Trong công tác tư tưởng, tác phẩm cho ta một tấm gương về tinh thần phê phán và phê phán như thế nào cho khoa học để lột mặt phản bội của các trào lưu cơ hội. Về tổ chức, tác phẩm cho ta thấy không thể sáp nhập tổ chức một cách giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, không được nhân nhượng bất kỳ một sự phản bội nào về lý luận, tư tưởng để bảo vệ sự trong sáng của lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Trang 1PHÁT TRIỂN CỦA MÁC VỀ LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN KHOA HỌC TRONG TÁC PHẨM: “PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔTA”
Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Trong công tác tư tưởng, tác phẩm cho ta một tấm gương về tinh thần phê phán và phê phán như thế nào cho khoa học để lột mặt phản bội của các trào lưu
cơ hội Về tổ chức, tác phẩm cho ta thấy không thể sáp nhập tổ chức một cách giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, không được nhân nhượng bất kỳ một sự phản bội nào về lý luận, tư tưởng để bảo vệ sự trong sáng của lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Mác viết tác phẩm này vào năm 1875 Đây là một sự phân tích có tính chất phê phán cương lĩnh của Đảng xã hội dân chủ Đức tại Đại hội tổ chức ở Gôta Đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Tây Âu và của phong trào công nhân thì Công xã Pari năm 1871 là một bước ngoặt Thời kỳ này đã xuất hiện các chính đảng của giai cấp công nhân có tính chất quần chúng
Lúc này, học thuyết mácxít được truyền bá rộng rãi và giúp cho chính đảng của giai cấp công nhân ở các nước giành được thắng lợi, đồng thời học thuyết Mác đã đập tan mọi học thuyết xã hội chủ nghĩa của giai cấp tiểu tư sản Biện chứng của lịch sử là: sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong lĩnh vực lý luận, buộc kẻ thù phải thay đổi bộ mặt tự hóa trang làm người mácxít để chống chủ nghĩa Mác Chủ nghĩa cơ hội dưới mọi hình thức đã xuất hiện từ trong nội bộ của Đảng xã hội dân chủ
Mác và Ăngghen đã có nhiều cố gắng để thành lập chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước Trước tiên là ở Đức Vào những năm 60 và đầu những năm 70 thế kỷ XIX, ở Đức có hai tổ chức của công nhân Một lấy tên
là Tổng Hội liên hiệp công nhân Đức do Látxan cùng đồ đệ lãnh đạo và Đảng xã hội dân chủ Đức còn gọi là Đảng Aidơnach do Liếpnếch và Bêben lãnh đạo Sau khi nước Đức thống nhất, vấn đề thống nhất hai tổ chức giai cấp công nhân Đức
Trang 2cũng được đặt ra Mác và Ăngghen đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo Đảng Aidơnách chớ có nóng vội liên hiệp hoặc hợp nhất, bởi vì phái Látxan là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội khoa học Mác và Ăngghen chủ trương là nên thống nhất phong trào công nhân Đức từ dưới, làm cho phái Látxan bị cô lập trong quần chúng nhân dân, nếu hợp nhất với phái Látxan phải dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản khoa học Nhưng những nhà lãnh đạo Đảng Aidơnách đứng đầu Liếpnếch không làm theo ý kiến mà Mác và Ăng ghen đã nhắc nhở, họ tiến hành hợp nhất hoàn toàn vô điều kiện, và tới tháng 5-1875, Đại hội đại biểu đảng liên hiệp đã được triệu tập ở Gôta Người chủ chốt thảo ra cương lĩnh hợp nhất là Liếpnếch Khi Liếpnếch dự thảo bản cương lĩnh, Mác không biết, sau khi viết xong rồi mới đưa dự thảo cho Mác Mác bất bình trước sự phản bội các nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản khoa học được thể hiện trong cương lĩnh và
sự nhượng bộ của Đảng Aiđơnách trước phái Látxan một cách nhục nhã Mác đã biên chú vào lề để phê phán từng phần của cương lĩnh, chính thức gọi là “Phê phán Cương lĩnh Gôta”
Bất chấp sự phê phán của Mác - Ăngghen về bản cương lĩnh, Đại hội đại biểu liên hiệp Gôta vẫn thông qua bản cương lĩnh đó Chính sự thỏa hiệp này đã trở thành một trong những nguyên nhân của sự thoái hóa, biến chất của Đảng xã hội dân chủ Đức và sau này đẻ ra chủ nghĩa cơ hội
Phái Látxan trở thành tiền thân của chủ nghĩa cơ hội ở trong Đảng xã hội dân chủ Đức Tư tưởng của phái Látxan trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa cơ hội bất chấp sự phản đối của bọn cơ hội trong Quốc tế II năm 1891, Ăngghen cho xuất bản lần đầu tiên tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta của Mác
Ăngghen công bố rằng, với tinh thần cách mạng mácxít, “Phê phán Cương lĩnh Gôta” đã giáng một đòn nặng nề vào bọn cơ hội chủ nghĩa “Phê phán Cương lĩnh Gôta là một trong những văn kiện có tính chất cương lĩnh của chủ nghĩa Mác cách mạng
Trang 3Nội dung của tác phẩm
Tác phẩm gồm những lời nhận xét của Mác đối với bản cương lĩnh của Đảng xã hội dân chủ Đức và bức thư của Mác gửi Brắcơ ngày 5-5-1875 với hai nội dung:
+ Mác phê phán về nguyên lý lý luận và kinh tế trong Cương lĩnh Gôta là chịu ảnh hưởng của phái Látxan
+ Phát triển thêm về lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học các tác phẩm trước đó chưa đề cập đến
1 Phê phán của Mác về những nguyên lý lý luận và chính trị của phái Látxan
a) Phê phán lý luận gọi là “quy luật sắt về tiền công”
Látxan đưa vào thuyết nhân khẩu của Mantuýt cho rằng dân số trong xã hội bao giờ cũng thừa, và tư liệu sinh hoạt tăng lên chậm hơn mức tăng của nhân khẩu, do đó công nhân chỉ có thể thu được tiền công với mức thấp nhất và tự gọi đây là “quy luật sắt về tiền công” Theo Mác điều đó là hoàn toàn do Látxan bịa
ra chứ không phải có quy luật của kinh tế tư bản chủ nghĩa như vậy Cương lĩnh Gôta nêu rõ rằng, chính đảng của công nhân phải xoá bỏ hệ thống tiền công theo
“quy luật sắt của tiền công”, như vậy có nghĩa là Cương lĩnh của Đảng đã tiếp thu quan điểm của Látxan và đồng thời lại công nhận luôn cả thuyết Mantuýt Theo Mác, nếu quy luật ấy là có thực thì người ta cũng không thể xóa bỏ nó được, vì vậy quy luật này có tồn tại hay không thì việc đề ra yêu sách trong cương lĩnh đòi xóa quy luật cũng vẫn là sai, vả chăng, trong thực tế làm gì có thứ
“quy luật sắt của tiền công” như thế Trong bộ Tư bản, Mác đã vạch ra rằng: tiền công là hình thức biểu hiện giá trị hay giá cả của sức lao động, và cái quyết định con số thực tế của tiền công là do ở mỗi tình hình cụ thể, do ở nhiều điều kiện, chứ không phải là do ở “quy luật sắt” nào cả Học thuyết về giá trị thặng dư của Mác đã bóc trần nguồn gốc và thực chất của sự bần cùng hóa giai cấp công nhân trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, do đó đã đập tan cả thuyết Mantuýt
Trang 4Theo học thuyết giá trị thặng dư của Mác, muốn xóa bỏ hệ thống tiền công cần xóa bỏ lao động làm thuê và như thế có nghĩa là phải xóa bỏ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa Vì vậy, việc xóa bỏ tiền công được đề ra như một điều chủ yếu và độc lập là không đúng Cho nên, đưa ra cái gọi là “quy luật sắt” vào trong Cương lĩnh của Đảng tức là đã phản ngược lại lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học
b) Phê phán yêu sách kinh tế của chủ nghĩa Látxan ghi trong Cương lĩnh
là thực hiện phân phối công bằng, là đòi sản phẩm của lao động phải thuộc về mọi thành viên trong xã hội
Mác vạch rõ, cái gọi là “sản phẩm toàn vẹn của lao động” phải thuộc về mọi thành viên của xã hội, lập luận đó, yêu sách đó là bông lông, rỗng tuếch, đó
là câu nói của những người dốt đặc về khoa kinh tế học Giả thuyết theo cách nói của họ, mọi thành viên trong xã hội đều chiếu theo quyền lợi bình đẳng nhận được sự thu nhập “toàn vẹn” thế thì kẻ không lao động cũng vẫn được hưởng thu nhập, chỉ riêng điều đó cũng đã làm cho thu nhập của người lao động bị khấu trừ rồi Nếu bảo chỉ có những người làm việc mới được hưởng thu nhập, thế thì làm sao có thể nói được mọi thành viên trong xã hội đều có “quyền lợi bình đẳng” Cho nên, trong bản Cương lĩnh đã tự mâu thuẫn lôgic Hơn nữa, Mác nêu rõ là phương thức phân phối bao giờ cũng do phương thức sản xuất, do trình độ sản xuất quyết định
Mác cho rằng, ngay trong xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai cũng không thể nào có cái thu nhập gọi là “toàn vẹn của lao động”; không bị cắt xén Mà trước khi phân phối số sản phẩm cần thiết thỏa mãn nhu cầu cá nhân cho mọi người, thì xã hội cũng cần phải có khấu trừ một bộ phận để bù đắp các khoản: hao mòn tư liệu sản xuất, dùng cho tái sản xuất, dùng quỹ bảo hiểm đề phòng tai nạn, dùng chi tiêu cho trường học, cho công cuộc bảo đảm sức khỏe, dùng làm quỹ nuôi những người không có khả năng lao động chi tiêu, xây dựng quê
Trang 5hương Chỉ sau khi khấu trừ những khoản đó, phần còn lại mới có thể đem phân phối cho mọi cá nhân
Như vậy, trong tác phẩm này, Mác đã phê phán yêu sách kinh tế của chủ nghĩa Látxan mà Cương lĩnh Gôta đã đưa vào, đã vạch ra rằng, yêu sách này là dựa trên cơ sở của kinh tế học tư sản, nó cắt rời giữa phân phối với sản xuất
c) Phê phán Cương lĩnh Gô ta phản bội, chủ nghĩa quốc tế vô sản
Cương lĩnh Gôta không hề nói đến nghĩa vụ quốc tế của giai cấp vô sản Đức
Chủ nghĩa Mác không phủ định yếu tố dân tộc trong chủ nghĩa xã hội, nhưng Mác phê phán “Cương lĩnh Gôta” là đã quá sa vào chủ nghĩa xã hội dân tộc Theo Mác, quan điểm này là rất quan trọng, bởi bọn địa chủ quý tộc, tư sản Đức đang lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để bắt giai cấp công nhân phục tùng quyền lợi và yêu cầu của giai cấp tư sản là không lợi dụng quan điểm chủ nghĩa dân chủ Látxan đưa ra
d) Phê phán quan điểm của Látxan cho rằng, ngoài giai cấp vô sản ra, hết thảy mọi giai cấp khác chỉ là một khối phản động
Lập luận này của Látxan đã phủ định khả năng tham gia cách mạng của giai cấp nông dân và tiểu tư sản, như vậy đã đẩy giai cấp vô sản bị cô lập Điều
đó chỉ có lợi cho giai cấp bóc lột Yêu sách của “Cương lĩnh Gôta” nêu lên không phải là đấu tranh giai cấp mà là yêu sách của chủ nghĩa Latxan: tổ chức những “hợp tác xã sản xuất” của công nhân do nhà nước giúp đỡ Đề ra yêu sách này có nghĩa là thụt lùi một bước, là làm cho phong trào công nhân quay về hoạt động bè phái Mác cho rằng: nói rằng những người lao động muốn xây dựng những điều kiện sản xuất tập thể theo quy mô xã hội và trước hết theo qui mô dân tộc điều đó chỉ có nghĩa là họ cố gắng tìm cách lật đổ những điều kiện sản xuất hiện nay và việc đó không liên quan gì tới việc thành lập những hợp tác xã
do nhà nước giúp đỡ Thay đấu tranh giai cấp bằng những hoạt động bè phái đã làm cho phong trào công nhân đi vào thế cô lập trước mặt kẻ thù giai cấp Lập
Trang 6luận trên đây của Látxan và quan điểm phủ định liên minh công – nông của bọn
cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế II có mối liên hệ tư tưởng rất rõ ràng, cho nên phê phán của Mác đối với chủ nghĩa Latxan trên vấn đề này đã vạch ra đường lối
cơ bản cho việc phê phán chủ nghĩa cơ hội sau này trong phong trào cộng sản quốc tế
đ) Phê phán quan điểm về nhà nước trong Cương lĩnh Gôta
Đây là một quan điểm rất tai hại và phản động Tính chất nguy hại của nó
ở chỗ nó phủ định nguyên lý của Mác về sự cần thiết phải thiết lập chuyên chính
vô sản Đối lập với học thuyết mácxít, nó nêu lên cái gọi là “Nhà nước tự do” Đem thuyết “Nhà nước tự do” thay cho học thuyết về chuyên chính vô sản của Mác là đem thay thế yêu sách xã hội chủ nghĩa bằng yêu sách dân chủ tư sản và mang dấu ấn màu sắc của chủ nghĩa Látxan Mác - Ăngghen đã phê phán thuyết
“Nhà nước tự do” cho rằng mục đích của chủ nghĩa cộng sản không phải là cái
gì chung chung gọi là “nhà nước tự do” mà là tiêu diệt mọi nhà nước Nói “Nhà nước tự do” nghĩa là muốn nhà nước tồn tại mãi mãi và trong thực tế là sùng bái nhà nước đương thời
Hơn nữa, “Nhà nước tự do” là gì? và đối với ai để nói nhà nước tự do? Ăngghen cho rằng, giai cấp vô sản cần nhà nước chứ không phải là vì để tự do,
mà là để trấn áp giai cấp bóc lột Vậy, yêu sách “Nhà nước tự do” cũng là rỗng tuếch Trong khi đưa ra “Nhà nước tự do”, Cương lĩnh Gôta không hề nhắc tới việc tiêu diệt nhà nước tư sản, như vậy thực tế vấn đề chỉ là cải thiện nhà nước đương thời mà thôi Cương lĩnh thể hiện quan niệm về tính siêu giai cấp của nhà nước, do đó có thể dựa vào nhà nước của giai cấp bóc lột để tổ chức chủ nghĩa
xã hội lập các hợp tác xã do nhà nước Phổ giúp đỡ để xây dựng chủ nghĩa xã hội; Điều đó hoàn toàn trái ngược quan điểm của Mác là phải qua cách mạng, đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột và lập nền chuyên chính vô sản để đi tới chủ nghĩa xã hội
Trang 7Tóm lại, qua các vấn đề trên, ta thấy “Cương lĩnh Gôta” phản ngược lại lý luận mácxít khoa học Ngoài chủ nghĩa Látxan, “Cương lĩnh Gôta” còn thu nhặt rất nhiều thứ khác nữa ở trong một đảng theo chủ nghĩa tự do tư bản, vì vậy, Mác đã phê phán kiên quyết Mác đã đánh giá thực chất Cương lĩnh Gôta như sau: “Mặc dầu tất cả những lời lẽ dân chủ rất kêu của nó, toàn bộ Cương lĩnh từ đầu chí cuối đều nhiễm phải cái bệnh của phái Látxan là lòng tin của thần dân vào nhà nước, hoặc là - điều này cũng chẳng có gì tốt hơn - tin vào phép màu dân chủ, hay nói cho đúng hơn, đó là sự thỏa hiệp giữa hai lòng tin ấy vào phép màu, cả hai loại đều xa lạ như nhau với chủ nghĩa xã hội”
2 Phát triển của Mác về lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học
Trong “Phê phán Cương lĩnh Gôta” khi phê phán chủ nghĩa Látxan, Mác
đã phát triển lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học Mác đã đề ra nguyên lý về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đã nêu nguyên lý về hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa và sự khác nhau giữa hai giai đoạn đó
a) Lý luận về thời kỳ quá độ
Trước khi viết “Phê phán Cương lĩnh Gôta”, Mác đã chứng minh sự cần thiết phải thiết lập chuyên chính vô sản, sự cần thiết phải đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản Trong “Phê phán Cương lĩnh Gôta”, Mác nêu vấn đề này bằng một phương thức khác Mác nói, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không thể không có một thời kỳ quá độ về chính trị Nhà nước của thời kỳ quá độ này là nền chuyên chính của giai cấp vô sản Mác khẳng định rằng: giữa
xã hội tư bản và xã hội cộng sản có một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội trước đến xã hội sau Tương ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị trong đó nhà nước không thể làm khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản Trong Phê phán Cương lĩnh Gôta, Mác phê phán chủ nghĩa Látxan không phải là vì nó đề ra yêu sách có tính chất dân chủ tư sản, mà vì nó chỉ thỏa mãn với yêu sách đó, không đưa ra một chút gì về yêu sách xã hội chủ nghĩa mà
Trang 8chỉ đem yêu sách có tính chất dân chủ tư sản thay cho yêu sách dân chủ xã hội chủ nghĩa Tư tưởng về chuyên chính vô sản của Mác được Lênin phát triển trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” Trong tác phẩm đó, Lênin khẳng định rõ thái độ vô sản chuyên chính đối với dân chủ và so với dân chủ tư sản thì
vô sản chuyên chính còn dân chủ gấp nhiều lần
b) Lý luận về phân phối
Trong khi phê phán sản phẩm, “toàn vẹn của lao động” của chủ nghĩa Látxan, Mác đồng thời cũng chỉ rõ cách đặt vấn đề phân phối như thế nào sau khi chủ nghĩa tư bản bị tiêu diệt và chủ nghĩa cộng sản giành được thắng lợi Mác đã vứt bỏ những câu rỗng tuyếch trong Cương lĩnh về “phân phối công bằng và đặt vấn đề này trên một cơ sở khoa học” Mác đặt vấn đề phân phối trong sự liên hệ với trình độ phát triển của bước sản xuất xã hội Mác cho rằng, trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản cũng không thể bỏ được nhà nước và pháp luật, và với sự phát triển của sức sản xuất đòi hỏi xã hội phải thực hiện phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”
Theo Lê nin, cách phân phối này là một “bước tiến vĩ đại” vì nó nói lên bọn bóc lột đã bị tiêu diệt, ai nấy đều tham gia lao động, mọi người đều có quyền làm việc và có quyền hưởng theo lao động của mình Nhưng sự bình đẳng như vậy vẫn chưa phải là tuyệt đối Ở đây mới chỉ xác lập quyền bình đẳng về quan
hệ đối với tư liệu sản xuất và lập nên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, đã xóa
bỏ chế độ người bóc lột người Nhưng về mặt tiêu dùng và phân phối, thực tế chưa hoàn toàn bình đẳng, vì tuy mọi người bình đẳng hưởng theo lao động nhưng thực tế mỗi người khác nhau: năng lực công tác có người giỏi người kém, nhân khẩu có gia đình nhiều người có gia đình ít người cho nên về tiêu dùng mọi người không hưởng như nhau Mác viết rằng: “Nhưng đó là những thiếu sót không thể trách khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa
Trang 9của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” Nhưng khi chuyển sang giai đoạn của xã hội cộng sản, Mác nói rõ thêm: cùng với sự phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa, sức sản xuất xã hội được phát triển, trình độ văn hóa được nâng cao;
sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn được xóa bỏ, lao động trở thành nhu cầu cần thiết bậc nhất cho sức sống của mọi người, và do đó, tất nhiên phải chuyển sang một giai đoạn mới, một nguyên tắc mới là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” Đó là lúc xã hội có thể sản xuất
ra sản phẩm tiêu dùng dồi dào đến mức không cần dùng phân phối lợi ích vật chất để kích thích lao động nữa
Nguyên lý của Mác về hai giai đoạn của xã hội cộng sản chủ nghĩa là một bằng chứng thể hiện sức mạnh vĩ đại của lý luận khoa học Nó dự kiến tương lai của con đường đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản Tất nhiên, trong nguyên
lý này không thể dự kiến hết mọi cái của tương lai
Ý nghĩa của tác phẩm
Đây là một di sản quý báu về lý luận mà các tác phẩm khác chưa đề cập đến:
- Quan niệm thiên tài về hai giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình cải biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
- Làm nổi bật tính tất yếu, vai trò lịch sử của chuyên chính vô sản
Về xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, phải quan tâm xây dựng cho
được một cương lĩnh chính trị đúng đắn Tác giả đem lại cho ta một kiểu mẫu về việc hoàn chỉnh một cách khoa học bản Cương lĩnh cách mạng của chính đảng
vô sản Trong công tác tư tưởng, tác phẩm cho ta một tấm gương về tinh thần phê phán và phê phán như thế nào cho khoa học để lột mặt phản bội của các trào lưu cơ hội Về tổ chức, tác phẩm cho ta thấy không thể sáp nhập tổ chức một cách giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, không được nhân nhượng bất kỳ một sự
Trang 10phản bội nào về lý luận, tư tưởng để bảo vệ sự trong sáng của lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học
Thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, mà đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917, đã chứng minh tính đúng đắn, khoa học trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về tính tất yếu của cách mạng vô sản Như chúng ta đã biết, nước Nga - vào đêm trước của cuộc cách mạng vô sản, đứng trước một thời điểm lịch sử: là khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, là nơi tập trung những mâu thuẫn xã hội và dân tộc gay gắt nhất; đồng thời, là nơi hội tụ đầy đủ nhất những điều kiện khách quan và chủ quan cho một cuộc cách mạng vô sản Với những điều kiện hiện thực đó, cách mạng vô sản không còn thuần tuý là một học
thuyết lý luận, mà đã trở thành một nhu cầu bức thiết của thực tiễn Được soi
sáng bằng học thuyết khoa học do C.Mác, Ph.Ăngghen xây dựng nên và được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là V.I.Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga đã thực sự làm “rung chuyển thế giới”, “mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới”(1), và mang lại “con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người…”(2)
Mặc dù chỉ tồn tại hơn 70 năm, song với hàng loạt giá trị nhân văn sâu sắc, những cống hiến vô giá, mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử toàn nhân loại, chủ nghĩa
xã hội hiện thực ở Liên Xô - con đẻ của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng 10 Nga, đã và mãi mãi trở thành niềm tự hào của nhân dân Xôviết cũng như của cả loài người tiến bộ
Phải thừa nhận rằng, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô
và các nước Đông Âu là một tổn thất to lớn đối với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới, là một sự đáng tiếc đối với nhân loại yêu chuộng hoà bình và tiến bộ xã hội Nhưng, nếu viện vào cái “khúc quanh” này của lịch sử để cho
1 V.I.Lênin Toàn tập, t 44 Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr 155.
2 Hồ Chí Minh Toàn tập, t 12 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 301.