Về những nhân tố ảnh hưởng tớiquá trình tiếp xúc Hán – Việt quy mô và sâu rộng, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Khang trong Từ ngoại lai trong tiếng Việt 2009 có viết: “Nói đến nhân tố xã hội
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Tú Mai Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Thảo
Lớp: C – K63
Mã sinh viên: 635601119
HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN !
Trang 2Khóa luận được hoàn thành, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân còn nhờ có
sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp
Trước tiên, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡnhiệt tình, chu đáo của TS Nguyễn Thị Tú Mai
Xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm HàNội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm qua
Xin cảm ơn Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoànthành khóa luận
Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn gia đình cũng như bạn bè đã động viên, ủng
hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2017
Trang 32 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Cấu trúc đề tài 4
B NỘI DUNG 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỪ HÁN VIỆT VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC GIẢNG DẠY TỪ HÁN VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1 Khái quát về từ Hán Việt 5
1.2 Vai trò của việc giảng dạy từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông 7
1.2.1 Mở rộng vốn từ 7
1.2.2 Sử dụng từ chính xác, thành thạo, sinh động và linh hoạt 12
Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ Ở BẬC PHỔ THÔNG
2.1 Cách thức thống kê, phân loại chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ 15
2.1.1 Cách thức lập bảng thống kê chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ 15
2.1.2 Cách thức phân loại chữ Nôm trong BTLTDQÂ 17
2.2 Kết quả thống kê, phân loại chữ Nôm trong BTLTDQÂ 18
2.2.1 Sơ đồ cấu trúc phân loại chữ Nôm trong BTLTDQÂ 18
2.2.2 Kết quả thống kê chữ Nôm trong BTLTDQÂ 22
2.3 Một số nhận xét về các loại chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ 23
2.3.1 Loại chữ Nôm mượn Hán 23
2.3.1.1 Loại A1 23
2.3.1.2 Loại A2 25
2.3.1.3 Loại B1 27
2.3.1.4 Loại B2 28
2.3.2 Loại chữ Nôm tự tạo 29
2.3.2.1 Loại chữ C1 29
2.3.2.2 Loại chữ C2 32
Trang 42.3.2.3 Loại chữ D 33
2.3.2.4 Loại chữ G 34
2.4 Nhận xét về cấu trúc chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ 37
2.4.1 Cấu trúc chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ 37
2.4.2 Cách viết một số chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ 39
Chương 3: LẬP BẢNG TRA CỨU TỪ HÁN VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 42
3.1 Về nội dung của văn bản BTLTDQÂ 42
3.1.1 Những cặp câu mang chủ đề về đạo lý 42
3.1.1.1 Đạo lý giữa vua - tôi 42
3.1.1.2 Đạo lý về gia đình 44
3.1.1.3 Đạo lý trong xã hội 47
3.1.2 Những cặp câu mang chủ đề khác 52
3.2 Về nghệ thuật của văn bản BTLTDQÂ 54
3.2.1 Thể thơ lục bát trong BTLTDQÂ 55
3.2.2 Các biện pháp tu từ và những đặc sắc về ngôn ngữ trong BTLTDQÂ 56 3.3 Hình thức diễn giải trong BTLTDQÂ 58
3.3.1 Sự gần gũi về văn hóa và diễn giải 59
3.3.2 Bám sát câu chữ và sự linh hoạt của nghệ thuật ngôn từ 61
C KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trang 5Sự tiếp xúc ngôn ngữ hay hiện tượng vay mượn từ vựng là một quy luật tất yếucủa sự phát triển ngôn ngữ ở bất kì một quốc gia nào Không chỉ riêng ViệtNam mà cả Nhật Bản và các nước phương Tây như Pháp, Nga,… đều có sự vaymượn từ nhất định Trong tiếng Việt cũng có một lớp từ ngữ mượn gốc Hánđược coi là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn từ tiếng Việt cả về số lượng lẫnchất lượng Sự tiếp xúc với ngôn ngữ Hán, văn hóa Hán ở Việt Nam đã bắtnguồn từ hàng ngàn năm về trước và diễn ra trên phạm vi rộng lớn Có thể dễdàng nhận thấy đây là một quá trình tiếp xúc lâu dài, sâu rộng và quy mô Ở đó,Người Việt đã tiếp nhận và Việt hóa một số lượng lớn các từ ngữ gốc Hán đểlàm phong phú thêm tiếng nói của mình.Trong từng mỗi giai đoạn tiếp xúc,tiếng Hán đều để lại những ảnh hưởng nhất định lên tiếng Việt Đặc biệt hơn cả
là việc xuất hiện từ Hán Việt ở giai đoạn đời Đường (thế kỉ VIII- Thế kỉ X) Sựxuất hiện này được coi như một hệ quả tất yếu của quá trình tiếp xúc giữa ngônngữ, văn hóa Hán với ngôn ngữ, văn hóa Việt
Hiện nay, thực tế cho thấy từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không hề nhỏ trong kho
từ vựng tiếng Việt Lượng từ Hán Việt này đã góp phần vào những bước đườngphát triển của ngôn ngữ Việt Nam, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầuđời sống, văn hóa đề ra Tuy có vai trò quan trọng như vậy song từ Hán Việtcũng chứa đựng nhiều điều phức tạp, gây khó khăn cho người tiếp nhận, sửdụng nó
Mặt khác, vấn đề giáo dục cho trẻ luôn là vấn đề chúng ta quan tâm hàng đầu.Trong đó, tiểu học là bậc học khởi đầu cho hệ thống giáo dục quốc dân ở ViệtNam Nó nắm giữ vị trí vô cùng quan trọng, góp phần to lớn trong việc quyếtđịnh chất lượng giáo dục ở toàn bậc học phổ thông nói riêng và ở các bậc đạihọc cũng như cả cuộc đời con người nói chung Ở các cấp học, đặc biệt là cấptiểu học, Từ Hán Việt được chú trọng đưa vào chương trình dưới hình thức vănbản trong sách giáo khoa nhiều bộ môn khác nhau Đối với bộ phận học sinh
Trang 6lớp 5, đây là năm học cuối cấp, các em cần được trau dồi nhiều hơn về vốn từvựng tiếng Việt để có một hành trang ngôn ngữ vững chắc cho cấp học THCS Tuy nhiên, từ Hán Việt với sự phức tạp của nó khiến cho học sinh còn khá
bỡ ngỡ khi tiếp nhận và sử dụng.Từ đó khiến cho việc dạy học từ Hán Việt ởbậc tiểu học đạt hiệu quả chưa cao
Vì vậy, để khắc phục phần nào khó khăn trên, trong phạm vi khóa luận này,chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoalớp 5
2 Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu về từ Hán Việt cũng như những vấn đề liên quan đã được rấtnhiều các tác giả cất công khơi nguồn, đào sâu tìm hiểu, lí giải về nó
Trang 7Trước hết, phải kể đến những công trình nghiên cứu nêu ra những vấn đề lý
thuyết chung nhất về từ Hán Việt Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ
vựng học tiếng Việt (1985) đã đi tìm hiểu và đề ra quá trình tiếp xúc Hán - Việt
trong lịch sử cùng với đó là phân loại từ gốc Hán.Tiếp nữa, trong công trình
Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt ( Nguyễn Tài Cẩn, NXB
ĐHQG Hà Nội, 2000) ông đã chỉ ra cơ sở hình thành lớp từ Hán Việt và cách
đọc Hán Việt Tác giả Nguyễn Ngọc San với bài viết Từ Hán Việt nhìn từ góc
độ lịch sử ( Tạp chí Hán Nôm, 1994) đã trình bày một số vấn đề về ngữ âm của
lớp từ Hán Việt đặt trong mối quan hệ với lịch sử phát triển tiếng Việt Đồng
nghiên cứu về mặt ngữ âm của lớp từ Hán Việt có công trình Từ ngoại lai trong
tiếng Việt (NXB Giáo dục, 2007) của tác giả Nguyễn Văn Khang Tuy nhiên,
ông không chỉ dừng lại ở đó mà tiếp tục nghiên cứu sâu sắc về cả hai mặt ngữnghĩa, ngữ pháp cùng với sự biến đổi của chúng qua từng thời kì khác nhau.Nhắc đến việc tìm hiểu mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp quả thực không thể không kể
đến cuốn Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt (Phan Ngọc, NXB Khoa học xã hội,
2009) Trong công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu cấu tạo và ngữ nghĩacủa từ Hán Việt Đồng thời, ông còn chỉ ra hai yếu tố Hán – Việt xét về mặthoạt động và khả năng sinh sản và giải thích nguyên nhân gây ra sự khó hiểu vềnghĩa, về phong cách từ Hán Việt Ngoài những công trình kể trên, chúng ta
không thể không nhắc đến những giáo trình nghiên cứu về từ vựng học như: Từ
vựng tiếng Việt hiện đại ( Nguyễn Văn Tu, 1968), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
( Đỗ Hữu Châu, 1981) và công trình Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt của Lê
Đình Khẩn (2000)
Bên cạnh một số lượng tương đối nhiều các công trình nghiên cứu những vấn
đề chung nhất về từ Hán Việt kể trên, còn có những công trình nghiên cứuđiểm Những công trình này mang tính gần gũi, thiết thực với việc dạy và học ởbậc phổ thông hơn Phổ biến nhất là các cuốn từ điển như: Hán Việt từ điển( Đào Duy Anh), Từ điển tiếng Việt (có phụ chú Hán ngữ) ( Hoàng Phê, 2011),
Trang 8Từ điển thành ngữ Hán – Việt ( Nguyễn Thị Thanh Liêm, 2003), Từ điển từHán Việt ( Phan Văn Các, 2001), Từ điển từ và ngữ Hán – Việt ( Nguyễn Lân,2002),….Nhìn chung, các quyển từ điển này đều chú trọng nhiều nhất vào việcgiải nghĩa các từ Hán Việt một cách tương đối đầy đủ và còn là công cụ hỗ trợđắc lực trong việc nghiên cứu và sử dụng chúng Ngoài ra, còn có những côngtrình nhận được sự quan tâm khá lớn mọi người đó là Dạy và học từ Hán Việt ởtrường phổ thông ( Đặng Đức Siêu, 2009) Ở đây, tác giả đã chú ý nghiên cứu
từ Hán Việt ở khía cạnh nhận diện chúng qua cái nhìn lịch sử để từ đó đề xuấtcác phương hướng nắn vững vốn từ Hán Việt Bên cạnh đó, tác giả Lê Xuân
Thại với công trình Từ Hán Việt và việc giảng dạy từ Hán Việt trong sách giáo
khoa Ngữ Văn THCS (2005) đã nghiên cứu về số lượng từ Hán Việt trong sách
Ngữ Văn 6,7,8,9 và giải nghĩa chúng trong văn cảnh cụ thể Gần hơn với cuốn
khóa luận này của chúng tôi, tác giả Hoàng Trọng Canh trong cuốn Từ Hán
Việt và việc dạy học từ Hán Việt ở tiểu học ( 2009) không chỉ giới thiệu những
vấn đề cơ bản về từ ngữ Hán Việt mà còn hướng dẫn sinh viên, giáo viên những
kỹ năng và phương pháp dạy học từ Hán Việt cần thiết trên tinh thần đổi mớigiảng dạy Thêm vào đó, chúng ta còn phải kể đến những cuốn sổ tay từ ngữ đãgiúp các em học sinh có thể hiểu thêm về tiếng Việt Ví dụ ở bậc tiểu học có
cuốn Sổ tay từ ngữ Hán Việt bậc tiểu học ( Nguyễn Thiện Giáp,1999) Tuy
nhiên, cuốn sổ tay này có phạm vi nghiên cứu chỉ trong các sách Tập đọc( tiếng Việt) của chương trình tiểu học
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy đa số các công trình nghiên cứu đều khái quátđược đầy đủ về những vấn đề chung nhất như nguồn gốc, lịch sử, khái niệm,
….Mặc dù vậy, về chương trình tiểu học nói chung, toàn bộ chương trình lớp 5nói riêng vẫn chưa thực sự có nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát, thống kê
lớp từ Hán Việt Do đó, chúng tôi chọn đề tài Khảo sát từ Hán Việt trong sách
giáo khoa lớp 5 để tiến hành.
Trang 93 Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, nắm bắt được số lượng, tần số xuất hiện từ Hán Việt trongchương trình sách giáo khoa lớp 5 để lập bảng tra từ Hán Việt nhằmgiúp việc giảng dạy trở nên hiệu quả và thuận tiện hơn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát chung về từ Hán Việt
- Thống kê từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5
- Đối chiếu từ Hán Việt xuất hiện trong chương trình lớp 5 với nghĩanguyên của nó
- Đề xuất, xây dựng từ điển Hán Việt cho học sinh bậc Tiểu học
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các từ Hán Việt trong bộ sách giáo
khoa lớp 5 hiện hành, bao gồm: Tiếng Việt 5, Toán 5, Khoa học 5, Lịch sử
và Địa lí 5, Mỹ thuật 5, Đạo đức 5, Kỹ thuật 5, Âm nhạc 5.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã nêu trên, luận văn sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp thống kê, phân loại: phương pháp này được sử dụngnhằm khảo sát, thống kê từ Hán Việt xuất hiện trong tất cả các bài họctrong SGK lớp 5
- Phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp này được sử dụngnhằm khi phân tích, đối chiếu các loại từ Hán Việt giữa các lớp, đối
Trang 10chiếu nghĩa được dạy trong SGK với nghĩa trong từ điển để rút ranhững nhận xét, đề nghị
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được vận dụngtrong khi nói về cấu tạo, ngữ nghĩa và đặc điểm của từ Hán Việt theonhững phương diện nhất định
5 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm :
- Chương 1 Khái quát về từ Hán Việt và vai trò của việc dạy từ Hán
Việt ở phổ thông
- Chương 2 : Khảo sát thực tế trong nhà trường phổ thông
-Chương 3 : Lập bảng tra cứu từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5Tài liệu tham khảo
Phụ lục : Bảng từ Hán Việt trong SGK lớp 5
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỪ HÁN VIỆT VÀ VAI TRÒ CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỪ HÁN VIỆT
1.1.1 Quá trình tiếp xúc Hán – Việt
Trang 11Có thể nói rằng, từ Hán Việt là sản phẩm của quá trình tiếp xúc Hán –Việt.Quá trình này là một quá trình tiếp xúc quy mô và sâu rộng Theo quy luậtthông thường, bất kì một quá trình tiếp xúc nào đều có những nhân tố tácđộng, ảnh hưởng đến nó một cách trực hoặc gián tiếp Quá trình tiếp xúcHán – Việt cũng vậy
1.1.1.1 Những nhân tố tác động đến tiếp xúc Hán -Việt
Tác động đến tiếp xúc Hán – Việt có rất nhiều nhân tố, song nhân tố đángchú ý nhất là nhân tố về văn hóa, ngôn ngữ Về những nhân tố ảnh hưởng tớiquá trình tiếp xúc Hán – Việt quy mô và sâu rộng, nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Khang trong Từ ngoại lai trong tiếng Việt (2009) có viết: “Nói đến nhân
tố xã hội là nói đến các nhân tố bên ngoài ngôn ngữ như vai trò của địa lí, củagiao dịch thương mại hay chiến tranh cùng hàng loạt các nhân tố chính trị, vănhóa – xã hội khác có tác động như là tác nhân thúc đẩy sự tiếp xúc và dẫn đến
sự vay mượn các yếu tố giữa các ngôn ngữ Nói đến nhân tố ngôn ngữ là nóiđến các nhân tố trong nội bộ (bên trong) ngôn ngữ như đặc điểm loại hình
(cùng loại hình hay khác loại hình),….” (5,62) Và ông cũng khẳng định: “Đối
với tiếp xúc Hán – Việt, nhìn một cách tổng quát, các nhân tố xã hội – ngônngữ có tác động mạnh mẽ đến cuộc tiếp xúc này Hay nói cách khác, các nhân
tố ngôn ngữ - xã hội đã góp phần quan trọng vào tiếp xúc Hán – Việt nóichung, vào sự du nhập một số lượng lớn các từ Hán vào tiếng Việt nói riêng”
(5,63).
a Nhân tố văn hóa, ngôn ngữ
Một trong những nhân tố quan trọng đã ảnh hưởng đến quá trình tiếp xúcHán – Việt đó là sự truyền bá nền văn hóa Hán toàn vùng Việt Nam và sự rađời của tầng lớp quyền quý Việt Nam góp phần vào tuyên truyền cho ngônngữ Hán, văn hóa Hán Có thể nói, đa số các nước ở phương Đông cũng như
Trang 12Việt Nam đều chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của nền văn hóa, ngôn ngữTrung Hoa.
Theo giới lịch sử, khi Triệu Đà sang xâm lược nước ta, lúc bấy giờ là Âu Lạcđang ở thời kì phân hóa xã hội, hình thành một cơ cấu nhà nước đầu tiên vàdần đi vào quá trình phong kiến hóa lâu dài Chính từ đây, đã tạo điều kiệncho việc dễ dàng tiếp thu nền văn hóa Hán, làm cho nền văn hóa Hán càngthấm sâu vào xã hội Việt Nam Bộ máy quan lại Trung Quốc và tầng lớpđông đảo kiều nhân người Hán, tầng lớp quyền quý người Việt là lực lượngđắc lực nhất trong quá trình Hán hóa này
Bên cạnh đó, nhà Hán một mặt mở trường dạy con em lớp sĩ phu người Hán,người Việt nhưng mặt khác lại kìm hãm, hạn chế việc học hành cũng nhưtuyển dụng Cho đến cuối đời Đông Hán,Trung Nguyên loạn lạc, quý tộc kéosang Giao Chỉ rất đông Sĩ Nhiếp chủ trương mở trường dạy học Chính điềunày đã mở đầu cho nền học vấn của ta
Sang đến Tùy đường, tầng lớp phong kiến Việt Nam đã tương đối có thế lực.Chế độ khoa cử được dùng để thay thế cho chế độ sĩ tộc ngày trước Trình độHán học của nho sĩ Việt càng được nâng cao
Có thể thấy, đến thời kì này, nền văn hóa Hán nói chung và nền ngôn ngữ văn
tự Hán nói riêng đã có những tác động nhất định trên địa bàn đất Việt Tronggiai cấp phong kiến đã xuất hiện tầng lớp am hiểu Hán học và chính lựclượng này, sang đến thời bình, đã ra sức bảo vệ duy trì những gì tiếp thu được
từ văn hóa, ngôn ngữ Hán
Hơn nữa, nếu nhìn nhận hai ngôn ngữ Hán và Việt từ góc độ loại hình học
Có thể thấy tiếng Việt và tiếng Hán cùng thuộc một loại hình ngôn ngữ đơnlập Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho hai ngôn ngữ có thể xâm nhập vàonhau Nhờ vào đặc điểm âm tiết tính, có thanh điệu và phương thức ngữ phápbiểu hiệ ngoài từ mà các từ tiếng Hán có thể du nhập vào tiếng Việt một cách
Trang 13dễ dàng hơn so với các từ ngữ Ấn – Âu rất nhiều Ngoài ra, phương thức cấutạo từ chủ yếu ở cả hai ngôn ngữ đều là phương thức ghép Vì vậy, các yếu tốmượn Hán tham gia vào tạo từ mới có thể theo mô hình tạo từ của tiếng Việthay các từ ghép mượn Hán sẽ không quá khó khăn trong việc đồng hóa vềmặt cấu trúc khi nhập vào kho từ vựng tiếng Việt.
Những nhân tố ngôn ngữ kể trên đã tác động không chỉ mạnh mẽ mà còn sâusắc tới quá trình tiếp xúc Hán – Việt Hiện nay, cho dù chữ quốc ngữ đóng vaitrò hoàn toàn chính thức ở Việt Nam thì vẫn không khó để nhận ra rằng chữHán vẫn thấp thoáng ẩn hiện vai trò của mình ở nước ta Ngay cả khi xã hộiđang cuốn theo cơn lốc tiếng Anh, theo công nghệ thông tin thì ngôn ngữ Hán,văn hóa Hán vẫn là điều luôn cần trong đời sống dân Việt
b. Các nhân tố khác
Về địa lí, Việt Nam và Trung Hoa là hai nước láng giềng, tiếp giáp nhau trênnhiều ki-lô-mét Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho các quan hệgiao lưu, tiếp xúc giữa người dân hai nước trong đó có ngôn ngữ, đặc biệt là
sự tiếp xúc ngôn ngữ qua con đường khẩu ngữ
Về kinh tế, hai nước luôn có quan hệ với nhau, liên tục diễn ra biểu hiện ởchỗ các mặt hàng của Trung Quốc xuất hiện rất nhiều trên thị trường ViệtNam Vì vậy, trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, số lượng từ gốc Hán nhậpvào kho từ vựng tiếng Việt là khá lớn
Về mặt chính trị -quân sự, Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ cũng nhưhiện tại đều mối quan hệ với nhau tuy có những thay đổi ở từng giai đoạnlịch sử nhất định Chẳng hạn như, thời Bắc thuộc là mối quan hệ giữa kẻxâm lược và dân tộc bị xâm lược Còn khi sang thời kì chủ nghĩa xã hội, hainước trở thành láng giềng, bằng hữu tốt của nhau Điều này có lẽ đã lí giảiphần nào sự nhập vào có lúc lẻ tẻ, có lúc ồ ạt của từ gốc Hán vào tiếng Việt
Trang 14Trên đây là một số nhân tố xã hội, văn hóa, ngôn ngữ có sức tác động, ảnhhưởng lớn tới sự tiếp xúc Hán – Việt Trên cơ sở đó, sự ra đời từ Hán Việt làđiều tất yếu
1.1.2 Quá trình tiếp xúc Hán – Việt
Để lí giải tiếp xúc Hán – Việt trong mối quan hệ với việc vay mượn từ vựngtiếng Hán trong tiếng Việt, đa số các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận, lí giảitrong cái nhìn tổng thể và lấy dòng chảy lịch sử làm xuất phát điểm Đặc biệt
là mốc thời gian thế kỉ X như tác giả Nguyễn Văn Khang có viết: Thế kỉ X
thường được các nhà sử học Việt Nam coi là cái mốc vừa đánh dấu nhưng cũng là để “phân đôi” lịch sử Việt Nam thành hai giai đoạn: giai đoạn trước thế kỉ X là thời kì nước Việt chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc và giai đoạn từ thế kỉ X trở đi là kỉ nguyên độc lập của một quốc gia có chủ quyền Có thể coi đây là cơ sở lịch sử - xã hội quan trọng để xem xét, lí giải tiếp xúc Hán Việt….(5,65) Như vậy, tác giả đã phân chia quá trình tiếp xúc
Hán – Việt thành hai giai đoạn trước và sau thế kỉ X Đồng quan điểm với tác
giả Nguyễn Văn khang, tác giả Đặng Đức Siêu trong Dạy và học từ Hán Việt
ở trường phổ thông cũng nêu ra rằng: Về cơ bản, có thể chia quá trình du nhập và phổ biến này thành hai giai đoạn, mỗi giai đoạn dài khoảng 10 thế
kỉ, kể từ những thế kỉ I trước và sau Công nguyên Đây cũng là giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển của lớp từ Hán Việt (6,12) Trong phạm vi
khóa luận này, tôi hoàn toàn đồng ý và đi theo hướng nghiên cứu của đa sốnhà nghiên cứu trên và xin phép được tóm tắt lại như sau:
1.1.2.1 Giai đoạn trước thế kỉ X (938) – thời kì Bắc
thuộc
Theo dòng lịch sử, quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã diễn rabắt đầu từ cách đây rất lâu: gần hai nghìn năm, khi nhà Hán xâm lược nước
Trang 15ta, từ thế kỉ II trước Công nguyên Đây có thể xem là đợt tiếp xúc lâu dài,sâu rộng và khá liên tục
Giai đoạn từ đầu cho đến khoảng thế kỉ VI, VII là giai đoạn nhà Tần cùngvới sự bành trướng thế lực xuống vùng Nam Việt đã khiến cho các phươngthức sản xuất và lễ tục văn hóa vùng Trung Nguyên, tiếng Hán chữ Hán có
sự ảnh hưởng đến vùng Việt Nam ngày nay Cuối đời Tần nổ ra cuộc thôntính, xâm lăng Âu Lạc Chính sách đồng hóa dân tộc trong đó có đồng hóavăn hóa, ngôn ngữ Âu Lạc trở thành mục tiêu lớn của Triệu Đà Suốt thời kìBắc thuộc, chữ Hán là ngôn ngữ được dùng trong nhà trường, nhà chùa,…tạivùng Việt Nam Chính vì vậy, ngôn ngữ Việt Nam thời kì này rơi vào tìnhhuống song ngữ: Tiếng Hán có chữ viết được coi là ngôn ngữ cao và tiếngViệt là ngôn ngữ dùng người dân dùng trong giao tiếp khẩu ngữ hàng ngày.Tình huống song ngữ này đã tạo ra sự vay mượn ngôn ngữ Hán ít nhiều củadân Việt Những từ người Việt vay mượn thời kì này thường được giớinghiên cứu gọi là từ Hán cổ Từ Hán cổ thường được xem là những từ ngườiViệt vay mượn của tiếng Hán, đọc theo dạng ngữ âm đời Hán ở Trung Quốc
“Do dân ta vay mượn một cách trực tiếp, trải qua thời gian sử dụng lâu dàitrong tiếng Việt nên nhìn chung lớp từ này được Việt hóa triệt để; theo cảmthức của người Việt, người Việt xem chúng như là từ thuần Việt.” (10,18)Dưới đây là một vài ví dụ những từ Hán Việt cổ được người dân Việt vaymượn:
Bảng 1.1.2.1 Ví dụ từ Hán Thượng cổ được vay mượn vào tiếng Việt
Lực
Trang 16Tiếp biến là giai đoạn cuối Đường, giai đoạn này bao gồm hai thế kỉ XIII, IXđến 938 Giai đoạn này mới chính là giai đoạn lưu lại sự ảnh hưởng sâu sắcđến ngôn ngữ Việt cho đến tận ngày nay Đến thời nhà Đường, đặc biệt ởthời Tùy Đường, chế độ khoa cử được thực thi tại vùng Giao Chỉ làm tăngthêm mức độ tiếp xúc và ảnh hưởng của văn hóa, ngôn ngữ Hán đến ngônngữ, văn hóa Việt “ Chữ Hán, tiếng Hán không chỉ được dùng bó hẹp trongtầng lớp thống trị…mà đã đi vào đời sống dân gian người Việt Cách đọcHán Việt – cái gọi là sản phẩm của sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán vàtiếng Việt – đã ra đời trong cảnh huống xã hội ngôn ngữ này” (5,66) Có thểhiểu, đến giai đoạn này, ở Việt Nam đã xuất hiện một cách đọc chữ Hán hếtsức có hệ thống Những từ tiếng Việt vay mượn tiếng Hán ở giai đoạn nàyđược gọi là từ Hán Việt Và cụ thể hơn nữa về cách đọc Hán Việt, tác giảNguyễn Tài Cẩn và các nhà ngôn ngữ khác đều cho rằng “nó có xuất phátđiểm là hệ thống ngữ âm tiếng Hán giai đoạn sau của tiếng Hán trung cổ -khoảng thế kỉ VIII và IX ( Vãn Đường) – là hệ thống ngữ âm được dạy lầncuối cùng ở Giao Châu, trước khi Việt Nam giành được độc lập” (10,18).
Do có cách đọc này – cách đọc mà người Việt Nam dùng để đọc chữ Hántheo Đường âm – nên từ giai đoạn này về sau, chúng ta đã vay mượn một sốlượng rất lớn các từ tiếng Hán, gọi là từ Hán Việt Những đơn vị gốc Hánnày, do vay mượn gián tiếp qua việc được dạy học, truyền giáo và vay mượn
về sau này nên nhìn chung chưa Việt hóa nhiều Theo cảm thức người Việt
có thể dễ dàng nhận ra những từ quen thuộc, xuất hiện nhiều trong sách vở,đời sống
1.1.2.2 Giai đoạn sau thế kỉ X
Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền và sự ra đời của nước Đại Việt đãchấm dứt ách đô hộ ngàn năm Bắc thuộc Với nền độc lập, tự chủ của mình,các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp thu một cách có ý thức nhiều vấn
Trang 17đề từ Trung Quốc Trong đó, tiếng Hán vẫn được tiếp thu, sử dụng nhưng làtiếp thu, sử dụng một cách chủ động của một quốc gia có chủ quyền Thêmvào đó, việc chữ Hán được coi là văn tự chính thống quan phương của nhànước phong kiến kéo dài nhiều năm nên cách đọc Hán Việt tịnh tiến đến sự
ổn định Cụ thể từ thế kỉ XI trở đi, cách đọc Hán Việt tách hẳn ra thànhmột cách đọc độc lập với tư cách là một hệ thống đọc riêng biệt của ngườiViệt Các nhà Nho là những người đi tiên phong trong việc tuyên truyềnvăn hóa, văn học Hán,…Qua trường kì lịch sử, nhờ tài trí thông minh sángtạo, các thế hệ ông cha ta đã hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cực kì khókhăn trên mặt trận văn hóa – ngôn ngữ, đó là chiếm lĩnh, cải biến và vậndụng thành thục ngôn ngữ - văn hóa kèm theo đó là tất cả những tinh hóacủa nền văn hóa văn minh Hán như một vũ khí sắc bén để xây dựng, pháttriển nền văn hóa, học thuật của đất nước ta
1.2 Khái niệm từ Hán Việt
Từ rất nhiều những năm trở về trước đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi đào
sâu, tìm tòi về vấn đề từ Hán Việt là gì? Cho đến nay, ước chừng có đến
hàng chục công trình nghiên cứu về vấn đề trên Có thể nói, tuy những tácgiả ấy có những cách lí giải khác nhau song nhìn chung đều có điểm thốngnhất, tương đồng nhất định
Trước tiên, với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học, từ Hán Việt được
Nguyễn Như Ý – người chủ biên cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn
ngữ học định nghĩa rằng: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập
vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm,
ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán”(14,369).
Theo như lời giải thích trên thì từ Hán Việt hay từ Việt gốc Hán có nội dunghoàn toàn giống nhau
Trang 18Bên cạnh đó, có một vài nhà nghiên cứu lại đưa ra quan điểm khác với nhậnđịnh trên của chủ biên Nguyễn Như Ý Họ cho rằng từ Hán Việt và từ Việtgốc Hán là hai khái niệm không trùng khớp Tác giả Phan Ngọc cũng viết
trong Mẹo giải nghĩa từ Hán – Việt như sau: “Xét về mặt lịch sử, một từ Hán
Việt là một từ được viết ra bằng chữ khối vuông của Trung Quốc nhưng lạiphát âm theo cách phát âm Hán Việt, người viết vẫn dùng để đọc mọi văn
bản viết bằng chữ Hán” Trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, nhóm tác
giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đưa ra nhận định:
“Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn 2(từ đời Đường trở về sau) mà người Việt đã đọc âm chuẩn (Trường An) củachúng theo hệ thống ngữ âm của mình” Tác giả Diệp Quang Ban cũng
khẳng định trong sách Tiếng Việt 6 nâng cao rằng: “Từ Hán Việt ở đây là từ
mượn gốc Hán và được đọc theo âm Hán Việt” (16,36)
Tức là ở đây, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng từ Hán Việt là
từ mượn gốc Hán Song vẫn còn vênh lệch ở chỗ đọc theo âm Hán Việt Về
vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc San đã đưa ra thêm những quanđiểm cụ thể của mình về âm Hán Việt: “Sang thời tự chủ, tiếng Hán vẫnđược tiếp tục sử dụng ở Việt Nam trong cơ quan hành chính, trường học vàkhoa cử Nhưng lúc này tiếng Hán đã mất tính cách là một sinh ngữ, ngườiViệt đọc chữ Hán theo cơ chế ngữ âm tiếng Việt đương thời, nhưng vì đọcchữ Hán một cách có hệ thống nên âm đọc là âm phản chiếu của âm Hán đờiĐường và khá sát với âm này Đó là âm Hán Việt, âm này được dự đoán là
hình thành về cơ bản ở thế kỉ XII” (17) Cùng thống nhất quan điểm với tác giả trên, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt cũng viết
rất tỉ mỉ và chi tiết rằng: “Như vậy, cách đọc Hán Việt là các đọc chữ Hán ởViệt Nam của người Việt Nam Cách đọc đó phản ánh dạng ngữ âm của chữHán thời Đường được dạy và học ở Việt Nam lúc bấy giờ Tất nhiên, vớidạng ngữ âm của chữ Hán đời nhà Đường thì cách đọc Hán Việt cũng đã
Trang 19được Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt thờiđó…Chỉ được phép coi là từ Việt gốc Hán những từ Hán nào thực sự nhậpvào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm,ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt Như vậy, theo sự hình dung củachúng tôi, từ gốc Hán trong tiếng Việt sẽ gồm hai bộ phận chính: a) Các từngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt là các từ Hán Việt.
b) Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt
Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt bao gồm:
- Các từ ngữ Hán tiếp nhận từ đời Đường đến ngày nay…
- Những từ được cấu tạo ở Việt Nam… ”(13,241-242)
Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy thấy, đa số các tác giả đều đồng quan điểmrằng: từ Hán Việt là từ mượn gốc Hán và đọc theo âm Hán Việt (cách đọcbắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường), nhập vào kho từ vựngtiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩacủa tiếng Việt Vì vậy, trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi cũng xinphép được tiếp thu, tiến hành nghiên cứu theo quan điểm trên
2 VAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY TỪ HÁN VIỆT TRONG NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Từ Hán Việt không những được dùng trong giao tiếp hằng ngày mà nó còn
có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hành chính và đặcbiệt trong hệ thống ngôn ngữ thuật ngữ tiếng Việt Ví dụ như, với tư cách là
từ ngữ văn học, từ Hán Việt góp phần tạo nên sắc thái trang trọng, cổ kính
mà khó có từ nào thay thế được trong các tác phẩm thơ nổi tiếng Nó còn làmtăng tính chính xác trong những văn bản phong cách chính luận Hay trongdịch thuật, đôi khi người ta khó có thể tìm được từ ngữ nào tương đương vềnghĩa để thay thế hơn là từ Hán Việt
Trang 20Ngoài ra, như chúng ta đã biết, vì đặc điểm của lịch sử dân tộc, tiếng Việttiếp xúc với tiếng Hán trong một thời gian dài Và hệ quả là cho đến ngàynay lượng từ Hán Việt tồn tại trong kho từ vựng của chúng ta là khoảng hơn
70 % Vì vậy, trong giáo dục, học tập ở trường phổ thông từ Hán Việt cũngnhư việc dạy từ Hán Việt có vai trò hết sức quan trọng
Ở bậc THCS,THPT, các tác phẩm viết bằng chữ Hán của những tác giả nổitiếng được đưa vào chương trình học khá nhiều Đặc biệt là ở chương trìnhlớp 7,8,10 Nhờ vào sự hiểu biết của mình về từ Hán Việt đã được giảng dạycũng như tích lũy từ trước mà các em học sinh có thể hiểu, cảm thụ được nétđẹp tinh tế, cái hay, cái độc đáo trong các tác phẩm văn học này
Vì vậy, việc giảng dạy từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông là hết sức cầnthiết và quan trọng
2.2 Sử dụng từ chính xác, thành thạo và sinh động, linh hoạt
Trang 21Việc giảng dạy từ Hán Việt trong trường phổ thông giúp các em học sinh mởrộng vốn từ của mình đồng thời cũng giúp các em biết vận dụng, sử dụng từHán Việt một cách chính xác và sinh động, linh hoạt vào trong học tập cũngnhư trong đời sống thường nhật.
Trong giao tiếp, có những trường hợp chỉ sử dụng từ Hán Việt mới đem lạiđược hiệu quả giao tiếp tối đa Vì vậy, việc hiểu nghĩa của nó sẽ giúp các em
sử dụng được từ đó trong đúng hoàn cảnh, tình huống mà mình gặp để đạtđược mục đích giao tiếp như các em mong muốn
Ngoài ra, để tránh việc nhàm chán trong câu văn, lời nói, người ta cũngthường dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau để bày tỏ, trình bày ý kiến quanđiểm của mình Đây chính là việc sử dụng từ ngữ một cách sinh động, linhhoạt
Việc giảng dạy từ Hán Việt đã giúp các em học sinh ở phổ thông không những
mở rộng thêm vốn từ, biết cách sử dụng từ chính xác, linh hoạt nhằm hướngtới phát triển tư duy ngôn ngữ mà còn bồi đắp thêm tình yêu của học sinh đốivới tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, xây dựng một nền vănhoá Việt Nam giàu bản sắc dân tộc trong thời đại công nghệ phát triển ngàynay
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ THỰC TRẠNG HIỂU TỪ HÁN VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
2.1 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Trang 22Tiền thân Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều là Trường PTCS May 10 Nămhọc 1994- 1995 nhập với Trường PTCS Sài Đồng thành Trường Tiểu họcSài Đồng với 2 phân hiệu Sau 5 năm hoạt động, lại tách thành 2 trường Tiểuhọc Sài Đồng A và Tiểu học Sài Đồng B Tháng 1/2004 sau khi tách Quận
và chuyển đổi lên phường, trường Tiểu học Sài Đồng B được đổi tên thànhTrường Tiểu học Vũ Xuân Thiều ngày nay
Có thể thấy, ngôi trường tiểu học này có một bề dày lịch sử gần hơn 30 năm
Là một trong những ngôi trường là cái nôi đào tạo nên nhiều tài năng trẻthắp sáng thêm tương lai của đất nước Việt Nam ta
2.1.3 Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương
Về điều kiện tự nhiên, xã hội:
Trường Tiểu học Vũ Xuân nằm trong khu tập thể May 10 thuộc tổ dân phố 9của Phường Sài Đồng - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội
Phường Sài Đồng nằm ở phía Đông Nam quận Long Biên, cửa ngõ phíaĐông Bắc Thủ đô Hà Nội Đây là một đơn vị hành chính mới được thành lập(năm 1982), cộng đồng dân cư của phường được hình thành cùng với lịch sửphát triển các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn
Học sinh của trường TH Vũ Xuân Thiều chủ yếu là con em công nhân viêncông ty May 10 và con em của các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn phường
Trang 23Trường học khang trang, có đủ các phòng học Có phòng máy vi tính đủtiêu chuẩn cho học sinh khối 3,4,5 học tin học; Có phòng nghe nhìn với đầy
đủ máy chiếu đa vật thể, máy prozecter để giáo viên áp dụng đổi mới PP dạyhọc Bàn ghế học sinh, GV bảng chống lóa đủ, đúng tiêu chuẩn Có phòngthư viện với đầy đủ trang thiết bị, hàng năm nhà trường đều bổ sung thêmnguồn sách để đáp ứng nhu cầu học tập của các em
Học sinh Khá( Khen từngmặt)
Học sinh Trungbình
( Chưa được khen) Học sinh yếu
Trang 24từng năm đều không chênh lệch nhiều Số học sinh yếu không có, học sinhtrung bình ngày càng giảm đi
Những câu hỏi chúng tôi đưa ra căn cứ vào những kiến thức các em học sinh
đã được học trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 Trong đó, chủ yếu là kiếnthức của chương trình lớp 5 và bám sát vào các chủ để ở trong những tiết
Mở rộng vốn từ của học sinh Ngoài ra còn có một số câu hỏi “khó”, tức làcác câu hỏi có khả năng cao học sinh chưa được tiếp xúc với từ Hán Việt cótrong câu hoặc chưa được chú thích, lí giải trên lớp
Chúng tôi xây dựng câu hỏi trên cơ sở này nhằm vừa kiểm tra, đánh giáđược kiến thức tổng hợp của học sinh về từ Hán Việt, vừa định mức đượcmức độ hiểu biết cũng như khả năng tư duy ngôn ngữ của các em thông quadạng câu hỏi “khó” Cụ thể, chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi dựa trên cáctiêu chí đánh giá sau:
Bảng 2.2.1.a. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí Khả năng nhận
biết từ HV của
HS (1)
Khả năng hiểu từ HVcủa HS (2)
Khả năngdùng từ HVchính xác (3)Câu hỏi 1,2,3,6,8,16,17,18 4,5,10,12,13,14,15,20 7,9,11
Gồm có 8 câu hỏi trong phiếu được đưa ra theo tiêu chí (1) Câu hỏi ở tiêu