Với quan niệm duy vật về lịch sử, trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng cơ sở lý luận vững chắc cho sự phát triển tư tưởng về cách mạng vô sản. Theo các ông, cách mạng vô sản là một quy luật tất yếu mà lịch sử phải trải qua trong tiến trình vận động, phát triển của nó. Những tiền đề vật chất của cuộc cách mạng đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành giai cấp vô sản. Về tính chất, nó là cuộc cách mạng triệt để, toàn diện và sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại. Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Hệ tư tưởng Đức” về cách mạng vô sản vẫn còn nguyên giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
Trang 1TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN VỀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN
TRONG TÁC PHẨM: “ HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC”
Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Karl Heinrich Marx (05/5/1818 - 14/3/1883) Friedrich Engels (28/11/1820- 05/8/1895)
Với quan niệm duy vật về lịch sử, trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác vàPh.Ăngghen đã xây dựng cơ sở lý luận vững chắc cho sự phát triển tư tưởng về cáchmạng vô sản Theo các ông, cách mạng vô sản là một quy luật tất yếu mà lịch sử phảitrải qua trong tiến trình vận động, phát triển của nó Những tiền đề vật chất của cuộccách mạng đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành giai cấp vô sản
Về tính chất, nó là cuộc cách mạng triệt để, toàn diện và sâu sắc nhất trong lịch sửnhân loại Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, những tư tưởng của C.Mác vàPh.Ăngghen trong “Hệ tư tưởng Đức” về cách mạng vô sản vẫn còn nguyên giá trị lýluận và ý nghĩa thực tiễn.
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Hệ tư tưởng Đức là một trong những tác phẩm do C.Mác và Ph.Ăngghen viết
chung vào cuối năm 1845 đầu năm 1846, đánh dấu một mốc quan trọng trong quátrình hình thành và phát triển của triết học Mác Đây không chỉ là tác phẩm lý luậnquan trọng trong thời kỳ hình thành triết học Mác, mà còn là tác phẩm đầu tiên thểhiện sự trưởng thành đến độ chín muồi của chủ nghĩa Mác
Trang 2Lần đầu tiên, C.Mác gặp Ph.Ăngghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khiPh.Ăngghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung(Nhật báo tỉnh Ranh) Mùa hè năm 1844, Ph.Ăngghen đến thăm C.Mác ở Pari Haiông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọivấn đề lý luận và thực tiễn Theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủPháp đã trục xuất C.Mác Ngày 3 tháng 2 năm 1845, C.Mác rời Pari đến Brúcxen, ítlâu sau Ph.Ăngghen cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau.Ph.Ăngghen kể lại rằng: “ Khi tôi đến thăm Mác vào mùa hè năm 1844 ở Pari, thìthấy rằng chúng tôi hoàn toàn nhất trí với nhau trong mọi lĩnh vực lý luận, và từ đótrở đi đã bắt đầu sự cộng tác giữa chúng tôi”1 C.Mác đến Pari là để tìm kiếm một thếgiới quan mới Tại Pari, ông đã chuyển hẳn sang lập trường của chủ nghĩa duy vật vàchủ nghĩa cộng sản Khi rời khỏi Pari, mục đích trước mắt của C.Mác là: phải hoànthành việc luận chứng và đề xuất học thuyết cách mạng mới, tuyên truyền và phổ biếnnhững tư tưởng đó trong phong trào vô sản.
Trong thời gian ở Brúcxen, C.Mác đã đề xuất những cơ sở khoa học của mộtthế giới quan mới trên lập trường của giai cấp vô sản Đồng thời, ông đã tiến hành cáchoạt động thực tiễn nhằm thành lập một chính đảng vô sản cách mạng Tại đây,
C.Mác đã trình bày quan niệm duy vật về lịch sử trong Luận cương về Phoiơbắc Thế
giới quan mới - những luận điểm cơ bản được Mác nêu ra một cách cô đọng trong bản
sơ thảo này, đã được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày rõ ràng và chi tiết hơn trong tác
phẩm Hệ tư tưởng Đức.
Trong thời kỳ này, những người ủng hộ C.Mác và Ph.Ăngghen vẫn còn làthiểu số trong phong trào công nhân Trong khi đó, các phe phái đủ màu sắc củachủ nghĩa xã hội tiểu tư sản đang chiếm ưu thế Nhiệm vụ quan trọng đặt ra choC.Mác và Ph.Ăngghen là phải chứng minh một cách khoa học những cơ sở hệ tưtưởng của giai cấp vô sản, tuyên truyền hệ tư tưởng đó để tranh thủ những người
vô sản tiên tiến trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản Nhiệm vụ
1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 21, tr.220 (tiếng Nga)
Trang 3đó đòi hỏi phải phê phán triệt để những quan điểm duy tâm của nền triết học Đức
và chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản Đức lúc đó; đồng thời trình bày một cách chínhdiện những nguyên lý cơ bản của một thế giới quan triết học mới và đặt cơ sở lýluận cho chủ nghĩa cộng sản khoa học Đầu tháng 8 năm 1846, C.Mác viết:
“ Tôi thấy rằng, điều hết sức quan trọng là trước khi tôi trình bày vấn đề mộtcách chính diện, thì cần phải có một tác phẩm luận chiến nhằm chống lại nền triết họcĐức và chống lại chủ nghĩa xã hội Đức xuất hiện hồi bấy giờ Điều đó là cần thiết đểchuẩn bị cho công chúng tiếp thu quan điểm của tôi trong lĩnh vực kinh tế - chính trị,quan điểm này trực tiếp đối lập với khoa học Đức tồn tại cho đến ngày nay”2
“điều cực kỳ quan trọng là phải đưa ra trước một tác phẩm luận chiến trước khi
có sự trình bày chính diện của tôi về đề tài ấy, tác phẩm luận chiến ấy là nhằm chốnglại triết học Đức và chống lại chủ nghĩa xã hội Đức đã ra đời trong thời gian đó Điều
đó là cần thiết để chuẩn bị cho công chúng tiếp cận quan điểm của tôi trong lĩnh vựcchính trị- kinh tế học, quan điểm ấy trực tiếp đối lập mình với khoa học Đức từng tồntại trước đó”3
Trong thời gian chuẩn bị và viết tác tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, ở nhiều nướcTây Âu, quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra khá mạnh mẽ Những mâuthuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt Mâu thuẫn cơ bản của phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở lên không thể điều hoà được Những mâu thuẫngiai cấp vốn có của xã hội tư bản mà trước hết là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản vàgiai cấp tư sản ngày càng gay gắt Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thời kỳ này ởTây Âu đã tạo ra những tiền đề khách quan chín muồi cho việc khái quát lý luận vềvai trò lịch sử của giai cấp vô sản và đề xuất các quan điểm duy vật về lịch sử Phongtrào công nhân ở Tây Âu nói chung, ở Đức nói riêng đã phát triển mạnh, nhưng nó chỉtiếp tục phát triển được khi nó thoát khỏi sự phụ thuộc vào hệ tư tưởng của các giaicấp khác, tự mình xây dựng được hệ tư tưởng độc lập trên cơ sở tiếp thu một thế giới
2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 27, tr.308- 309 (tiếng Nga).
3 C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.27 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.651
Trang 4quan mới, một học thuyết cách mạng mới Điều đó càng thôi thúc C.Mác vàPH.Ăngghen quyết tâm nghiên cứu để đề xuất thế giới quan mới ấy.
Mùa thu năm 1845, hai ông đã có đề cương cụ thể hơn để viết một tác phẩm triếthọc gồm hai tập nhằm phê phán hệ tư tưởng Đức qua những đại biểu của nó như:Phoiơbắc, Bauơ, Stiếcnơ và những người “chủ nghĩa xã hội chân chính” Đức Mộtnguyên nhân trực tiếp là mùa hè năm 1845, Phoiơbắc đã viết một bài báo công khaituyên bố mình là người cộng sản; đến tháng 9 năm 1845, một loạt tác phẩm cơ bản củanhững người “chủ nghĩa xã hội chân chính” đã được công bố; đặc biệt là việc xuất bản
tập III tạp chí Wigand’s Vierteljahrsschrift vào giữa tháng 10 với những bài của Bauơ
và Stiếcnơ nhằm chống lại chủ nghĩa cộng sản
Hệ tư tưởng Đức được dự kiến như là một tác phẩm tập thể do C.Mác chủ biên.
Nhưng dự định đó không thành, cuối cùng chỉ có C.Mác và Ph.Ăngghen cộng tác chặtchẽ với nhau để hoàn thành tác phẩm này, đặc biệt là tập đầu Tháng 11 năm 1845
C.Mác và Ph.Ăngghen bắt tay vào viết tác phẩm Hệ tư tưởng Đức và về cơ bản hoàn
thành vào tháng 4 năm 1846 Sau đó được hoàn thiện, bổ xung tiếp trong khoảng mộtnăm và kết thúc bằng bài báo của Ph.Ăngghen với nhan đề: “Những người chủ nghĩa
xã hội chân chính” Song do chế độ kiểm duyệt thời bấy giờ, khi tác phẩm ra đời, cácông đành phải chấp nhận để nó “cho sự phê phán gặm nhấm của chuột” Mặc dù,trong thời gian các ông còn sống, tác phẩm này đã không được công bố, nhưng việcsoạn thảo nó đã góp phần không nhỏ trong việc giúp các ông trao đổi và thống nhấtvới nhau những nhận thức đã có, đồng thời vận dụng những quan điểm này vào nghiên
cứu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Do vậy, Hệ tư tưởng Đức đã thực sự
trở thành một tác phẩm, mà như sau này các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác đánh giá,hàm chứa những tư tưởng quan trọng đánh dấu sự ra đời của một thế giới quan mới
Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, sau này bị những người xã hội dân chủ Đức tìm
cách dấu đi Mãi đến 1932, “Hệ tư tưởng Đức” mới được Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa
Mác - Lênin của Trung ương Đảng Cộng sản (Bônsêvich) Liên Xô xuất bản toàn vănbằng tiếng Đức và đến 1933 thì xuất bản bằng tiếng Nga
Trang 5Tóm lại: Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” là tác phẩm thứ 2 mà C.Mác vàPh.Ăngghen viết chung, là thời kỳ các ông đã chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủnghĩa duy vật và từ chủ nghĩa dân chủ - cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản Trong khi
đó phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy mới phát triển trên cơ sở cách mạng tưsản mới giành thắng lợi ở Châu Âu nhưng nó đã bộc lộ những mâu thuẫn vốn có vàphải được phát triển thông qua cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản (Cách mạng tư sản ởChâu Âu tuy thắng lợi nhưng cách mạng tư sản ở Đức chưa giành thắng lợi Giai cấp tưsản Đức hèn yếu bạc nhược về chính trị, sợ cả phong kiến và sợ cả sự lớn mạnh củagiai cấp công nhân cho nên thể hiện tính hai mặt của nó) Đây là tác phẩm kế thừa tưtưởng của các ông trong các tác phẩm: Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, Gia đìnhthần thánh năm 1845, Luận cương về Phoiơbắc năm 1845, và là bước ra đời của tácphẩm: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, cho nên nghiên cứu phải đặt trong tiến trình pháttriển tư tưởng của các ông
Kết cấu và tư tưởng cơ bản của tác phẩm
“Hệ tư tưởng Đức” là một tác phẩm lớn gồm hai tập (C.Mác-Ph.Ăngghen: toàn tập.
Nxb Chính trị Quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, Tập 3, tr 15-793) đăng trọn vẹn
Tên tác phẩm: “Hệ tư tưởng Đức”, nhưng còn có phụ đề là “ Phê phán triết họcĐức hiện đại qua các đại biểu của nó là Phoiơbắc, B.Bauơ, Stiếcnơ và phê phán chủnghĩa xã hội Đức qua các nhà tiên tri khác nhau của nó”
Kết cấu của tác phẩm: tác phẩm gồm 2 tập
Tập I: với tiêu đề là “ Phê phán triết học mới nhất ở Đức” với 3 chương:
Chương I: Về Phoiơbắc
Chương II: Brunô thần thánh ( biệt danh của Bauơ)
Chương III: Maxơ thần thánh (biệt danh của Stiếcnơ)
Tập II: gồm 5 chương
Chương I: Phê phán những cơ sở triết học của chủ nghĩa xã hội chân chính
Chương II và Chương III đến nay không còn
Trang 6Chương IV: Trào lưu chủ nghĩa xã hội ảnh hưởng ở Pháp, Bỉ.(trào lưu tư tưởngcủa Gruyn).
Chương V: Phê phán các quan điểm chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản của Cunman
Trong 2 tập này, phần phê phán Phoiơbắc là phần các quan điểm triết họcmới của C.Mác và Ph.Ăngghen được thể hiện một cách tập trung nhất Sở dĩ nhưthế là vì: Trong các tác phẩm trước đây các ông đã phê phán Bauơ, Stiếcnơ, cònđối với Phoiơbắc thì vẫn được ca ngợi Đến nay, bằng phê phán Phoiơbắc, C.Mác
và Ph.Ăngghen làm rõ được quan điểm của mình khác với quan điểm củaPhoiơbắc ra sao và các ông đã xây dựng quan điểm mới đó như thế nào
Nội dung thu hoạch tác phẩm
Trong sự hình thành và phát triển triết học Mác, Hệ tư tưởng Đức là tác phẩm
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và mang một ý nghĩa lớn lao Trong tác phẩm này,
những tư tưởng cơ bản về một thế giới quan mới thế giới quan duy vật biện chứng
-đã được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày một cách tương đối hoàn chỉnh Cũng ở đây,một trong hai phát kiến vĩ đại tạo nên bước ngoặt lịch sử trong các học thuyết xã hội
và làm nên thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại
-quan niệm duy vật về lịch sử - lần đầu tiên đã được các ông trình bày một cách toàn
diện, chi tiết Và, với việc đề xuất một thế giới quan triết học mới, với việc phát hiện
ra quan niệm duy vật về lịch sử, các ông đã bước đầu đặt ra cơ sở lý luận cho chủnghĩa cộng sản khoa học - chủ nghĩa duy vật thực tiễn Chính vì vậy, 163 năm qua, kể
từ khi ra đời đến nay, Hệ tư tưởng Đức đã đi vào lịch sử hình thành và phát triển triết
học Mác với tư cách nền tảng, bước ngoặt cách mạng và cùng với nhiều tác phẩmkhác của C.Mác và Ph.Ăngghen, làm nên cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học
và trở thành vũ khí tinh thần không thế thiếu của giai cấp vô sản toàn thế giới trongcông cuộc cải tạo xã hội bằng thực tiễn cách mạng Giờ đây, trong công cuộc đổi mới
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, ý nghĩa lớn lao này của Hệ tư
tưởng Đức vẫn còn nguyên giá trị.
Trang 7Thật vậy, cái làm nên ý nghĩa lớn lao đó của Hệ tư tưởng Đức, trước hết bởi tác
phẩm triết học này là một mẫu mực về sự kết hợp nhuần nhuyễn tính đảng vô sản vớitính khoa học trong nghiên cứu lý luận Bằng bút pháp luận chiến tuyệt vời, trong tácphẩm này, lần đầu tiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất một thế giới quan triết học mớidưới hình thức phê phán nền triết học sau Hêgen, trước hết là chủ nghĩa duy vật nhân bảncủa Phoiơbắc và những quan điểm duy tâm chủ nghĩa của phái “Hêgen trẻ” (Bauơ,Stiếcnơ) Vấn đề trung tâm mà các ông đặt ra trong cuộc luận chiến với các đại diện tiêubiểu của nền triết học Đức sau Hêgen là làm thế nào để thay đổi hiện thực đang tồn tại,
để “cách mạng hoá thế giới hiện có”, “tấn công và thay đổi một cách thực tiễn trạng thái
sự vật hiện có” Các ông cho rằng, việc Phoiơbắc và phái “Hêghen trẻ” phê phán cái hiệntồn bằng lời nói và tiến hành sự phê phán đó một cách gián tiếp, dưới hình thức phê phántôn giáo chẳng qua chỉ là cuộc đấu tranh với “cái bóng của hiện thực”, chứ không phảivới bản thân hiện thực, và trên thực tế, họ thừa nhận cái hiện tồn ấy nhưng lại cố giảithích nó một cách khác đi Với đánh giá này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt ra cho mìnhnhiệm vụ làm rõ thực chất của cuộc đấu tranh triết học chống lại các ảo tưởng đó Cácông chứng minh rằng, để thay đổi hiện thực đang tồn tại mà chỉ phê phán thôi là không
đủ, điểm mấu chốt để thay đổi cái hiện tồn ấy là phải giải thích nó một cách đúng đắn vàhơn nữa, phải cải tạo nó, biến đổi nó bằng thực tiễn cách mạng
Trong Hệ tư tưởng Đức, các ông đã đề cập đến một loạt vấn đề lý luận quan trọng; đặc biệt, ở đây, lần đầu tiên, quan niệm duy vật về lịch sử - một trong hai phát
kiến vĩ đại của C.Mác, được trình bày một cách tương đối toàn diện và sâu sắc Vớiquan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo cơ sở lý luận khoa học
vững chắc cho sự phát triển tư tưởng về cách mạng vô sản và đặt nền móng cho chủ
nghĩa cộng sản khoa học
Học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học được C.Mác và Ph.Ăngghen trình
bày trong Hệ tư tưởng Đức là hệ quả trực tiếp của chủ nghĩa duy vật lịch sử do hai
ông phát hiện và xây dựng Trong tác phẩm này, ngoài việc khẳng định vai trò quyếtđịnh của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội, chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa
Trang 8lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, C.Mác và Ph.Ăngghen còn luận chứng về tínhtất yếu, triệt để của cách mạng vô sản; về vai trò và sứ mệnh lịch sử toàn thế giới củagiai cấp vô sản; đồng thời, luận giải về vấn đề xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân,… Ngoài
các nguyên lý cơ bản trên, Hệ tư tưởng Đức còn đề cập tới một số nguyên lý khác
trong học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học, như vấn đề giải phóng con người, pháttriển con người toàn diện, những đặc trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa…
Hơn 160 năm đã trôi qua kể từ khi C.Mác và Ph.Ăngghen cùng viết Hệ tư
tưởng Đức, cùng đặt những nguyên lý khởi đầu xây dựng nên nền tảng cho một học
thuyết vĩ đại, ngọn đuốc soi đường, kim chỉ nam định hướng cho toàn thể nhân loại
tiến tới tương lai Thế giới quan và phương pháp luận mới được trình bày trong Hệ tư
tưởng Đức là quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử.
Trong Hệ tư tưởng Đức, thế giới quan mới được đề xuất dưới hình thức phê
phán những quan điểm triết học của phái “Hêghen trẻ” Vấn đề đặt ra là, làm thế nào
để thay đổi hiện thực đang tồn tại? Phái “Hêghen trẻ” phê phán bằng lời nói cái hiệntồn, tiến hành sự phê phán đó một cách gián tiếp, dưới hình thức phê phán tôn giáo.C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định rằng, đó là cuộc đấu tranh không phải với bản thânhiện thực, mà chỉ là cuộc đấu tranh với những cái bóng của hiện thực Đồng thời, haiông cũng chứng minh rằng, chỉ phê phán không thôi thì chưa đủ, mà còn cần phải giảithích một cách đúng đắn thế giới và quan trọng hơn hết là phải làm biến đổi thế giới,cải tạo thế giới
Như chúng ta đã biết, cho đến trước khi triết học Mác ra đời, lĩnh vực đời sống
xã hội vẫn là nơi “ẩn náu”, là địa hạt chịu sự chi phối, thống trị của chủ nghĩa duy tâm,tôn giáo Tất cả mọi vấn đề xã hội, con người đều được nhìn nhận và giải thích qualăng kính duy tâm và đầy mầu sắc thần bí Một số nhà triết học duy vật có tư tưởng tiến
bộ, chẳng hạn như L.Phoiơbắc, rốt cuộc cũng không lý giải được một cách chính xác,khoa học về lịch sử Phái “Hêgen trẻ” đã hiểu lệch lạc rằng, ý thức tôn giáo là nguyênnhân của những áp bức xã hội, coi thủ tiêu tôn giáo và “sự phê phán có tính phê phán”
là con đường giải phóng xã hội Phê phán một cách quyết liệt quan niệm duy tâm về xã
Trang 9hội nói chung, về động lực phát triển của xã hội nói riêng trước đó, trong Hệ tư tưởng
Đức, xuất phát từ quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định
rằng, cần phải xoá bỏ một cách thực tiễn những quan hệ xã hội hiện thực đã sản sinh ranhững điều nhảm nhí, duy tâm; rằng, “không phải sự phê phán mà cách mạng mới làđộng lực của lịch sử, của tôn giáo của triết học và của mọi lý luận khác”4
Theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, cơ sở nền tảng của xã hội là sản xuất vật
chất Sự sản xuất ra đời sống biểu hiện ra là một quan hệ kép, “song trùng”: một mặt, là quan hệ giữa con người với tự nhiên - biểu đạt qua khái niệm lực lượng sản xuất; mặt
khác, là quan hệ giữa con người với con người - biểu đạt qua khái niệm quan hệ sản xuất
(trong Hệ tư tưởng Đức, các ông gọi đó là những hình thức giao tiếp) Giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng và sự tác động qua lại Khi quan
hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và do vậy, thúc đẩy sự phát triển của xã hội; ngược lại, khi quan
hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất, tức là giữa chúng đã xuất hiệnmâu thuẫn, nó sẽ trói buộc, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, cản trở sự pháttriển của xã hội Phân tích sự tiến triển theo khuynh hướng đi lên của lịch sử, các ông chorằng, quá trình đó bao hàm một chuỗi có sự gắn bó chặt chẽ những hình thức giao tiếp
mà mối liên hệ giữa chúng là ở chỗ: người ta thay thế hình thức giao tiếp cũ đã trở thànhmột trở ngại bằng một hình thức mới phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triểnhơn, và do đó phù hợp với phương thức hoạt động tiên tiến hơn của cá nhân; hình thứcnày đến lượt nó lại trở thành trở ngại và lại được thay thế bằng một hình thức khác Nhưvậy, sự phát triển của lịch sử đồng thời là sự thay thế kế tiếp nhau của các quan hệ sảnxuất, được quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội
Trong Hệ tư tưởng Đức, khi phân tích mối quan hệ và tác động biện chứng của
lực lượng sản xuất với “hình thức giao tiếp”, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, mâu
thuẫn giữa chúng là nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội Các ông khẳng định:
“Theo quan điểm của chúng tôi, tất cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ
4 C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.3 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 54.
Trang 10mâu thuẫn giữa những lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp”5 Khi lực lượng sản
xuất mâu thuẫn với “hình thức giao tiếp”, người ta phải tiến hành “thay thế hình thức
giao tiếp cũ bằng một hình thức mới phù hợp ” thông qua cuộc cách mạng xã hội.Thực vậy, như C.Mác và Ph.Ăngghen đã tổng kết, trong tiến trình phát triển của lịch
sử từ trước đến nay, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã xảy ranhiều lần và kết cục đều phải nổ ra thành một cuộc cách mạng Với nghĩa như vậy, có
thể nói, cách mạng xã hội là giá đỡ cho sự ra đời của một quan hệ sản xuất mới, một
phương thức sản xuất mới và một hình thái kinh tế - xã hội mới
Theo lôgíc trên thì sự ra đời, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội tư bảnchủ nghĩa không phải là đỉnh cao nhất, càng không phải là điểm tận cùng trong tiếntrình vận động, phát triển của lịch sử loài người Trái lại, đến một lúc nào đó, cũnggiống như hiện tượng đã từng xảy ra trong các hình thái xã hội trước đây, quan hệsản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ trở nên chật hẹp so với sự phát triển của lực lượng sảnxuất xã hội và mâu thuẫn giữa chúng bắt đầu xuất hiện Thực tế, khi vận dụng quanđiểm duy vật về lịch sử để phân tích xã hội tư bản, các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác đã chỉ rõ rằng: “cho đến nay, xã hội luôn luôn phát triển trong khuôn khổ đốilập: thời cổ đại là sự đối lập giữa người tự do và người nô lệ, thời trung cổ là sựđối lập giữa quý tộc và nông nô, thời cận đại là sự đối lập giữa giai cấp tư sản vàgiai cấp vô sản Điều đó, một mặt, nói lên phương thức “phi nhân” không bìnhthường mà giai cấp bị áp bức dùng để thoả mãn những nhu cầu của mình; mặt khácnói lên phạm vi nhỏ hẹp mà trong đó sự giao tiếp và cùng với nó toàn bộ giai cấpthống trị phát triển ”6; rằng, “[Sự phát triển của nó] đã tạo ra một khối lượng lớnnhững lực lượng sản xuất mà [sở hữu] tư nhân đã cản trở, cũng như trước kia chế
độ phường hội đã cản trở công trường thủ công và kinh doanh tiểu nông đã cản trởthủ công nghiệp đang phát triển Dưới sự thống trị của sở hữu tư nhân, những lựclượng sản xuất ấy chỉ phát triển phiến diện ”7 Cũng như trước đây, mâu thuẫn
5 C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.3 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.107.
6 C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.3 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.633
7 C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.3 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.87