Vệ sinh răng miệng là một trong những vấn đề chính gây ra các bệnh răng miệng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc loại bỏ các vi khuẩn mảng bám có vai trò quan trọng để phòng ngừa hai bệnh răng miệng phổ biến nhất đó là sâu răng và bệnh nha chu. Trong nhiều năm trở lại đây, người ta đã tìm ra nguyên nhân chính gây nên các bệnh răng miệng đó là vi khuẩn trong mảng bám răng, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, việc hiểu biết và thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách, hiệu quả đóng vai trò quyết định trong dự phòng các bệnh răng miệng. Chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày, bao gồm cả chải răng đúng cách và sử dụng chỉ tơ, nước súc miệng đúng cách giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi và các vẫn đề răng miệng khác. Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của các loại sản phẩm giúp vệ sinh răng miệng tốt như : bàn chải, kem đánh răng, chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng,…nhưng theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh răng miệng trong cộng đồng còn cao. Nhiều nghiên cứu cho rằng việc chăm sóc sức khỏe răng miệng phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn. Ở các đối tượng mù chữ, tỷ lệ không chăm sóc răng miệng và tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng tăng8. Sinh viên là nhóm đối tượng có trình độ học vấn cao, việc nhận thức về VSRM cũng tốt hơn các đối tượng khác, nhưng thực tế bệnh răng miệng ở sinh viên vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hậu năm 2014 trên 100 sinh viên đại học Y hà Nội độ tuổi 18 – 21 cho thấy tỷ lệ viêm lợi chiếm tới 95%4. Điều này có thể do thực hành VSRM chưa đúng cách hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố khác, đặc biệt đối với sinh viên sống trong ký túc xá có nhiều nét đặc thù ảnh hưởng lớn đến chăm sóc răng miệng như sống xa gia đình, lối sinh hoạt tự do, stress trong thi cử hoặc điều kiện kinh tế, sự cung cấp nước của ký túc xá…. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Kiến thức, thái độ, thực hành và tình trạng vệ sinh răng miệng của năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội sống trong ký túc xá” nhằm những mục tiêu sau: 1. Nhận xét thực trạng vệ sinh răng miệng của các sinh viên được nghiên cứu. 2. Nhận xét kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội sống trong ký túc xá năm học 20152016.
Trang 1HOÀNG HỒNG XIÊM
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ TÌNH TRẠNG VỆ SINH RĂNG MIỆNG CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI SỐNG TRONG KÝ TÚC XÁ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ RĂNG HÀM MẶT
KHÓA 2010-2016
HÀ NỘI - 2015
Trang 2đã nhận được giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Ths Đặng Thị LiênHương - cô giáo hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô giáo trong viện đào tạo Hàm- Mặt đã tạo cung cấp những kiến thức và cơ sở vật chất giúp tôi hoànthành khóa luận
Răng-Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý ký túc xá E1,E2 đã tạo điềukiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận
Tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi cùng những người thân trong gia đình đãđộng viên, cỗ vũ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành tới:
- Các bạn sinh viên y6 RHM
- Các bạn sinh viên Y1 ký túc xá E1, E2
Đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Hoàng Hồng Xiêm
Trang 3dữ liệu, cách xử lý, phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực, khách quan vàchưa có công bố.
Công trình này là do bản thân tôi thực hiện và hoàn thành, nếu sai tôixin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Hoàng Hồng Xiêm
Trang 41 VSRM : Vệ sinh răng miệng.
2 OHI – S : Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản
(Oral hygiene index simplyfied )
3 CI – S : Chỉ số cao răng đơn giản ( Simplyfied calculus index)
4 DI – S : Chỉ số cặn bám đơn giản ( Simplyfied debris index)
5 QHI : Chỉ số mảng bám Quigley Hein Index
6 RHM : Răng - Hàm - Mặt
7 WTCI : Chỉ số cặn bám lưỡi
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về các phương pháp vệ sinh răng miệng 3
1.1.1 Phương pháp cơ học 3
1.1.2 Phương pháp hóa học 7
1.2 Các chỉ số đánh giá vệ sinh răng miệng 9
1.2.1 Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI – S 9
1.2.2 Chỉ số mảng bám QHI 11
1.2.3 Chỉ số mảng bám Silness và Loe 11
1.2.4 Chỉ số cặn bám lưỡi 12
1.3 Các công trình nghiên cứu về tình trạng VSRM trong và ngoài nước .13
1.4 Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng 14
1.4.1 Tổng quan về kiến thức, thái độ, thực hành 14
1.4.2 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành đã được công bố trong và ngoài nước 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 18
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18
2.2.2 cỡ mẫu 18
2.2.3 Các chỉ số cần nghiên cứu 19
2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin 20
Trang 62.6 Y đức trong nghiên cứu 24
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 25
3.1 Đặc điểm chung của các đối tượng tham gia nghiên cứu 25
3.2 Tình hình vệ sinh răng miệng của sinh viên 26
3.3 Kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng của sinh viên 27
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 32
4.1 Bàn luận về tình trạng vệ sinh răng miệng của sinh viên 32
4.2 Bàn luận về kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng của sinh viên 32
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7Bảng 3.2 Chỉ số DI-S và CI-S theo giới 26Bảng 3.3 Chỉ số OHI –S theo giới 26Bảng 3.4 Chỉ số WTCI theo giới 26Bảng 3.5 Kiến thức về chải răng của sinh viên thông qua phiếu phỏng vấn 27Bảng 3.6 Kiến thức về chải lưỡi của sinh viên qua phiếu phỏng vấn 27Bảng 3.7 Kiến thức về sử dụng chỉ tơ/bàn chải kẽ của sinh viên thông qua
phiếu phỏng vấn 27Bảng 3.8 Kiến thức về sử dụng nước súc miệng của sinh viên qua phiếu
phỏng vấn 28Bảng 3.9 Kiến thức về đi khám răng và lấy cao răng định kỳ của sinh viên
qua phiếu phỏng vấn 28Bảng 3.10 Thái độ đối với chải răng của sinh viên qua phiếu phỏng vấn 28Bảng 3.11 Thái độ của sinh viên đối với chải lưỡi thông qua phiếu phỏng vấn .29Bảng 3.12 Thái độ của sinh viên đối với sử dụng chỉ tơ/bàn chải kẽ thông qua
phiếu phỏng vấn 29Bảng 3.13 Thái độ của sinh viên đối với sử dụng nước súc miệng thông qua phiếu
phỏng vấn 29Bảng 3.14 Thái độ của sinh viên đối với khám răng và lấy cao răng định kỳ
thông qua phiếu phỏng vấn 30Bảng 3.15 Thực hành chải răng của sinh viên thông qua phiếu phỏng vấn 30Bảng 3.16 Thực hành chải lưỡi của sinh viên thông qua phiếu phỏng vấn .30Bảng 3.17 Thực hành sử dụng chỉ tơ/bàn chải kẽ của sinh viên thông qua phiếu
phỏng vấn 31Bảng 3.18 Thực hành sử dụng nước súc miệng của sinh viên thông qua phiếu
phỏng vấn 31Bảng 3.19 Thực hành đi khám răng và lấy cao răng định kỳ của sinh viên
thông qua phiếu phỏng vấn 31
Trang 8Hình 1.2 Bàn chải máy 6
Hình 1.3 dụng cụ làm sạch lưỡi 7
Hình 1.4 Lựa chọn mặt răng khám trong đánh giá OHI-S 9
Hình 1.5 Cây sonde nha chu 10
Hình 1.5 Đánh giá chỉ số QHI 11
Hình 1.6 Phân chia vùng lưỡi trong đánh giá chỉ số cặn bám lưỡi 13
Trang 9Chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày, bao gồm cả chải răng đúngcách và sử dụng chỉ tơ, nước súc miệng đúng cách giúp ngăn ngừa sâu răng,viêm lợi và các vẫn đề răng miệng khác.
Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của các loại sản phẩm giúp vệ sinhrăng miệng tốt như : bàn chải, kem đánh răng, chỉ tơ nha khoa, nước súcmiệng,…nhưng theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh răngmiệng trong cộng đồng còn cao
Nhiều nghiên cứu cho rằng việc chăm sóc sức khỏe răng miệng phụthuộc nhiều vào trình độ học vấn Ở các đối tượng mù chữ, tỷ lệ không chămsóc răng miệng và tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng tăng[8] Sinh viên là nhómđối tượng có trình độ học vấn cao, việc nhận thức về VSRM cũng tốt hơn cácđối tượng khác, nhưng thực tế bệnh răng miệng ở sinh viên vẫn còn chiếm tỷ
lệ cao.Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hậu năm 2014 trên 100 sinh viênđại học Y hà Nội độ tuổi 18 – 21 cho thấy tỷ lệ viêm lợi chiếm tới 95%[4]
Điều này có thể do thực hành VSRM chưa đúng cách hoặc do ảnhhưởng của các yếu tố khác, đặc biệt đối với sinh viên sống trong ký túc xá có
Trang 10nhiều nét đặc thù ảnh hưởng lớn đến chăm sóc răng miệng như sống xa giađình, lối sinh hoạt tự do, stress trong thi cử hoặc điều kiện kinh tế, sự cungcấp nước của ký túc xá….
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Kiến thức, thái độ, thực hành và tình trạng vệ sinh răng miệng của năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội sống trong ký túc xá” nhằm những mục tiêu sau:
1 Nhận xét thực trạng vệ sinh răng miệng của các sinh viên được nghiên cứu.
2 Nhận xét kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội sống trong ký túc xá năm học 2015-2016.
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về các phương pháp vệ sinh răng miệng
Các phương pháp vệ sinh răng miệng hàng ngày cơ bản gồm:
- Việc di chuyển bản chải không được làm tổn thương mô mềm và môcứng của răng Các biện pháp chải ngang và chải dọc thường gây co lợi vàmòn răng
- Kỹ thuật chải phải đơn giản và dễ học Một kỹ thuật có thể dễ thựchiện với người này nhưng lại khó thực hiện với người khác, vì vậy cần phải
Trang 12+ Gây mòn cổ răng và tụt lợi nếu sử dụng lâu.
+ Không chải sạch vùng cổ răng, kẽ răng và rãnh lợi
b, Phương pháp Still man
- Đặt lông bàn chải tại vùng cổ răng, phủ lên mặt răng và một phần lợidính (phần lợi bám lên cổ răng) Lông bàn chải hướng về phía gốc răng vàsong song với trục răng Ép lông bàn chải một góc 45 độ cho lợi trắng ra, dichuyển tới lui
- Ưu điểm: Xoa nắn lợi tốt
- Nhược điểm: Không chải sạch vùng cổ răng và đòi hỏi người chảiphải khéo tay
c, Phương pháp Charters
- Đặt lông bàn chải phủ một nửa lên răng, một nửa lên lợi hướng về phíamặt nhai của răng, nghiêng 45 độ, chuyển động xoay tròn biên độ nhỏ, lôngbàn chải xoay tại chỗ
- Ưu điểm: làm sạch vùng kẽ răng, xoa nắn lợi rất tốt
- Nhược điểm: Đầu lông bàn chải không vào được rãnh lợi, khó thực hiện
d, Kỹ thuật cuốn
Đây là kỹ thuật tương đối nhẹ nhàng và được sử sụng khi lợi nhạy cảm.Cạnh bàn chải tiếp xúc với răng, lông bàn chải hương về phía cuống răng vàsong song với trục của răng, bàn chải được xoay nhẹ nhàng uống dưới đối vớhàm trên và lên trên đối với hàm dưới sao cho các lông bàn chải quét qua lợi vàrăng Mỗi vùng chải khoảng 10 nhịp và chuyển sang vùng khác theo trình tự
e, Phương pháp Bass cải tiến
Kỹ thuật chải răng này nhằm làm sạch rãnh lợi Bàn chải được cầm saocho lông bàn chải và trục răng làm thành góc 45 độ, lông bàn chải hướng vềphía rãnh lợi sau đó ấn bàn chải hướng về phía lợi và di chuyển với các
Trang 13chuyển động xoay tròn nhỏ sao cho lông bàn chải đi vào rãnh lợi và còn épvào giữa các răng Kỹ thuật này có thể gây đau nếu lợi bị viêm và nhạy cảm.
Kỹ thuật Bass là một phương pháp hiệu quả nhất để làm sạch mảngbám răng, vì vậy khi lợi lành mạnh hãy sử dụng kỹ thuật Bass
1.1.1.2 Làm sạch kẽ răng
a, Dùng chỉ tơ nha khoa
- Chỉ nha khoa có tác dụng làm sạch mảng bám ở vùng kẽ răng
- Dùng sau mỗi bữa ăn hoặc khi đánh răng Lấy ra một đoạn chỉ dàikhoảng 40cm, quấn vào 2 đầu ngón tay sao cho phần ở giữa dài khoảng 4cm,dùng hai ngón tay cái và giữa cầm hai đầu dây cho vào kẽ răng, ôm một bênrăng, làm động tác đưa lên đưa xuống theo hình chữ C sau đó lặp lại với bênkia cho đến khi lấy sạch mảng bám giữa hai kẽ răng
- Phương pháp này cho phép làm sạch thức ăn ở kẽ răng mà việc chảirăng không làm sạch được[13]
b, Bàn chải kẽ
- Chải kẽ là biện pháp quan trọng để làm sạch kẽ răng, vùng giữa cácrăng hàm và kẽ chân răng không thể làm sạch hoàn toàn được bằng chỉ nhakhoa nhưng có thể làm sạch được bằng bàn chải kẽ răng
Trang 14Hình 1.1 Bàn chải kẽ
c, Dùng bàn chải giữa các khoảng trống
- Đây là bàn chải chỉ có một búi lông được thiết kế để làm sạch vùng khólàm sạch bằng bàn chải bình thường như: quanh các răng không đều, các vùngrăng bị mất, quanh trụ cầu răng ở các vùng này, bàn chải xoay tròn tụ động
Trang 15Hình 1.2 Bàn chải máy
1.1.1.3 Dùng phương tiện phun tưới
- Phương pháp phun tưới là một biện pháp bổ sung cho chaỉ răng, đặcbiệt là chỗ có cầu răng Phương pháp này có tác dụng làm sạch các mảnh vụnthức ăn nhưng không làm sạch được mảng bám răng Sau phẫu thuật quanhrăng phun tưới bằng nước ấm với dung dịch mặn loãng bệnh nhân sẽ có cảmgiác dễ chịu
- Nếu bổ sung thêm chất sát khuẩn vào nước để phun tưới nhưchlorhexidine với nồng độ loãng còn có tác dụng diệt vi khuẩn trong miệng
- Phun tưới quá mạnh cũng có thể gây nguy hiểm vì có thể đẩy vi khuẩn
từ túi lợi vào tổ chức và gây ap xe quanh răng
1.1.1.4 Chải lưỡi
- Có thể làm sạch bề mặt lưỡi bằng cách sử dụng bàn chải đánh rănghoặc bàn chải lưỡi Tuy nhiên, bàn chải đánh răng không thật sự hiệu quả cholưỡi vì nó được thiết kế để đánh răng, cấu trúc bề mặt răng không giống cấutrúc xốp của bề mặt lưỡi[25]
- Dùng cây cạo lưỡi cạo nhẹ nhàng bề mặt lưỡi cạo triệt để nhưng nhẹnhàng, từ sau ra trước, không nên cạo quá ra sau dễ gây nôn
Trang 16- Nên vệ sinh lưỡi sau mỗi lần chải răng hoặc ít nhất 1 lần/ngày.
Hình 1.3 dụng cụ làm sạch lưỡi 1.1.2 Phương pháp hóa học
- là biện pháp dùng nước súc miệng , biện pháp này tác dụng lên mảng bámnhờ một số cơ chế:
+ Kìm hãm các khuẩn lạc trong miệng
+ Ngăn cản việc định cư của vi khuẩn ở bề mặt răng
+ Ức chế việc hình thành mảng bám răng
+ Hòa tan các mảng bám đã hình thành
+ Ngăn ngừa khoáng hóa các mảng bám
Các loại nước súc miệng:
- Nước súc miệng đơn giản nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là nước muối
ấm pha loãng
- Hiện nay, các loại nước súc miệng thường có thêm các thành phần như:
Chlorhexidine gluconate 0,2%, chất này có hiệu quả khángkhuẩn cao nhưng nhược điểm là có vị mặn và có xu hướng nhiễm màu răng.Chất hay được dùng hơn là các muối của ammonium như cetylpyridiniumchloride
Cồn để tăng cường các hoạt tính kháng khuẩn và giữ các chấthương liệu trong dung dịch
Trang 17 Chất gây ẩm như Sorbitol để phòng khô miệng.
Các chất hương liệu, chất màu, chất bảo quản và nước có tácdụng như dẫn chất
- Có nhiều tác giả khuyên mỗi ngày súc miệng 2 lần, mỗi lần 30 giây Cóthể súc miệng trước và sau khi chải răng hoặc súc miệng độc lập với các lầnchải răng[20],[22]
1.1.1.3 Khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ
- Giúp phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng và kiểm soát mảng bám,cao răng, dự phòng bệnh răng miệng
- Nên đi khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần
1.2 Các chỉ số đánh giá vệ sinh răng miệng
1.2.1 Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI – S ( oral hygiene index simplified )
Được Greene và Vermillion giới
Cặn bám và cao răng được ghi
nhận ở các mặt răng đại diện: mặt
ngoài răng 16, 26, 31 và mặt trong
răng 36,11, 46[23]
Hình 1.4 Lựa chọn mặt răng khám trong đánh giá OHI-S (mặt
ngoài răng 16,11,26,31 và mặt trong răng 36,46)
Trang 18- Chỉ số cặn bám ( DI):
Cặn bám là chất ngoại lai mềm phủ lên bề mặt răng, gồm có mảng bám
vi khuẩn, bựa và thức ăn thừa
Cặn bám được xác định bằng mắt và thuốc nhuộm mảng bám
Tiêu chuẩn đánh giá:
0 = Không có cặn bám hoặc chất màu
1 = cặn bám phủ không quá 1/3 bề mặt răng
2 = cặn bám phủ lớn hơn 1/3 nhưng không quá 2/3 bề mặt răng
3 = Cặn bám phủ trên 2/3 bề mặt răng
- Chỉ số cao răng ( CI )
Cao răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm có CaCO3
và Ca3(PO4)3 phối hợp với mảng bám, vi khuẩn và các tế bào biểu mô bong ra
Cao răng được khám bằng mắt và cây thăm dò nha chu
Hình 1.5 Cây sonde nha chu
Tiêu chuẩn đánh giá:
0 = Không có cao răng
Trang 191 = cao răng trên lợi phủ không quá 1/3 bề mặt răng về phía lợi
2 = cao răng trên lợi phủ trên 1/3 nhưng không quá 2/3 bề mặt răngphía lợi hoặc có cao răng dưới lợi nhưng không liên tục
3 = cao răng trên lợi phủ quá 1/3 bề mặt răng hoặc có cao răng liêntục dưới lợi
Chỉ số cặn bám = Tổng các chỉ số cặn bám trên các răng nghiên cứu /Tông số mặt răng tiến hành nghiên cứu
Chỉ số cao răng = Tống các chỉ số cao răng trên các răng nghiên cứu /Tổng số mặt răng tiến hành nghiên cứu
Chỉ số vệ sinh răng miệng OHI – S = Chỉ số cặn bám + Chỉ số cao răng
1.2.2 Chỉ số mảng bám QHI ( Quigley Hein Index )
Dùng để đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng, ví dụ như hiệu quảlàm sạch mảng bám của phương pháp chải răng[7]
- Cách khám:
+ Sử dụng thuốc nhuộm mảng bám
+ Khám tất cả các răng hay một số răng đại diện
+ Ở mỗi răng khám mặt ngoài và mặt trong[
- Mã số và tiêu chí:
0: Không có mảng bám răng
1: Mảng bám răng từng đốm hoặc không liên tục
2: Mảng bám liên tục dưới 1mm
3: Mảng bám liên tục trên 1mm và dưới 1/3 bề mặt thân răng
4: Mảng bám liên tục từ 1/3 đến 2/3 bề mặt thân răng
5: mảng bám trên 2/3 bề mặt thân răng
Chỉ số này chỉ quan tâm đến dộ phủ mà không quan tâm đến độ dàycủa mảng bám, vì vậy không giải thích được vấn đề liên quan đến viêm lợi
Trang 20Hình 1.5 Đánh giá chỉ số QHI 1.2.3 Chỉ số mảng bám Silness và Loe ( Chỉ số mảng bám cổ răng)
Được Silness và Loe giới thiệu năm 1964, biến đổi từ chỉ số QHI , đánhgiá được sự hiện diện và độ dày của mảng bám [7]
- Cách khám:
+ Khám bằng mắt và bằng sonde nha chu
+ Khám tất cả các răng hoặc một số răng đại diện
+ Ở mỗi răng khám mặt gần đến nhú lợi, mặt ngoài, mặt trong
- Mã số và tiêu chí:
0: Không có mảng bám
1: Một lớp mỏng mảng bám ở viền lợi, gai lợi
2: Mảng bám thấy ở túi lợi, mặt tiếp giáp các răng, viền lợi
3: Mảng bám đầy ở kẽ răng, đầy ở viền lợi và có cao răng ở cổ răng
1.2.4 Chỉ số cặn bám lưỡi
1.2.4.1 Chỉ số cặn bám lưỡi của Miyazaki [10]
Miyazaki và cộng sự, năm 1995 chia lưỡi thành 3 phần, sự có haykhông có cặn bám lưỡi được ghi nhận như sau:
0: Không nhìn thấy cặn bám lưỡi
1: Lớp bựa phủ ít hơn 1/3 lưng lưỡi
Trang 212: Lớp bựa phủ thừ 1/3 đến 2/3 lưng lưỡi.
3: Lớp bựa phủ trên 2/3 lưng lưỡi
1.2.4.2 Chỉ số mảng bám lưỡi của Winkel[10]
Winkel và cộng sự, năm 2003 chia lưỡi thành 6 phần, 3 phần phía trước
và 3 phần phía sau, mỗi một trong sáu phần được phân loại như sau:
Hình 1.6 Phân chia vùng lưỡi trong đánh giá chỉ số cặn bám lưỡi.(A)
Phân vùng của Miyazaki.(B) Phân vùng của Winkel.
1.3 Các công trình nghiên cứu về tình trạng VSRM trong và ngoài nước
- Nghiên cứu của Olusile năm 2014 ở Nigerians trên 7630 người trog
độ tuổi 18 – 81 thấy có 20% trong số này sử dụng kem đánh răng chứaflouride, 10,5% sử dụng kem đánh răng không chứa flouride và số còn lạikhông chắc chắn về loại kem đánh răng đang sử dụng Chỉ có 10,5% sốngười tham gia nghiên cứu sử dụng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng Thờigian vệ sinh răng miệng từ 1-2 phút là 24,7%, 3-4 phút là 34,4%, trên 5 phút
là 25,9% và số còn lại không rõ thời gian[17]
Trang 22- Nghiên cứu của Sarkar năm 2015 trên 400 sinh viên ở Indore trong
độ tuổi 18 – 25 thuộc 4 trường đại học khác nhau cư trú trong ký túc xá chothấy tỷ lệ vệ sinh răng miệng tốt là 5,5%, tỷ lệ vệ sinh răng miệng trung bình
là 39% và tỷ lệ vệ sinh răng miệng kém là 55,5%[18] Theo ông những sinhviên sống trong ký túc xá tự do trong việc chăm sóc răng miệng, không bị ảnhhưởng bởi thói quen của gia đình, yếu tố quan trọng khác thấy được trong khiphỏng vấn những sinh viên này là sự lười biếng, thiếu động lực và sự ảnhhưởng của những thất bại trong cuộc sống Ngoài những phát hiện trên ôngcòn nhận thấy rằng sinh viên không muốn chi tiền để chăm sóc nha khoa vìcho rằng đó là một khoản không cần thiết Phát hiện tượng tự cũng thấy đượctrong báo cáo của Devlin [11]
- Lê Bá Nghĩa năm 2005 đã nghiên cứu tình trạng vệ sinh răng miệngtrên 451 học sinh trong độ tuổi 12- 15 trường Trung học cơ sở Tân Mai chothấy nhóm học sinh có tình trạng VSRM tốt chiếm 60,7% và nhóm học sinhVSRM không tốt chiếm 39,3% [1]
- Nghiên cứu của Nguyện Thị Hải Hậu năm 2014 về 100 sinh viên Đạihọc Y Hà Nội trong độ tuổi 18-21 cho thấy răng gần như toàn bộ sinh viên( trên 90%) đều có cao răng cặn bám [4]
1.4 Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng
1.4.1 Tổng quan về kiến thức, thái độ, thực hành[2],[5]
Kiến thức ( Knowledge ), Thái độ ( Attitude ), hành vi ( Practice ) nóichung là tập tính, thói quen, cách sống, cách suy nghĩ, hành động của conngười đối với môi trường bên ngoài, đối với bệnh tật Người ta cho rằng hành
vi con người là một phức hợp của nhiều hành động chịu ảnh hưởng của nhữngyếu tố: Môi trường, di truyền, kinh tế - xã hội
Các yếu tố quy định nên hành vi con người được tóm tắt như sau:
Trang 23Knowledge (Attitude) Practice
Sự hiểu biết (phụ
thuộc vào yếu tố
văn hóa, xã hội,
kinh tế)
Tư duy, lập trường, quan điểm
Các hoạt động của con người
Trang 241.4.1.1 Kiến thức [2]
Kiến thức bao gồm những hiểu biết của con người, thường khác nhau( do khả năng tiếp thu khác nhau ) và thường bắt nguồn từ kinh nghiệm sốnghoặc của nguười khác truyền lại hiểu biết nhiều khi không tương đồng vớikiến thức mà chúng ta tiếp thu được thông qua những thông tin mà thầy côgiáo, cha mẹ, người thân, bạn bè, sách báo cung cấp hiểu biết rất khó thay đổikhi hiểu sai và trở thành định kiến
Đối với sinh viên y khoa năm thứ nhất, kiến thức vệ sinh răng miệngnói chung là tốt vì có kiến thức văn hóa tốt và tiếp xúc nhiều với những người
có kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng Nhưng do đặc điểm lứa tuổivừa mới bước chân vào trường đại học nên những nhận thức về VSRM chưasâu sắc, thêm vào đó là sống trong ký túc xá, nhiều khi việc thực hành VSRM
bị ảnh hưởng bởi bạn bèvà điều kiện cung cấp nước của ký túc xá Tuy nhiênnếu được trang bị những kiến thức và kỹ năng VSRM cơ bản thì các đốitượng này sẽ tiếp thu và thực hành một cách đúng đắn, hiệu quả
1.4.1.2 Thái độ [2]
Về thái độ, bao gồm tư duy, lập trường quan điểm của đối tượng Làsinh viên , các đối tượng nghiên cứu này sẽ có quan điểm rõ ràng, đúng đắnnếu được thiếp thu những kiến thức khoa học và môi trường lành mạnh, từ đó
Trang 251.4.2 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành đã được công bố trong và ngoài nước
- Nhiều bằng chứng cho thấy rằng chăm sóc sức khỏe, thói quen ănuống, thói quen vệ sinh răng miệng đều bị ảnh hưởng bởi đặc điểm nhân khẩuhọc và điều kiện xã hội [12],[15].Người có học vấn cao hơn và điều kiện kinh
tế xã hội cao có thói quen vệ sinh răng miệng và sử dụng các dịch vụ chămsóc sức khỏe răng miệng tốt hơn [21]
Vệ sinh răng miệng hoàn toàn liên quan tới hành vi của con người, đểchăm sóc tốt cho răng miệng, người đó phải có thái độ tích cực với sức khỏerăng miệng[9] Theo Sjatha, các sinh viên y khoa có kinh nghiệm và tìnhtrạng VSRM tốt hơn các sinh viên chuyên nghành khác, thái độ và nhận thức
về sức khỏe răng miệng cũng tốt hơn [19]
- Nghiên cứu của Shah và cộng sự năm 2015 trên 380 sinh viên đại họcAl-Khaj, Saudi Arabia thấy tỷ lệ đánh răng 1 lần trong ngày là 59,9%, 2 lầntrong ngày là 28,8%, trên 2 lần trong ngày là 8,8%, tỷ lệ không đi khám răngmiệng tới 61,1% [9]
- Nghiên cứu của Peltzer và Pengpid năm 2014 thu thập phiếu điều tra
về chăm sóc sức khỏa răng miệng từ 19560 sinh viên có độ tuổi trung bình20,8 từ 27 trường đại học tại 26 quốc gia châu Á, châu Phi và châu Mỹ chokêt quả như sau: 67,2% số sinh viên đánh răng hơn 2 lần trong ngày, 28,8%
số sinh viên đánh răng 1 lần trong ngày và 4% số sinh viên không đánh răng.16,3% khám nha khoa 2 lần trong năm, 25,6% khám nha khoa 1 lần trongnăm và 24,3% không đi khám nha khoa [16]
- Nghiên cứu củ Zhul năm 2003 trên 4400 học sinh trong độ tuổi 12-18
ở Trung Quốc hấy 44% học sinh chải răng ít nhất 2 lần/ngày nhưng chỉ có17% sử dụng kem đánh răng có fluor, 29% số học sinh chỉ đến khám bác sỹkhi răng đã bị đau [24]
Trang 26- Nghiên cứu của Hoàng Thị Đợi, Trương Mạnh Dũng năm 2014 trên
614 sinh viên điều dưỡng đa khoa hệ chính quy năm thứ nhất và thứ batrường Cao đẳng y tế Hà Nội cho thấy ở sinh viên năm thứ nhất: tỷ lệ kiếnthức tốt về VSRM chiếm 9,5%, kiến thức trung bình chiếm 57,3% và kiếnthức kém chiếm 33,2% Tỷ lệ sinh viên có thái độ tốt về VSRM khácao,chiếm 65,8%, thái độ trung bình là 27,4% và thái độ kém là 6,8%.Tỷ lệthực hành VSRM tốt là 2 %, kém là 73,3%.Tỷ lệ sinh viên năm thứ 1 và thứ 3chưa bao giờ đi lấy cao răng rất cao ( trên 50%), trên 70% đối tượng nghiêncứu dùng sai hoặc không biết dùng chỉ tơ nha khoa [3]
Trang 27CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên năm thứ nhất sống trong ký túc xá đại học y Hà Nội năm học2015-2016
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tự nguyện tham gia nghiên cứu
2.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Trung tâm khám chữa bệnh Răng – Hàm – Mặt của viện đàotạo RHM – Trường Đại Học Y hà Nội
Thời gian nghiên cứu: tháng 1/2016
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2 cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu
n = Z2
(1-α/2)Trong đó:
n : Cỡ mẫu
Z : hệ số tin cậy, ở mức xác suất 95% thì Z(1-α/2) = 1,96
p : Tỷ lệ VSRM tốt trong quần thể, p = 0,095 theo nghiên cứu của HoàngThị Đợi và Trương mạnh Dũng năm 2014[3]
q = 1-p : Tỷ lệ không mắc
d : Sai số mong muốn, chọn d = 0,06
Thay số vào công thức ta có n = 92
Nghiên cứu so sánh tình trạng vệ sinh răng miệng của hai giới nam và nữnên cỡ mẫu tối thiểu cần là 92 x 2 = 184 sinh viên
Trang 28Do số sinh viên sống trong ký túc xá không vượt quá cỡ mẫu đã tính nênchúng tôi tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ số sinh viên Y1 sống trong ký túc xá.
- Kiến thức về việc khám răng miệng định kỳ: tác dụng, thời điểm,khoảng cách giữa các lần khám
2.2.3.3 Thái độ đối với việc sử dụng các biện pháp VSRM:
- Thái độ đối với chải răng: thời điểm chải, số lần chải/ngày, phươngpháp chải,…
- Thái độ đối với chải lưỡi: thời điểm chải, phương pháp chải, số lầnchải/ngày,…
- Thái độ đối với sử dụng chỉ tơ, nước súc miệng: thời điểm , phươngpháp sử dung, số lần sử dụng/ngày,…
- Thái độ đối với sử dụng nước súc miệng Thời điểm, phương pháp sửdạng, số lần sử dạng/ngày,…
- Thái độ đối với khám răng và lấy cao răng định kỳ: cần thiết đi khám,khoảng cách giữa các lần khám,…
Trang 29- Khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ: Có thực hiện hay không,
từ khi nào, định kỳ bao nhiêu lâu một lần
2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin về kiến thức, thái độ, thực hành VSRM bằng cách
phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu dựa vào bộ câu hỏi đã có sẵn
- Khám đánh giá tình trạng VSRM của sinh viên bằng mắt thường, chấtnhuộm mảng bám và sonde nha chu
2.2.5 Nội dung nghiên cứu
2.2.5.1 Các bước tiến hành nghiên cứu
a, Trước khi điều tra
Liên hệ với ban quản lý ký túc xá và trường Đại học Y Hà Nội
Tập huấn sinh viên Y6 về cách thức khám, phỏng vấn và ghi phiếu điều tra
Trang 30Lập danh sách sinh viên tham gia và liên hệ với sinh viên.
b, Phương pháp khám
Khám dưới ánh sáng tự nhiên, kết hợp đèn chiều sáng
Bước 1: Phỏng vấn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành VSRM của sinh viên theo phiếu điều tra, hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ để các đối tượng nghiêncứu hiểu được nọi dung từng câu hỏi
Bước 2: khám đánh giá tình trạng, mảng bám răng, cao răng,Cặn bám lưỡi bằng mắt thường kết hợp với chất nhuộm mảng bám và sonde nha chu.Bước 3: Ghi kết quả vào phiếu điều tra
2.2.5.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Bộ khay khám: gương, gắp, thám trâm
- Sonde nha chu
- Chất phát hiện mảng bám
- Các dụng cụ khác: đèn chiếu sáng, găng tay, bông, cồn…
2.2.5.3 Các chỉ số và tiêu chí sử dụng trong đánh giá
a, Các chỉ số đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng
* Ch s c n bám đ n gi n và ch s cao răng đ n gi n(DI-S và CI-S) ỉ số cặn bám đơn giản và chỉ số cao răng đơn giản(DI-S và CI-S) ố cặn bám đơn giản và chỉ số cao răng đơn giản(DI-S và CI-S) ặn bám đơn giản và chỉ số cao răng đơn giản(DI-S và CI-S) ơn giản và chỉ số cao răng đơn giản(DI-S và CI-S) ản và chỉ số cao răng đơn giản(DI-S và CI-S) ỉ số cặn bám đơn giản và chỉ số cao răng đơn giản(DI-S và CI-S) ố cặn bám đơn giản và chỉ số cao răng đơn giản(DI-S và CI-S) ơn giản và chỉ số cao răng đơn giản(DI-S và CI-S) ản và chỉ số cao răng đơn giản(DI-S và CI-S)
Trang 31* Chỉ số cặn bám lưỡi theo Winkel
X± SDNam
Nữ
b Cách cho điểm các câu hỏi
Mỗi câu hỏi được tối đa 2 điểm
Kiến thức:
- Biết rõ, biết đúng (là chọn đúng tất cả các đáp án câu hỏi đó): 2 điểm
- Biết không rõ ( là chọn chưa hết các đáp án đúng hoặc chọn cả đáp án đúng
và đáp án sai): 1 điểm
- Không biết ( là chọn sai đáp án của câu hỏi đó): 0 điểm
Thái độ:
- Thái độ đúng ( là chọn đúng đáp án của câu hỏi): 2 điểm
- Thái độ không hoàn toàn đúng ( chọn đáp án" không quá cần thiết'', '' cũng được'',…)
- Thái độ sai ( là chọn sai đáp án của câu hỏi): 0 điểm
Thực hành:
- Thực hành đúng ( là chọn đúng đáp án của câu hỏi, kết hợp với bảng đánh giá thực hành vệ sinh răng miệng)
)
- Thực hành chưa hoàn toàn đúng ( là chọn chưa hết đáp án đúng hoặc chọn
cả đáp án đúng và đáp án sai, kết hợp với bảng đánh giá thực hành vệ sinh răng miệng)
- Thực hành sai ( là chọn sai đáp án của câu hỏi, kết hợp với bảng đánh giá thực hành vệ sinh răng miệng)
Trang 32- Riêng phần chải lưỡi, dùng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng, khám răng miệng định kỳ: nếu câu hỏi đầu tiên chọn đáp án không dùng thì không được điểm cả phần đó.
b Cách đánh giá dựa vào điểm
Kiến thức:
- Kiến thức về chải răng: tổng có 10 câu hỏi, tối đa được 20 điểm
Đạt 16-20 điểm: kiến thức tốt
Đạt 10-15 điểm: kiến thức trung bình
Dưới 10 điểm: kiến thức kém
- Kiến thức về chải lưỡi: tổng có 4 câu hỏi, tối đa 8 điểm
Đạt 7-8 điểm: kiến thức tốt
Đạt 4-6 điểm: kiến thức trung bình
Dưới 4 điểm: kiến thức kém
- Kiến thức về sử dụng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ: tổng có 6 câu hỏi, tối đa
12 điểm
Đạt 10-12 điểm: kiến thức tốt
Đạt 6-9 điểm: kiến thức trung bình
Dưới 6 điểm: kiến thức kém
- Kiến thức về sử dụng nước súc miệng: tổng có 4 câu hỏi, tối đa 8 điểmĐạt 7-8 điểm: kiến thức tốt
Đạt 4-6 điểm: kiến thức trung bình
Dưới 4 điểm: kiến thức kém
- Kiến thức về khám răng và lấy cao răng định kỳ: tổng có 3 câu hỏi, tối đa 6 điểm
Đạt 5-6 điểm: kiến thức tốt
Đạt 3-4 điểm: kiến thức trung bình
Dưới 3 điểm: kiến thức kém
Trang 33Thái độ:
- Thái độ đối với chải răng: tổng có 6 câu hỏi, tối đa 12 điểm
Đạt 10-12 điểm: thái độ tốt
Đạt 6-9 điểm: thái độ trung bình
Dưới 6 điểm: thái độ kém
- Thái độ đối với việc chải lưỡi: tổng có 4 câu hỏi, tối đa 8 điểm
Đạt 7-8 điểm: thái độ tốt
Đạt 4-6 điểm: thái độ trung bình
Dưới 4 điểm: thái độ kém
- Thái độ đối với việc sử dụng chỉ tơ/bàn chải kẽ: tổng có 4 câu hỏi, tối đa 8 điểm
Đạt 7-8 điểm: thái độ tốt
Đạt 4-6 điểm: thái độ trung bình
Dưới 4 điểm: thái độ kém
- Thái độ đối với việc sử dụng nước súc miệng: tổng có 3 câu hỏi, tối đa 6 điểm
Đạt 5-6 điểm: thái độ tốt
Đạt 3-4 điểm: thái độ trung bình
Dưới 3 điểm: thái độ kém
- Thái độ đối với việc khám răng và lấy cao răng định kỳ: tổng có 3 câu hỏi, tối đa 6 điểm
Đạt 5-6 điểm: thái độ tốt
Đạt 3-4 điểm: thái độ trung bình
Dưới 3 điểm: thái độ kém
Thực hành:
- Thực hành chải răng: tổng có 7 câu hỏi, tối đa 14 điểm
Đạt 12-14 điểm: thực hành tốt
Trang 34- Thực hành dùng chỉ tơ nha khoa/ bàn chải kẽ:
Nếu không dùng bàn chải kẽ: tổng có 4 câu hỏi, tối đa 8 điểm
Trang 35Dưới 27 điểm: kiến thức kém
- Thái độ chung về VSRM : tổng có 20 câu hỏi về kiên thức, tối đa 40 điểmĐạt 32-40 điểm: thái độ tốt
Đạt 20-31 điểm: thái độ trung bình
Dưới 20 điểm: thái độ kém
- Thực hành chung về VSRM : tổng có 25 câu hỏi về kiên thức, tối đa 50 điểm
Đạt 40-50 điểm: thực hành tốt
Đạt 25-39 điểm: thực hành trung bình
Dưới 25 điểm: thực hành kém
2.4 Sai số và hạn chế
- Sai số ngẫu nhiên: do chọn mẫu
- Sai số mắc phải: do kỹ thuật khám, dụng cụ khám, người khám
2.6 Y đức trong nghiên cứu
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều phải được giải thích cặn
kẽ và tình nguyện tham gia
- Phải được sự cho phép của ban quản lý ký túc xá
- Các buổi khám tại khoa Răng – hàm – Mặt phải được sự cho phép của khoa
Trang 36- Quy trình khám phải đảm bảo vô khuẩn không gây ra bất cứ một ảnh hưởng xấu nào cho đối tượng nghiên cứu.
- Trong quá trình nghiên cứu không tiến hành bất cứ thử nghiệm nào
- Các kết quả thu được phải bảo mật và phục vụ cho nghiên cứu
Trang 37CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1 Đặc điểm chung của các đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố mẫu theo giới
Nhận xét:
Trang 383.2 Tình trạng vệ sinh răng miệng của sinh viên
Bảng 3.2 Chỉ số DI-S và CI-S theo giới
Nam NữChung
TốtOHI-S = 0,1-1,2
Trung bìnhOHI-S = 1,3-3
KémOHI-S =3,1-6
Trang 393.3 Kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng của sinh viên
Bảng 3.5 Kiến thức về chải răng của sinh viên