Khái niệm: Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng bên cho vay với khách hàng là tổ chức, cá nhân bên vay nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
Chủ đề:
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Nhóm: 03
Hà nội 2015
Trang 2Mục lục:
I. Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng.
1 Khái niệm:
Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (bên vay) nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật, theo đó tổ chức tín dụng chuyển giao một khoản vốn tiền tệ cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định với điều kiện khách hàng sẽ hoàn trả khoản tiền đó (tiền gốc) và lãi vay sau một thời gian nhất định
Theo điều 17 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định:
“Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng phải có nội dụng về điều kiện vay, mục đich sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận”
2 Bản chất
Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự
2005 (BLDS) Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó chủ yếu là các ngân hàng (sau đây gọi chung là ngân hàng)
Hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng là bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Còn những hoạt động cấp tín dụng khác như bảo lãnh, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá được gọi chung là hợp đồng cấp tín dụng
II. Nội dung của hợp đồng tín dụng.
1 Điều kiện vay
Điều 7 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (sửa đổi bổ sung theo quyết định số
Trang 3127/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN) quy định tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng trong thời hạn cam kết
- Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của bên cho vay
Ngoài ra tuỳ từng mục đích, hợp đồng, tổ chức cho vay mà có những điều kiện khác như với doanh nghiệp thì ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải có mức vốn nhất định để tham gia vào phương án/dự
án xin vay vốn của mình, với khoản vay nhà ở có thể yêu cầu độ tuổi hạn chế của người vay…
2 Mục đích sử dụng tiền vay
Các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì Việc thoả thuận điều khoản này trong hợp đồng tín dụng được xem như một giải pháp đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư là các tổ chức tín dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn một cách tuỳ tiện Mặt khác, để đảm bảo lợi ích của hai bên và đảm bảo cho đồng vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả, pháp luật cũng cho phép trong thời gian sử dụng vốn, các bên có quyền thoả thuận lại mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xét thấy thời cơ và điều kiện
sử dụng vốn đã thay đổi
Về nguyên tắc, bên vay vốn được sử dụng vốn vay vào bất kỳ mục đích nào nếu không bị pháp luật cấm Tuy nhiên, có những trường hợp không bị pháp luật cấm như việc vay vốn để trả nợ tổ chức tín dụng khác hoặc trả nợ chính tổ chức tín dụng đã vay nhưng lại rất khó được chấp nhận vì nó được coi là một hoạt động đảo nợ
Trong thời hạn vay vốn, nếu bên vay vốn sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã thoả thuận thì tổ chức tín dụng lập tức được chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm và thu hồi nợ trước hạn Để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng trả nợ của bên vay, pháp luật quy định tổ chức tín dụng có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của bên vay
3 Phương thức và kỳ hạn trả nợ.
a Kì hạn trả nợ.
Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và người vay, cuối mỗi khoảng thời gian đó, người vay có trách nhiệm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền
Trang 4vay cho ngân hàng Nếu trên thực tế đến kỳ hạn trả nợ theo cam kết, vì một lý do nào đó mà người vay không trả được hoặc không trả đủ số tiền đã thỏa thuận thì ngân hàng được quyền xử phạt người vay theo quy chế tín dụng hiện hành
Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau:
- Các kì hạn trả nợ gốc
- Các kì hạn trả lãi vốn vay cùng với kì hạn trả nợ gốc hoặc theo kì hạn riêng
- Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật
Thời hạn trả nợ gốc và lãi sẽ được quy định rõ trong “Giấy nhận nợ” của từng khoản vay và các
“Giấy nhận nợ” là bộ phận không thể tách rời khỏi hợp đồng tín dụng Khi đến kì hạn trả lãi hay nợ thì khách hàng có trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ và lãi cho tổ chức tín dụng
Tuy nhiên, nếu trong quá trình vay vốn và sử dụng vốn của khách hàng mà ngân hàng phát hiện ra sai phạm, cung cấp thông tin sai sự thật và vi phạm hợp đồng thì tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay và thu hồi nợ trước hạn và có quyền kiện khách hàng ra toà (khoản 1 điều 95 Luật các tổ chức tín dụng 2010)
Nếu đến kì hạn trả nợ gốc và nợ lãi mà khách hàng không có khả năng thanh toán thì:
- TH1: Khách hàng có thể liên hệ với tổ chức tín dụng để xin gia hạn vã sẽ được tổ chức tín dụng xem xét có quyết định cho gia hạn nợ hay không Và nếu được gia hạn thì phải tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (khoản 2 Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng 2010)
- TH2: Nếu khách hàng không liên hệ với các tổ chức tín dụng để gia hạn nợ thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý các khoản nợ, tài sản đảm bảo khoản vay theo hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm hay theo quy định của pháp luật
- TH3: Nếu khách hàng hoặc người bảo lãnh không có khả năng thanh toán do bị phá sản thì việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Luật phá sản 2005 (Điều 95 khoản 3 Luật các tổ chức tín dụng 2010)
Nếu đến kì hạn trả nợ gốc và lãi mà khách hàng chưa thanh toán cho tổ chức tín dụng thì các khoản
nợ này sẽ chuyển sang nợ quá hạn và bị tính lãi suất quá hạn
Khách hàng trả nợ trước hạn thì phải trả phí trước hạn Theo quy định, ngân hàng và khách hàng có quyền thỏa thuận về mức phí phải trả trong trường hợp người đi vay trả nợ trước hạn (khoản 3 điều 13 Quyết định
số 1627/2001/QĐ-NHNN)
Trang 5bPhương thức trả nợ.
Các bên thoả thuận rõ ràng số tiền vay sẽ được trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng đáo hạn Nếu khoản vay được thoả thuận thanh toán theo từng kì hạn thì các bên cũng có thể
dự liệu trước về khả năng điều chỉnh kì hạn trả nợ cho phù hợp với khả năng tài chính của bên vay khi trả nợ
Phương thức trả nợ được quy định tại Điều 13 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (sửa đổi bổ sung theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN)
Có hai phương thức trả nợ là:
Trả theo dư nợ ban đầu chỉ áp dụng cho hình thức vay tín chấp (vay không cần tài sản đảm bảo).
Hàng tháng, khách hàng sẽ trả tiền gốc cộng với lãi suất quy định cố định hàng tháng
Ví dụ: Bạn vay 200 triệu đồng, lãi suất 10% một tháng, trả trong 40 tháng Như vậy, mỗi tháng bạn sẽ phải trả một khoản tiền cố định là: 5 triệu đồng tiền gốc và 2 triệu đồng tiền lãi
Trả theo dư nợ giảm dần: Hàng tháng, khách hàng sẽ trả một khoản tiền bao gồm gốc và lãi (lãi
tính theo số nợ thực tế) Như vậy, số tiền lãi hàng tháng khách hàng phải trả sẽ càng ngày càng giảm
Ví dụ: Bạn vay 200 triệu đồng, trả trong 40 tháng, lãi suất 10% một tháng Như vậy tiền gốc hàng tháng bạn phải trả là 5 triệu đồng một tháng Ở tháng thứ nhất, bạn phải trả một số tiền bằng tiền gốc 5 triệu đồng cộng 2 triệu đồng tiền lãi Tháng thứ hai, số nợ còn lại của bạn chỉ còn 195 triệu đồng Như vậy số tiền khách hàng phải trả ở tháng thứ hai bằng tiền gốc 5 triệu đồng và 1.950.000 đồng tiền lãi Số tiền lãi sẽ giảm dần theo số nợ còn lại theo từng tháng
4 Lãi suất
a Lãi suất và giới hạn lãi suất
Lãi suất trong hợp đồng tín dụng chính là giá cả mua bán tiền vốn Tính theo thời điểm trả lãi, thì có
ba cách là: trả lãi theo định kỳ, trả lãi trước và trả lãi cuối kỳ
Trang 6Theo điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN: Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng
Lãi suất thoả thuận còn phải chịu sự điều chỉnh của điều 476 BLDS : lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng
b Thời hạn và phương thức tính lãi
Thời hạn để tính lãi tiền vay trong hợp đồng tín dụng có thể là ngày, tháng hoặc năm Thời gian chuẩn tính lãi được quy ước là một năm có 360 ngày,12 tháng, một tháng có 30 ngày, không phân biệt tháng có 28, 29, 30 hay 31 ngày (QĐ 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17-5-2001 của Thống đốc NHNN)
Lãi suất được áp dụng trong hợp đồng tín dụng theo hai phương thức cơ bản là lãi suất cố định và lãi suất thay đổi (hay còn được gọi là lãi suất thả nổi) Nếu các bên thoả thuận áp dụng lãi suất cố định, thì lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay, bất kể lãi suất thị trường có tăng lên hay giảm xuống Nếu các bên thoả thuận áp dụng lãi suất thay đổi thì sẽ điều chỉnh lãi suất lên, xuống dựa vào lãi suất thị trường Căn cứ này phải được thoả thuận một cách cụ thể thì mới tránh vướng mắc
5 Thời hạn cho vay.
Theo khoản 2 điều 3 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN: Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng
Căn cứ để xác định thời hạn cho vay: (Điều 10 Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN)
- Số tiền vay
- Nguồn trả nợ
- Giá trị TS thế chấp, cầm cố (nếu có)
- Đặc điểm chu kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng và đối tượng vay vốn Thông thường thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào độ dài thời gian chu kỳ hoạt động của khách hàng Tuy nhiên thời hạn cho
Trang 7vay có thể ngắn hơn chu kỳ hoạt động nếu trong kế hoạch trả nợ có cân đối thêm nguồn trả nợ (từ lợi nhuận và các nguồn thu khác)
- Thời gian hoàn vốn của phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng thời gian để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận và khấu hao thu hồi hàng năm
Do đối tượng vay vốn tham gia vào quá trình luân chuyển vốn của phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư nên thời hạn hoàn vốn là cơ sở để ngân hàng xác định thời hạn cho vay phù hợp, đảm bảo thu hồi được vốn (gốc và lãi) khi đến hạn thanh toán
- Khả năng trả nợ của khách hàng vay
- Khả năng cân đối nguồn vốn cho vay của ngân hàng
Khi cân đối nguồn vốn, các ngân hàng chú trọng tới sự cân đối giữa nguồn vốn huy động để cho vay của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của khách hàng cả về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn và loại tiền sử dụng trong giao dịch
- Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam
- Sự tác động của các nhân tố như công tác quản trị ngân hàng, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng và của khách hàng
Thời hạn cho vay trong hợp đồng tín dụng được phân thành ba loại cơ bản là ngắn hạn và trung, dài hạn, trong đó:
- Khoản vay vay ngắn hạn là không quá 12 tháng (1 năm);
- Khoản vay trung hạn là từ trên 12 tháng đến 60 tháng (1 - 5 năm);
- Khoản vay dài hạn là trên 60 tháng (5 năm)
Giữa các khoản vay ngắn hạn và khoản vay trung, dài hạn, thường có những đòi hỏi khác biệt, được xem xét thẩm định theo những quy trình, thủ tục khác nhau và áp dụng lãi suất khác nhau theo nguyên tắc: thời hạn càng lâu thì càng tiềm tàng rủi ro, và sự nguy hiểm sẽ tăng theo lãi suất
Đối với hợp đồng kinh doanh thương mại, thời hạn được tính theo nhiều cách khác nhau, thường là
từ ngày ký hợp đồng Còn đối với hợp đồng tín dụng, thì thời hạn hợp đồng thường cũng chính là thời hạn
Trang 8cho vay, cho nên luôn được tính theo mốc từ thời điểm bắt đầu nhận khoản tiền vay đầu tiên (ngày rút vốn hay ngày giải ngân) cho đến khi trả hết khoản nợ cuối cùng theo thoả thuận ban đầu
6 Giải ngân
Giải ngân khoản vay là một nghiệp vụ trong quá trình cho vay của các tổ chức tín dụng, đây là giai đoạn các tổ chức tín dụng tiến hành giao tiền cho khách hàng trong hạn mức tín dụng đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng
Có 2 hình thức giải ngân chủ yếu là giải ngân bằng tiền mặt và giải ngân bằng chuyển khoản
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động của hàng hoá hoặc dịch vụ
có liên quan nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũng đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng
Điều kiện tiến hành giải ngân khoản vay: Khi bên vay cung cấp đủ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay và giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo tiền vay
Các bước của quy trình giải ngân vốn vay:
- Bên vay chuyển cho bên cho vay giấy đề nghị giải ngân đã được ký và điền đầy đủ thông tin, thường là chuyển trước ít nhất 2 ngày làm việc trước ngày dự định giải ngân
- Kèm theo giấy đề nghị giải ngân, bên cho vay đưa cho bên vay 3 giấy nhận nợ đã điền đầy đủ thông tin, ký, đóng dấu Trường hợp số tiền giải ngân thực tế khác với số tiền trong giấy nhận nợ kèm theo giấy đề nghị giải ngân, bên vay phải ký, đóng dấu và nộp cho bên cho vay 3 bản gốc giấy nhận nợ mới thể hiện đúng số tiền đã giải ngân thực tế Sau đó bên cho vay sẽ trả lại các giấy nhận nợ ban đầu liên quan đến bên vay Kèm theo mỗi giấy đề nghị giải ngân, bên vay phải kèm theo bản kê chi tiết về các chi phí sẽ được thanh toán bằng khoản tiền dự định giải ngân và nộp cho bên cho vay chứng từ, hoá đơn hoặc bằng chứng liên quan chứng minh mục đích sử dụng vốn vay và hồ sơ liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay
Phương thức giải ngân: Có thể giải ngân bằng phương thức chuyển khoản hay bằng tiền mặt tuỳ
theo sự thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay Nếu bên cho vay vì nguyên nhân bất khả kháng không có khả năng cho vay thì sẽ thông báo cho bên vay ít nhất 1 ngày trước ngày giải ngân
Hiệu lực giải ngân: Trong khoảng thời gian thoả thuận giữa 2 bên về việc rút vốn giải ngân, nếu bên
vay không rút hết vốn thì hợp đồng vay vốn xem như không có hiệu lực
7 Bảo đảm tiền vay.
Trang 9- Bảo đảm tiền vay bao gồm: bảo đảm tiền vay bằng tài sản bảo đảm và bảo đảm tiền vay không có
bảo đảm bằng tài sản
– Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hình thức bảo đảm mà ngân hàng áp dụng đối với khách hàng vay vốn, trong đó ngân hàng đóng vai trò chủ nợ được hưởng một số quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng là con nợ Như vậy, việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro mất hoàn toàn vốn, đồng thời đem lại cho ngân hàng quyền ưu tiên khi phát mại tài sản so với các chủ nợ khác của khách hàng nếu khách hàng vay không có khả năng trả được các khoản nợ đã vay Thực tiễn cho thấy, không phải bất kỳ tài sản nào cũng có thể dùng làm bảo đảm tiền vay được ngân hàng chấp nhận Theo thông tư Số: 07/2003/TT-NHNN về “Hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng”, tài sản dùng để bảo đảm tiền vay phải đáp ứng đủ bốn điều kiện sau:
- Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh.
Để chứng minh được điều kiện này, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải xuất trình Giấy chứng nhận sở hữu, quyền quản lý sử dụng tài sản Trường hợp thế chấp quyền sử dùng đất, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai Đối với tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng, doanh nghiệp phải chứng minh được quyền được cầm cố thế chấp hoặc bảo lãnh tài sản đó
- Thuộc tài sản được phép giao dịch.
Tài sản được phép giao dịch được hiều là các tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển nhượng, chuyển đổi, cầm cố thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác
- Không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm.
Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý tài sản đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình
- Phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định.
Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, thì TCTD yêu cầu khách hàng xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm
Theo thông tư Số: 07/2003/TT-NHNN về “Hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng”, có các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản dưới đây:
- Bảo đảm bằng tài sản cầm cố
- Bảo đảm bằng tài sản thế chấp
- Bảo đảm theo phương thức bảo lãnh
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
– Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
+ Tổ chức tín dụng lựa chọn khách hàng vay đủ điều kiện để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 và Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 Trường hợp khách hàng vay có đủ điều kiện để được vay không có bảo đảm bằng tài sản, tổ
Trang 10chức tín dụng có thể thỏa thuận với khách hàng vay việc bên thứ ba có uy tín và khả năng tài chính cam kết trả nợ thay bằng văn bản, nếu khách hàng vay không trả được nợ
Các tổ chức tín dụng ban hành quy định về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản áp dụng trong hệ thống của mình
+ Khách hàng trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạn là khách hàng vay mà tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng không có nợ gốc quá hạn hoặc chậm trả lãi vốn vay đối với tổ chức tín dụng cho vay hoặc các tổ chức tín dụng khác; nợ gốc quá hạn, lãi vốn vay chậm trả không bao gồm nợ khoanh, nợ được giãn, nợ chờ
xử lý theo quy định của Chính phủ và lãi vốn vay chậm trả phát sinh từ những khoản nợ này
+ Trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quy định về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng vay và nhu cầu vay vốn cụ thể, thì tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Như vậy, theo quy định TCTD có thể áp dụng rất nhiều các biện pháp bảo đảm tiền vay Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp nào đối với mỗi khoản vay lại phụ thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm của TCTD trong việc đánh giá rủi ro đối với khoản vay và đánh giá tài sản bảo đảm, khả năng trả nợ của khách hàng… Tất cả các biện pháp bảo đảm đều có ý nghĩa nếu nó dẫn đến hệ quả là khách hàng trả nợ đầy đủ đúng hạn theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
8 Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay (điều 25 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN).
Bên ngân hàng cho vay có các quyền sau:
- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án, phương án vay vốn khả thi, khả năng tài chính của mình và người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;
- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn; dự án, phương
án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay;
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;
- Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc khởi kiện bên thứ ba cầm cố, thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật;