LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Bồi dưỡng năng lực cảm nhận giá trị của so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3” được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
PHẠM THU TRANG
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM NHẬN GIÁ TRỊ CỦA SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, đặc biệt là ThS.GVC Phan Thị Thạch Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô - người đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm khóa luận
Qua đây chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới phòng Đào tạo Trường ĐHSP Hà Nội 2, tới các thầy, cô giáo trong khoa GDTH đã tạo điều kiện giúp
đỡ để khóa luận của chúng tôi được hoàn thành
Lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, sửa chữa của các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn nữa
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Phạm Thu Trang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Bồi dưỡng năng lực cảm nhận giá trị của so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3” được chúng tôi nghiên cứu và
hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác, cộng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, ThS.GVC Phan Thị Thạch và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân
Chúng tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào
Sinh viên thực hiện
Phạm Thu Trang
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Mục đích nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
1.1 Những hiểu biết chung về năng lực 6
1.2 Những hiểu biết chung về SSTT 10
1.3 Những hiểu biết chung về đặc điểm tâm, sinh lý của HSTH 14
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI SSTT TRONG CÁC VB NGHỆ THUẬT VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC VỀ SSTT TRONG SGK TIẾNG VIỆT 3 17
2.1 Kết quả thống kê, phân loại SSTT trong các VB nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt3 17
2.2 Kết quả thống kê, phân loại nội dung dạy học SSTT cho HS lớp 3 22
2.3 Nhận xét sơ bộ từ những kết quả thống kê, phân loại 28
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM NHẬN GIÁ TRỊ CỦA SSTT TRONG CÁC VB NGHỆ THUẬT CHO HS LỚP 3 31
3.1 Một số biện pháp giúp HS lớp 3 có hiểu biết về SSTT thông qua các bài tập trong SGK Tiếng Việt 31
3.2 Một số biện pháp giúp HS rèn kĩ năng vận dụng những hiểu biết về SSTT để tạo lập và lĩnh hội VB 35
Trang 63.3 Một số biện pháp giúp HS lớp 3 bồi dưỡng năng lực cảm nhận được giá
trị của biện pháp SSTT trong VB nghệ thuật 39
3.4 Biện pháp sử dụng phương tiện dạy học trực quan để giúp HS lớp 3 yêu thích môn Tiếng Việt nói chung, yêu thích cách dùng ngôn ngữ nghệ thuật trong đó có SSTT 45
3.5 Một số giáo án thể nghiệm 48
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nền kinh tế được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đủ sức cạnh tranh, từng bước đi vào nền kinh tế tri thức, vươn lên sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới Gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo là bước tiến lớn để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn Do đó, đổi mới giáo dục một cách căn bản, toàn diện có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Hơn thế, trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các quốc gia đang cạnh tranh khốc liệt về chất lượng nguồn nhân lực Trên thế giới, nhiều nước đã và đang tiến hành cải cách để hướng tới một nền giáo dục hiện đại Ở trong nước, các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là khoa học công nghệ đều phát triển Chính sự phát triển ấy đã làm thay đổi nhu cầu về
số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực Điều này đòi hỏi Giáo dục - Đào tạo Việt Nam phải có sự đổi mới một cách căn bản và toàn diện từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy và học
Hiện nay, nhiều nhà khoa học nhận thức sâu sắc rằng, để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới chương trình giáo dục tiểu học, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến việc bồi dưỡng những năng lực cơ bản cho HS thông qua các môn học Trong nội dung chương trình giáo dục của trường tiểu học, Tiếng Việt và Toán là hai trong những môn học chủ đạo Việc dạy học Tiếng Việt thông qua các phân môn: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện không chỉ rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, cung cấp những kiến thức cơ bản về tiếng Việt, mà còn giúp HS phát triển được những năng lực cốt lõi để các em trở thành con người Việt Nam toàn diện, có khả năng giải quyết được mọi tình huống nảy sinh trong cuộc sống
Trang 8Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giúp HSTH phát triển những năng lực cơ bản trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, chúng tôi đã lựa
chọn đề tài khóa luận: “Bồi dưỡng năng lực cảm nhận giá trị của so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
So sánh tu từ và ngôn ngữ nghệ thuật đã được một số nhà phong cách học Tiếng Việt nghiên cứu hơn nửa thế kỉ qua Có thể kể ra đây một số tác giả và những công trình nghiên cứu của họ như:
- Đinh Trọng Lạc, (1964), Giáo trình Việt Ngữ, NXBGD
- Võ Bình, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hòa, Cù Đình Tú, (1982), Phong
cách học Tiếng Việt, NXBGD
- Cù Đình Tú, (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB
ĐH & THCN
- Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, NXBGD
Trong những công trình đó, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm và chỉ ra những cách tổ chức về SSTT
Năm 1999, Đinh Trọng Lạc đã làm sâu sắc hơn kết quả nghiên cứu về SSTT khi ông tìm hiểu biện pháp tu từ này ở hai phương diện: đó là một biện pháp tu từ và đó cũng là một phương tiện tu từ ngữ nghĩa Cũng trong cuốn
Phong cách học Tiếng Việt (1999), tác giả Đinh Trọng Lạc đã trình bày khái quát
về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Ngoài ra, SSTT cũng đã được một số sinh viên khoa GDTH trường ĐHSP
Hà Nội 2 quan tâm, tìm hiểu Tiêu biểu là:
- Dương Nguyệt Hằng (2004), Bước đầu nghiên cứu về hiệu quả của so
sánh tu từ trong các tác phẩm thơ trong SGK lớp 1, 2, 3 sau năm 2000 và lớp 3 thử nghiệm
- Nguyễn Dương Vĩnh Hồng (2005), Giá trị của biện pháp so sánh tu từ
trong văn miêu tả
Trang 9- Hà Thị Nhung (2006), Tìm hiểu biện pháp so sánh tu từ trong Thơ Mới
1932-1945
- Hoàng Thị Đặng (2007), Nghiên cứu hiệu quả của so sánh tu từ
- Nguyễn Thị Lan (2007), Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của phép so sánh
tu từ trong thơ viết cho thiếu nhi (qua khảo sát SGK Tiếng Việt 3, 4, 5 sau năm
2000 và một số bài thơ viết cho thiếu nhi ngoài chương trình)
- Lưu Thị Dung (2009), Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc giáo dục
nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học
- Nguyễn Thúy Hạnh (2010), Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình
thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh tiểu học
- Trần Thị Phương (2014), Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các
bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3
- Đặng Thị Bích Ngọc (2014), Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân
hóa và so sánh cho học sinh lớp 3
- Lại Thị Hiên (2015), So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về các
con vật cho học sinh Tiểu học, v.v…
Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu về SSTT của những sinh viên này được thể hiện rất rõ trong tên đề tài khóa luận mà họ đã lựa chọn
Như vậy, nghiên cứu về SSTT không phải là vấn đề mới vì nó đã được rất nhiều nhà khoa học và sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu Tuy vậy việc tìm hiểu
“Bồi dưỡng năng lực cảm nhận giá trị của so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3” lại không trùng với bất cứ một đề tài nào
3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài: Những biện pháp giúp HS bồi dưỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của SSTT trong các VB nghệ thuật
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Lựa chọn những lí thuyết cơ bản làm cơ sở lí luận cho khóa luận 4.2 Khảo sát thống kê ngữ liệu về SSTT trong các VB nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt 3 của NXB Giáo dục năm 2015
Trang 104.3 Xác định nội dung, biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của SSTT trong các VB nghệ thuật cho HS lớp 3
5 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận thực hiện nhiệm vụ nhằm những mục đích chính sau:
5.1 Lựa chọn, sử dụng những kiến thức cơ bản để xây dựng cơ sở lí luận cho khóa luận, đồng thời nhằm nâng cao những hiểu biết cho bản thân về biện pháp SSTT và ngôn ngữ nghệ thuật trong các VB nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt lớp 3
5.2 Khảo sát ngữ liệu thống kê về việc sử dụng SSTT trong các VB nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt 3, để tích lũy ngữ liệu phục vụ cho việc xử lí đề tài, đồng thời làm giàu vốn hành trang kiến thức nhằm phục vụ việc giảng dạy Tiếng Việt 3 trong đợt thực tập sư phạm sắp tới và ở trường Tiểu học trong tương lai
5.3 Góp phần cung cấp một tài liệu tham khảo về SSTT trong các VB nghệ thuật cho các bạn sinh viên khoa GDTH hoặc cho những ai quan tâm đến vấn đề này
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn phạm vi khảo sát ngữ liệu
Khảo sát ngữ liệu về SSTT trong các VB nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt
3 (tập 1, tập 2), ở tất cả các phân môn Gồm có: 14 tác phẩm thơ và 22 tác phẩm văn xuôi thuộc phân môn Tập đọc, 18 bài tập trong phân môn Luyện từ và câu, 4 bài tập trong phân môn Tập viết và 11 bài tập trong phân môn Chính tả
6.2 Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu
Tập trung đề xuất một số biện pháp giúp HS lớp 3 bồi dưỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của SSTT trong các VB nghệ thuật cho HS lớp 3
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được chúng tôi dùng để nhận biết, tổng hợp các tác phẩm văn xuôi, thơ và các bài tập về SSTT
Trang 117.2 Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp mà chúng tôi sử dụng để phân tích ngữ liệu nhằm cụ thể hóa và làm sâu sắc về nội dung trình bày liên quan đến việc bồi dưỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của SSTT trong các VB nghệ thuật cho HS lớp 3
8 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Kết quả thống kê, phân loại SSTT trong các VB nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt 3
Chương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm nhận giá trị của SSTT trong các VB nghệ thuật cho HS lớp 3
Trang 12NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Những hiểu biết chung về năng lực
1.1.1 Khái niệm
Năng lực là một khái niệm trừu tượng, đa nghĩa Phạm trù năng lực thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau và mỗi cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng
a, Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực có hai nghĩa sau:
Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó”
Năng lực có ý nghĩa chỉ “phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người
khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.[sđd, tr 660-
661]
b, Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm cá nhân thể
hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó” [sđd, tr 41]
c, Ngoài ra, với cách tiếp cận tích hợp, Trần Trọng Thủy và Nguyễn Công
Uẩn lại cho rằng: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân
phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.” [10, tr 18, 19]
d, Đặng Thành Hưng quan niệm: “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép
cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” [11]
e, Trong các định nghĩa về khái niệm “năng lực”, chúng tôi cho rằng các tác giả cuốn “Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh - Quyển 2” đã đưa ra
một định nghĩa có sức thuyết phục hơn cả Đó là: “Năng lực là khả năng huy
động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện thành công một loại công việc trong bối cảnh nhất định” [sđd, tr 7]
Trang 131.1.2 Cấu trúc của năng lực
Cấu trúc của năng lực được trình bày trong hình I.1
Hình I.1 Giải thích sơ đồ:
- Vòng tròn nhỏ ở tâm là “Năng lực” (định hướng theo chức năng)
- Vòng tròn giữa bao quanh vòng tròn nhỏ là các thành tố của năng lực: kiến thức, các khả năng nhận thức, các khả năng thực hành/năng khiếu, thái độ, xúc cảm, giá trị và đạo đức, động cơ
- Vòng tròn ngoài là “Bối cảnh” (điều kiện/hoàn cảnh có ý nghĩa)
Trang 14Như vậy, năng lực là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng… mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tế hoàn cảnh thay đổi
1.1.3 Năng lực cốt lõi của HS nói chung và HSTH
1.1.3.1 Năng lực cốt lõi của HS nói chung
b, Các năng lực cốt lõi của HS:
Có nhiều hệ thống năng lực cốt lõi khác nhau, tuy nhiên trong các hệ thống thường bao gồm: kĩ năng sống và kĩ năng nghề nghiệp; kĩ năng học tập và kĩ năng đổi mới; kĩ năng về thông tin, đa phương tiện và công nghệ
Các năng lực cốt lõi của HS trong thế kỉ XXI, gồm:
- Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cốt lõi bậc phổ thông
- Năng lực nhận thức về các chủ đề của thế kỉ XXI
- Các năng lực tư duy và năng lực học tập
- Năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực nghề nghiệp và kĩ năng sống
Những năng lực cốt lõi của HS trong thế kỉ XXI cần được nhận diện như là kết quả đầu ra (chuẩn đầu ra) của quá trình dạy và học
1.1.3.2 Năng lực cốt lõi của HSTH
Mục tiêu của Giáo dục phổ thông được quy định trong điều 27- luật Giáo Dục năm 2009 sửa đổi là: giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động
và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây
Trang 15dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng
Giải thích về hiện tượng trẻ em trước khi được tiếp thu giáo dục chính qui
đã có thể nói được những câu hoàn chỉnh, các nhà ngữ pháp tạo sinh đã cho rằng:
Vì đứa trẻ sinh ra trong môi trường tiếng mẹ đẻ thì trong “tâm linh” của chúng đã dần hình thành một số quy tắc cơ bản Vì thế DellHymes đề nghị nên gọi năng lực ngôn ngữ là năng lực ngữ pháp
(dẫn theo Nguyễn Văn Khang, 1999, Ngôn ngữ học xã hội, NXB Khoa học xã hội, tr 180)
1.1.4.2 Năng lực giao tiếp
Có thể hiểu năng lực giao tiếp là khả năng lựa chọn vận dụng ngôn ngữ vào giao tiếp xã hội của mỗi cá nhân Để có năng lực giao tiếp mỗi người trước hết phải có năng lực ngôn ngữ Tuy vậy, năng lực giao tiếp của mỗi cá nhân còn
Trang 16tùy thuộc vào nhiều nhân tố như khả năng nhận thức, hoàn cảnh sống, đặc điểm tính cách, trình độ văn hóa,… của mỗi người
(dẫn theo Nguyễn Văn Khang, 1999, Ngôn ngữ học xã hội, NXB Khoa học xã hội, tr 183)
1.1.5 Năng lực thẩm mĩ
a, Thẩm mĩ:
Theo Từ điển Tiếng Việt, “thẩm mĩ” có ý nghĩa chỉ hoạt động cảm thụ và
có hiểu biết về cái đẹp
b, Năng lực thẩm mĩ:
Theo chúng tôi, đây là một năng lực hoạt động tổng hợp bao gồm các tiêu chí sau:
- Có hiểu biết về cái đẹp
- Có kĩ năng nhận diện được cái đẹp
- Có đời sống tâm hồn phong phú, biết rung động trước cái đẹp, biết trân trọng để cái đẹp trường tồn
1.2 Những hiểu biết chung về SSTT
1.2.1 Khái niệm “so sánh tu từ”
So sánh tu từ là biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói và viết, đặc biệt trong các VB nghệ thuật Vì thế, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới SSTT, tuy nhiên mỗi tác giả lại đưa ra những khái niệm khác nhau về SSTT
- Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ
Tiếng Việt” viết: “So sánh tu từ (còn gọi: so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu
từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại trên thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.”
- Tác giả Bùi Tất Tươm trong “ Giáo trình Tiếng Việt” quan niệm: “So
sánh tu từ là sự đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại, giống nhau một
Trang 17thuộc tính nào đó nhằm biểu hiện một cách hình ảnh, biểu cảm đặc tính của đối tượng”
- Lê Anh Hiền (1982) trong “ Phong cách học Tiếng Việt” gọi SSTT là so
sánh hình ảnh để phân biệt với so sánh logic Theo tác giả: “So sánh hình ảnh là
một sự so sánh không đồng loại, không cùng một phạm trù chung (về số lượng hoặc chất lượng), miễn là có một nét tương đồng nào đó về mặt nhận thức hay tâm lí”
- Cù Đình Tú (1983) trong “ Phong cách học Tiếng Việt và đặc điểm tu từ Tiếng Việt” về cơ bản đồng nhất với Lê Anh Hiền, nhưng cách diễn đạt đã góp
phần làm cho nội dung khái niệm rõ ràng hơn Theo tác giả: “So sánh tu từ là so
sánh công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có cùng một nét giống nhau nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng”
Trong các định nghĩa đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn định nghĩa của Cù Đình Tú (1983), đồng thời tiếp nhận ý kiến bổ sung của các tác giả để đưa ra cách
hiểu về SSTT như sau: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều
đối tượng khác loại dựa trên một nét tương đồng nào đó giữa chúng, nhằm biểu thị bằng hình ảnh một trong những đối tượng đó”
1.2.2 Cách thức tổ chức SSTT
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” - NXBGDHN - 1997 đưa ra mô hình so sánh chung:
A x B và mô hình đầy đủ gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố 1: Yếu tố được hoặc bị so sánh
- Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hoạt động có vai trò nêu rõ phương diện so sánh
- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh
- Yếu tố 4: Yếu tố được đưa ra làm chuẩn của so sánh
Tác giả Cù Đình Tú trong cuốn: “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt”- NXBĐH và THCN HN - 1983, cho rằng:
Trang 18a, Về mặt hình thức, so sánh bao giờ cũng gồm hai đối tượng lập thành hai
vế, các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hay hoạt động Hai đối tượng được gắn với nhau tạo nên hình thức so sánh theo các kí hiệu:
Kí hiệu: A: vế được so sánh
B: vế so sánh Tác giả Cù Đình Tú đã chia làm các loại:
- A như (tựa như, chừng như…) B
VD3: Bế cháu ông thủ thỉ:
- Cháu khỏe hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng
(Phạm Cúc)
- Trong thơ ca, do yêu cầu của vần luật nên có trường hợp người ta không dùng từ so sánh “như, tựa như…” mà để khuyết
VD 4: Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng nước non…
b, Xét về mặt nội dung, đối tượng nằm ở hai vế của phép so sánh là khác loại, nhưng lại có những nét nào đó giống nhau, nét giống nhau này có thể nổi hoặc chìm
Trang 19- So sánh tu từ chìm: nét tương đồng - cơ sở của sự so sánh không được hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể mà người nghe, người đọc phải tự phát hiện ra:
VD5: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
(Cây dừa - Trần Đăng Khoa)
- So sánh tu từ nổi: nét tương đồng - cơ sở của sự so sánh được hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể dễ nhận thấy
VD6: Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng
Qua so sánh, nhờ việc đối chiếu một sự vật đã biết với một sự vật chưa biết
mà chúng ta hiểu rõ hơn về sự vật đó, có thể phát hiện ra những nét bất ngờ mà ít khi chúng ta chú ý đến Nói cách khác, so sánh là phương tiện giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật
Mặt khác, so sánh cũng là phương tiện giúp chúng ta bày tỏ lòng yêu, ghét,
ý kiến khen, chê, thái độ khẳng định hoặc phủ định đối với sự vật Giá trị biểu cảm của so sánh thể hiện ở việc tăng sức bình giá, phát huy thêm sức biểu hiện của các phương tiện ngôn ngữ
* Đối với lứa tuổi HSTH
Qua các VB nghệ thuật, hình ảnh so sánh giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ và khám phá thế giới xung quanh Từ đó, các em hình thành kĩ năng quan sát tinh tế, sâu sắc các sự vật, hiện tượng
So sánh tu từ góp phần bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học, bước đầu giúp các em tiếp xúc với các hình tượng văn học, biết rung cảm với những niềm vui, nỗi buồn của con người, biết tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam Các em thêm yêu thương, gắn bó gần gũi với những đồ vật, con vật với cuộc sống sinh hoạt của con người Từ đó, ở các em hình thành và phát triển
Trang 20những nhận thức, có tình cảm, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, biết phân biệt cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai Dần dần, các em hướng tới cái Chân, Thiện, Mĩ
Biện pháp so sánh giúp các em HS tiếp thu tốt và học tập tốt các môn: Tập làm văn, Luyện từ và câu, để trau dồi kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phát huy sự sáng tạo sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp với mọi người xung quanh
1.3 Những hiểu biết chung về đặc điểm tâm, sinh lý của HSTH
Học sinh Tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi Vào lớp 1, các em rất bỡ ngỡ khi chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Ở các lớp cao hơn, tâm lí đó dần mất đi, vì trong nhà trường hoạt động học trở thành hoạt động chủ đạo của các em Cùng với sự phát triển của tư duy, đời sống tình cảm của HSTH cũng dần phong phú hơn Chúng ta có thể tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HSTH thông qua năng lực tư duy và đời sống tình cảm của các em
1.3.1 Năng lực tư duy của HSTH
a, Quá trình phát triển tư duy của HSTH
Tư duy được hiểu là hoạt động nhận thức và phản ánh nhận thức của con người về hiện thực khách quan Quá trình tư duy của con người trải qua hai giai đoạn Một là, tư duy cảm tính (nhận thức, phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh động thông qua cảm giác và tri giác) Hai là, tư duy trừu tượng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm, phán đoán, suy luận thông qua phân tích, tổng hợp…)
Tư duy của HSTH chuyển dần từ tư duy cảm tính sang tư duy trừu tượng Trong quá trình học tập, tư duy của HS thay đổi rất nhiều Ở các lớp cuối bậc Tiểu học, khả năng phân tích và tổng hợp của các em dần dần được phát triển Đối với HS lớp 3, hoạt động tư duy chưa thật sự phát triển vì các em vẫn còn phụ thuộc vào các hình ảnh trực quan và nhận biết những dấu hiệu bên ngoài
Biểu tượng là hình thức tư duy cao hơn tri giác, đó là cách nhận thức tiếp cận với tư duy trừu tượng Việc tri giác hay biểu tượng của HSTH có đặc điểm riêng
Trang 21b, Khả năng tri giác của HSTH
Hoạt động tri giác của HSTH mang tính chất đại thể Khi tri giác, các em thường “thâu tóm” đối tượng về cái toàn thể, trong đó các đặc điểm của sự vật được nhận thức từ hình thức bên ngoài, tình cảm, hứng thú của trẻ thường gắn với nhận thức cảm tính của các em về đối tượng Quá trình tri giác như vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết chung chung chứ không đi sâu vào bản chất của đối tượng
Ở các lớp đầu Tiểu học (lớp 1, 2, 3), tri giác của các em thường gắn với hành động, với hoạt động trực quan Đối với các em, tri giác sự vật có nghĩa là phải trực tiếp nhìn, nghe, ngửi, sờ mó… sự vật đó và những gì phù hợp với nhu cầu, những gì tham gia trực tiếp vào cuộc sống và hoạt động của trẻ, và những gì
GV chỉ dẫn cụ thể thì mới được các em tri giác
Ở các lớp cuối Tiểu học (lớp 4, 5), HS đã biết tìm ra những đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của sự vật và mối liên hệ giữa chúng Kết quả tri giác của các
em là cơ sở để các em nhận thức hiện thực khách quan bằng biểu tượng, khái niệm…
c, Khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HSTH
Để tri giác nhằm nhận thức một số đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của một sự vật, để phân biệt sự vật này với sự vật khác trong hiện thực khách quan, HSTH buộc phải liên tưởng
Liên tưởng là một hoạt động trong đó trẻ từ một đối tượng này nghĩ đến một đối tượng khác dựa vào sự tương đồng hoặc tương phản giữa các đối tượng
Tưởng tượng là một hoạt động trong đó con người dựa vào liên tưởng để
có biểu tượng và từ biểu tượng đã có để nghĩ ra một biểu tượng mới
Nghiên cứu khả năng tưởng tượng của HSTH, các nhà tâm lí học chia tưởng tượng thành hai loại: Tưởng tượng sáng tạo và tưởng tượng tái tạo
Đối với HSTH, các em lớp 1, 2, 3 thường tưởng tượng tái tạo nhiều Các
em HS lớp 4, 5 đã thực hiện tưởng tượng sáng tạo
Trang 221.3.2 Tình cảm, cảm xúc của HSTH
Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con người Với HSTH, tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình tư duy của các em Nhờ tư duy phát triển, HSTH nâng cao hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, nhờ vậy, tình cảm yêu, ghét của các em không thuần túy mang tính ngẫu nhiên
Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, HSTH thích khám phá những sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động Các em rất ngạc nhiên, xúc động khi được thầy cô hoặc bạn bè chỉ dẫn để tìm ra những đặc điểm mới của đối tượng Các em yêu thích cái đẹp, cái ngộ nghĩnh Chính tình cảm, cảm xúc đã tác động không nhỏ vào việc giúp HSTH liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để có những biểu tượng mới đẹp hơn, khái quát hơn những biểu tượng đã có
*Tiểu kết
Trên đây, chúng tôi đã trình bày những lí thuyết về năng lực, về SSTT và
về đặc điểm tâm, sinh lí của HSTH Những lí thuyết đó chính là cơ sở lí luận giúp chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu để đạt được các mục đích đã đặt ra
Trang 23CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI SSTT TRONG CÁC VB NGHỆ THUẬT VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC
VỀ SSTT TRONG SGK TIẾNG VIỆT 3 2.1 Kết quả thống kê, phân loại SSTT trong các VB nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt 3
2.1.1 Thống kê, phân loại VB nghệ thuật trong SGK Tiếng Việt 3
2.1.1.1 Số lượng VB nghệ thuật được khảo sát thống kê
Chúng tôi đã thống kê được 81 VB nghệ thuật trong SGK Tiếng Việt 3 (tập 1, tập 2), do NXBGD, xuất bản năm 2015 Trong đó có 69 VB nghệ thuật thuộc văn học Việt Nam và 12 VB nghệ thuật thuộc văn học Thế Giới được dịch
ra bằng tiếng Việt
2.1.1.2 Kết quả phân loại VB nghệ thuật theo thể loại
a, Số lượng VB thuộc thể loại văn xuôi nghệ thuật chiếm tỉ lệ 51/8
62,96% tổng số VB được thống kê
b, Số lượng VB thuộc thể loại thơ chiếm tỉ lệ 30/81 37,04% tổng số VB được thống kê
2.1.1.3 Kết quả thống kê VB nghệ thuật có sử dụng SSTT
Văn bản nghệ thuật có sử dụng SSTT chiếm tỉ lệ 36/81 41,86% tổng số
VB được thống kê
a, Tên các VB nghệ thuật có sử dụng SSTT trong SGK Tiếng Việt 3, tập 1:
Hai bàn tay em, ( Huy Cận, sđd, tr 7)
Người mẹ, (theo An-đéc-xen, sđd, tr 29)
Mẹ vắng nhà ngày ấy, (Đặng Hiển, sđd, tr 32)
Ông ngoại, (theo Nguyễn Việt Bắc, sđd, tr 34)
Người lính dũng cảm, (theo Đặng Ái, sđd, tr 38)
Mùa thu của em, (Quang Huy, sđd, tr 42)
Ngày khai trường, (theo Nguyễn Bùi Vợi, sđd, tr 49)
Trang 24 Nhớ lại buổi đầu đi học, (theo Thanh Tịnh, sđd, tr 51)
Quê hương, (theo Đỗ Trung Quân, sđd, tr 79)
Đất quý, đất yêu, ( Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a, sđd, tr 84)
Chõ bánh khúc của dì tôi, (theo Ngô Văn Phú, sđd, tr 91)
Nắng phương Nam, (theo Trần Hoài Dương, sđd, tr 94)
Vàm cỏ đông, (Hoài Vũ, sđd, tr 106)
Cửa Tùng, (theo Thụy Chương, sđd, tr 109)
Người liên lạc nhỏ, (theo Tô Hoài, sđd, tr 112)
Nhà bố ở, (Nguyễn Thái Vận, sđd, tr 124)
Đôi bạn, (Nguyễn Minh, sđd, tr 130)
Về quê ngoại, (Chử Văn Long, sđd, tr 133)
Ba điều ước, (Truyện cổ tích Ba-Na, sđd, tr 136)
Anh Đom Đóm, (Võ Quảng, sđd, tr 143)
Âm thanh thành phố, (theo Tô Ngọc Hiến, sđd, tr 146)
b, Tên các VB nghệ thuật sử dụng SSTT trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2:
Ở lại với chiến khu, (theo Phùng Quán, sđd, tr 13)
Trên đường mòn Hồ Chí Minh, (Dương Thị Xuân Quý, sđd, tr 18)
Ông tổ nghề thêu, (theo Ngọc Vũ, sđd, tr 22)
Bàn tay cô giáo, (Nguyễn Trọng Hoàn, sđd, tr 25)
Nhà bác học và bà cụ, (theo Truyện đọc 3, 1995, sđd, tr 31)
Cái cầu, (Phạm Tiến Duật, sđd, tr 34)
Tiếng đàn, (theo Lưu Quang Vũ, sđd, tr 54)
Hội vật, (theo Kim Lân, sđd, tr 58)
Đi hội chùa Hương, (theo Chu Huy, sđd, tr 68)
Buổi học thể dục, (theo A-mi-xi, sđd, tr 89)
Bé thành phi công, (Vũ Duy Thông, sđd, tr 91)
Bác sĩ Y-éc-xanh, (theo Cao Linh Quân, sđd, tr 106)
Con cò, (theo Đinh Gia Trinh, sđd, tr 111)
Trang 25 Mặt trời xanh của tôi, (Nguyễn Viết Bình, sđd, tr 126)
Quà của đồng nội, (theo Thạch Lam, sđd, tr 127)
2.1.2 Kết quả thống kê, phân loại SSTT trong các VB nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt 3
2.1.2.1 Tiêu chí phân loại SSTT
Để phân loại SSTT, chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:
a) Dựa vào sự có mặt hoặc vắng mặt của “t” (yếu tố thứ hai trong mô hình
cấu tạo SSTT Đây là yếu tố làm rõ thuộc tính của A - đối tượng được phản ánh)
Dựa vào tiêu chí này, người ta phân chia SSTT thành: so sánh nổi và so sánh chìm
- So sánh nổi là kiểu so sánh mà nét tương đồng được bộc lộ, được nêu ra ở phép so sánh bằng những từ ngữ cụ thể Trong loại so sánh này, nét tương đồng của hai vế được bộc lộ một cách rõ ràng Hay nói cách khác, so sánh nổi tác động một cách trực tiếp vào các giác quan của con người
- So sánh chìm là kiểu so sánh mà nét tương đồng không được thể hiện, bộc lộ ra bằng những từ ngữ cụ thể So sánh chìm làm cho những nét tương đồng lẩn khuất bên trong hai vế của phép so sánh nên người đọc, người nghe phải tự tìm nét tương đồng ấy Muốn hiểu được thì người đọc, người nghe phải tư duy, phải liên tưởng, mà đặc biệt là phải hiểu được đối tượng, để xác định mức độ giống nhau một cách chính xác Chính điều này làm cho sự liên tưởng trong so
sánh chìm trở nên phong phú hơn đúng như tác giả Cù Đình Tú đã nói: “Nó kích
thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn so sánh nổi”
b) Dựa vào từ chỉ quan hệ so sánh đặt giữa A (đối tượng được phản ánh) và
B (phương tiện biểu đạt hình ảnh so sánh)
Dựa vào tiêu chí này, chúng ta có thể phân chia SSTT thành các tiểu loại sau:
- So sánh tu từ biểu thị ý nghĩa tương đồng giữa A và B
Tiểu loại này có thể nhận diện qua những từ so sánh sau: như, giống như,
như thể, tựa như
Trang 26- So sánh tu từ biểu thị ý nghĩa khẳng định về sự tương đồng giữa A và B
Ở tiểu loại này, người nói (người viết) thường sử dụng từ so sánh: như là, là
- So sánh tu từ biểu thị sự tương ứng giữa A và B
Ở tiểu loại này, người ta thường sử dụng cặp đại từ: bao nhiêu…bấy nhiêu…
- So sánh tu từ biểu thị sự hơn - kém giữa A và B
Tiểu loại này thường được nhận diện qua từ so sánh: hơn hoặc kém
- So sánh tu từ biểu thị mối quan hệ ngang bằng giữa A và B
Ở tiểu loại này người ta thường sử dụng từ so sánh: bằng
2.1.2.2 Kết quả thống kê SSTT trong VB nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt 3
a, Kết quả thống kê, phân loại SSTT trong các VB nghệ thuật dựa vào tiêu chí thứ nhất:
Trong 36 VB nghệ thuật có dùng SSTT, chúng tôi đã thống kê được 69 trường hợp sử dụng SSTT Căn cứ vào tiêu chí thứ nhất, chúng tôi có kết quả thống kê như sau:
a1, So sánh nổi chiếm tỉ lệ 41/69 59,42% tổng số trường hợp có sử dụng SSTT đã được thống kê
VD1: “Đường lên đi vào trong ruột
( Nhà bố ở, SGK TV3, tập 1, tr 123) VD2: “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ
giữa những ngọn cây hè phố.”
(Ông ngoại, SGK TV3, tập 1, tr 34)
a2, So sánh chìm chiếm tỉ lệ 28/69 40,58% tổng số trường hợp có sử dụng SSTT đã được thống kê
Như hoa đầu cành Hoa hồng hồng nụ Cánh tròn ngón xinh”
(Hai bàn tay em, SGK TV3, tập 1, tr 7)
VD4: “Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một
khách đi tàu ngồi toa hạng ba.”
(Bác sĩ Y-éc-xanh, SGK TV3, tập 2, tr 106)
Trang 27b, Kết quả phân loại SSTT trong các VB nghệ thuật dựa vào tiêu chí thứ hai Trong 36 VB nghệ thuật có dùng SSTT, chúng tôi đã thống kê được 69 trường hợp sử dụng SSTT Căn cứ vào tiêu chí thứ hai, chúng tôi có kết quả thống kê như sau:
b1, So sánh tu từ biểu thị ý nghĩa tương đồng giữa A và B chiếm tỉ lệ 56/69
81,1% tổng số trường hợp có sử dụng SSTT đã được thống kê
VD5: “Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ngọn lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
(Vàm cỏ đông, SGK TV3, tập1, tr 106) VD6: “Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bừng
lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên
(Ở lại với chiến khu, SGK TV3, tập 2, tr 13 )
b2, So sánh tu từ biểu thị ý nghĩa khẳng định về sự tương đồng giữa A và B chiếm tỉ lệ 11/69 16% tổng số trường hợp có sử dụng SSTT đã được thống kê
VD7: “Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.”
Trang 28b4, So sánh tu từ biểu thị sự hơn - kém giữa A và B chiếm tỉ lệ 1/69 1,45% tổng số trường hợp có sử dụng SSTT đã được thống kê
VD9: “Thần Chết chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ trả lại những
người lão đã cướp đi đâu.”
2.2 Kết quả thống kê, phân loại nội dung dạy học SSTT cho HS lớp 3
Nội dung dạy học về SSTT được đưa vào chương trình dạy học Tiếng Việt cho HS từ lớp 3
Trong SGK Tiếng Việt 3, việc dạy học về SSTT được thể hiện ở các phân môn sau: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập viết, Chính tả nhưng tập trung nhiều hơn
cả là ở phân môn Tập đọc và phân môn Luyện từ và câu
Chúng tôi đã thống kê được 67 bài học Tiếng Việt liên quan đến việc bồi dưỡng cho HS những hiểu biết về SSTT, rèn cho HS kĩ năng nhận diện, cảm thụ cái hay, cái đẹp của SSTT Các bài học này được phân bố như sau:
Tiết 4, tuần 1, Tập đọc-Kể chuyện: “Hai bàn tay em”
Tiết 5, tuần 1, Luyện từ và câu: “Ôn về từ chỉ sự vật So sánh”
Tiết 5, tuần 3, Luyện từ và câu: “So sánh Dấu chấm”
Tiết 1, tuần 4, Tập đọc-Kể chuyện: “Người mẹ”
Tiết 4, tuần 4, Tập đọc: “Mẹ vắng nhà ngày bão”
Tiết 5, tuần 4, Luyện từ và câu: “Từ ngữ về gia đình Ôn tập câu Ai làm gì?”
Tiết 6, tuần 4, Tập viết: “Ôn chữ hoa C”
Tiết 7, tuần 4, Tập đọc: “Ông ngoại”
Tiết 1, tuần 5, Tập đọc-Kể chuyện: “Người lính dũng cảm”
Trang 29 Tiết 4, tuần 5, Tập đọc: “Mùa thu của em”
Tiết 5, tuần 5, Luyện từ và câu: “So sánh”
Tiết 3, tuần 6, Chính tả
Tiết 4, tuần 6, Tập đọc: “Ngày khai trường”
Tiết 7, tuần 6, tập đọc: “Nhớ lại buổi đầu đi học”
Tiết 5, tuần 7, Luyện từ và câu: “Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái So sánh”
Tiết 1, tuần 9, Ôn tập giữa học kì I
Tiết 5, tuần 9, Ôn tập giữa học kì I
Tiết 8, tuần 9, Ôn tập giữa học kì I
Tiết 4, tuần 10, Tập đọc: “Quê hương”
Tiết 5, tuần 10, Luyện từ và câu: “So sánh Dấu chấm”
Tiết 1, tuần 11, Tập đọc-Kể chuyện: “Đất quý, đất yêu”
Tiết 3, tuần 11, Chính tả
Tiết 7, tuần 11, Tập đọc: “Chõ bánh khúc của dì tôi”
Tiết 1, tuần 12, Tập đọc - Kể chuyện: “Nắng phương Nam”
Tiết 4, tuần 12, Tập đọc: “Cảnh đẹp non sông”
Tiết 5, tuần 12, Luyện từ và câu: “Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái So sánh”
Tiết 4, tuần 13, Tập đọc: “Vàm Cỏ Đông”
Tiết 7, tuần 13, Tập đọc: “Cửa Tùng”
Tiết 1, tuần 14, Tập đọc-Kể chuyện: “Người liên lạc nhỏ”
Tiết 5, tuần 14, Luyện từ và câu: “Ôn về từ chỉ đặc điểm Ôn tập câu Ai thế nào?”
Trang 30 Tiết 4, tuần 16, Tập đọc: “Về quê ngoại”
Tiết 7, tuần 16, Tập đọc: “Ba điều ước”
Tiết 8, tuần 16, Chính tả
Tiết 3, tuần 17, Chính tả
Tiết 4, tuần 17, Tập đọc: “Anh Đom Đóm”
Tiết 6, tuần 17, Tập viết: “Ôn chữ hoa N”
Tiết 7, tuần 17, Tập đọc: “Âm thanh thành phố”
Tiết 1, tuần 18, Ôn tập cuối học kì I
Tiết 2, tuần 18, Ôn tập cuối học kì I
Tiết 8, tuần 18, Ôn tập cuối học kì I
Tiết 1, tuần 20, Tập đọc- Kể chuyện: “Ở lại với chiến khu”
Tiết 3, tuần 20, Chính tả
Tiết 7, tuần 20, Tập đọc: “Trên đường mòn Hồ Chí Minh”
Tiết 1, tuần 21, Tập đọc-Kể chuyện: “Ông tổ nghề thêu”
Tiết 4, tuần 21, Tập đọc: “Bàn tay cô giáo”
Tiết 1, tuần 22, Tập đọc - Kể chuyện: “Nhà bác học và bà cụ”
Tiết 4, tuần 22, Tập đọc: “Cái cầu”
Tiết 7, tuần 24, Tập đọc: “Tiếng đàn”
Tiết 1, tuần 25, Tập đọc-Kể chuyện: “Hội vật”
Tiết 3, tuần 26, Chính tả
Tiết 4, tuần 26, Tập đọc: “Đi hội chùa Hương”
Tiết 8, tuần 27, Ôn tập giữa học kì II
Tiết 3, tuần 28, Chính tả
Tiết 1, tuần 29, Tập đọc-Kể chuyện: “Buổi học thể dục”
Tiết 4, tuần 29, Tập đọc: “Bé thành phi công”
Tiết 6, tuần 29, Tập viết: “Ôn chữ hoa T (tiếp theo)”
Tiết 8, tuần 30, Chính tả
Tiết 1, tuần 31, Tập đọc-Kể chuyện: “Bác sĩ Y-éc-xanh”
Trang 31 Tiết 7, tuần 31, Tập đọc: “Con cò”
Tiết 4, tuần 33, Tập đọc: “Mặt trời xanh của tôi”
Tiết 7, tuần 33, Tập đọc: “Quà của đồng nội”
Tiết 8, tuần 34, Chính tả
Tiết 6, tuần 35, Ôn tập cuối học kì II
Tiết 8, tuần 35, Ôn tập cuối học kì II
VD 11: Tiết 5, tuần 1, Luyện từ và câu: ““Ôn về từ chỉ sự vật So sánh”
Bài 1 Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Huy Cận Bài 2 Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
c, Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời
Trang 32Bài 3 Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào?
Vì sao?
(SGK TV3, tập 1, tr 8)
Nội dung dạy học về biện pháp SSTT được thực hiện chủ yếu thông qua hệ
thống bài tập Có 26 bài tập liên quan đến biện pháp SSTT Các bài tập đó được
trình bày theo các nguyên tắc giáo dục sau:
- Nguyên tắc phát triển: các bài tập về SSTT được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, phù hợp với nhận thức để phát triển năng lực của HS lớp 3 theo từng giai đoạn trong quá trình học
- Nguyên tắc dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp Thông qua các bài tập thực hành, HS được rèn kĩ năng nhận diện về SSTT và kĩ năng vận dụng hiểu biết về SSTT để tạo câu, tạo đoạn VB
- Nguyên tắc dạy học theo quan điểm tích hợp liên môn: Các bài tập về SSTT được tích hợp, liên môn giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau Sự tích hợp, liên môn đó, giúp cho HS lớp 3 nắm bắt kiến thức về SSTT tốt hơn đồng thời vận dụng biện pháp SSTT một cách khéo léo, linh hoạt hơn trong giao tiếp và tư duy
Có thể phân chia các bài tập về SSTT theo những loại bài tập sau:
- Bài tập cung cấp cho HS những hiểu biết về biện pháp SSTT chiếm tỉ lệ 16/26 61,5% tổng số bài tập đã thống kê
VD 12: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ dưới đây:
a, Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Hồ Chí Minh
b, Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh
Đồng Xuân Lan
c, Cây pơ-mu đầu dốc
Im như người lính canh Ngựa tuần tra biên giới Dừng đỉnh đèo hí vang
Nguyễn Thái Vận
Trang 33d, Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
Võ Thanh An
(Bài tập 1, SGK TV3, tập 1, tr 58)
- Bài tập giúp HS củng cố, vận dụng hiểu biết về SSTT để thực hiện các bài tập làm văn, giúp cho bài viết thêm sinh động, hấp dẫn Loại bài tập này chiếm tỉ lệ 4/26 15,4% tổng số bài tập đã thống kê
VD 13: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có
hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh:
(Bài tập 3, SGK TV3, tập 1, tr 126)
- Bài tập giúp HS rèn kĩ năng, vận dụng hiểu biết về SSTT để từ đó bồi dưỡng cho các em năng lực cảm nhận cái hay, cái đẹp của biện pháp SSTT trong
VB nghệ thuật, chiếm tỉ lệ 6/26 23,1% tổng số bài tập đã thống kê
VD 14: Phần Tìm hiểu bài, văn bản “Vàm Cỏ Đông”: Vì sao tác giả ví von
con sông quê mình như dòng sữa mẹ?