1. BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG (THUỘC TÍNH) CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC. 2. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ, HÌNH THỨC CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC: KN CƠ BẢN PHÂN LOẠI. 3. CÁC CHỨC NĂNG: KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VN (NỘI DUNG CHỦ YẾU, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG) Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Trang 11
ĐỀ CƯƠNG NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT
1 BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG (THUỘC TÍNH) CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC
Bản chất
1.2.1 Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa do cơ
sở kinh tế xã hội chủ nghĩa và đặc điểm quyền lực chính trị của chủ nghĩa xã hội quy định
Ra đời từ cách mạng tháng Tám năm 1945, ngay từ những ngày đầu, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa- nay là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- đã thể hiện bản chất của một nhà nước gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam Bản chất của nhà nước được xác định trong hiến pháp năm 1992 ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 ); “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức” ( điều 2)
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua những đặc trưng cơ bản sau đây:
Trang 22
1.2.1.1 Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước
Nhà nước ta ngày nay là nhà nước do dân mà nòng cốt là liên minh công nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức thành Chủ thể cao nhất có quyền định đoạt quyền lực nhà nước là nhân dân Không một cá nhân nào hoặc một nhóm người nào có quyền quyết định quyền lực nhà nước
Với tư cách là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước, nhân dân thực hiện quyền lực dưới những hình thức khác nhau được Hiến pháp quy định Hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử để lập ra các cơ quan đại biểu của mình “ Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu
ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” ( Điều 6 Hiến pháp năm 1992) Nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước
1.2.1.2 Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam
Tính dân tộc của Nhà nước ta là một vấn đề có tính lịch sử, là truyền thống lâu đời
và là nguồn sức mạnh của nhà nước Ngày nay, tính dân tộc của nhà nước càng được tăng cường do khả năng kết hợp thống nhất với tính giai cấp, tính nhân dân
và tính thời đại Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
Trang 33
Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bảo dân tộc thiểu số” ( Điều 5 )
1.2.1.3 Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn
Nhà nước ta một mặt vẫn thể hiện tính giai cấp của mình, là nhà nước mà nền tảng chính trị là sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mặt khác cũng thể hiện tính chất xã hội một cách rộng rãi và sâu sắc
Với quan điểm coi “ lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề của toàn xã hội như: việc làm, thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ mồ côi… Nhà nước coi việc giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những phương hướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường
1.2.1.4 Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước pháp quyền là nhà nước mang tính thời đại Đó là nhà nước trong đó mọi chủ thể, kể cả nhà nước đều tuân thủ và chấp hành pháp luật Tính chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta được thể hiện qua các dấu hiệu cơ bản sau:
Trang 44
Thứ nhất, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và của mọi công dân đều phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật
Thứ hai, nhà nước đã và đang xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và
ngày càng hoàn thiện nhằm điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội, trong đó các đạo luật có vị trí tối thượng
Thứ ba, nhà nước đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của nhân dân thông qua sự
quy định và bảo vệ của pháp luật
Thứ tư, quyền lực của nhà nước là thống nhất, tập trung nhưng các quyền lực lập
pháp, hành pháp, tư pháp được phân định rõ ràng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lực đó
Tính chất pháp quyền của xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta được khẳng định trong nhiều quy phạm pháp luật của Hiến pháp năm 1992 ( đã được bổ sung sửa đổi năm
2001 )
1.2.1.5 Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị với các nước trên thế giới
Bản chất của nhà nước ta không chỉ thể hiện trong các đường lối chính sách đối nội
mà còn được phản ánh trong các đường lối, chính sách đối ngoại
Nhà nước ta thực hiện một cách nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng
mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế với phương châm “ Việt Nam làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và
Trang 55
khu vực Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định” Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng
và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác với các nước
xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội” ( Điều 14 )
Đặc trưng
1 Là 1 tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý những công việc chung của XH
2 Thực hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ
3 Có chủ quyền quốc gia
4 Ban hành pháp luật và thực hiện quản lý bắt buộc với công dân
5 Quy định các loại thuế & thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc
6
2 HÌNH THỨC CHÍNH THỂ, HÌNH THỨC CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC: KN
CƠ BẢN & PHÂN LOẠI
Hình thức nhà nước phản ánh cách thức tổ chức quyền lực nhà nước của mỗi kiểu
nhà nước trong 1 hình thái KT – XH nhất định Hình thức nhà nước bao gồm:
Hình thức chính thể: Là cách thức tổ chức, trình tự thành lập và quan hệ
của các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này
Trang 66
HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
Quyền lực NN tối cao tập trung
toàn bộ hay 1 phần chủ yếu vào tay
1 người đứng đầu NN theo nguyên
tắc thừa kế (vua, quốc vương,
hoàng đế)
Quyền lực NN tối cao thuộc về 1
cơ quan tập thể được bầu ra trong thời hạn nhất định (VD quốc hội của nhà nước CHXHCN)
Chuyên chế Hạn chế Dân chủ Quý tộc
;Người đứng
đầu nhà nước có
quyền lực vô
hạn
Quyền lực tối cao của NN được phân chia cho người đứng đầu NN và 1 cơ quan NN khác
Pháp luật quy định quyền bầu
cử cho công dân
để thành lập các
cơ quan quyền lực NN tối cao
Quyền bầu cử chỉ dành riêng cho giới quý tộc, do PL quy định và bảo đảm thực hiện
Hình thức cấu trúc: Là sự cấu tạo (tổ chức) NN thành các đơn vị hành
chính – lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành NN với nhau, giữa các cơ quan NN ở TƯ với các cơ quan NN ở địa phương
HÌNH THỨC CẤU TRÚC
Là NN có chủ quyền
chung, có lãnh thổ
toàn vẹn, thống nhất,
các bộ phận hợp
Gồm 2 hay nhiều nước thành viên hợp nhất NNLB có chủ quyền chung, đồng
Chỉ là sự liên kết tạm thời của 1 vài
NN để thực hiện những mục đích nhất định, sau khi
Trang 77
thành NN là các đơn
vị hành chính – lãnh
thổ không có chủ
quyền
Có 1 hệ thống các cơ
quan NN thống nhất
từ TƯ đến địa
phương
Có 1 hệ thống PL
thống nhất trên toàn
lãnh thổ QG, công
dân có 1 quốc tịch
thời mỗi NN thành viên cũng có chủ
quyền riêng
Có 2 hệ thống các cơ quan NN – 1 của NNLB, 1 của NN
thành viên
Có 2 hệ thống PL:
của NN toàn LB và của nhà nước thành viên, công dân có 2
quốc tịch
hoàn thành nhiệm
vụ NN liên minh tự giải tán hoặc có thể chuyển thành NN liên bang
3 CÁC CHỨC NĂNG: KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VN (NỘI DUNG CHỦ YẾU, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG) Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Cũng như các nhà nước khác, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
hai chức năng cơ bản: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
1.2.2.1 Chức năng đối nội
* Chức năng kinh tế
Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, chức năng kinh tế của nhà nước có sự khác nhau nhất định nhưng bao giờ nó cũng là chức năng cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước
ta Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam có những nội dung chủ yếu sau đây:
Trang 88
- Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể phát triển nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; tạo môi trường kinh doanh cho kinh tế
cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân phát triển; phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước; tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi
- Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hình thành đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế
* Chức năng xã hội
Chức năng xã hội của nhà nước là toàn bộ các mặt hoạt động của nhà nước nhằm tác động vào các lĩnh vực cụ thể của xã hội Trong điều kiện đất nước đang chuyển sang cơ chế thị trường, chức năng xã hội của nhà nước hướng vào những mục tiêu
cơ bản sau đây:
- Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhà nước coi trọng việc phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, xây dựng nền khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển đồng bộ các ngành khoa học
Trang 99
- Giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động cải cách chế độ tiền lương của cán bộ công chức, bảo đảm cho doanh nghiệp được tư chủ trong việc trả lương và tiền thưởng trên cơ sở năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp
- Thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo; thực hiện các chính sách xã hội để bảo đảm an toàn cuộc sống cho mọi thành viên cộng đồng; thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công, chính sách cứu trợ xã hội đối với người gặp rủi
ro, bất hạnh; thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, chăm sóc và bảo vệ trẻ em
4 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BMNN NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo, là cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước ta nhìn chung hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Nguyên tắc này được qui định rất sớm trong điều 1 (Hiến pháp 1046) và điều 4 (Hiến pháp 1959)
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước Tuy nhiên trong Hiến pháp năm 1946, nguyên tắc này chưa được qui định vì tình hình thực tế của
xã hội lúc bấy giờ chưa cho phép Nhà nước ta qui định công khai Đến Hiến pháp
1959, nguyên tắc này đã được đề cập trong Lời nói đầu của Hiến pháp chứ chưa thành 1 điều luật
Trang 1010
- Nguyên tắc tập trung dân chủ Nhìn chung bộ máy nhà nước theo hai bản hiến pháp đều tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc này Tuy nhiên, ở Hiến pháp năm 1946, tổ chức Bộ máy Nhà nước có những nét giống với chính thể Cộng hoà lưỡng tính, giống với nguyên tắc phân quyền trong bộ máy Nhà nước của các nước
tư sản khi thể hiện sự phân công các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách tương đối rõ ràng và độc lập, đặc biệt là Chính phủ có vị trí tương đối độc lập
và đối trọng với Nghị viện nhân dân Mãi đến Hiến pháp 1959, nguyên tắc tập trung dân chủ đã được thể hiện rõ bằng điều 4 của Hiến pháp 1959 Bắt đầu từ đây
tư tưởng tập quyền xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hoá trong pháp luật nước ta
- Nguyên tắc bình đẳng đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc Nguyên tắc này đã được qui định ngay từ trong điều 8 Hiến pháp 1946 và điều 3 Hiến pháp 1959
- Nguyên tắc pháp chế xã hôị chủ nghĩa Nguyên tắc này tuy chưa được qui định cụ thể trong 2 bản Hiến pháp năm 1946 và 1959, nhưng tư tưởng của nó đã nằm trong các điều luật của 2 bản hiến pháp
Hoàn thiện các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy nhà nước trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 tiếp tục khẳng định và phát triển, hoàn thiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 Đây là những nguyên tắc nền tảng quyết định bản chất của bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN bảo đảm tính liên tục và ổn định của mô hình nhà nước Do vậy việc tiếp tục kế thừa, phát triển và hoàn thiện các nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được thể hiện trong Dự thảo là tất yếu
Trang 1111
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân - nguyên tắc thể hiện rõ bản chất dân chủ của nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Nguyên tắc này được xác định ngay từ khi thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa với phương châm thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân và được khẳng định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta - Hiến pháp 1946: nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo Nguyên tắc này cũng đã được thể hiện nhất quán trong
tất cả các bản Hiến pháp và hình thức thể hiện luôn gắn liền với các đặc điểm của mỗi giai đoạn lập hiến khác nhau Đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001), nguyên tắc này được thể hiện một cách rõ hơn, xác định hơn: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Dự thảo tiếp tục khẳng định chủ quyền nhân dân với việc làm rõ hơn vai trò của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực nhà nước Theo đó: nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua QH, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6 Dự thảo)
Thực tiễn ở nước ta cho thấy, nguyên tắc toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân được bảo đảm thực hiện bởi sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ trực tiếp và
dân chủ đại diện Nhân dân là chủ không bao hàm ý nghĩa nhân dân thực hiện toàn
bộ quyền lực nhà nước Tùy vào từng lĩnh vực, từng phạm vi hoạt động, nhân dân
có thể tự mình thực hiện quyền lực nhà nước hoặc ủy quyền cho các cơ quan nhà