1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH GIỚI THIỆU tác PHẨM PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH gô TA của các mác

18 1,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 270 KB

Nội dung

Tác phẩm Phê phán cương lĩnh gô ta được C. Mác viết vào năm 1875 và xuất bản lần đầu năm 1890. Tác phẩm Phê phán cương lĩnh gô ta và cả bức thư C. Mác viết ngày 55 1875 gửi từ Luân Đôn cho Brắc cơ ( Một trong những người lãnh đạo Đảng công nhân Đức), bị giấu kín trong suốt 15 năm. Đến năm 1890 những văn kiện của C. Mác mới được công bố với tên: Phê phán cương lĩnh gô ta. Đồng thời bức thư của Ph. Ăng Ghen viết tháng 3 năm 1875 cũng bị bỏ quên 36 năm, tức là đến năm 1911 mới được in ra lần đầu tiên trong tập hồi ký của Bê Ben, nhan đề là: Những kỷ niệm của đời tôi.

Trang 1

Giới thiệu tác phẩm " Phê phán cương lĩnh gô ta"

Mở đầu:

- Tác phẩm " Phê phán cương lĩnh gô ta" được C Mác viết vào năm

1875 và xuất bản lần đầu năm 1890

- Tác phẩm "Phê phán cương lĩnh gô ta" và cả bức thư C Mác viết ngày 5-5- 1875 gửi từ Luân Đôn cho Brắc cơ ( Một trong những người lãnh đạo Đảng công nhân Đức), bị giấu kín trong suốt 15 năm Đến năm 1890 những văn kiện của C Mác mới được công bố với tên: " Phê phán cương lĩnh gô ta" Đồng thời bức thư của Ph Ăng Ghen viết tháng 3 năm 1875 cũng bị bỏ quên 36 năm, tức

là đến năm 1911 mới được in ra lần đầu tiên trong tập hồi ký của Bê Ben, nhan

đề là: " Những kỷ niệm của đời tôi"

- Tác phẩm " Phê phán cương lĩnh gô ta" được C Mác viết, nhưng trong thực tế cả C Mác và Ph Ăng Ghen đều tham gia chuẩn bị nội dung của tác phẩm quan trọng này

I Hoàn cảnh lịch sử và nguyên nhân ra đời của tác phẩm.

1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm

- Tình hình chính trị nước Đức vào những năm 60 và 70 của thế kỷ XIX: Một là, ở nước Đức, năm 1863 có một tổ chức công nhân đã được thành lập gọi là: Tổng hội liên hiệp công nhân Đức do Phéc Đi Năng Lát Xan cầm đầu Lát Xan không phải là một người xã hội chủ nghĩa chân chính Chủ nghĩa Lát Xan, thực chất là một thứ chủ nghĩa xã hội dân chủ tiểu tư sản, mang tính chất cải lương và thoả hiệp Toàn bộ nội dung lý luận của chủ nghĩa Lát Xan xoay quanh 4 vấn đề:

- Quy luật sắt về tiền công

- Thành lập các hội sản xuất với sự giúp đỡ của Nhà nước quân chủ chuyên chế

- Đối lập với giai cấp công nhân, các giai cấp khác hợp thành một khối phản động và liên minh với giai cấp quý tộc, phong kiến để chống lại giai cấp tư sản

Trang 2

- Cương lĩnh chính trị: Phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và trực tiếp mới đảm bảo được các quyền lợi xã hội chính đáng của các giai cấp cần lao Đức, loại trừ được đối kháng giai cấp Theo đuổi mục đích trên bằng đường lối hoà bình

và hợp pháp Đặc biệt là bằng cách tranh thủ dư luận quần chúng để xây dựng chế độ phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và trực tiếp, coi đó là con đường duy nhất để tiến lên chủ nghĩa xã hội

Hai là, Cuộc đấu tranh của C Mác và Ph Ăng ghen chống lại chủ nghĩa Lát Xan từ hàng chục năm nay về trước đã có tác dụng giác ngộ và thúc đẩy phong trào công nhân Đức tiến tới thành lập một Đảng khác với phái của Lát Xan Năm 1869 một đại hội được thành lập ở Ai Dơ Nắc để thành lập Đảng công nhân, dân chủ xã hội Đức C Mác và Ph Ăng ghen chào mừng, nhưng không quên phê phán những điều lệch lạc trong cương lĩnh Ai Dơ Nắc Đặc biệt

là điều nói về: "Xây dựng một Nhà nước tự do" làđiều thể hiện mơ hồ về Nhà nước của những người lãnh đạo Ai Dơ Nắc Như vậy, ở Đức có 2 Đảng: Tổng hội liên hiệp công nhân Đức và Đảng công nhân dân chủ- xã hội Đức tuyên bố

đi theo chủ nghĩa Mác và dựa trên lập trường của quốc tế một

Ba là, Sau chiến tranh Pháp- Phổ, việc thống nhất nước Đức được hoàn thành, nhưng việc thống nhất này Bằng con đường bạo lực, chiến tranh thôn tính; Bằng con đường dân chủ và phản cách mạng; bằng cách phổ hoá toàn bộ nước Đức C.Mác khẳng định, " Vẫn là một nền chuyên chính quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng hình thức nghị viện với một mớ hỗn tạp những yếu tố phong kiến và những ảnh hưởng tư sản"

Bốn là, Sự thống nhất nước Đức và phát triển phong trào công nhân ở nước Đức đã làm cho giai cấp công nhân đông lên, tập trung hơn và có khả năng đấu tranh trên quy mô cả nước Trung tâm phong trào công nhân quốc tế đã chuyển từ Pháp sang Đức Do đó, cần phải thống nhất lực lượng cả nước để đối phó với các thế lực phản động Trong lúc này phái Lát Xan đã mất ảnh hưởng trong phong trào quần chúng Vì vậy, Họ đề nghị Líp Nếch mở một cuộc thương lượng để tiến tới thống nhất hai tổ chức này Những người lãnh đạo hai bên thoả

Trang 3

thuận mở hội nghị chung vào ngày 14 và 15- 2- 1875 Để chuẩn bị Đại hội hợp nhất sẽ họp ở Gô Ta và dự thảo cương lĩnh cho một Đảng hợp nhất Líp Nếch tham gia tiểu ban Lúc này, Augutxtơ Bê Ben đang bị cầm tù Bản dự thảo cương lĩnh gửi cho Bê Ben và Brắccơ Bê Ben và Brắccơ không tán thành bản cương lĩnh nhưng cũng không phản đối một cách triệt để, bởi vì hai ông không

đủ sức chống lại khuynh hướng cơ hội trong ban lãnh đạo Đảng

Bản dự thảo được gửi cho C Mác và Ph Ăng Ghen ở Luân Đôn Đọc xong, cả C Mác và Ph ĂngGhen rất bất bình với bản cương lĩnh Tháng

3-1875 Ph ĂngGhen viết thư phản đối những điểm sai lầm trong bản cương lĩnh

và gửi cho Bê Ben Tháng 5- 1875 C Mác viết thư phản đối bản cương lĩnh và gửi Brắccơ, kèm theo bản dự thảo cương lĩnh gửi trở lại, có ghi những điều phân tích và phê phán của C Mác

2 Lý do mà C Mác viết :" Những lời biên chú vào bản cương lĩnh của Đảng công nhân dân chủ- xã hội Đức", tức là phê phán cương lĩnh Gô ta

Một là, Sau Đại hội lần thứ V- 1872, trong thực tế quốc tế 1 không còn điều kiện để hoạt động Nhưng C.Mác vẫn có trách nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng các nước, nhất là nước Đức đang là trung tâm của phong trào công nhân C.Mác và Ph ĂngGhen không phản đối hợp nhất hai Đảng, nhưng sự hợp nhất phải có điều kiện: Phái Lát Xan phải từ bỏ những quan điểm sai trái của họ

và tiếp nhận cương lĩnh của Đảng Ai Dơ Nắc C.Mác và Ph ĂngGhen cho rằng:

về phương diện lý luận, Đảng Ai Dơ Nắc không cần học tập gì ở phái Lát Xan

cả, trái lại, phái Lát Xan phải học tập ở Đảng Ai Dơ Nắc mới đúng Vả lại, năm

1875 phái Lát Xan đã ở vào tình trạng gần tan rã, đã lâm vào bước đường cùng

Lẽ ra Đảng Ai Dơ Nắc cần thấy rõ tình hình ấy và không để cho phái Lát Xan lợi dụng hòng lấy lại uy tín của họ trong công nhân Nhưng những người lãnh đạo Đảng Ai Dơ Nắc đại diện là Vin Hem Líp Nếch lại nóng lòng muốn hợp nhất với bất kỳ giá nào, không tính đến hậu quả tai hại của nó Do đó C Mác cần phải phê phán bản dự thảo cương lĩnh gô ta để: Phê phán sai lầm thoả hiệp hữu khuynh, vô nguyên tắc của những người lãnh đạo Đảng Ai Dơ Nắc; Vạch trần bản chất cơ hội, cải lương của phái Lát Xan

Trang 4

Hai là, C Mác và Ph ĂngGhen không thể làm ngơ trước sự kiện quan trọng ấy vì rằng, ở một số nước lúc bấy giờ bọn vô chính phủ thuộc phái Ba Cu Nin đưa ra dư luận vu khống cho rằng, C Mác và Ph ĂngGhen là những người trực tiếp điều hành mọi việc của Đảng Ai Dơ Nắc, do đó việc của Đảng Ai Dơ Nắc là do hai Ông chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi mặt xẩy ra trong phong trào công nhân Đức, kể cả việc thảo ra cương lĩnh Gô ta Do đó C Mác đã kịp thời phê phán nhằm: Vạch trần quan điểm phản động của phái Lát Xan xuyên tạc chủ nghĩa Mác; khẳng định thêm nguyên lý, những quan điểm của mình để

đề phòng mọi sự hiểu lầm có thể xẩy ra do sự vu khống của bọn vô chính phủ

Ba là, C Mác và Ph ĂngGhen nhân dịp phê phán bản cương lĩnh Gô ta

để làm cho những người dân chủ- xã hội và quần chúng công nhân có thêm tài liệu để đánh giá phái Lát Xan một cách chính xác hơn

II Nội dung tác phẩm ( Trình bày theo hai loại vấn đề)

1 Những quan điểm tư tưởng của C Mác về vấn đề kinh tế, giai cấp, nhà nước, cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản

a C Mác phê phán vấn đề lao động của Lát Xan, không nhận thức rõ mối quan hệ giữa lao động và điều kiện vật chất của lao động, do đó không nêu

ra được yêu cầu tư liệu sản xuất phải thuộc về người lao động

Nói đến người lao động trong xã hội tư bản là nói đến những người công nhân làm thuê không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho giai cấp tư sản Giai cấp tư sản chiếm hữu tư liệu sản xuất và bóc lột người lao động về giá trị thặng dư và nô dịch họ Ở nước Đức lúc này, giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ chi phối những nguồn sinh sống của người lao động, trong đó có ruộng đất

C Mác đã từng nói, sự phụ thuộc về mặt kinh tế của những người vô sản vào các giai cấp độc quyền chiếm hữu các tư liệu lao động chính là cơ sở của tình trạng bị nô dịch, của mọi sự bất hạnh về mặt xã hội, của tình trạng bị khuất phục

về tinh thần và bị lệ thuộc về mặt chính trị của những người lao động vào giai cấp tư sản C Mác và Ph ĂngGhen luôn chú ý đến mối quan hệ giữa người lao động và những điều kiện vật chất để lao động Quan tâm đến vấn đề giải phóng lao động, làm cho người lao động làm chủ những điều kiện vật chất để lao động,

Trang 5

tức là làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ mọi nguồn sinh sống của mình Do đó cương lĩnh chính trị của một Đảng công nhân xã hội chủ nghĩa thì phải đưa vấn

đề sở hữu về tư liệu sản xuất lên hàng đầu, không thể bỏ qua vấn đề xoá bỏ chế

độ sở hữu phong kiến và tư bản

Thế nhưng, trong cương lĩnh Gô ta chỉ bàn một cách tách rời giữa lao động và điều kiện vật chất để lao động Cương lĩnh nêu " Lao động là nguồn của mọi của cải và mọi văn hoá"1 C Mác đã phê phán: Lao động không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng mà nó tạo ra ( Tức là của cải vật chất),

mà giới tự nhiên cũng như lao động là nguồn gốc của những giá trị sử dụng Chính bản thân lao động cũng chỉ là biểu hiện của một sức tự nhiên, sức lao động của con người Vì vậy, lao động có kết hợp với đối tượng lao động và tư liệu lao động mới tạo ra được của cải Cho nên, nếu chỉ bàn suông về lao động một cách tách rời với việc đảm bảo cho người lao động có điều kiện vật chất để lao động thì như C Mác nói đó là một luận điểm tư sản rỗng tuyếch

- Xây dựng một cương lĩnh xã hội chủ nghĩa phải dựa vào tinh thần của

" Tuyên ngôn Đảng cộng sản" mà C Mác và Ph Ăng ghen đã vạch ra: Giai cấp

vô sản phải đánh đổ giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ sau đó dùng quyền lực chính trị của mình để đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, biến tất cả những tư liệu sản xuất chủ yếu thành tài sản chung của xã hội C Mác chỉ rõ, do lao động cần được gắn liền với những điều kiện vật chất để lao động, cho nên rất dễ hiểu là: Nếu công nhân có sức lao động mà không có những điều kiện vật chất để lao động thì nhất định sẽ phải làm nô lệ cho những kẻ nắm trong tay những điều kiện vật chất ấy Trong trường hợp như thế, công nhân chỉ có thể lao động, cũng như có thể sống nếu như họ được những kẻ chiếm hữu những điều kiện vật chất cho phép Theo C Mác, chính vì công nhân không phải là người làm chủ tư liệu sản xuất, cho nên lao động càng phát triển lên thành lao động xã hội thì ở phía người lao động cảnh nghèo khổ và cảnh sống vất vưởng lại càng phát triển ở phía người lao động, còn của cải và văn hoá ngày càng phát triển ở kẻ không lao động Muốn thay đổi một cách căn

1 C Mác v Ph à Ph Ăng- Ghen, to n t à Ph ập, Tập 19 NXB chính trị quốc gia, H n à Ph ội, năm 2002 Tr 26.

Trang 6

bản tình trạng ấy, không có con đường nào khác là giai cấp vô sản phải xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản và thay thế nó bằng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất C Mác còn vạch ra rằng, xuất phát từ tình hình thực tế của nước Đức quân chủ chuyên chế, nếu chỉ thấy tư liệu lao động thuộc độc quyền của giai cấp tư sản là không đủ, mà còn bao gồm cả ruộng đất nữa C Mác chỉ ra câu này được những người thảo ra cương lĩnh gô ta rút ra từ văn kiện " Điều lệ Hội liên hiệp công nhân quốc tế" do C Mác viết năm 1864 C Mác nói : Sự phụ thuộc về mặt kinh tế của những người lao động đối với bọn độc quyền nắm các

tư liệu lao động, tức những nguồn để sinh sống là cơ sở của sự nô dịch dưới tất

cả các hình thức của nó , là cơ sở của mọi sự bất hạnh về mặt xã hội của tình trạng khuất phục về mặt tinh thần và sự lệ thuộc về mặt chính trị Theo C Mác,

sự độc quyền về tư liệu lao động, nghĩa là về những nguồn sinh sống là bao gồm

cả ruộng đất Lát Xan đã hiệu đính lại câu nói của C Mác, làm cho nó sai lệch

đi, vì nó chỉ công kích giai cấp tư sản chứ không công kích bọn địa chủ

b C Mác phê phán ngày lao động bình thường của Lát Xan đã đưa ra những yêu sách không chính xác, mập mờ, vì ngày lao động phải có thời gian cụ thể

c C Mác phê phán " Quy luật sắt về tiền công"

- Cương lĩnh nêu vấn đề xoá bỏ quy luật sắt về tiền công, xoá bỏ chế độ tiền công cùng với cái quy luật sắt về tiền công Như vậy, nó mặc nhiên thừa nhận cái quy luật sắt ấy có thật Luận điểm " Quy luật sắt về tiền công" của phái Lát Xan là một luận điểm phản khoa học, bởi vì nó dựa trên cơ sở lý luận phản động của thuyết nhân khẩu thừa của Man Tuýt mà C Mác và Ph Ăngghen đã phê phán Luận điểm " Quy luật sắt về tiền công" nhằm che đậy bản chất bóc lột của giai cấp tư sản Nó cho rằng, tình trạng bần cùng hoá giai cấp công nhân là không tránh khỏi Vì trên trái đất vĩnh viễn có " Nạn nhân khẩu thừa ", cho nên bao giờ cũng có tình trạng nghèo khổ và chết đói Man Tuýt cho rằng: Tình trạng nghèo khổ vì quá đông người là là số phận của nhân loại Vậy theo Man Tuýt, quan niệm mỗi người có quyền nhận đầy đủ mọi thứ cần thiết để sống là điều vô lý Trong xã hội tư bản cũng thế, vì công nhân ngày càng đông lên, nên

Trang 7

họ chỉ có thể nhận được một số tiền công tối thiểu và đời sống nghèo khổ là tất nhiên Vì vậy, công nhân đòi tăng lương là một điều vô ích, các tổ chức công đoàn và các cuộc bãi công cũng đều là vô ích

C Mác vạch ra rằng: Nếu thừa nhận quy luật sắt về tiền công của Lát Xan, tức là người ta cũng thừa nhận luôn cả cơ sở lý luận của nó là thuyết " Nhân khẩu thừa" của Man Tuýt là đúng, thì có nghĩa là không thể nào xoá bỏ được cái gọi là " Quy luật sắt về tiền công" Điều chê trách hơn nữa là những người lãnh đạo Đảng Ai Dơ Nắc lại thụt lùi trước những tín điều ngu xuẩn của phái Lát Xan sau khi đã tiếp thu được những quan điểm khoa học về những vấn

đề cơ bản của kinh tế chính trị vô sản Năm 1865 C Mác đã viết tác phẩm " Tiền công, giá cả và lợi nhuận", tác phẩm ấy được C Mác trình bày trước ban chấp hành trung ương hội liên hiệp công nhân quốc tế tại hai phiên họp ngày 20

và ngày 27- 6- 1865 C Mác giải thích nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng

dư mà nhà tư bản chiếm không của công nhân Tiền công của công nhân và lợi nhuận của nhà tư bản là những bộ phận cấu thành của số giá trị mới tạo ra trong sản phẩm Tỷ lệ giữa tiền công và lợi nhuận chỉ có thể thay đổi trong phạm vi một giá trị không đổi Tiền cồng cao nếu ta khấu trừ nhiều hơn vào số giá trị thặng dư thể hiện dưới hình thái lợi nhuận của nhà tư bản Ngược lại, tiền công giảm nếu ta khấu trừ nhiều vào số giá trị mới được thể hiện dưới dạng tiền công

Vì vậy, trong khi phê phán cương lĩnh Gô Ta C Mác phải nhắc lại rằng, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân chỉ là một phần rất nhỏ của giá trị mới mà công nhân đã sáng tạo ra để bù lại nsức lao động mà họ đã hao phí, phần còn lại, tức giá trị thặng dư đã bị nhà tư bản cướp mất Công nhân làm thuê chỉ được phép lao động cho chính đời sống của mình Nói cách khác, chỉ được phép sống chừng nào người ấy làm không công cho nhà tư bản Do vậy, chế độ làm thuê là một chế độ nô lệ phải thủ tiêu

d C Mác phê phán về vấn đề nhà nước

Cương lĩnh Gô Ta thể hiện sự rời bỏ tư tưởng về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản Bản cương lĩnh cho rằng, "Đảng công nhân Đức dùng mọi thủ đoạn hợp pháp để đấu tranh thành lập một nhà nước tự do- và xã hội chủ

Trang 8

nghĩa"2 Quan điểm này hoàn toàn trái với những nguyên lý của chủ nghĩa mác.

" Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" đã chỉ ra rằng, giai cấp vô sản phải tiến hành cách mạng công khai, dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ Theo C Mác- Ph Ăngghen, nhà nước chuyên chính vô sản chính là giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị và đến khi nào không còn giai cấp nữa thì lúc đó nhà nước sẽ mất đi Như vậy, giai cấp vô sản muốn có một nhà nước phục vụ cho mục đích của mình thì chỉ có một con đường đấu tranh cách mạng, bằng nhiều thủ đoạn, chủ yếu bằng đấu tranh chính trị chứ không phải bằng hoạt động hợp pháp

C Mác phê phán: Phải xuất phát từ tình hình thực tế của nước Đức quân chủ chuyên chế và tư sản, đáng lẽ phải nói đến việc đấu tranh giai cấp thì người

ta lại đặt vấn đề theo đường lối cải lương, hy vọng dùng thủ đoạn hợp pháp hòng thay đổi tính chất nhà nước phản động ấy hòng có một " Nhà nước tự do và xã hội chủ nghĩa" thì hoàn toàn là một sự mơ hồ hão huyền

Theo C Mác, khái niệm " nhà nước tự do" là một khái niệm phi lý " Nhà nước tự do" điều đó chỉ có nghĩa là coi nhà nước như là một tổ chức tồn tại độc lập, tách rời xã hội và có những cơ sở riêng của nó Thật ra, xã hội chính là cơ

sở của nhà nước Một nhà nước được xây dựng trên mảnh đất của xã hội tư sản, tất nhiên mang tính chất tư sản Tính chất tư sản của nhà nước chỉ mất đi khi nào nền tảng kinh tế của xã hội tư sản đã biến đổi Cho nên, muốn có nhà nước khác

về chất với nhà nước tư sản thì phải làm thay đổi ngay cái nền tảng kinh tế- xã hội của nó bằng cách mạng

Vậy, nhà nước biến đổi như thế nào trong xã hội tương lai, tức là trong

3thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản sau khi giai cấp công nhân đã giành chính quyền Theo C Mác, chỉ có thể giải đáp câu hỏi đó một cách khoa học, chứ không phải cứ ghép bừa vào khái niệm nhà nước tính từ này hay tính từ khác mà được Khái niệm "nhà nước tự do và xã hội chủ nghĩa" nêu

ra trong bản cương lĩnh Gô Ta chính là sản phẩm của một sự lắp ghép tuỳ tiện như vậy Theo C Mác, một khi nói đến tự do là nói đến tự do của nhân dân lao

2 C Mác v Ph à Ph Ăng Ghen, to n t à Ph ập, Tập 19 NXB chính trị quốc gia, năm 2002, Tr 41

Trang 9

động chứ không phải là " tự do" của nhà nước C Mác giải thích: Tự do là ở chỗ biến nhà nước cơ quan tối cao vào xã hội thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội, và ngay cả ngày nay nữa, các hình thức nhà nước được gọi là

tự do hay không tự do, là tuỳ ở chỗ trong những hình thức ấy "Sự tự do của nhà nước" bị hạn chế nhiều hay ít”4 Trong thư gửi Bê Ben, Ph Ăngghen phê phán: Nói đến nhà nước tự do đối với tất cả các công dân trong xã hội, tức là nói đến một nhà nước có một chính phủ độc tài Cho nên, nói đến nhà nước tự do là một điều vô lý, hoặc giả nói đến " Một nhà nước tự do" tức là thừa nhận nhà nước với tư cách là một công cụ thống trị và đàn áp giai cấp đối lập với nhân dân lao động sẽ tồn tại mãi mãi trên cơ sở riêng của nó Khi phê phán khái niệm " Nhà nước tự do" Ph Ăngghen đã nêu ra luận điểm nổi tiếng " Chừng nào giai cấp vô sản còn cần đến nhà nước thì như thế tuyệt nhiên không phải là vì tự do, mà là

để trấn áp kẻ địch của mình và ngày nào đó có thể nói đến tự do thì nhà nước sẽ không còn nhà nước nữa" Đối với C Mác, khi phê phán cương lĩnh Gô Ta đã nêu ra luận điểm có tính chất nguyên tắc: " Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, trong đó nhà nước không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản"5 Từ đó cho đến nay, lý luận cơ bản về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là bắt nguồn từ luận điểm nói trên của C Mác Với luận điểm ấy C Mác đã vạch rõ quy luật của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, bản chất chính trị của quá trình ấy và sự tồn tại tất yếu của chuyên chính vô sản trong suốt quá trình ấy

Song không phải là đến " Phê phán cương lĩnh Gô Ta" mới là lần đầu tiên C Mác nêu ra những tư tưởng hoặc luận điểm về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản Từ những năm 1848- 1871 với các tác phẩm " Đấu tranh giai cấp ở Pháp" C Mác đã nêu nhiều luận điểm về vấn đề đó

4 C Mác v Ph à Ph Ăng- Ghen, to n t à Ph ập, Tập 19 NXB chính trị quốc gia, H n à Ph ội, năm 2002 Tr 46

5 C Mác v Ph à Ph Ăng- Ghen, to n t à Ph ập, Tập 19 NXB chính trị quốc gia, H n à Ph ội, năm 2002 Tr 47

Trang 10

Đến phê phán cương lĩnh Gô Ta, C Mác khẳng định dứt khoát rằng, quá trình chuyển từ xã hội tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là một thời kỳ cải biến cách mạng chứ không phải là quá trình cải lương xã hội

Về phương diện kinh tế, bản cương lĩnh nêu ra chủ trương sai thì về phương diện văn hoá, xã hội cũng đưa ra cũng đưa ra những yêu sách không xã hội chủ nghĩa mà chỉ là cải lương chủ nghĩa Chẳng hạn, yêu sách có một nền giáo dục phổ cập như nhau đối với tất cả mọi người trong khi trình độ văn hoã của mọi người lại rất khác nhau; Ngày lao động tiêu chuẩn, nhương lại không quy định rõ thời gian lao động của ngày và những yêu sách tủn mủn khác như yêu sách quy định trong nhà tù Theo C Mác, tất cả những yêu sách đó hoàn toàn vô dụng trong điều kiện giai cấp công nhân vẫn phụ thuộc vào nhà nước quân chủ chuyên chế có tính chất tư sản

2 Những quan điểm tư tưởng và lý luận của C Mác về sự quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là nguyên tắc phân phối theo lao động

a Quan điểm của C Mác về sự quá độ lên chủ nghĩa cộng sản

Lần đầu tiên C Mác nêu ra những luận điểm thiên tài của mình về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, về những nguyên tắc phân phối thích hợp với hai giai đoạn ấy

C Mác khẳmg định “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây là một xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhưng không phải một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại, là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản, do đó là một xã hội mà về mọi phương diện- kinh tế, đạo đức, tinh thần- còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra"6 Đó là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản ( Gọi là chủ nghĩa xã hội) Làm sáng rõ hơn, V.I Lê Nin đã nói: Tất cả lý luận của C Mác là một sự

áp dụng thuyết tiến hoá dưới hình thức triệt để nhất, đầy đủ nhất, chín chắn nhất

và có thực chất nhất vào chủ nghĩa tư bản hiện đại Cho nên, người ta thấy rằng

C Mác đã phải tính đến vấn đề áp dụng lý luận đó vào sự phá sản tương lai của chủ nghĩa cộng sản tương lai

6 C Mác v Ph à Ph Ăng- Ghen, to n t à Ph ập, Tập 19 NXB chính trị quốc gia, H n à Ph ội, năm 2002 Tr 33

Ngày đăng: 14/10/2016, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w