quyền, nghĩa vụ dân sự, từ đó có thể hiểu “HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD bên cho vay với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện luật định bên vay, theo đó TCTD chuyển giao
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 4
Trang 2I Khái niệm về tín dụng 4
II Phân loại TD 4
III Tín Dụng Ngân Hàng (TDNH) – hình thức tín dụng quan trọng nhất: 4
III.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 5
III.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng 5
III.3.Quy trình tín dụng ngân hàng 5
CHƯƠNG 2 – HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 6
I Khái niệm về hợp đồng tín dụng (HĐTD) 6
II Đặc điểm của hợp đồng tín dụng 6
III So sánh hợp đồng tín dụng với hợp đồng thương mại 7
III.1.Một số điểm cần lưu ý trong hợp đồng tín dụng 8
III.2.Quyền và nghĩa vụ của bên vay (Điều 56 luật các tổ chức các tổ chức tín dụng 1997) 9
III.3 Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay 10
III.4 Các đối tượng không được vay (Điều 77 luật các TCTD 1997) 10
III.5 Các đối tượng hạn chế tín dụng (Điều 78 luật các TCTD 1997) 11
III.6 Giới hạn tín dụng (Điều 79 luật các TCTD 1997) 11
CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG TRANH CHẤP HĐTD 12
I Thực trạng các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng trên thực tế 12
I.1 Dạng tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng 12 I.2 Dạng tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những HĐTD có bảo đảm bằng tài sản 19
II Những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng 19
II.1 Nguyên nhân từ phía bên cho vay có thể bao gồm : 19
II.2 Nguyên nhân từ phía bên vay 21
II.3 Nguyên nhân nữa làm phát sinh tranh chấp HĐTD là do quy định của pháp luật 22
III Một số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Toà án 23
III.1 Những biện pháp hoàn thiện pháp luật 23
III.2 Những biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật 27
Tài liệu tham khảo: 29
DANH SÁCH NHÓM TRÌNH BÀY 30
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ quyết định Đổi mới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đạihội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đã có nhiều biến chuyển sâu sắc Cácthành phần kinh tế đa dạng Khu vực kinh doanh tư nhân, khu vực đầu tư nướcngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP đất nước Để duy trì vàphát triển hoạt động kinh doanh, các chủ thể kinh doanh cần có một nguồn vốn dồidào và tín dụng là một kênh quan trọng cung cấp cho các doanh nghiệp, công ty…Các tổ chức tín dụng mà nổi bật là các ngân hàng thương mại chính là những tổchức tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể kinh doanh tiếp xúc với nguồn tín dụngtốt nhất
Hiện nay, trong số các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế thì tranh chấp về hợpđồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đó phải kể đến tranh chấp HĐTD Theo báo cáomôi trường kinh doanh 2008 công bố ngày 26/9/2007 của ngân hàng thế giới(WB), lĩnh vực vay vốn của Việt Nam xếp hạng 48/178, tiến bộ đáng kể so với vịtrí 83/175 năm 2006 Cũng theo báo cáo, Việt Nam trong năm 2006 đã mở rộngphạm vi các tài sản được dùng để thế chấp qua đó các doanh nghiệp tiếp cận tíndụng dễ dàng hơn Đặc biệt, các hoạt động cho vay có thể được thuận lợi hoá nhờviệc cho phép sử dụng tài sản hữu hình và vô hình, kể cả tài sản hình thành trongtương lai làm vật thế chấp và đơn giản hoá một số thủ tục tố tụng trong lĩnh vựcnày Và tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay luôn đồng hành với sự lên hạngđó
Theo luật gia Phạm Xuân Thọ – người có mười năm làm trọng tài viên tạitrọng tài kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và mười ba năm làm thẩm phán, chánhtoà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì tranh chấp HĐTD chiếm
tỷ lệ lớn thứ hai sau hợp đồng mua bán trong tổng số tranh chấp hợp đồng kinhdoanh, thương mại
Trong đề tài về Hợp đồng tín dụng và thực tiễn này, nhóm thực hiện đề tàichúng tôi cố gắng cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hợp đồng tín dụngnhằm giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về vấn đề trên Chúng tôi rất mong nhậnđược sự ủng hộ cũng như những góp ý chân thành của cô và các bạn sinh viên đểhoàn thiện đề tài này
Chúng tôi chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG
Tín dụng (TD) là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay.
Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiềnhoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định Người đivay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèmhoặc không kèm theo một khoản lãi TD có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ,tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh doanh
Dựa vào từng tiêu chí mà có nhiều cách phân loại TD khác nhau sau đây:
- Dựa vào thời hạn TD: có 3 loại
- Dựa vào chủ thể trong quan hệ TD:
TD thương mại: là hình thức mua bán chịu hàng hóa, giấy nợ trongviệc mua bán nợ này là thương phiếu ( nó bao gồm hối phiếu và lệnhphiếu)
TD nhà nước: bao gồm tín phiếu kho bạc (TD ngắn hạn) và tráiphiếu (TD dài hạn)
TD ngân hàng: là hình thức vay nợ tiền tệ (bao gồm tiền mặt và búttệ) Đây là một nhánh lớn trong hoạt động TD, phần lớn khối lượnggiao dịch TD nằm trên kênh TD này
Chủ thể cho vay (nguồn
cung TD):
Tiết kiệm cá nhân
Tiết kiệm doanh
…
Hàng hóahoặc tiền tệGốc + lãi
Trang 5III.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tíndụng khác, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân
III.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời gópphần đầu tư phát triển kinh tế
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và cácngành mũi nhọn
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của cácdoanh nghiệp
- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nướcngoài
III.3.Quy trình tín dụng ngân hàng
III.3.a Quy trình tín dụng ngân hàng là gì?
Quy trình tín dụng ngân hàng là bản tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng
III.3.b Ý nghĩa của quy trình tín dụng
- Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệtquan trọng đối với một ngân hàng thương mại.
- Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nângcao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng
- Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận tronghoạt động tín dụng
Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn
III.3.c Một quy trình tín dụng căn bản: gồm 7 bước.
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
- năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
Trang 6Bước 4: giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng như ký kếttrong hợp đồng tín dụng
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của kháchhàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảokhả năng thu nợ
quyền, nghĩa vụ dân sự, từ đó có thể hiểu “HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản
giữa TCTD (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện luật định (bên vay), theo đó TCTD chuyển giao một số tiền tệ hoặc cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Vậy pháp luật VN không đưa ra cụ thể khái niệm về HĐTD mà chúng tachỉ có thể hiểu nó dựa trên định nghĩa Hợp Đồng Dân Sự
- Thứ nhất, về hình thức: HĐTD luôn được lập thành văn bản, hầu hết là
hợp đồng theo mẫu
- Thứ hai, đối tượng HĐTD: là những khoản vốn được thể hiện dưới hình
thức tiền tệ Vốn tiền tệ trong HĐTD có thể là tiền đồng Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ; tồn tại dưới dạng tiền mặt, vật hiện hữu hoặc bút tệ
Trang 7- Thứ ba, bên cho vay trong HĐTD: luôn là TCTD (bao gồm ngân hàng và
- Thứ năm, nội dung hợp đồng tín dụng phải có:
o Điều kiện vay
- Thứ sáu, tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay hay không
dựa trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thếchấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm vềquyết định của mình Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm
cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay
- Thứ bảy, mức lãi suất cho vay: phù hợp với quy định của NHNN Việt
Nam
- Thứ tám, lãi suất nợ quá hạn: không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp
dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợpđồng tín dụng
- Thứ chín, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng: Thẩm phán phải
theo dõi lãi suất cơ bản do Thống đốc NHNN công bố trong từng thời kỳ
- Thứ mười, nếu bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã thỏa
thuận, thì ngân hàng lập tức được quyền chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm
và thu hồi nợ trước hạn.
III. So sánh hợp đồng tín dụng với hợp đồng thương mại
Trang 8STT Yếu tố Hợp Đồng Thương Mại Hợp Đồng Tín Dụng
1 Chủ thể Doanh nghiệp với doanh
nghiệp Doanh nghiệp với ngân hàng
2 Loại vốn Hàng hóa Tiền tệ
3 Quy mô Nhỏ Lớn
4 Thời hạn Ngắn hạn Dài hạn
5 Phạm vi Hẹp Rộng
III.1.Một số điểm cần lưu ý trong hợp đồng tín dụng
III.1.a Việc thu hồi nợ trước hạn – một trong những vấn đề vướng mắc
trong hợp đồng tín dụng
* Một mặt, cho phép các ngân hàng được phép thu hồi nợ trước
hạn nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng (theo Quyết định số
1627/2010/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN)
* Mặt khác: quy định của BLDS thì bên cho vay “Không được yêu
cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn”, trừ trường hợp được bên vay đồng ý (§ 473.3)
Cách giải quyết mâu thuẫn này là các bên nên có thoả thuận trong hợp đồngtín dụng với nội dung: Trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ một kỳ hạn trả
nợ thì các kỳ hạn khác chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn trả nợ và ngân hàng
có quyền thu hồi nợ trước hạn
III.1.b Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ theo đúng thoả thuận banđầu, nếu đủ điều kiện thì có thể được ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời hạn
trả nợ, bao gồm hai cách là gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
- Trước 2005, NHNN quy định:
Khoản vay ngắn hạn chỉ được gia hạn tối đa bằng thời hạn cho vay
Khoản vay trung, dài hạn tối đa bằng ½ thời hạn cho vay
- Từ 2005 đến nay, theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03tháng 2 năm 2005 của thống đốc NHNN: các khoản nợ được gia hạnnhiều lần, với thời hạn không bị hạn chế
III.1.c Thẩm quyền kí hợp đồng
Trang 9Mỗi bên chỉ cần một người đại diện có thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng
và khế ước nhận nợ Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp bên ngân hàng cóhai chữ ký (giám đốc và trưởng phòng tín dụng), đồng thời yêu cầu bên vay cũng
có hai chữ ký (giám đốc và kế toán trưởng đối với doanh nghiệp hoặc hai vợchồng đối với cá nhân)
Ngoài ra, đối với cả ngân hàng và bên vay là doanh nghiệp, thì dòi hởi phải
có sự thông qua của cấp có thẩm quyền đối với các trường hợp khoản tín dụng đạtđến một mức nhất định như:
- Bên vay là doanh nghiệp phải thông qua Hội đồng Thành viên hoặc Chủ sởhữu công ty hoặc HĐQT trong trường hợp giá trị khoản vay hay giá trị tài sản
cầm cố, thế chấp “bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty” (§ 47, 64 và 108 LDN).
- Đối với ngân hàng, nếu các khoản cho vay có giá trị từ 10% tổng tài sản củangân hàng trở lên, thì cũng phải thông qua HĐQT hoặc được HĐQT phân cấp,
uỷ quyền Đối với các khoản vay trên 15% vốn tự có của ngân hàng, thì phảiđược Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc NHNN cho phép
chủ thể ký kết HĐ có đủ thẩm quyền ký kết HĐ hay không để tránh trườnghợp HĐ bị vô hiệu hóa gây thiệt hại cho các bên tham gia vào HĐ
III.2.Quyền và nghĩa vụ của bên vay (Điều 56 luật các tổ chức các tổ chức tín
dụng 1997)
III.2.a. Quyền của bên vay
- Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thoả thuận tronghợp đồng tín dụng;
- Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của ngân hàngtheo quy định của pháp luật
III.2.b. Nghĩa vụ của bên vay
- Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việcvay vốn đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp củacác thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng
- Sử dụng tiền vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoảthuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác với ngân hàng
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Trang 10- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoảthuận về việc trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã camkết trong hợp đồng tín dụng.
- Trong số các nghĩa vụ của bên vay, thì nghĩa vụ trả nợ là quan trọngnhất Nghĩa vụ này chỉ được miễn trừ nếu bên cho vay đồng ý, còn lạithì sẽ không bao giờ được miễn trừ, kể cả xảy ra tình trạng bất khảkháng
III.3 Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
III.3.a. Quyền của bên cho vay
Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án, phương án vayvốn khả thi, khả năng tài chính của mình và người bảo lãnh trước khi quyết địnhcho vay;
- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn;
dự án, phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định củapháp luật hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của kháchhàng
- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn khi phát hiệnkhách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng
- Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc khởi kiện bên thứ bacầm cố, thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật
- Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoảthuận khác thì ngân hàng có quyền bán tài sản bảo đảm tiền vay theo sự thoảthuận trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay để thu nợ theoquy định của pháp luật hoặc yêu cầu người thứ ba thực hiện nghĩa vụ cầm cố,thế chấp, bảo lãnh cho khách hàng vay vốn
- Miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định của ngân hàng; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳhạn nợ theo quy định
- Mua bán nợ, đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ và cơ cấu lại nợ theo quy định củaChính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam
III.3.b. Nghĩa vụ của bên cho vay
Giải ngân cho bên vay theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật
- Trong số các nghĩa vụ của bên cho vay, thì nghĩa vụ giải ngân là quan trọng nhất Nếu nghĩa vụ này không được thực hiện, thì sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ khác của hai bên
Trang 11III.4 Các đối tượng không được vay (Điều 77 luật các TCTD 1997)
- Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát của ngân hàng
- Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc của ngân hàng
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của các đối tượng trên
- Người thẩm định, xét duyệt cho vay
III.5 Các đối tượng hạn chế tín dụng (Điều 78 luật các TCTD 1997)
- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại ngân hàng
- Kế toán trưởng, Thanh tra viên
- Các cổ đông lớn của ngân hàng
- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng bị cấm cho vay nói trên sở hữu trên 10% vốn Điều lệ của doanh nghiệp đó
III.6 Giới hạn tín dụng (Điều 79 luật các TCTD 1997)
Tổng dư nợ cho vay đối với tất cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng nóitrên không được vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng (§ 78.2, Luật các TCTD).Vốn tự có bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, dự phòng và một số khoản vốnkhác
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn
tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồnvốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàngvay là ngân hàng khác hoặc được Thủ tướng hay Thống đốc NHNN cho phép (§79.1 và 79.2, Luật các TCTD)
Bảng tổng hợp một số giới hạn cho vay, bảo lãnh của ngân hàng
1 Cho vay đối với các đối tượng bị cấm cho vay 0%
2 Cho vay đối với các đối tượng bị hạn chế cho vay < 05% vốn tự có
3 Cho vay đối với 1 khách hàng < 15% vốn tự có
4 Cho vay + Bảo lãnh đối với 1 khách hàng < 25% vốn tự có
5 Cho vay đối với 1 nhóm khách hàng liên quan < 50% vốn tự có
6 Cho vay + Bảo lãnh đối với 1 nhóm khách hàng < 60% vốn tự có
7 Cho vay để đầu tư và kinh doanh chứng khoán < 20% vốn điều lệ
Trang 12Nếu bên vay có nhu cầu vay vượt quá giới hạn nói trên, thì các ngân hàng cho vay theo hình thức hợp vốn (uỷ thác hoặc đồng tài trợ).
CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG TRANH CHẤP HĐTD
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Trong thời gian qua, tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại trong đó cótranh chấp HĐTD không ngừng gia tăng đó là chưa kể đến các tranh chấp đượccác bên thoả thuận giải quyết bằng các phương thức khác như thương lượng, hoàgiải hay trọng tài thương mại
giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”; tại
Điều 405 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm
giao kết trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Vì
thế, sau khi HĐTD có hiệu lực, việc giải ngân khoản tín dụng mà hai bên đã thoảthuận là nghĩa vụ của bên cho vay Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp saukhi ký kết HĐTD với khách hàng bên cho vay đã không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đầy đủ nghĩa vụ giải ngân Điều này, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi íchhợp pháp của bên vay như bên vay không tiến hành kế hoạch kinh doanh như dựkiến, không có vốn đầu tư vào dự án đầu tư, đấu thầu đã được đăng ký Hậu quả làbên cho vay làm tổn thất rất lớn về hiệu quả kinh tế cũng như uy tín, danh dự,thậm chí thương hiệu của bên vay
Tranh chấp HĐTD còn có thể xuất phát từ việc vi phạm nghĩa vụ trả lãi vàthậm chí cả gốc và lãi Trên thực tế, có trường hợp hai bên không thoả thuận rõràng về lãi suất đối với cả thời hạn vay hoặc ban đầu do cần tiền để thực hiện kếhoạch của mình nên khách hàng chấp nhận mức lãi suất đó nhưng sau một thờigian thực hiện hợp đồng phía khách hàng nhận thấy lãi suất đó cao quá nên khôngđồng ý Tuy nhiên, đa phần là dạng tranh chấp về vi phạm nghĩa vụ trả nợ củakhách hàng khi đáo hạn
Trang 13Năm 1995, do nhu cầu sản xuất kinh doanh mở rộng, công ty trách nhiệmhữu hạn Phương Đông (CTPĐ) đã vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triểnNông Thôn (NH NN&PTNT) số tiền là 400,667 triệu VNĐ, trong đó lần vay cuốicùng ngày 24/6/1996 là 80 triệu VNĐ do trung tâm tư vấn doanh nghiệp bảo lãnh.
Số vay còn lại được công ty Phương Đông thế chấp bằng ngôi nhà ba tầng có diệntích 482m2, là trụ sở làm việc và mặt bằng sản xuất của công ty Nhưng sau đó, dohoạt động kinh doanh thua lỗ nên khi đến hạn công ty Phương Đông đã không thểthực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn như đã cam kết Vì thế, ngày 12/4/1999 NHNN&PTNT đã khởi kiện công ty Phương Đông phải thanh toán cả gốc và lãi là802.877 triệu VNĐ
Sau đây, chúng ta xem xét một vài ví dụ cụ thể về hành vi của bên cho vay
và bên vay về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng
I.1.a Thỏa thuận thay đổi lãi suất khi thời hạn chưa kết thúc
Về mặt lí luận, khi các bên đã thỏa thuận về lãi suất cố định trong HĐTDthì lãi suất sẽ không được điều chỉnh trong suốt thời hạn vay Tuy nhiên, pháp luậtkhông cấm điều chỉnh lãi suất trong trường hợp các bên có sự thống nhất ý chí Do
đó, tranh chấp về thỏa thuận thay đổi lãi suất khi thời hạn vay chưa kết thúc chỉ
xảy ra trong hai trường hợp: một là, khách hàng yêu cầu giảm lãi suất hoặc miễn lãi; hai là, TCTD yêu cầu tăng lãi suất.
Khách hàng yêu cầu giảm lãi suất hoặc miễn lãi
Trong quá trình thực hiện HĐTD, không phải bên vay luôn có khả năng trả
nợ gốc và lãi đúng hạn Có nhiều trường hợp do một số lí do khách quan như: tainạn, rủi ro hoặc thị trường biến động dẫn đến tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng…nên khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ cho TCTD Trong những tìnhhuống như vậy thông thường khách hàng làm đơn xin giảm lãi suất hoặc miễn mộtphần lãi, TCTD sẽ xem xét và chấp thuận yêu cầu này tùy thuộc vào tình hình thực
tế Thông thường TCTD sẽ chấp nhận kèm theo một vài yêu cầu Cũng có trườnghợp phía đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, khi TCTD yêu cầunhiều lần vẫn không thanh toán, TCTD khởi kiện ra tòa và trong quá trình hòa giảihai bên có thỏa thuận nếu khách hàng thanh toán ngay khoản nợ gốc thì TCTD sẽgiảm lãi suất đồng nghĩa với việc giảm một phần tiền lãi mà khách hàng phải trảhoặc miễn một phần lãi Vụ việc như vậy sẽ không có tranh chấp nếu hai bên thựchiện đúng nghĩa vụ của mình, trên thực tế vẫn có tình huống khách hàng khôngthực hiện đúng cam kết dẫn đến tranh chấp xảy ra
Trường hợp ông Nguyễn Văn M và NHTMCP P dưới đây là một ví dụcho tình huống này Ngân hàng P khởi kiện ông M vì đã không thực hiện đúngnghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho khoản vay 150.000.000 đồng theo HĐTD số102/TDG/08 TGB ngày 12/02/2008 Theo biên bản hòa giải, hai bên đã thỏa thuậnngân hàng P sẽ giảm lãi suất, giảm một phần tiền phạt chậm trả cho ông M và rút
Trang 14đơn khởi kiện với điều kiện ông M phải thanh toán 150.000.000 đồng tiền nợ gốclàm hai kì ngay sau đó Tại phiên tòa sơ thẩm, ngân hàng P cho rằng ông M chưathực hiện đầy đủ việc thanh toán tiền nợ gốc nên ngân hàng vẫn áp dụng lãi suất
cũ Ông M lại cho rằng ông đã thực hiện được một kì trả nợ gốc là 75.000.000đồng như thỏa thuận tại phiên hòa giải nên yêu cầu ngân hàng P giảm một phầnlãi suất tương ứng với phần ông đã trả được Tòa cấp sơ thẩm đã xem xét và chấpthuận yêu cầu của ngân hàng vì ông M chưa thực hiện đầy đủ điều kiện theo thỏathuận nên nghĩa vụ giảm lãi suất và giảm tiền phạt chậm trả của ngân hàng P.không phát sinh
Đối với những vụ tranh chấp như vậy, nguyên nhân chủ yếu thuộc về lỗicủa bên vay, bởi vì nghĩa vụ giảm lãi của TCTD chỉ phát sinh khi khách hàng vayvốn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận
TCTD yêu cầu nâng lãi suất cho vay
Điều khoản về lãi suất trong HĐTD là điều khoản vô cùng quan trọng.Thông thường để hạn chế rủi ro lãi suất, TCTD không thỏa thuận lãi suất cố địnhvới hợp đồng trung – dài hạn mà quy định trong HĐTD lãi suất cho vay tính bằnglãi suất tiền gửi cộng một biên độ và thay đổi định kì Trong một số hợp đồng vayngắn hạn, lãi suất cho vay được thỏa thuận là lãi suất cố định trong suốt thời gianvay Khi thị trường có những biến động khiến TCTD phải nâng lãi suất huy động
để thu hút nguồn vốn trong dân cư, việc cho vay với lãi suất thấp hơn (ở nhữngHĐTD kí kết từ trước đó nhưng vẫn trong quá trình giải ngân) so với lãi suất huyđộng hiện tại sẽ khiến TCTD mất đi một phần lợi nhuận Vì vậy, không ít TCTD
đã yêu cầu khách hàng chấp nhận tăng lãi suất cho vay mới tiếp tục giải ngân Đâychính là tình trạng xảy ra rất nhiều trong thời gian giữa năm 2008 khi áp dụngchính sách điều hành lãi suất “thắt chặt” của NHNN, lãi suất huy động và lãi suấtcho vay được đẩy lên rất cao Tình trạng này không chỉ xảy ra ở đơn lẻ một TCTDnào hay đối với một đối tượng cụ thể nào, chính vì thế đã có những tác động to lớnđối với người dân tham gia vào quan hệ tín dụng Dưới đây là một vụ việc điểnhình trong số ít những vụ việc có sự phản ứng mạnh mẽ từ phía người đi vay,trong khi hầu hết những vụ việc khác bên vay thường chịu thiệt thòi tăng mức lãisuất nhằm có được khoản vốn phục vụ nhu cầu của mình
Theo HĐTD được kí vào ngày 02/11/2007, NHTMCP X đồng ý cho ôngNguyễn Thành Kham (cư xá Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TPHCM) vay gần
400 triệu đồng, phục vụ mục đích tiêu dùng, thời hạn giải ngân tối đa đến hết ngày31/12/2008 Lãi suất cho vay là 0,88%/tháng (tương đương 10,56%/năm) và mứclãi suất này là cố định trong thời gian 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.Ngân hàng X đã giải ngân cho ông Kham làm hai đợt với tổng số tiền hơn150.000.000 đồng Đến ngày 12/6/2008, khi ông Kham đề nghị giải ngân hơn200.000.000 đồng còn lại thì ngân hàng yêu cầu mức lãi suất mới là 1,75% Giảithích cho điều này, lí do mà ngân hàng X đưa ra là mặt bằng lãi suất huy động