1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Môn tác phẩm Mác lênin phê phán lao động và phân phối sản phẩm của lao động trong tác phẩm “phê phán cương lĩnh gô ta

27 517 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 144,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Lịch sử xã hội loài người là sự phát triển, thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao. Xuất phát từ thế giới quan duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ănghen cho rằng, mọi sự biến đổi của các chế độ xã hội trong lịch sử đều là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Đó là do sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ thời kì phong kiến sang thời kì tư bản chủ nghĩa là cả một bước tiến lớn của nhân loại. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản, bên cạnh những thành tựu to lớn mà nó đạt được, bản thân nó cũng tồn tại không ít những khuyết tật, những khuyết tật ấy ngày càng biểu hiệu trầm trọng hơn và không thể khắc phục được. Chính chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những tiền đề lịch sử để phủ định lại nó. Đầu thế kỷ XIX, khi đại cách mạng công nghiệp cơ bản hoàn thành ở các nước tư bản phát triển, cũng là lúc giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị đông đảo. Từ khi “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời chủ nghĩa Mác trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ở hầu hết các nước. Nghĩa là chủ nghĩa Mác đã đánh bại mọi trào lưu tư tưởng khác như: trào lưu của chủ nghĩa xã hội không tưởng, trào lưu tiểu tư sản, trào lưu của những người vô chính phủ... Song, kẻ thù không chịu khoanh tay mà nó tìm mọi cách để chống lại làm xuất hiện một hình thức mớihình thức chủ nghĩa cơ hội. Những kẻ cơ hội này tìm cách đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản và tấn công những người vô sản trước hết trên lĩnh vực tư tưởng lý luận. Trong quá trình đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, mơ hồ, cải lương, thủ đoạn và thâm độc của kẻ thù, những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho ra đời nhiều tác phẩm mang tính bút chiến. Tiêu biểu phải kể đến tác phẩm “phê phán cương lĩnh Gôtha” của C.Mác được Ph.Ănghen công bố năm 1891. Tác phẩm này, Mác và Ănghen đã bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về nhà nước, về thời kỳ quá độ, về phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Đặc biệt là vấn đề lao động và phân phối sản phẩm của lao độngmột trong những vấn đề cơ bản, là cơ sở lý luận để giai cấp công nhân đấu tranh với giai cấp tư sản, xây dựng xã hội mới, ở đó người lao động làm chủ những tư liệu sản xuất, của cải xã hội phân phối bình đẳng. Với ý nghĩa lý luận, thực tiễn, tính bút chiến sâu sắc trong tác phẩm “phê phán cương lĩnh Gôta”, tôi chọn đề tài “phê phán lao động và phân phối sản phẩm của lao động trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn tác phẩm MácLênin về chính trị.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Lịch sử xã hội loài người là sự phát triển, thay thế lẫn nhau giữa các hìnhthái kinh tế xã hội từ thấp đến cao Xuất phát từ thế giới quan duy vật lịch sử,C.Mác và Ph.Ănghen cho rằng, mọi sự biến đổi của các chế độ xã hội trong lịch sửđều là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên Đó là do sự chi phối của quy luật quan

hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Từ thời kì phong kiến sang thời kì tư bản chủ nghĩa là cả một bước tiến lớn củanhân loại Sự ra đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản, bên cạnh nhữngthành tựu to lớn mà nó đạt được, bản thân nó cũng tồn tại không ít những khuyếttật, những khuyết tật ấy ngày càng biểu hiệu trầm trọng hơn và không thể khắcphục được Chính chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những tiền đề lịch sử để phủ định lạinó

Đầu thế kỷ XIX, khi đại cách mạng công nghiệp cơ bản hoàn thành ở cácnước tư bản phát triển, cũng là lúc giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trịđông đảo Từ khi “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời chủ nghĩa Mác trở thành

hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ở hầu hết các nước Nghĩa là chủ nghĩa Mác đãđánh bại mọi trào lưu tư tưởng khác như: trào lưu của chủ nghĩa xã hội không

tưởng, trào lưu tiểu tư sản, trào lưu của những người vô chính phủ Song, kẻ thù

không chịu khoanh tay mà nó tìm mọi cách để chống lại làm xuất hiện một hìnhthức mới-hình thức chủ nghĩa cơ hội Những kẻ cơ hội này tìm cách đứng tronghàng ngũ của Đảng cộng sản và tấn công những người vô sản trước hết trên lĩnhvực tư tưởng lý luận

Trong quá trình đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, mơ hồ, cảilương, thủ đoạn và thâm độc của kẻ thù, những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã

Trang 2

cho ra đời nhiều tác phẩm mang tính bút chiến Tiêu biểu phải kể đến tác phẩm

“phê phán cương lĩnh Gô-tha” của C.Mác được Ph.Ănghen công bố năm 1891 Tácphẩm này, Mác và Ănghen đã bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về nhànước, về thời kỳ quá độ, về phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Đặc biệt làvấn đề lao động và phân phối sản phẩm của lao động-một trong những vấn đề cơbản, là cơ sở lý luận để giai cấp công nhân đấu tranh với giai cấp tư sản, xây dựng

xã hội mới, ở đó người lao động làm chủ những tư liệu sản xuất, của cải xã hộiphân phối bình đẳng

Với ý nghĩa lý luận, thực tiễn, tính bút chiến sâu sắc trong tác phẩm “phê

phán cương lĩnh Gô-ta”, tôi chọn đề tài “phê phán lao động và phân phối sản phẩm của lao động trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-ta” làm đề tài tiểu

luận kết thúc môn tác phẩm Mác-Lênin về chính trị

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu tác phẩm “phê phán cương lĩnh Gô-ta”đã được nhiều học giảquan tâm Tuy nhiên, mỗi học giả tiếp cận vấn đề ở một khía cạnh khác nhau màchưa có cái nhìn tổng thể về vấn đề “phê phán lao động, phân phối sản phẩm laođộng” trong tác phẩm này của C.Mác

Vì vậy, với đề tài này, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những tri thức trong tài liệu

và những công trình có liên quan, tôi mong muốn có thể trình bày “vấn đề phê phánlao động, phân phối sản phẩm lao động trong tác phẩm phê phán cương lĩnh Gô-ta”một cách sâu sắc hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Trang 3

Trên cơ sở giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, phântích sự phê phán về vấn đề lao động, phân phối sản phẩm lao động trong tácphẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-ta”, tiểu luận chỉ ra ý nghĩa của vấn đề phê

phán về lao động, phân phối sản phẩm lao động trong tác phẩm.

Nhiệm vụ

Để thực hiện được mục đích trên, tiểu luận có 3 nhiệm vụ sau:

- Giới thiệu khái quát về tác gỉa và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

- Phân tích sự phê phán về vấn đề lao động và phân phối lao động trong

“ phê phán cương lĩnh Gô-ta”

- Phân tích ý nghĩa của sự phê phán về vấn đề la động và phân phối laođộng trong “phê phán cương lĩnh Gô-ta”

4 Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu phê phán về lao động, phân phối lao động trong

“phê phán cương lĩnh Gô-ta”

5 Cơ sở lí luận và Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, nghiên cứu tài liệu …

6 Kết cấu của tiểu luận:

Trang 4

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, tiểu luận kết cấu làm 3 chương :

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ-TÁC PHẨM

CHƯƠNG 2: PHÊ PHÁN VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM LAO ĐỘNG TRONG PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔ-TA

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA PHÊ PHÁN VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG, PHÂN PHỐI SẢN PHẨM LAO ĐỘNG TRONG PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔ-TA

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ-TÁC PHẨM

1.1 Về cuộc đời, sự nghiệp của C.Mác - Ph.Ăngghen

1.1.1 Cuộc đời, sự nghiệp của C.Mác:

Trang 5

C.Mác sinh ngày 05/05/1818 tại nước Đức Cha là luật sư người Do Thái,gia đình sống phong lưu và có học thức Năm 1835, C.Mác tốt nghiệp trường phổthông trung học, vào học Luật tại trường Đại học tổng hợp Bon, sau đó chuyển lêntrường Đại học Berlin Ở trường sức học của Mác thuộc loại giỏi, nổi bật ở nhữnglĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học.

Trong trường Đại học, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ C.Mác bắt đầu đisâu nghiên cứu triết học Mùa xuân 1837, C Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ những tácphẩm của Hê-ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học Năm 1939

và đầu năm 1840, C Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học cổđại Ngày 15.04.1841, C Mác nhận được bằng tiến sĩ triết học với luận án “Về sựkhác nhau giữa triết học tự nhiên của Démocrite và triết học tự nhiên của epicure”tại trường Iêna Từ năm 1842, bắt đầu cuộc đời hoạt động sôi nổi, đầy sáng tạo vàvinh quang của ông

Năm 1843, C.Mác kết hôn với Jenny

Năm 1844, Mác gặp Ănghen, họ trở đôi bạn thân thiết nhất Hai ông đã trởthành những người bạn cùng chung lý tưởng, quan điểm trong mọi vấn đề lý luận

và thực tiễn

Năm 1847, hai ông gia nhập tổ chức “Đồng minh những người cộng sản”,trở thành những người lãnh đạo của tổ chức này và sau này đổi tên thành Quốc tếcộng sản

Năm 1849, C.Mác bị trục xuất khỏi nước Đức, sang sống ở Anh cho đếncuối đời

C.Mác không chỉ là một nhà lý luận, mà ông còn là một nhà hoạt động thựctiễn Ông đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản vàquần chúng lao động trên toàn thế giới Năm 1864, ông tổ chức thành lập, lãnh đạoquốc tế cộng sản thứ nhất Sau khi Quốc tế cộng sản đệ nhất giải tán năm 1876,

Trang 6

C.Mác đưa ra ý kiến thành lập các Đảng vô sản ở các nước là nhiệm vụ chính trịhàng đầu trong phong trào công nhân.

Công tác thực tiễn đã làm thay đổi cơ bản thế giới quan của C Mác, chuyển

từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ - cách mạng

sang chủ nghĩa cộng sản Tác phẩm của Mác gồm: năm 1844, C.Mác viết “Góp phần phê phán triết học pháp luật của Hê-ghen”, “Bản thảo kinh tế - triết học” Tháng hai 1845, cuốn sách “Gia đình thần thánh” của C.Mác-Ph.Ănghen viết

chung đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của phái Hê-ghen trẻ.Thời kỳ hoạt động của C.Mác ở Pa-ri kết thúc (tháng Hai 1845), mở ra một thời kỳvới mục đích rõ ràng mà C.Mác tự đặt ra cho mình: “đề xuất một học thuyết cách

mạng mới” Năm 1846, C.Mác-Ph.Ănghen viết “Hệ tư tưởng Đức” Năm 1847 viết

“Sự bần cùng của triết học” Năm 1848, C.Mác-Ph.Ănghen viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Tháng Sáu năm 1859, công trình thiên tài của C Mác “Góp phần phê phán môn chính trị kinh tế học” ra đời, cơ sở của học thuyết kinh tế của

C Mác Năm 1867, Mác viết bộ Tư bản (tập I)

C.Mác mất ngày 14/03/1883, trên chiếc ghế bành làm việc của mình nhưmột chiến sĩ trên vị trí chiến đấu

1.1.2 Cuộc đời, sự nghiệp của Ph.Ăngghen

Ph.Ănghen sinh ngày 28/11/1820 tại nước Đức, sinh ra trong một gia đình

tư sản, cha là chủ xưởng dệt Ông là người tài năng ở nhiều lĩnh vực: thơ, nhạc,họa, thể thao, văn học, quân sự, ngoại ngữ, toán và kinh tế chính trị

Từ nhỏ Ph.Ănghen đã bộc lộ tính cách độc lập Cho đến năm 14 tuổi,Ph.Ănghen học ở trường tại thành phố Barmen, có năng khiếu về ngoại ngữ Tháng

Trang 7

Mười 1834, Ph.Ănghen chuyển sang học ở trường trung học Elberfelder, mộttrường tốt nhất ở Phổ lúc bấy giờ Năm 1837, theo yêu cầu của bố, Ph.Ănghen phảirời trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở vănphòng của bố ông Trong thời gian này, ông tự học các ngành sử học, triết học, vănhọc, ngôn ngữ và thơ ca Tháng 6 năm 1838, Ph.Ănghen đến làm việc tại vănphòng thương mại ở thành phố cảng Barmen.

Cuối năm 1839, Ph.Ănghen bắt tay vào nghiên cứu các tác phẩm củaHêghen Năm 1841, ông tham gia binh đoàn pháo binh ở Berlin, gia nhập nhómHêghen và Feuerbach trẻ-chịu ảnh hưởng tư tưởng của hai ông

Năm 1844, Ănghen kết bạn với C.Mác, họ hợp sức viết các công trình nổitiếng Ph.Ănghen cùng với C.Mác trở thành lãnh tụ của Quốc tế cộng sản I và II

Ph.Ănghen không chỉ là một nhà lý luận mà còn là một nhà hoạt động thựctiễn hết sức sôi nổi Bên cạnh họat động nghiên cứu lý luận, viết báo, làm thơ, ôngcòn là một nhà hoạt động kinh doanh năng động, một nhà hoạt động quân sự có tài.Khi cuộc đấu tranh cách mạng bùng nổ ở Tây và Nam nước Đức, Ph Ănghen đãvạch ra một kế hoạch hoạt động quân sự, thành lập quân đội cách mạng tiến hànhcuộc khởi nghĩa Thời kỳ này, ông tham gia trực tiếp bốn trận đánh lớn, trong đó cótrận Rastatt Năm 1871, Ph.Ănghen tham gia vào tổ chức chiến dịch bảo vệ công xãPari Sau này, Ph.Ănghen đã viết Luận văn quân sự nổi tiếng

Đối với phong trào công nhân, Ănghen quan tâm nhiều đến hoạt động củaBCHTW (ban chấp hành trung ương) liên đoàn những người cộng sản Cùng vớiC.Mác, Ph.Ănghen tham gia lãnh đạo Quốc tế cộng sản I

Ph.Ăng-ghen đã viết một số tác phẩm có giá trị lý luận, góp phần to lớn choviệc hoàn thiện lý luận cuả chủ nghĩa Mác Sau khi C.Mác qua đời, Ph.Ănghen làngười lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, chuẩn bị cho

Trang 8

in tập 2 và 3 của bộ Tư bản mà C.Mác chưa kịp hoàn thành Ph.Ănghen mất ngày05/08/1895.

1.2 Về tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-ta”.

Nửa sau thế kỉ XIX, khi chủ nghĩa Mác đã trở thành hệ tư tưởng của giaicấp công nhân ở hầu hết các nước, cũng là lúc kẻ thù của giai cấp vô sản đẩy mạnh

sự chống phá Thông qua những hình thức mới tinh vi hơn, khó nhận biết hơn-hìnhthức chủ nghĩa cơ hội

Bọn chủ nghĩa cơ hội tìm cách đứng trong hàng ngũ của Đảng, của giai cấpcông nhân, giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác để chống lại chủ nghĩa Mác.Điều này thể hiện trước hết ở nước Đức

Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, ở Đức hình thành hai đảng của giai cấpcông nhân với hai đường lối trái ngược nhau Một là, Tổng hội liên hiệp công nhânĐức do Lát-xan lập ra, bề ngoài phỏng theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mácnhưng thực ra là đường lối vừa cơ hội, vừa bè phái, từ bỏ đấu tranh giai cấp, từ bỏcách mạng-chuyên chính vô sản, đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường “giảnđơn”, “hòa bình” Hai là, Đảng công nhân Xã hội-Dân chủ Đức mang tính chấtcách mạng triệt để, tuân thủ theo nguyên lý của tuyên ngôn Đảng cộng sản, giươngcao ngọn cờ đấu tranh cách mạng, chống lại đường lối cải lương, cơ hội của pháiLát-xan

Trước sự đàn áp ngày càng dã man của giai cấp tư sản, yêu cầu tất yếu đặt ra

là phải thống nhất hai tổ chức Đảng Tháng 5.1875, Đại hội thống nhất hai đảngđược tổ chức ở Gô-tha Đại hội thông qua cương lĩnh của đảng với tinh thần cơ bản

là dựa trên những tư tưởng cơ hội, cải lương của phái Lát-xan

Phái Lát-xan trở thành tiền thân của chủ nghĩa cơ hội ở trong Đảng xã hộidân chủ Đức Tư tưởng của phái Lát-xan trở thành một trong những nguồn gốc lýluận của chủ nghĩa cơ hội

Trang 9

Trước tình hình trên, Mác và Ănghen kiên quyết đấu tranh để vạch trầnnhững luận điểm mơ hồ, cải lương của cương lĩnh Gô-tha, xây dựng một cươnglĩnh mới, có tinh thần cách mạng để lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấpcông nhân Tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-tha” ra đời từ đó, và có thể coi làmột thắng lợi lớn của Mác và Ănghen trong việc vạch trần bộ mặt của chủ nghĩa cơhội.

Tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-tha” có tính bút chiến to lớn của Mác-Ănghen nhằm vạch trần những quan điểm sai trái, mơ hồ mang tính cải lương chủnghĩa trong cương lĩnh Gô-tha, tiến tới xây dựng một cương lĩnh cách mạng, làm

cơ sở lý luận cho cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản

Bất chấp sự phản đối của bọn cơ hội trong Quốc tế II, năm 1891, Ănghencho xuất bản lần đầu tiên tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gô-tha” của Mác.Ănghen công bố rằng, với tinh thần cách mạng mácxít, “Phê phán Cương lĩnh Gô-tha” đã giáng một đòn nặng nề vào bọn cơ hội chủ nghĩa “Phê phán Cương lĩnhGô-tha là một trong những văn kiện cách mạng và khoa học có tính chất cương lĩnhcủa chủ nghĩa Mác

CHƯƠNG 2: PHÊ PHÁN VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM LAO ĐỘNG TRONG PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔ-TA 2.1 Phê phán về vấn đề lao động

2.1.1 Lao động và vai trò của lao động

Chúng ta đều thừa nhận, từ khi xuất hiện con người đã tiến hành các hoạt

động khác nhau như: kinh tế, xã hội, văn hoá, trong đó hoạt động kinh tế luôn giữ

vị trí trung tâm, là cơ sở cho các hoạt động khác Sản xuất của cải vật chất là cơ sởcủa đời sống xã hội Xã hội càng phát triển, hoạt động của con người càng phong

Trang 10

phú, đa dạng, phức tạp hơn thì con người càng đòi hỏi về ăn, mặc, ở, phương tiện

đi lại và các thứ cần thiết khác cao hơn Để có những thứ đó, con người phải tiếnhành sản xuất, không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng Xã hội sẽkhông thể tồn tại nếu như ngừng hoạt động sản xuất Bởi vậy, sản xuất của cải vậtchất là cơ sở của đời sống xã hội loài người, là hoạt động cơ bản nhất trong tất cảcác hoạt động của con người

Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tố: Sứclao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Vì vậy, sức lao động và lao độngluôn là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của xãhội loài người Trong quá trình đấu tranh xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới,vấn đề lý luận về lao động thường được chủ thể hệ tư tưởng rất chú ý Những quanđiểm khác nhau về lao động không chỉ phản ánh trình độ lý luận của từng giai cấp

mà còn phản ánh lợi ích và lập trường của các giai cấp khác nhau trong xã hội

Vậy, lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm làmthay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người Nó là sựtiêu dùng sức lao động trong thực tiễn

Lao động là hoạt động bản chất nhất và là phẩm chất đặc biệt của con người,

nó khác với hoạt động theo bản năng của con vật C.Mác viết: "Con nhện làmnhững động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựngnhững ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc phải hổthẹn Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất

là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựngchúng ở trong đầu óc của mình rồi"

Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người mà còncải tạo bản thân con người, phát triển con người cả về mặt thể lực và trí lực "Trong

Trang 11

khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó và làm thay đổi tựnhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó"

Hoạt động lao động không những biến đổi tự nhiên, mà còn hoàn thiện, pháttriển ngay cả bản thân con người Trong quá trình lao động, con người tích luỹđược kinh nghiệm sản xuất, làm giàu tri thức của mình, hoàn thiện cả về thể lực vàtrí lực

2.1.2 Vấn đề lao động trong cương lĩnh Gô-ta

Cũng là lẽ thường khi Đảng vô sản ở Đức vừa được hợp nhất đề cập tới vấn

đề lao động trong cương lĩnh của mình Tuy nhiên, với một tổ chức Đảng khôngthuần nhất, được thống nhất một cách vội vàng, bị những kẻ cơ hội lợi dụng thìkhông gì có thể đảm bảo cho tính đúng đắn, khoa học trong bản cương lĩnh của nó

Trong cương lĩnh Gô-ta ghi: “Lao động là nguồn gốc của mọi của cải và mọi văn hóa, và vì lao động hữu ích chỉ có thể có ở trong xã hội và do xã hội”.

Vai trò của lao động là không thể phủ nhận nhưng cần phải có một sự đánhgiá đúng đắn và khoa học Điều này, bản cương lĩnh Gô-tha chưa làm được

Theo Mác, về vấn đề lao động, trong cương lĩnh ghi có mấy cái sai sau:

Một là, lao động là nguồn gốc của mọi của cải và mọi văn hóa

Đây là điều không đúng, vì lao động không phải là nguồn gốc của mọi củacải và mọi văn hóa

Như đã nêu ở trên, quá trình sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếutố: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Như vây, lao động không

phải là nguồn gốc duy nhất của của cải và văn hóa: “Giới tự nhiên, cũng như lao động, là nguồn của những giá trị sử dụng (vì của cải vật chất lại chính là gồm

Trang 12

những giá trị này!) và bản thân lao động cũng chỉ là biểu hiện của một sức tự nhiên, sức lao động của con người” [6, tr.26] Đó là quan điểm của C.Mác.

Trước Mác, nhiều nhà lý luận đã đề cập đến vấn đề lao động, trong đó, nhà

kinh tế tư sản cổ điển W.Petty có đưa ra luận điểm nổi tiếng: “lao động là cha, còn đất đai là mẹ của mọi của cải” Điều này có nghĩa rằng, lao động chỉ trở thành

nguồn gốc của mọi của cải khi nó kết hợp với yếu tố của giới tự nhiên, đó là đấtđai Do đó, muốn có của cải thì phải có quá trình kết hợp giữa lao động và tự nhiên,tức là con người dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động Chỉ khi đó,lao động của con người mới trở thành nguồn gốc của mọi của cải Vì vậy, mộtcương lĩnh của một Đảng cộng sản không thể có một câu rỗng tuếch thế được

Cho nên, muốn có của cải, người lao động phải có điều kiện để lao động,nghĩa là phải có tư liệu sản xuất

“Chỉ trong chừng mực mà con người ngay từ đầu đối xử với giới tự nhiên, nguồn gốc đầu tiên của mọi tư liệu lao động và đối tượng lao động - với tư cách là

-kẻ sở hữu; chừng nào mà con người đối xử với giới tự nhiên coi đó là một vật thuộc về mình thì chừng ấy, lao động của con người mới trở thành nguồn gốc của các giá trị sử dụng, do đó mới trở thành nguồn gốc của cải” [6, tr.26].

Nếu người lao động ngoài sức lao động ra, họ không có tư liệu sản xuất, thìtrong mọi hình thái kinh tế xã hội nhất định sẽ phải làm nô lệ cho những người nắmgiữ tư liệu sản xuất, tức là trở thành người lao động làm thuê

Với quan điểm của cương lĩnh, coi lao động là nguồn gốc của mọi của cải

đã làm cho người lao động quên đi một điều cơ bản là họ đã mất hết điều kiệnkhách quan của lao động, đó là tư liệu sản xuất Những tư liệu sản xuất này đangnằm trong tay giai cấp tư sản, nên nó đã biến họ thành những người lao động làmthuê

Trang 13

Bọn tư sản gán cho lao động cái sức sáng tạo siêu tự nhiên là có những lí do

của nó Chúng làm cho ta nhầm tưởng rằng, con người có lao động là có tất cảnhững điều kiện để sở hữu của cải vật chất mà quên mất rằng, nếu con người không

có sở hữu nào khác ngoài sức lao động thì nhất định sẽ phải trở thành nô lệ chonhững kẻ nắm trong tay những điều kiện của lao động

Khi không thấy vấn đề này thì giai cấp công nhân không có mục tiêu vàđộng cơ đấu tranh Đó chính là cái nguy hại của quan điểm sai lầm

Từ những sự phân tích, Mác cho đưa ra kết luận rằng: "Vì lao động là nguồn của mọi của cải cho nên không một ai trong xã hội có thể chiếm hữu của cải bằng cách nào khác hơn là chiếm hữu sản phẩm của lao động Vậy nếu kẻ nào tự mình không lao động thì kẻ đó sống nhờ vào lao động của người khác, và cái văn hoá của hắn, hắn cũng phải nhờ vào lao động của người khác mới có được" [6,

tr.35].

Như vậy, lao động là nguồn gốc của mọi của cải, chiếm hữu của cải trong xãhội chính là chiếm hữu sản phẩm của lao động Bởi thế, người lao động phải làngười làm chủ mọi của cải - những của cải do chính họ làm ra, vì vậy mà làm chủ

xã hội Còn những kẻ không lao động - bọn tư sản, không tạo ra của cải vật chất thìnhất định phải sống nhờ vào lao động của người khác, và không có lí do gì đểchúng được sống trên người khác

Tuy nhiên, bản cương lĩnh của Đảng xã hội dân chủ Đức lại không nhữngkhông đi tới được kết luận quan trong như vậy, mà còn tiếp tục đưa ra những quanđiểm rỗng tuếch và phản khoa học

Hai là, lao động hữu ích là do xã hội mà có

Ngày đăng: 13/08/2017, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w