1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bài tập tài chính doanh nghiệp corporate finance (7)

5 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 169 KB

Nội dung

Thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao, ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Tập đoàn đã xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”, lự

Trang 1

Môn học : Tài chính Doanh nghiệp

Họ và tên học viên : Phạm Ngọc Hải

Lớp : Gamba01.M02

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Chủ đề :

1 Nhận định về thực trạng quản lý tài chính tại doanh nghiệp của anh/chị hoặc một doanh nghiệp mà anh chị biết hoặc tham gia quản lý?

2 Nhận xét về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

3 Theo anh chị doanh nghiệp cần phải làm gì để khắc phục các ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong thời gian tới?

Bài làm:

I/ GIỚI THIỆU

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (trước đây là Tổng công

ty Than việt Nam) được thành lập ngày 10/10/1994 theo quyết định số 563/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ Thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Đảng

và Nhà nước giao, ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Tập đoàn đã xây dựng đề án

“Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”, lựa chọn chiến lược “phát triển kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than” và phương châm

“cùng phát triển với bạn hàng”

Từ mục tiêu chiến lược đã đề ra, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã thay đổi hẳn về cơ chế quản lý, về mô hình tổ chức sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm, về cơ chế quản lý tài chính, tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ trong khai thác than, đầu tư cải tạo hoàn thiện dây chuyền công nghệ trong khai thác than, sàng tuyển, bến rót tiêu thụ

Trên nền sản xuất than, Tập đoàn TKV đã mạnh dạn sử dụng nguồn nhân lực sẵn có được tạo ra từ than để đầu tư các ngành nghề khác như phát triển mạnh mẽ ngành cơ khí mỏ theo hướng hiện đại hóa cơ khí sửa chữa, phát triển cơ khí chế

Trang 2

tạo, lắp ráp, sản xuất xe tải, đóng tàu thủy; xây dựng các nhà máy nhiệt điện; tích cực đầu tư nâng cao sản lượng khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, xi măng, vật liệu xây dựng; công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ…

Trong những năm qua, kể từ khi đổi mới cơ chế quản lý và vận hành kinh doanh, sản xuất, TKV liên tục đạt được kết quả năm sau cao hơn năm trước, kế hoạch sản xuất kinh doan liên tục được mở rộng, tính đến nay, đã có khoảng gần

200 đơn vị thành viên trực thuộc tập đoàn

II/ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước

ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước Một trong những giải pháp lớn là đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước; hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh Trước đó ngày 31/7/01 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 929/QĐ-TTG cho phép thí điểm chuyển đổi các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con với mục tiêu tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế Vì vậy Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến nay đang thực hiện mô hình quản

lý công ty mẹ - công ty con

Với mô hình quản lý công ty mẹ - công ty con của TKV, các công ty con được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty mẹ với vai trò là người đầu tư vốn cho công ty con, định hướng hoạt động cho các công ty con Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con bảo đảm chặt chẽ, thường xuyên: quan hệ giữa công ty con trong công ty mẹ là quan hệ hợp đồng, đảm bảo phát huy được tính tự chủ và tích cực của các công ty con và hợp thành sức mạnh tổng hợp của công ty mẹ Mô hình tổ chức, hoạt động của TKV nhìn từ góc độ tài chính:

1 Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đầu tư vốn cho các đơn vị thành viên thông qua công ty đầu tư tài chính, với vài trò là công ty mẹ thực hiện góp vốn cho các đơn vị thành viên (công ty con) Quyền hạn của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (công ty mẹ) đối với các công ty con

Trang 3

phụ thuộc vào phần vốn góp vào các đơn vị thành viên.

2.Các công ty con là doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và chịu sự kiểm soát của công ty mẹ thông qua việc sở hữu vốn điều lệ Các công ty con có thể hoạt động theo mô hình (i) công ty TNHH một thành viên với 100% vốn điều lệ của Tổng công ty Than Việt Nam; (ii) công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, (iii) công ty cổ phần, trong đó Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giữ cổ phần chi phối và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; (iv) công ty liên doanh với nước ngoài có vốn góp chi phối của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (hoạt động theo Luật Đâu tư nước ngoài tại Việt Nam)

3 Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con thực hiện chủ yếu thông qua quyết định của đại hội cổ đông Quan hệ giữa công ty con và các doanh nghiệp thuộc công ty mẹ chủ yếu thông qua hình thức hợp đồng kinh tế

4 Sự phân chia lợi nhuận phụ thuộc vào phần vốn góp của công ty mẹ vào công ty con, công ty con tự quyết định và chịu trách nhiệm về phần lợi nhuận còn lại Đảm bảo quá trình tích tụ và tập trung vốn tốt hơn

5 Các công ty con có quyền thay đổi cơ cấu tài sản của công ty để phát triển sản xuất kinh doanh; quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp của công ty mẹ; quyết định sử dụng vốn của công ty để đầu tư vào các doanh nghiệp khác

6 Xây dựng hệ thống kế toán hợp nhất : Với mô hình công ty mẹ - công ty con, các phương pháp kiểm soát tài chính và ghi chép kế toán cũng được áp dụng một cách phù hợp nhằm phản ánh đúng thực chất tác động về mặt tài chính của các giao dịch nội bộ

7 Cơ chế kiểm soát tài chính: Kiểm soát nội bộ là cần thiết nhưng chưa đủ, nên TKV xây dựng hệ thống kiểm soát quản trị (Management control) để điều hành cả hệ thống kinh doanh một cách có hiệu quả và ngăn chặn các rủi ro hệ thống có thể phát sinh từ bên trong tập đoàn

8 Hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con phân tán được rủi ro trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu

III/ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 4

Không nằm ngoài ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính toàn cầu, Tập đoàn TKV cũng gặp rất nhiều khó khăn Việc kinh doanh bị giảm mạnh do ảnh hưởng giá cả đầu vào, lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng, thị trường tiêu thụ giảm đặc biệt là một số nghành cơ khí chế tạo, lắp ráp, sản xuất xe tải, đóng tàu, xi măng, vật liệu xây dựng Cụ thể là:

- Tình trạng thiếu vốn : Hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường chiếm một tỷ phần rất lớn trong tổng vốn đầu tư vì vậy khi mà các tổ chức tài chính gặp khó khăn làm cho nhiều hợp đồng vay vốn không được ký kết, không thể giải ngân

- Nhu cầu đối với sản phẩm tiêu thụ trong nước giảm mạnh, sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp

- Huy động vốn gián tiếp từ thị trường cổ phiếu khó khăn do các nhà đầu tư hướng tới các kênh đầu tư an toàn (flight to quality) Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của doanh nghiệp lên cao

IV CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG XẤU CỦA KHỦNG

KHOẢNG TÀI CHÍNH.

Để tháo gỡ khó khăn, Tập đoàn phải đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay tới sản xuất kinh doanh của TKV; ổn định sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển cho các năm tiếp theo Cụ thể:

- Bám sát thị trường để điều hành tiêu thụ, theo đó, sản xuất theo các kịch bản phù hợp

- Huy động than tồn để tiêu thụ, phấn đấu giảm tồn kho Phối hợp với các bộ ngành liên quan để sớm ban hành quy chế xuất khẩu than và giải quyết các thủ tục cần thiết để quản lý chặt chẽ kênh xuất khẩu than nhiệt năng

- Yêu cầu các công ty tăng cường liên kết để đẩy mạnh tiêu thụ, sản xuất các sản phẩm khoáng sản, điện và các sản phẩm khác có hiệu quả Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo một cách quyết liệt nhằm bảo đảm tiến độ các công tŕnh quyết định tăng trưởng của TKV, đặc biệt trong lĩnh vực than - khoáng sản - điện lực - hóa

Trang 5

chất Giăn tiến độ đầu tư các công tŕnh không trực tiếp liên quan đến sản xuất chính như: xây dựng cải tạo trụ sở cơ quan, mua sắm thiết bị văn phòng, góp vốn đầu tư gián tiếp…

- Kiến nghị với nhà nước có các giải pháp giữ vững và bổ sung vốn đầu tư từ vốn nhà nước Hỗ trợ vay vốn từ nguồn kích cầu của Chính phủ

- Thông qua các Bộ, chuyên ngành (các doanh nghiệp nhà nước), các tổ chức (các hội nghề nghiệp) tăng cường hợp tác sử dụng chung các thiết bị nhằm giảm nhập thiết bị mà các đơn vị trong nước hiện có đang dư thừa năng lực, vừa tiết kiệm tiền nhập khẩu vừa tận dụng tốt nhất năng lực dư thừa

Hết./

Ngày đăng: 29/08/2017, 21:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w