1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN QUAN điểm của các mác và PH ĂNG GHEN về bỏ QUA CHẾ độ tư bản CHỦ NGHĨA và NHẬN THỨC của ĐẢNG về CON ĐƯỜNG đi lên CHỦ NGHĨA xã hội HIỆN NAY

21 835 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 144 KB

Nội dung

Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là vấn đề tất yếu khách quan đối với cách mạng Việt Nam và hợp với quy luật phát triển của thời đại trong giai đoạn hiện nay. Song không vì thế mà chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nóng vội, chủ quan duy ý chí trong điều kiện xuất phát thấp với những đặc điểm hết sức đặc thù. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa …tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

I QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC - PH.ĂNGGHEN “BỎ

1.1 Tư tưởng “phát triển rút ngắn” của C.Mác và

11

2.2

Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa bằng cách thông qua những khâu trung gian,những hình thức quá độ gắn với việc xây dựng cáctiền đề cần thiết

13

2.3

Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa nhưng phải tiếp thu, kế thừa và phát triểnnhững thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủnghĩa tư bản, nhất là về khoa học công nghệ

17

Trang 2

MỞ ĐẦU

Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là vấn đề tất yếukhách quan đối với cách mạng Việt Nam và hợp với quy luật phát triển của thờiđại trong giai đoạn hiện nay Song không vì thế mà chúng ta tiến lên chủ nghĩa

xã hội một cách nóng vội, chủ quan duy ý chí trong điều kiện xuất phát thấpvới những đặc điểm hết sức đặc thù Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII củaĐảng đã khẳng định: con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự pháttriển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa …tất yếu phảitrải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổchức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ Vì vậy, nói cụ thể, trên cơ sở địnhhướng xã hội chủ nghĩa, nếu không có bước đi, hình thức kinh tế, phương phápquá độ đúng đắn thì cũng chưa thể nói là chúng ta đã có được quan niệm về chủnghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phù hợp vàhiệu quả

Dù đạt được một số thành tựu nhất định về mọi mặt, đã làm cho “conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”; dùcho bối cảnh quốc tế và đất nước hiện nay tạo điều kiện cho phép chúng ta rútngắn, tăng tốc hoặc đi tắt, đón đầu trong hành trình tới mục tiêu chủ nghĩa xãhội; song, điều đó không có nghĩa là, chúng ta không tiếp tục nhận thức đúngđắn, cơ bản và không ngừng hoàn thiện trên một trình độ cao hơn về con đường

xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta, mà nó lại càng trởnên cần thiết, cấp bách hơn lúc nào hết, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà

hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào thoái trào, chủ nghĩa tư bản đang cónhững biến đổi thích nghi với điều kiện mới, trên thế giới lại chưa có một dântộc nào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Trên phương diện này, luận điểm “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” củaC.Mác và Ph.Ăngghen có một giá trị đặc biệt to lớn và hữu ích, là lời chỉ dẫn,

cơ sở hết sức cách mạng và khoa học trong nhận thức về con đường đi lên chủnghĩa xã hội, mà cụ thể là việc xác định những hình thức, bước đi và phương

Trang 3

pháp quá độ ở nước ta hiện nay Chính vì vậy tôi lựa chọn vấn đề này làm nộidung nghiên cứu làm Tiểu luận học tập.

NỘI DUNG

I QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC - PH.ĂNGGHEN “BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA”

1.1 Tư tưởng “phát triển rút ngắn” của C.Mác và Ph.Ăngghen

Theo từ nguyên nghĩa, “bỏ qua” là bỏ bớt đi, không qua; là bỏ qua mất,không cần lợi dụng; là làm ngơ, không cần biết và chú ý đến Tuy nhiên, luậnđiểm “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” của C.Mác và Ph.Ăngghen không mang

ý nguyên nghĩa đó, mà phải được hiểu và xem xét một cách biện chứng Nóimột cách khác, “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” ở đây bao hàm tính cáchmạng và khoa học, nghĩa là tiếp thu một cách sáng tạo

Xuất phát từ nghiên cứu đời sống xã hội hiện thực, đồng thời kế thừa vàphát triển quan điểm duy vật về sự vận động và phát triển xã hội loài người của

Hê Ghen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra sơ đồ đầu tiên của sự phát triển lịch

sử xã hội loài người - đó là lịch sử thay thế lần lượt nhau của các hình thái kinh

tế xã hội từ thấp đến cao Động lực của nó chính là quy luật về sự phù hợp củaquan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất C.Mác gọi đó làquá trình lịch sử tự nhiên Đó là sự khái quát trừu tượng Theo cách diễn đạt đóthì lịch sử loài người luôn vận động, phát triển đi lên

Bằng cách tiếp cận này, khi mổ xẻ, phân tích những mâu thuẫn nội tại củachủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo cách mạng xã hội chủ nghĩa

sẽ nổ ra cùng một lúc ở những nước tư bản phát triển nhất, như Mỹ, Anh, Pháp,Đức Lịch sử đã không diễn ra như vậy, do đó mà nhiều người đặt nghi ngờ vàonhững quy luật mà chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra

Tuy nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen còn nêu ra sơ đồ thứ hai về con đườngphát triển của lịch sử loài người để bổ sung cho sơ đồ thứ nhất Việc xác định sơ

đồ này là kết quả của cả một quá trình phát triển tư duy khoa học của hai ông

Trang 4

Chúng ta có thể thấy, bắt đầu quá trình ấy bằng việc C.Mác khẳng định sơ

đồ thứ nhất là một sơ đồ trừu tượng, chỉ có ý nghĩa một khái quát lôgic đối vớilịch sử toàn thế giới C.Mác đã cảnh cáo những mưu toan “sử dụng chiếc chìakhóa vạn năng dưới hình thức là một lý luận triết học lịch sử chung nào đó màtính chất cao nhất là tính siêu lịch sử của nó” Còn Ph.Ăngghen thì khẳng định,

“những gì không đúng theo ý nghĩa hình thái kinh tế lại có thể đúng theo lịch

sử toàn thế giới” Hiểu rõ tính biện chứng của lịch sử, Ph.Ăngghen đã nêu ratính hai mặt của nó, “một mặt, sự phát triển cụ thể như nó đã diễn ra trong hiệnthực và mặt khác là kết cấu của toàn bộ hệ thống”

Trên cơ sở khoa học ấy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra sơ đồ thứ hai về

sự phát triển của xã hội loài người Hai ông gọi đó là “sự phát triển rút ngắn”hay là con đường đi tắt của lịch sử Theo sơ đồ này thì lịch sử các dân tộckhông diễn ra tuần tự qua các hình thái kinh tế xã hội, mà thường bỏ qua giaiđoạn này hay giai đoạn khác trong khuôn khổ sơ đồ chung của lịch sử toànnhân loại Khẳng định sơ đồ này, C.Mác đã phê phán gay gắt những quan điểmcho rằng lịch sử các dân tộc phải đi theo tuần tự quá trình lịch sử tự nhiên như

là một định mệnh, rằng chủ nghĩa tư bản Tây Âu là con đường chung mà tất cảcác dân tộc nhất thiết phải đi theo

Thực tế cho thấy, vào những năm cuối đời (1881), C.Mác chú ý nhiều đếnphong trào cách mạng Nga và đã từng phân tích khả năng nước này có thểchuyển thẳng lên chủ nghĩa cộng sản, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủnghĩa Nhưng thực ra, sớm hơn rất nhiều, C.Mác đã nghiên cứu sâu sắc vấn đềnày ở dạng tổng quát của nó Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845 –1846), C.Mác đã đề cập tới một số trường hợp cụ thể như: “Người Giéc Manhsau khi xâm chiếm Đế quốc La Mã đã bỏ qua chế độ nô lệ, chuyển hẳn lên chế

độ phong kiến; Nước Anh sau khi bị người Noóc Măng Đi chinh phục, lại cóđược chế độ phong kiến hoàn bị hơn so với quê hương của họ; Bắc Mỹ sau khi

có những người di cư từ Châu Âu tới, cũng đã phát triển chủ nghĩa tư bảnnhanh hơn so với cựu lục địa”

Trang 5

Từ nghiên cứu thực tiễn phong trào cách mạng thế giới, C.Mác vàPh.Ăngghen đã nêu ra những luận điểm quan trọng như: những nước lạc hậu cóthể bước vào con đường phát triển rút ngắn, có thể chuyển thẳng lên hình thức

sở hữu cộng sản chủ nghĩa bỏ qua toàn bộ thời kỳ tư bản chủ nghĩa, có thể rútngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên chủ nghĩa xã hội và cóthể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà Tây Âu đãphải trải qua.v.v

Cùng với việc đưa ra sơ đồ thứ hai – phát triển rút ngắn, C.Mác đã nêu ramột quan điểm rất quan trọng: “Một xã hội, ngay cả khi đã phát hiện được quyluật tự nhiên của sự vận động của nó,…cũng không thể nhảy qua các giai đoạnphát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xóa bỏ những giai đoạn đó” Điềumuốn nói ở đây của C.Mác là, không bao giờ được dùng ý chí và sắc lệnh củachủ quan để tước bỏ đi hoặc nhảy qua một giai đoạn phát triển nào đó đang bị

quy định bởi những điều kiện và quy luật khách quan xác định

Theo C.Mác, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở đây là “bỏ qua những đaukhổ của chế độ đó”, bỏ qua những cái đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợpvới sự phát triển của lịch sử loài người và dân tộc Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu cứchủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật Rõ ràng đây là tư tưởng hết sức biệnchứng và khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen, mà trước đó trong lịch sử chưa

có một nhà lý luận nào đạt được Mác còn cho rằng: “loài người bao giờ cũngchỉ đặt ra cho mình những vấn đề mà mình có thể giải quyết được, vì khi xét kỹhơn, bao giờ người ta cũng thấy rõ ràng bản thân vấn đề đó đã có hay ít ra cũngđang hình thành” Nói một cách khác, mọi hoạt động của con người chỉ là sựphản ánh và thực hiện những nhu cầu dã chín muồi của đời sống xã hội Nhữngnhiệm vụ mà con người phải giải quyết là những nhiệm vụ do lịch sử đề ra vàquy định nội dung, biện pháp giải quyết Chúng ta đạt được những thành côngtrong việc cải tạo hiện thực là do phản ánh được hiện thực mà có, chứ khôngphải là do những ảo tưởng tùy tiện của bản thân con người mà có Hoạt độngchính của con người là phát hiện và vận dụng những quan hệ tất yếu của hiện

Trang 6

thực khách quan để tạo ra những hoàn cảnh và điều kiện cần thiết cho đời sống

xã hội

Để thực hiện được con đường “phát triển rút ngắn” trong quá trình pháttriển, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu, chỉ ra những điều kiện cần thiết đảmbảo cho quá trình đó C.Mác khẳng định: “không một hình thái xã hội nào diệtvong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địabàn đầy đủ cho phát triển, và những quan hệ sản xuất mới cao hơn, cũng khôngbao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ

đó chưa chín muồi” Còn Ph.Ăngghen thì cho rằng: “chỉ khi nào nền kinh tế tưbản chủ nghĩa đã bị đánh bại trên quê hương của nó, chỉ khi nào mà những nướclạc hậu qua tấm gương ấy mà biết rằng…những lực lượng sản xuất, công nghiệphiện đại với tư cách là sở hữu công cộng, đã được sử dụng như thế nào để phục

vụ toàn xã hội, thì những nước lạc hậu ấy mới có thể bước vào con đường pháttriển rút ngắn” Những điều kiện cần phải tạo dựng ở đây theo hai ông chính làvai trò của các chủ thể trong việc tạo ra các tiền đề vật chất của kinh tế - xã hội

cả trong và ngoài nước - mà trước hết là sự phát triển của lực lượng sản xuất.Ph.Ăngghen viết: “chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuấtcần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu” Vì

“Chủ nghĩa tư bản như một cơ thể, nó chỉ có thể chết dần từ đầu ngón chân, ngóntay, còn tim óc sẽ chết sau cùng” Trung thành và phát triển với lý luận của chủnghĩa Mác, thông qua thực tiễn tiến hành cách mạng ở nước Nga, Lênin đã chỉ rarằng: “ở một nước kém phát triển có thể và cần phải tạo ra những điều kiện tiênquyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội bắt đầu bằng một cuộc cách mạng thiết lậpchính quyền công nông, thông qua chính quyền ấy mà tiến lên đuổi kịp các dântộc khác”

Từ những lý giải trên đây, có thể thấy rằng, C.Mác và Ph.Ăngghen lànhững người đầu tiên nêu lên khả năng bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa quá độlên chủ nghĩa xã hội ở các nước phát triển tiền tư bản - một tư tưởng chứa đựngtrong nó tính biện chứng, khoa học Và như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đãhoàn chỉnh sơ đồ thứ hai của sự phát triển của lịch sử loài người Nếu sơ đồ thứ

Trang 7

nhất - phát triển tuần tự cho ta thấy lịch sử loài người trên phạm vi toàn thế giới

là lịch sử tự nhiên, thì sơ đồ thứ hai - phát triển rút ngắn lại cho thấy lịch sử cácdân tộc cụ thể bỏ qua giai đoạn này hay giai đoạn khác của lịch sử C.Máckhẳng định, đây cũng là quá trình lịch sử tự nhiên Cần phải chú ý rằng, trongquan niệm coi sự vận động xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên, cần phảihiểu rằng:

Thứ nhất, mỗi hình thái kinh tế xã hội được coi như một cơ thể xã hội, tựphát triển theo những quy luật vốn có, một xã hội riêng biệt có những quy luậtriêng về sự ra đời và hoạt động của nó và bước chuyển của nó lên một hình tháicao hơn, tức nó biến thành một cơ thể xã hội khác

Thứ hai, các quy luật xã hội, mà nói riêng là các quy luật kinh tế, xét vềbản chất thì nó khác với quy luật của tự nhiên Mỗi một thời kỳ lịch sử đều cónhững quy luật riêng của nó, “một khi cuộc sống đã vượt qua một thời kỳ lịch

sử nhất định, đã từ giai đoạn này bước sang giai đoạn khác, thì nó cũng bắt đầu

bị các quy luật khác chi phối”

Thứ ba, những quy luật của xã hội đều thể hiện xu hướng vận động của xãhội xét trong phạm vi rộng và trong thời gian dài, tức là xét dưới dạng kháiquát, trừu tượng hóa Vì thế, sự vận động cụ thể của một xã hội cụ thể trongnhững thời gian và không gian nhất định thường có những biểu hiện dường nhưkhông trùng khớp với những quy luật phổ biến Lê nin cũng đã từng chỉ rarằng, tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã khôngloại trừ mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặcđiểm hoặc về hình thức hoặc về trình tự của sự phát triển đó

Lịch sử loài người đã diễn ra theo hai sơ đồ đó của C.Mác: chế độ chiếmhữu nô lệ đạt đến đỉnh cao ở La Mã và Hy Lạp, đã không chuyển sang đượcchế độ phong kiến, đến khi những bộ lạc Giéc manh đạp đổ nó mới lập nên ở

đó chế độ phong kiến Các chế độ phong kiến điển hình như Trung Quốc(phương Đông) và Đức (phương Tây) đã không kịp chuyển sang chế độ tư bảntrước khi ở các nước phong kiến lạc hậu như Hà Lan, Anh, Pháp, người ta làmcuộc cách mạng tư sản Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ ra ở một nước tư

Trang 8

bản trung bình là nước Nga và sau đó một loạt nước xã hội chủ nghĩa ra đời từnhững nước lạc hậu trong khuôn khổ chủ nghĩa ta bản đã thống trị về mặt lịch

sử toàn thế giới Tất nhiên, nếu nghiên cứu kỹ các cuộc cách mạng xã hội, sẽthấy sự thay thế các hình thái khác nhau cũng có những điểm khác nhau, đúngnhư Ph.Ăngghen nhận định, mỗi loại sự vật có một loại phủ định riêng của nó

1.2 Biện chứng của thời kỳ quá độ bỏ qua để đi lên chủ nghĩa xã hội

Tiếp cận sơ đồ thứ nhất - phát triển tuần tự, C.Mác và Ph.Ăngghen nêu raquan niệm về chủ nghĩa xã hội tương đối thuần nhất Đó là một xã hội kế thừađỉnh cao của chủ nghĩa ta bản - một xã hội nói cách ngắn gọn “xóa bỏ tư hữu”,một nền sản xuất xã hội hóa cao, không tồn tại quan hệ hàng hóa - tiền tệ, mộtnền sản xuất có tính kế hoạch cao Vì vậy, thời kỳ quá độ chính là thời kỳ cảibiến cách mạng nhằm xóa bỏ các quan hệ chủ nghĩa tư bản

Tiếp cận bằng sơ đồ thứ hai, C.Mác và Ph.Ăngghen đã hình dung một chủnghĩa xã hội đa dạng và phức tạp hơn nhiều Dường như C.Mác và Ph.Ăngghen

đã dự đoán đến sự biến dạng nhất định của chủ nghĩa xã hội do tính biện chứngcủa lịch sử Vào những năm cuối đời, C.Mác và Ph.Ăngghen tập trung phêphán cách hiểu thô kệch về chủ nghĩa cộng sản, về xóa bỏ chế độ tư hữu.Ph.Ăngghen đã phân tích những hình thức công hữu giống với chủ nghĩa xã hộinhưng không phải là công hữu chủ nghĩa xã hội Phân tích biện chứng của lịch

sử, C.Mác đã đi đến kết luận: không bao giờ và ở đâu có “chủ nghĩa ta bản”thuần khiết, nghĩa là trong chủ nghĩa ta bản hiện thực pha tạp nhiều mối quan hệcủa quá khứ và tương lai Thậm chí lịch sử đã chứng minh, có những sự biếndạng ghê gớm trong chủ nghĩa ta bản Sự lặp lại chế độ chiếm hữu nô lệ ở châu

Mỹ khi chủ nghĩa ta bản đã thống trị, sự tồn tại của các thế lực quân phiệt phongkiến ở các nước tư bản phát triển Sự biến dạng trước hết do các quan hệ ở cáchình thái trước để lại, do cơ chế kinh tế xã hội mới chưa hoàn chỉnh và do tácđộng của tình trạng song song tồn tại giữa các hình thái

Từ sự phân tích ấy, C.Mác đã dự đoán sẽ tồn tại và biến dạng những quan

hệ cũ trong lòng xã hội mới Mác cho rằng, ở vào thời kỳ quá độ, thậm chí ởgiai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn “có sự bóc lột của tư bản mà không có

Trang 9

phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản” Theo đó, trong giai đoạn này, việcphân phối được thực hiện theo nguyên tắc phân phối sản phẩm tiêu dùng theo

số lượng và chất lượng lao động Còn Ph.Ănghghen khi dự báo các hình thức

hợp tác xã trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nhận định, khi quan hệsản xuất xã hội chủ nghĩa chưa thống trị thì các hợp tác xã đó chưa thể mangtính chất xã hội chủ nghĩa

Dự báo con đường phức tạp của lịch sử như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đãhình dung chủ nghĩa xã hội ra đời trên cơ sở vật liệu của xã hội cũ để lại và khôngthể hoàn chỉnh ngay được, cả về phương diện kinh tế, đạo đức và tinh thần C.Mácviết: “sự phát triển của nó hướng tới chỗ hoàn chỉnh để chi phối tất cả các yếu tốcủa xã hội hoặc từ xã hội mà xây dựng lên những cơ quan nó còn thiếu” CảC.Mác và Ph.Ăngghen đều cho rằng, thời kỳ quá độ bao gồm “những cơn đau đẻdài”, có nghĩa là, tiến trình quá độ không dễ dàng, nhanh chóng và có thể phải trải

qua nhiều khúc quanh co, nhiều quãng cách, mới đi tới kết quả cuối cùng Tuy

nhiên nội dung của thời kỳ quá độ như thế nào, nó có những nhiệm vụ cụ thể vànhững hình thức gì thì lại tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể, điều này, cho đến cuốiđời hai ông vẫn chưa đưa ra được câu trả lời Ph.Ăngghen viết: “các hình thức quá

độ lên xã hội cộng sản…đó là vấn đề khó khăn nhất trong tất cả các vấn đề tồn tại,

vì các điều kiện biến đổi không ngừng”

Những dự báo của C.Mác và Ph.Ăngghen đã được lịch sử chứng minh.Lênin, người kế tục sự nghiệp của C.Mác, phân tích sự phát triển không đồngđều của chủ nghĩa đế quốc đã khẳng định cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ bùng

nổ ở khâu mắt xích yếu nhất trong dây truyền của chủ nghĩa đế quốc Khâu yếunhất đó phải tập trung những mâu thuẫn gay gắt nhất của chủ nghĩa đế quốc

Và đó chính là nước Nga, nước tư bản trung bình và đã lãnh đạo thành côngcuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại Sau những vấp váp và thất bại trong chínhsách Cộng sản thời chiến, V.Lê nin đã nêu ra lý luận về các hình thức quá độlên chủ nghĩa xã hội bằng việc áp dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và phát triểnnền kinh tế nhiều thành phần

Trang 10

Hơn 90 năm trôi qua kể từ cách mạng tháng Mười Nga Thế giới đã cónhiều biến đổi “chủ nghĩa tư bản sau khi bị chọc thủng một mảng lớn” đã tìmcách thích ứng với điều kiện lịch sử, ra sức lợi dụng cuộc cách mạng khoa họccông nghệ hiện đại và tìm cách giải quyết các vấn đề xã hội Chủ nghĩa tư bảnvới bộ mặt hiện nay không khắc phục nổi những mâu thuẫn nội tại đang ngàythêm sâu sắc và không tránh khỏi sự diệt vong tất yếu Chủ nghĩa xã hội đã rađời trên quy mô thế giới, đã chứng tỏ sức sống trong hơn 90 năm với tư cách làngười thay thế chủ nghĩa tư bản Đó là sự thật lịch sử, không thể lấy những sailầm chủ quan, những biến dạng, những cuộc khủng hoảng ở các nước xã hộichủ nghĩa để bác bỏ quy luật lịch sử đó.

Thực tế cũng cho thấy, cùng với những thích nghi, điều chỉnh của chủ nghĩa

tư bản, sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, thì phong trào cộng sản

và công nhân quốc tế hiện đang phục hồi mạnh mẽ, chủ nghĩa xã hội đang đượcnhận thức đúng hơn Thắng lợi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Trung Quốc,

sự tồn tại và phát triển của một số nước xã hội chủ nghĩa đã chứng minh tínhđúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin và đang sáng tạo ra những hình thức quá độmới, những quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội theo bước đi của thời đại Đúngnhư C.Mác đã nhận định: “trong quá trình phát triển của lịch sử, hệ thống trởthành chỉnh thể Việc hệ thống trở thành chỉnh thể sẽ tạo ra một giai đoạn mớicủa hệ thống, của quá trình của sự phát triển của nó”

Tóm lại, luận điểm “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” của C.Mác vàPh.Ăngghen khẳng định giá trị to lớn và bền vững của nó không thể lạc hậu.Quán triệt tính khoa học đó đòi hỏi những người cách mạng cần nghiên cứu vàvận dụng một cách sáng tạo, không dập khuôn máy móc, giáo điều Đó là thái

độ cách mạng của những người cộng sản khi tiếp nhận và thực hiện chủ nghĩaMác Nghiên cứu luận điểm “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, cho chúng tahiểu biết sâu sắc hơn về bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác,đồng thời giúp chúng ta có một phương pháp luận đúng đắn trong nhận thứcthế giới và cải tạo xã hội hiện thực

Ngày đăng: 14/10/2016, 23:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w