhau của môi trường
*Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ
Hệ thần kinh điều khiển mọi hoạt động của các cơ quan làm cho cơ thể thích nghi được với sự thay đổi thường xuyên của môi trường và có thể cải tạo nó Nhờ có hệ thần kinh mà con người có tư duy, tâm lý
Ngay từ lúc sinh ra, thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên chưa đủ khả năng để thực hiện chức năng của một hệ thần kinh giống như ở người trưởng thành Khi ra đời, não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ mặc dù cầu tạo và hình thái không khác não bộ của người lớn, trọng lượng não trẻ sơ sinh là 370- 392 gam, khi được 6 tháng, trọng lượng tăng gấp đôi, 3 tuổi tăng gấp 3 và 9 tuổi thì nặng 1300 gam Sự phát triển các đương dẫn truyền diễn ra rất mạnh và tăng lên theo từng độ tuổi Vì vậy, sự phát triển hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo cao hơn trẻ lứa tuổi nhà trẻ
Chức năng của tất cả các cơ quan trong vỏ đại não, hoạt động hệ thần kinh cao cấp được phát triển cao hơn Các phản xạ có điều kiện nhanh chóng được hình thành trong suốt giai đoạn mẫu giáo theo xu hướng tăng dần Chức năng của vỏ bán cầu đại não tăng lên nhiều hơn so với trung khu dưới vỏ, do
Trang 1711
đó, ta thấy hành vi của trẻ có tính tổ chức hơn Trong mối quan hệ chức năng thì hệ thần kinh mang tính biến đổi, không ổn định nên các quá trình tâm lý diễn ra không đầy đủ Trẻ từ 4 - 6 tuổi, qua trình ức chế tích cực dần phát triển, trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh Hệ thần kinh có một tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể để cải thiện tính không cân bằng của quá trình thần kinh Cần chú ý cân bằng và luân phiên giữa động và tĩnh trong tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ
1.1.3 Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ
Ở giai đoạn này, vốn từ của trẻ tăng nhanh, trẻ hiểu được nghĩa của từ
và dùng từ chính xác hơn Trẻ cũng đã sử dụng nhiều mẫu câu đơn giản, dùng câu ngữ pháp, có thể kể một số truyện ngắn theo tuần tự, logic, trẻ cũng có thể
kể chuyện theo tranh… Qua đó, điều kiện giao tiếp của trẻ được mở rộng hơn, khả năng giao tiếp ngày càng được nâng cao
Mặt âm thanh của lời nói cũng phát triển một cách nhanh chóng Trẻ lĩnh hội và phát âm đúng hầu hết các âm vị, phát âm rõ nét từng từ, từng câu văn, hơn nữa, trẻ còn biết điều chỉnh tốc độ, cường độ của giọng nói sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
1.1.4 Vị trí và vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ em
1.1.4.1 Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
Marx đã từng nói «Bản chất của con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội» Lênin viết «Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất» Qua thực tế, ta nhận thấy,nhờ có ngôn ngữ mà con người vượt xa hơn các loài động vật, có thể hiểu được nhau và cùng nhau hành động vì mục đích chung, đó là sự phát triển của xã hội loài người
Trang 1812
Không có ngôn ngữ thì con người không thể giao tiếp được, thậm chí còn ảnh hưởng tới sự tồn tại, nhất là trẻ em, rất cần đến sự chăm sóc và dạy
dỗ của người lớn
Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ phát triển
và trở thành một thành viên của xã hội loài người Là một công cụ hữu hiệu giúp trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động, từ đó hình thành nên nhân cách cho trẻ sau này
1.1.4.2 Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức
Không chỉ phát triển về thể chất, sự trưởng thành của trẻ còn được đánh giá về mặt trí tuệ Và công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ Ngôn ngữ chính là sự thể hiện của tư duy Tư duy trừu tượng của con người
có thể thực hiện được là nhờ có sự trợ giúp của phương tiện ngôn ngữ, nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người sẽ không thể diễn ra được Chính vì thế, tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau Ngôn ngữ làm cho kết quả của tư duy được cố định lại, do đó có thể khách quan hóa nó cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy Ngược lại, nếu không có quá trình tư duy diễn ra thì ngôn ngữ cũng chỉ là những âm thanh vô nghĩa
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có mục đích tự lực Có ngôn ngữ,
tư duy của trẻ mới thực sự được phát triển Đây là hai mặt của một quá trình
có sự tác động qua lại và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển theo và ngược lại, khi tư duy phát triển cũng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi Cũng giống như dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở những cấp học khác, phát triển lời nói, ngôn ngữ
Trang 1913
cho trẻ ở trường mầm non thực hiện mục tiêu «trẻ học để biết tiếng mẹ đẻ đồng thời sử dụng nó như một công cụ để vui chơi, học tập và giao tiếp hàng ngày.Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi» Như vậy, ngôn ngữ là vô cùng cần thiết cho tất cả các hoạt động và ngược lại, các hoạt động tạo điều kiện cho ngôn ngữ của trẻ phát triển
1.1.4.3 Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện
Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm có sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa, các quy tắc trong xã hội…Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở rộng giao tiếp Điều này giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp ở cuộc sống thực tế gần gũi Bằng cách sử dụng lời nói, cô giáo cũng
sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong các tác phẩm văn học: thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên mà người lớn đã cho trẻ tiếp xúc từ những ngày ấu thơ Sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữ hiệu để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích,
có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng phong phú, đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống Có thể khẳng định rằng ngôn
Trang 20hô hấp, thính giác, bộ máy phát âm Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện
bộ máy cấu âm, rèn luyện phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể Để
có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lí Ngôn ngữ cũng tham gia vào quá trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát triển thể lực
1.1.5 Nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm
1.1.5.1 Hoàn thiện cơ quan phát âm
Tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên trẻ học nói, cũng chính là giai đoạn trẻ phát triển và hoàn thiện cơ quan phát âm Chính vì thế mà giáo dục ngữ
âm giai đoạn này khó khăn hơn các giai đoạn sau trong cuộc đời của trẻ Cần quan tâm sao cho cơ quan phát âm của trẻ phát triển bình thường, theo đúng quy luật sinh học Việc chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cho cơ quan phát
âm, rèn luyện cho nó hoạt động đúng với chức năng sản sinh âm thanh ngôn ngữ là góp phần quan trọng nâng cao chất lượng âm thanh ngôn ngữ
Rèn luyện bộ máy phát âm: Phát triển sự linh hoạt của lưỡi, môi, hàm dưới… Sự chuyển động nhịp nhàng, linh hoạt của bộ máy phát âm sẽ giúp cho âm thanh ngôn ngữ chuẩn hơn
1.1.5.2 Rèn luyện khả năng nghe hiểu lời nói
Phản ứng nghe câc âm thanh tự nhiên xuất hiện ở trẻ rất sớm trẻ có thể phản ứng được với các mức độ khác nhau của âm thanh lời nói: sự âu yếm
Trang 2115
hay quát mắng của người lớn; phân biệt được âm sắc giọng nói của mẹ và những người thân…
Luyện cho trẻ khả năng nghe được các âm vị và sớm phân biệt chúng
Ví dụ: Tiếng bà khác với tiếng bé nhờ các âm vị a, e; tiếng bà khác với tiếng
gà nhờ âm vị b, g
Luyện cho trẻ tri giác được tính biểu cảm của ngôn ngữ: sự âu yếm của
bà, của mẹ; sự giân dữ của người lớn; sự du dương của một bản nhạc, một bài hát ru… điều này chỉ được chứng minh bằng phản ứng phù hợp của trẻ (qua nét mặt,ánh mắt, cử chỉ, vận động….)
Luyện khả năng nghe: Chú ý nghe, nghe cao độ, nghe từng âm vị, tri giác tốc độ, nhịp độ lời nói… Cần đặt trẻ vào trong môi trường âm thanh, trẻ phải được nghe âm và âm thanh ngôn ngữ Trẻ càng thu nhận được nhiều tín hiệu ngôn ngữ bao nhiêu thì sự phát triển lời nói càng nhanh chóng bấy nhiêu Khả năng nghe tốt sẽ tạo điều kiện cho khả năng nói phát triển
1.1.5.3 Rèn luyện khả năng phát âm
Yêu cầu trẻ phải phát âm đúng tất cả các âm vị trong tiếng Việt dù nó nằm ở vị trí nào (đầu, giữa hoặc cuối âm tiết)
Rèn luyện bộ máy phát âm: phát triển sự linh hoạt của lưỡi, lưỡi có thể chuyển động, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác như: răng, môi, ngạc… phát triển sự linh hoạt của môi (kéo môi về phía trước, làm tròn môi, giãn môi, mím môi, tạo khe hở giữa môi và răng, ) phát triển kỹ năng làm cho hàm dưới trong tư thế xác định phù hợp
Chú ý rèn luyện thở ngôn ngữ: Luồng hơi từ phổi ra giúp cho sự cấu âm gọi là thở ngôn ngữ Thở ngôn ngữ khác thở bình thường ở chỗ nó là thở có lí trí, thở bình thường là thở sinh lý Thở lí trí giúp chúng ta điều khiển sự thở để ngừng nghỉ khi nói, khi phát âm… Trẻ chưa có khả năng điều chỉnh sự thở,
do vậy, điều chỉnh sự thở là hết sức cần thiết trong quá trình luyện phát âm
Trang 2216
Luyện thở ngôn ngữ cho trẻ là luyện cho trẻ kĩ năng hít vào nhanh, ngắn và thở ra nhịp nhàng, tạo điều kiện cho khả năng nói các câu một cách thoải mái trong quá trình diễn đạt Thở ngôn ngữ đúng tạo điều kiện phát âm
rõ nét, giữ được cường độ nói phù hợp, lời nói khúc triết, nhịp nhàng, ngữ điệu biểu cảm…
Luyện giọng: Giọng nói thể hiện đầy đủ tất cả các mặt âm thanh ngôn ngữ của trẻ Luyện giọng cho trẻ là giúp trẻ biểu hiện thái độ, tình cảm của mình bằng lời nói, trong lời nói Luyện giọng cho trẻ là rèn luyện đặc tính của giọng nói (Cao độ, cường độ, âm sắc…) Cụ thể:
Cao độ: sự nâng lên hạ xuống của âm thanh chuyển giọng từ cao xuống thấp và ngược lại
Cường độ: phát âm với cường độ xác định (to, trung bình, nhỏ) hợp lý, phù hợp ngữ cảnh
Âm sắc: sắc thái của giọng (âm vang, trong, trầm ấm, đục…)
Phương pháp cơ bản để luyện giọng là đọc và kể diễn cảm dưới nhiều cách (bằng nói, bằng trò chơi đóng kịch…) Yêu cầu cuối cùng của nhiệm vụ rèn luyện khả năng phát âm là trẻ phải phát âm đúng tất cả các âm vị trong tiếng Việt
1.1.5.4 Hoàn thiện chuẩn mực chính âm
Chính âm là quy định thống nhất về âm thanh ngôn ngữ tiếng nói của một quốc gia, dân tộc Để có được chính âm gồm 2 điều kiện: thứ nhất, các nhà nghiên cứu ngữ âm cần chỉ ra được phương ngữ nào được coi là chuẩn trong một ngôn ngữ Thứ hai, Nhà nước phải có quy định có tính pháp luật yêu cầu toàn dân phải nói theo chính âm Khi nào chúng ta giao tiếp theo chính âm thì giữa các vùng miền khác nhau sẽ không còn tình trạng cùng nói tiếng Việt, mỗi vùng phát âm khác nhau dẫn đến khó hiểu nhau
Trang 2317
Trong tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ xác định phát âm của phương ngữ
Hà Nội cần bổ sung thêm 3 âm: tr, s, r thì mới đầy đủ 22 phụ âm chuẩn Mặc
dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định nhân dân cả nước phải nói tiếng Hà Nội, vì thế nên vẫn xảy ra tình trạng khó hiểu nhau khi giao tiếp giữa người dân giữa các vùng miền
Giáo viên mầm non trước hết phải nói đúng chính âm, sau đó luyện cho trẻ nghe và nói theo chính âm, căn cứ vào đó làm mẫu cho trẻ phát âm theo chính âm, khắc phục các lỗi do tiếng địa phương gây ra
1.1.5.5 Rèn luyện ngữ điệu của lời nói
Ngữ điệu là tổng hợp các phương tiện biểu cảm của ngữ âm lời nói, bao gồm: giai điệu, tốc độ, nhịp điệu, trọng âm (logic và ngữ pháp), âm sắc
Rèn luyện ngữ điệu của lời nói cho trẻ giúp trẻ biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ để tạo nên sự hợp lý của âm thanh ngôn ngữ về cường độ, nhịp điệu, tốc độ của lời nói Rèn luyện cho trẻ sử dụng ngữ điệu để tạo nên sự biểu cảm về phương diện âm thanh lời nói
Giai điệu: Nâng hoặc hạ giọng nói làm cho lời nói mang sắc thái khác nhau (du dương, mềm mại, êm ái, dứt khoát…) tránh lời nói đơn điệu (thay đổi cả cao độ và trường độ)
Tốc độ: nhanh hay chậm, phụ thuộc vào nội dung diễn đạt
Nhịp điệu: Lời nói nhịp nhàng, tách bạch giữa các từ, âm tiết tạo nên sự vận động khúc triết của dòng ngữ lưu
Trọng âm logic và ngữ pháp: làm cho lời nói được thể hiện nội dung một cách chính xác bằng sự nhấn mạnh về phát âm trong lời nói
Âm sắc của lời nói thể hiện tình cảm vui, buồn,…
Trang 2418
1.1.5.6 Sửa các lỗi phát âm của trẻ
Ở tuổi mầm non, khi cơ quan phát âm đang trong giai đoạn hoàn thiện thì các lỗi phát âm ở trẻ là chuyện rất bình thường, người lớn cần phát hiện, xác định nguyên nhân và sửa cho trẻ
Trẻ thường mắc các lỗi phát âm:
+ Lỗi về âm đầu
+ Lỗi về âm đệm
+ Lỗi về âm chính
+ Lỗi về âm cuối
+ Lỗi về thanh điệu
Nguyên nhân mắc lỗi:
+ Do bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện
+ Do đặc điểm phương ngữ, môi trường giao tiếp, sự nuông chiều của người lớn
+ Do một số âm tiết tiếng Việt khó phát âm, khó định vị (khuya khoắt, loắt choắt…)
Để sửa lỗi cho trẻ, cô giáo cần kiểm tra tình hình phát âm của trẻ và thường xuyên vận dụng các phương pháp, biện pháp để luyện phát âm cho trẻ phù hợp
1.1.6 Nội dung rèn chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Nói đến ngôn ngữ là nói đến một hệ thống ký hiệu ngữ âm, ký hiệu của chúng trong một cộng đồng người cùng chung sống Có những quy tắc về phát âm, về ngữ pháp và ngữ nghĩa thống nhất trong toàn bộ cộng đồng người
đó
Phát âm được coi là thành tố đầu tiên của ngôn ngữ, tức là dạy trẻ phát
âm các âm của tiếng Việt, phát âm các từ trong câu, phát âm cả câu và trình
Trang 2519
bày một văn bản lên giọng, xuống giọng (hạ giọng), nhấn mạnh từ, kéo dài từ khi phát âm để thể hiện hiểu biết tình cảm cũng như thái độ của người nói
Giai đoạn này cần chú trọng phát triển khả năng nghe các âm tiết, phát
âm đúng tất cả các âm vị tiếng Việt trong các từ ngữ, các câu văn một cách rành mạch, rõ ràng, tiếp tục rèn luyện kỹ năng điều chỉnh giọng nói với cường
độ, tốc độ phù hợp với từng tình huống giao tiếp Ý nghĩa của lời nói chỉ được hiểu khi âm thanh phát ra chính xác Trong việc học lời nói của trẻ thì cơ quan thính giác đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là cửa ngõ của âm thanh ngôn ngữ Việc luyện cho trẻ phát âm đúng các âm vị trong các kết hợp âm tiết – từ
- câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng Việt
Dạy trẻ cách điều chỉnh hơi thở để tạo nên sự hợp lý của âm thanh Ở giai đoạn mẫu giáo bé sử dụng biện pháp bắt chước, còn ở giai đoạn này người ta thường sử dụng biện pháp cho trẻ tập phát âm thông qua việc sử dụng các bài tập - trò chơi Tuần tự cho trẻ phát âm các âm vị trong tiếng
Việt Các âm vị khó như tr, s, r, x, ch, l…phải chú ý tập cho trẻ ngay từ khi
trẻ 3 tuổi
Với trẻ 4 - 5 tuổi, luyện phát âm các âm vị tiếng mẹ đẻ bao gồm các công việc tuần tự thay đổi nhau:
+ Luyện các bộ phận của cơ quan phát âm: môi, lưỡi, hàm…
Làm chính xác vận động của các cơ quan này bằng cách cho trẻ quan sát người lớn phát âm để xác định được vị trí cũng như sự chuyển động của các bộ phận khi phát âm từng từ riêng lẻ hay các vần, từ ghép rồi cho trẻ bắt chước theo Sự phát âm của trẻ phụ thuộc vào cấu tạo bộ máy phát âm của chúng, nếu trẻ phát âm sai nhiều thì cần thường xuyên luyện tập để trẻ biết điều khiển nhịp nhàng và chính xác cử động của bộ máy phát âm Các từ phụ thuộc vào sự chuyển động chính xác hay không và lực cử động của các cơ quan phát âm Có nhiều trẻ nói không rõ ràng, các từ ngữ phát âm đều bị mất
Trang 2620
phụ âm đầu và lẫn lộn với các từ khác thành hợp âm khó hiểu Nguyên nhân
là do cử động chưa đúng của môi và lưỡi, tính linh hoạt của hàm còn yếu nên miệng trẻ không mở rộng được, các âm phát ra không đúng
+ Chính xác hóa việc phát âm các âm vị riêng biệt và biết tách một âm
ra khỏi âm khác
+ Củng cố phát âm đúng các âm trong từ
+ Củng cố phát âm đúng các âm tiết trong lời nói (cấu trúc câu)
Có thể nói, ở trẻ mầm non dễ hình thành sự phát âm chuẩn và đúng hơn
ở các độ tuổi khác Vì thế, các cô giáo cần chú ý tới quá trình làm mẫu của mình, khi phát âm mẫu cần làm chậm để trẻ có thể quan sát kỹ Việc rèn phát
âm cho trẻ cần được tiến hành thực hiện trên tất cả trẻ chứ không phải chỉ ở trẻ hay phát âm sai
Dạy phát âm cho trẻ cần được tiến hành mọi lúc, mọi nơi trên tiết học, các hoạt động, giờ sinh hoạt khác…
Ngoài việc dạy trẻ cần chú ý đến việc tạo môi trường và tình huống để các trẻ tự sửa cho nhau, đây cũng là một cách để trẻ phát âm có hiệu quả
Nhìn chung, lứa tuổi này là lứa tuổi tiếp thu rất nhanh tất cả những gì ở thế giới xung quanh vì chủ yếu trẻ sử dụng lời nói bằng cách truyền khẩu, học một cách máy móc, bắt chước Do đó, những âm dạy trẻ đầu tiên cần phải chính xác để sau này không mất thời gian uốn nắn lại Có thể, cô giáo hoặc người lớn đưa những cách phát âm chưa chuẩn để cho trẻ rèn tai nghe và khả năng phát hiện ở trẻ
1.2 Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ và nguyên nhân
1.2.1 Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ
Bắt tay vào điều tra thực trạng sử dụng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ
ở trường mầm non Cổ Loa, chúng tôi đã lập thành một bảng các từ ngữ
Trang 2721
Trong đó, chúng tôi đã liệt kê ra tất cả những lỗi dùng từ mà trẻ hay mắc phải
và có các ví dụ cụ thể để biểu đạt nội dung tương ứng
Quá trình điểu tra thực trạng diễn ra song song cùng với quá trình tổ chức các trò chơi, các hoạt động học tập cửa trẻ như là: giờ đọc thơ, kể chuyện, âm nhạc Khi tiến hành hoạt động để khảo sát, chúng tôi đã sử dụng hình ảnh hoặc trưng bày vật thật, mô hình cho trẻ quan sát và tri giác, sau đó cho từng trẻ đứng lên nói về đồ vật đó Khi đó, trẻ sẽ rất hứng thú tham gia vào hoạt động mà không biết rằng mình đang bị kiểm tra về lỗi phát âm Để thu thập một cách chính xác kết quả điều tra cũng như điều tra được lỗi phát
âm của trẻ trên tất cả các hoạt động học thì chúng tôi đã tiến hành điều tra trong một tuần
Tiến hành điều tra thực trạng
- Số lượng trẻ được điều tra: Lớp 4 tuổi B trường mầm non Cổ Loa – xã
Cổ - Loa – huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội: 46 trẻ
- Phương pháp khảo sát: Trực tiếp nghe trẻ nói và ghi chép lại
- Phương tiện khảo sát: Đồ vật thật, tranh ảnh, đồ chơi…
- Nội dung khảo sát:
+ Thanh điệu: Thanh hỏi, thanh ngã
+ Phụ âm đầu: l, n, s, x, r, d, gi, tr, ch, kh, g, c, p
Trang 28ƣơ iê Chai rƣợu chai riệu 45 1 97,8% 2,2%
uô u Quả chuối quả
Trang 29 Nhận xét:
- Thanh điệu: Qua bảng điều tra trên, cho thấy trẻ cũng ít mắc lỗi về thanh điệu, bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ phát âm sai Cụ thể là:
+ Đối với phát âm thanh ngã thành thanh sắc, trẻ phát âm sai 8,7%
+ Đối với phát âm thanh hỏi thành thanh nặng, trẻ phát âm sai 17,4%
- Âm đầu: Hầu hết trẻ đều phát âm đúng các phụ âm đầu, chỉ có tỷ lệ rất
ít trẻ còn phát âm chƣa chuẩn Cụ thể:
+ Với âm l và n, phát âm sai l thành n chiếm 2,2% trên tổng số trẻ của lớp Phát âm n thành l chiếm 2,2% tổng số trẻ trong lớp
+ Với các âm g, c thì trẻ phát âm chính xác cả lớp, âm kh phát âm sai 2,2%
trên tổng số 46 trẻ
+ Với âm p là một phụ âm khó và hay bị nhầm lẫn với phụ âm bnên tỷ lệ trẻ
phát âm sai rất cao, chiếm 24% tổng số trẻ trong lớp
- Âm chính và âm cuối:
+ Đối với âm ích: trẻ phát âm ích thành ứt chiếm 4,4% trên tổng số trẻ
+ Đối với âm inh: phát âm chính xác, không bị nhầm lẫn
+ Với âm ách: trẻ phát âm ách thành ắt chiếm tới 6,5% trên tổng số trẻ trong
lớp
Trang 3024
1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng phát âm chưa chuẩn của trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường Cổ Loa
1.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan
- Do bộ máy phát âm của trẻ ở lứa tuổi này vẫn chưa hoàn thiện: các cơ quan phát âm chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, sự vận động của từng cơ quan chưa hoàn thiện… dẫn đến việc phát âm sai lệch ở trẻ
- Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này, trẻ rất hay bắt chước, rất thích bắt chước và bắt chước rất nhanh Vì thế, khi trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều người phát âm sai thì trẻ sẽ học theo
- Do trẻ nhút nhát, tự ti vào bản thân dẫn đến việc ngại giao tiếp, ít tham gia giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ không đúng chuẩn mực
Trước nguyên nhân này thì việc rèn phát âm theo chuẩn mực cho trẻ là khó khăn hơn cả Vì nguyên nhân xuất phát từ bên trong, chúng ta không thể tác động trực tiếp để thay đổi cấu tạo của các bộ phận ảnh hưởng đến việc phát âm ở trẻ
Trang 3125
1.2.2.2 Nguyên nhân khách quan
- Trẻ phát âm sai là do đặc điểm của từng địa phương, trẻ sống trong môi trường có nhiều người phát âm sai nên trẻ cũng phát âm sai theo Cũng có nhiều trường hợp là do trẻ chưa nghe người lớn phát âm chính xác Vì thế nên trẻ thường mắc phải những lỗi phát âm nhất định
+ Về thanh điệu: Thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp nên việc thể hiện thanh ngã trong các từ ngữ với âm đệm gãy ở giữa Vì
thế, trẻ thường sử dụng cách phát âm dễ dàng hơn bằng cách chuyển đổi
thành âm điệu không gãy ở giữa và đồng nhất với âm điệu của thanh sắc
Ví dụ: Trẻ phát âm con muỗi thành con muối
Đối với thanh hỏi, việc phát âm kéo dài hơn nên trở thành khó khăn với
những trẻ có hơi thở ngắn và những trẻ chưa biết cách lấy hơi khi nói Vì thế,
trẻ thường đồng nhất thanh hỏi với thanh nặng
Ví dụ: Trẻ phát âm quyển vở thành quyện vợ
+ Về âm chính:Các âm tiết có nguyên âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo âm tiết trở nên phức tạp và trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc phát
âm
+ Về phụ âm đầu: Đây là các phụ âm khó nên làm cho trẻ phát âm sai
và dễ nhầm lẫn các phụ âm với nhau
Với nguyên nhân này, chúng tôi nhận thấy việc uốn nắn cho trẻ để trẻ
sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực là dễ dàng hơn Cần thời gian và kiên trì, thường xuyên rèn cho trẻ thì trẻ sẽ sửa được lỗi phát âm hiện tại
Trang 3226
1.3 Tiểu kết chương 1
Để có cơ sở lí thuyết làm chỗ dựa cho đề tài, trong chương một chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản về chính âm, về vai trò, tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với việc giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mầm non Chúng tôi cũng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để thấy rõ đặc điểm nhận thức của trẻ, bộ máy phát âm của trẻ ở độ tuổi này như thế nào Những hiểu biết này sẽ cho chúng tôi những chỉ dẫn tin cậy để từ thực trạng rèn luyện chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non Cổ Loa, chúng tôi sẽ tìm ra những biện pháp thích hợp giúp cho việc rèn luyện chuẩn mực ngữ âm đối với trẻ tốt hơn